Tín tệ kim loại là gì

Bài này viết về tiền như là một phương tiện thanh toán trong kinh tế tỷ đô và thương mại. Đối với các ý nghĩa khác của tiền, xem Tiền [định hướng].

Tiền là vật ngang giá chung để trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Tiền được mọi người chấp nhận sử dụng, do Nhà nước phát hành và bảo đảm giá trị bởi các tài sản khác như vàng, kim loại quý, trái phiếu, ngoại tệ.

Chứng phiếu vàng của chính phủ Hoa Kỳ [1922]

Việc cố tình mài mòn đồng tiền để lấy bớt đi kim loại đã tạo nên nhiều vấn đề rất lớn trong việc sử dụng tiền kim loại. Việc giá trị của các kim loại quý biến động khi so sánh với nhau còn mang lại nhiều vấn đề lớn hơn. Giá trị của các loại tiền tệ khác nhau, bao gồm các đồng tiền bằng vàng, bạc và đồng, không thể giữ ổn định khi so sánh với nhau được. Bạc được mang ra khỏi Tây Ban Nha và Anh vì các thương gia người Tây Ban Nha và người Anh đánh giá các đồng tiền vàng cao hơn một ít so với các đối tác thương mại quốc tế của họ, tạo thành một vấn đề lan rộng khắp trong thương mại quốc tế: Ở châu Á người ta lại không thấy có lý do gì để đánh giá vàng cao hơn như ở châu Âu. Vì thế mà bạc được mang đến châu Á để đổi lấy vàng. Giải pháp cho vấn đề này trong đầu thế kỷ 18 tại Anh là loại tiền tệ về nguyên tắc dựa trên vàng, Ngân hàng Quốc gia Anh [Bank of England] bảo đảm sẽ trả cho người sở hữu đồng tiền Anh quốc giá trị tương ứng với giá trị của vàng trên thị trường tại mọi thời điểm. [Xem: Kim bản vị]. Các vấn đề của cuộc cải cách này có thể nhìn thấy ngay trước mắt: Làm sao có thể bảo đảm là ngân hàng không phát hành tiền nhiều hơn là số lượng tiền được bảo chứng bằng vàng của ngân hàng? Trong thập niên 1730 đã có một cuộc khủng hoảng tín nhiệm và Ngân hàng Quốc gia Anh chỉ được cứu thoát khi giới đại thương nghiệp của Luân Đôn sẵn sàng gánh vác lấy sự bảo đảm này. Về mặt khác các thủ đoạn gian lận trong tiền kim loại và biến động giá trị giữa các loại tiền kim loại trong nước không còn nữa.

Mãi cho đến trong thế kỷ 19 một số tiền tệ ví dụ như Đô la Mỹ vẫn được bảo chứng bằng vàng. Sau đó, chế độ bản vị vàng đã bị hủy bỏ trên toàn cầu để phục vụ cho việc tự do phát hành thêm tiền phục vụ các mục đích riêng của các chính phủ - dẫn đến hậu quả lạm phát.

Tiền mã hóaSửa đổi

Vì những nhược điểm của tiền kim loại và tiền pháp định, đồng thời với sự phát triển của mạng Internet, từ năm 2009, một loại tiền tệ mới đã được phát minh dựa trên sự đảm bảo của thuật toán mã hóa của mạng lưới máy tính, với tên gọi là tiền mã hóa. Bitcoin là loại tiền mã hóa đầu tiên và điển hình nhất, được phát minh bởi Satoshi Nakamoto. Đồng tiền này có khả năng cạnh tranh trực tiếp với vàng do có đầy đủ các tính chất của kim loại này và vượt qua được sự kiểm soát của chính phủ.[1]

Tiền ngân hàngSửa đổi

Tiền ngân hàng hay còn gọi là tiền ghi nợ đang được lưu thông phổ biến trong các nền kinh tế hiện đại. Một khoản tiền gửi chính là tiền ngân hàng vì đó là khoản tiền ngân hàng nợ chủ tài khoản. Chủ tài khoản có thể rút tiền mặt hoặc viết séc, ra lệnh cho ngân hàng chuyển tiền để thanh toán cho một bên thứ ba. Tiền ngân hàng là phương tiện thanh toán được chấp nhận rộng rãi.

Sử dụng tiền và các chức năng của tiềnSửa đổi

Nếu một người có tiền thì có thể dùng tiền để làm những việc sau đây:

  • Tiêu tiền [tiêu thụ, phương tiện thanh toán]
  • Gửi tiền để lấy tiền lãi [đầu tư]
  • Đổi lấy một loại tiền tệ khác [trao đổi]
  • Trữ tiền [bảo toàn giá trị]
  • Sưu tập tiền.

Tổng số tiền trong lưu hành phản ánh sự phân chia của sản phẩm quốc gia: Lượng tiền mà một người sở hữu tương ứng với lượng sản phẩm quốc gia mà người đó có thể có khi tiêu dùng lượng tiền sở hữu.

Chức năng là phương tiện thanh toánSửa đổi

Trong một nền kinh tế không có một chuẩn mực đo giá trị chung [Ví dụ như là tiền] thì một giao dịch thành công giữa 2 vật trong kinh tế đòi hỏi các nhu cầu trao đổi phải phù hợp với nhau. Một ví dụ: Một người nông dân muốn bán ngũ cốc và cần dụng cụ. Một thợ thủ công muốn đổi dụng cụ để lấy thịt. Giữa 2 người này sẽ không bao giờ có một cuộc mua bán trao đổi vì ý định bán của người nông dân không phù hợp với ý định mua của người thợ thủ công. Cả hai người có thể phải tìm kiếm rất lâu cho đến khi gặp được một người có ý định giao dịch phù hợp. Cùng với tiền quá trình này được đơn giản hóa đi rất nhiều: Người nông dân có thể bán ngũ cốc cho một người thứ ba và dùng tiền thu được để đổi lấy dụng cụ tại người thợ thủ công. Người thợ thủ công có thể dùng tiền thu được mua thịt tại một người thứ tư.

Chức năng là đơn vị đo lường giá trịSửa đổi

Khi tiền là một chuẩn mực chung để đo giá trị thì tất cả các giá cả của một nền kinh tế có thể được thể hiện bằng đơn vị tiền tệ. Trong một nền kinh tế với 1 triệu loại hàng hóa khác nhau khi so sánh giá trị trao đổi của mỗi hai loại hàng hóa một sẽ có vào khoảng 500 tỷ giá tương đối khác nhau [Ví dụ: 1 giờ lao động = 5 bánh mì; 1 giờ lao động = một cái áo; 1 giờ lao động = 1kg thịt; 5 bánh mì = một cái áo; một cái áo = 1kg thịt,...]. Khi sử dụng tiền như là một chuẩn mực giá trị chung thì chỉ còn 1 triệu tỷ lệ trao đổi [5 đơn vị tiền = 1 giờ lao động = 5 bánh mì = một cái áo = 1kg thịt =...], vì thế mà khi so sánh giá cả không còn phải tốn nhiều công sức nữa.

Phương tiện tích luỹSửa đổi

Một phương tiện thanh toán phải giữ được giá trị của nó. Vì thế mà hầu như chỉ là các loại hàng hóa không hư hỏng mới được thỏa thuận là "tiền" [Ví dụ như là vàng hay kim cương]. Nếu tiền không tồn tại thì một người nông dân chỉ có khả năng trao đổi ngũ cốc để lấy các hàng hóa khác cho đến khi ngũ cốc này bị hư hỏng. Vì thế mà người nông dân tốt nhất là nên trao đổi ngũ cốc sớm để đổi lấy tiền "không bị hư hỏng". Điều này còn được gọi là chức năng bảo toàn giá trị hệ quả [consecutiv]. Chức năng bảo toàn giá trị tạo thành [constitutiv] là chức năng tạo tài sản từ tiền bằng cách cất giữ, tức là giữ tiền duy nhất chỉ vì muốn bảo toàn giá trị.

Tiền là đơn vị đo trọng lượngSửa đổi

Trong quá trình trao đổi thương mại xưa và nay, Tiền còn là một đơn vị đo trọng lượng hàng hóa.

Trung Quốc thị chế [Dùng tại Trung Quốc Đại Lục hiện nay):

1 cân = 10 lượng; 1 lượng = 10 tiền; 1 tiền = 5 khắc [=> 1 cân = 500 khắc]

Trung Quốc cựu chế: Dùng trong xã hội Trung Hoa xưa và nay vẫn đang dùng tại Hương Cảng. Riêng tại Việt Nam: hiện vẫn dùng trong thị trường vàng bạc, đông dược:

1 cân 斤 = 16 lượng 兩[lạng]; 1 lượng = 10 tiền 錢; 1 tiền = 3.73 khắc 克 [=> 1 cân = 596.8 khắc]. Trong Đông y hiện vẫn dùng đơn vị tiền = 1/10 lượng [Dân Việt quen gọi TIỀN 錢 là đồng cân hay chỉ]. Trên thị trường vàng bạc hiện nay, đơn vị lượng vẫn rất thông dụng: 1 lượng = 10 chỉ [10 tiền].

Cung cấp tiềnSửa đổi

Quá trình cung cấp tiền ngày naySửa đổi

Trên lý thuyết có thể phân biệt hai loại tiền khác nhau. Loại thứ nhất là tiền của ngân hàng quốc gia, do ngân hàng quốc gia phát hành hay tiêu hủy, tiền mặt thuộc về loại tiền này. Loại thứ hai là tiền xuất phát từ các ngân hàng thương mại mà chính xác thì chỉ là các yêu cầu thanh toán tiền [các khoản phải thu]. Phương cách cung tiền thông dụng nhất là cho vay.

Các ngân hàng thương mại cung cấp tiền bằng cách cho khách hàng vay tiền. Sau khi chấp nhận cho khách hàng vay tiền, ngân hàng sẽ ghi khoản tiền này vào tài khoản của khách hàng và người vay có thể chuyển khoản số tiền này đến các khách hàng khác của ngân hàng hay đến khách hàng của các ngân hàng khác. Tiền được tạo thành thông qua chu trình này vì một mặt tiền được đưa vào lưu hành nhưng về mặt khác chỉ hình thành yêu cầu thanh toán của ngân hàng đối với người vay và chỉ là một mục của các khoản phải thu trong bản cân đối kế toán của ngân hàng. Ngược lại khi hoàn trả nợ thì tiền được tiêu hủy đi vì tiền quay về ngân hàng và món nợ được thanh toán.

Vì khoản tiền vừa được tạo thành lại có thể là cơ sở để tạo thành các khoản tiền khác nên trên lý thuyết không có giới hạn tối đa cho các khoản tiền do ngân hàng tạo thành. Để kiểm soát quá trình này ngoài các quy định cân đối kế toán [nợ quá mức, bảo chứng vốn tự có] còn có dự trữ tối thiểu bắt buộc, tức là các ngân hàng thương mại phải ký thác tại ngân hàng quốc gia một tỷ lệ nhất định của số tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng.

Khi vốn tự có của ngân hàng cộng với tiền gửi của khách hàng không đủ để có thể cho vay nhiều như ý muốn ngân hàng thương mại có thể vay tiền từ ngân hàng quốc gia, người ta gọi đó là tái cấp vốn.

Ngân hàng quốc gia cũng có thể tạo thêm tiền mà không cần phải cho vay, ví dụ như bằng cách mua ngoại tệ, kim loại quý hay chứng khoán. Ngoài công cụ này ra ngân hàng quốc gia còn có thể chủ động mua trái phiếu hay cho ngân hàng thương mại vay. Việc cho chính phủ vay tiền đã bị cấm trong vùng Euro từ bước thứ hai của Liên minh Tiền tệ châu Âu trong năm 2004, tức là nhà nước không được phép vay tiền của ngân hàng quốc gia. Tại Mỹ thì lại khác: Ví dụ như vào ngày 17 tháng 11 năm 2004 mục "U.S. Treasury" [trái phiếu của ngân khố Mỹ] đã chiếm đến 89,3% tổng tài sản của Cục dự trữ Liên bang Mỹ [FED]. Nói một cách khác đồng Đô la Mỹ được "bảo chứng" gần như hoàn toàn bằng nợ quốc gia của chính phủ Mỹ.

Để một khách hàng của ngân hàng có thể thanh toán các giao dịch bằng tiền ở bên ngoài hệ thống ngân hàng, ngân hàng quốc gia in tiền giấy và các ngân hàng có thể "vay" [đúng ra là "mua" cùng với một thỏa thuận mua lại của ngân hàng quốc gia] để trả cho khách hàng [tiền mặt]. Ngân hàng quốc gia đưa ra một lãi suất nhất định khi đưa tiền cho các ngân hàng thương mại, gọi là lãi suất cơ bản.

Toàn bộ hệ thống tiền tệ có thể được miêu tả dưới dạng của một bản cân đối kế toán. Ở một bên là tiền trong lưu hành, bên kia là các khoản nợ tương ứng, dự trữ vàng và tiền cộng với chứng khoán thuộc về sở hữu của ngân hàng quốc gia. Mỗi một khoản tiền có trong tài khoản và mỗi một tờ tiền giấy đều tương ứng với một mục nợ [khoản phải thu] hay là một mục tài sản trong bản cân đối kế toán của ngân hàng quốc gia.

Thị trường tiềnSửa đổi

Bài chi tiết: thị trường tiền tệ [vĩ mô]

Cũng giống như cho hàng hóa và dịch vụ, có thị trường tiền với cung và cầu tồn tại cho việc vay tiền. Các tư nhân và doanh nghiệp có nhu cầu tiền và đồng thời cũng là nguồn cung ứng khi gởi tiền tiết kiệm vào ngân hàng. Hệ thống ngân hàng là người môi giới giữa 2 nhóm này và vì thế làm cho thị trường có hiệu quả hơn vì người tiết kiệm tiền và người muốn vay tiền không phải tự tìm kiếm cho từng giao dịch nữa. Ngân hàng lấy tiền công cho dịch vụ này bằng hiệu số giữa lãi suất tiết kiệm và lãi suất cho vay. Lãi suất hình thành từ thị trường này được quyết định bởi cung và cầu và trên nguyên tắc chính là giá phải trả cho việc mượn tiền.

Ngân hàng quốc gia có thể tạo ảnh hưởng lên thị trường tiền bằng cách hoặc là gián tiếp tác động đến cung và cầu thông qua lãi suất dành cho tiền của ngân hàng quốc gia hoặc là chủ động tạo ảnh hưởng đến việc cung ứng tiền trong khuôn khổ của chính sách gọi là chính sách thị trường mở. Trong chính sách này ngân hàng quốc gia mua một số chứng khoán nhất định và trả bằng tiền của ngân hàng quốc gia. Tiền được đưa thêm vào trong hệ thống lưu hành. Ngược lại ngân hàng quốc gia cũng có thể bán chứng khoán và qua đó mà lấy tiền ra khỏi hệ thống. Lãi suất dành cho tiền của ngân hàng quốc gia hay dành cho tiền gửi tại ngân hàng quốc gia chỉ ảnh hưởng gián tiếp đến thị trường tiền vì chỉ khuyến khích các ngân hàng thương mại cho vay tiền hay gửi tiền tại ngân hàng quốc gia.

Tiền pháp địnhSửa đổi

Tiền pháp định hay tiền định danh [fiat money] dùng để chỉ tiền được phát hành [thông thường là bởi một ngân hàng quốc gia] mà không có cơ sở bảo chứng đầy đủ, tức là hoặc là bảo chứng không toàn bộ hay lặp thừa [tautologic].

  • Một bảo chứng là không toàn bộ khi nhận lại những vật mà giá trị thực tế ít hơn là giá trị trên danh nghĩa.
  • Một bảo chứng là lặp thừa khi những vật nhận lại không có giá trị hay chỉ nhận lại được yêu cầu thanh toán [nợ phải thu] lại dựa trên fiat money.

Fiat money xuất phát từ tiếng La Tinh fiat lux [sẽ có ánh sáng] vì loại tiền như vậy có thể dễ dàng tạo thành khi có nhu cầu [sẽ có tiền] và người tạo ra chúng [thường là ngân hàng quốc gia] không cần phải có hàng hóa để bảo chứng. Tiền pháp định không có giá trị cố định và thường được xác định giá trị thông qua sắc lệnh của chính phủ.[2]

Khả năng tạo ra fiat money chỉ tồn tại cho đến chừng nào mà những người tham gia trên thị trường [tư nhân, ngân hàng và các doanh nghiệp khác] cho là tiền phát hành này vẫn có một giá trị nhất định. Những người ủng hộ fiat money cho rằng hình thức tạo nên tiền này không mang lại nguy hiểm cho kinh tế [vì người phát hành phải có một độ đáng tin cậy cao] trong khi những người chỉ trích lại nhìn thấy đây là một phương thức làm giàu không công bằng của chính phủ và làm đánh thuế một cách gián tiếp vào túi tiền của người dân vì nạn lạm phát [và có thể tham nhũng].

Lượng tiền tệSửa đổi

Bài chi tiết: cung ứng tiền tệ

Khái niệm "tiền" không gắn liền với một vật nhất định. Một vật được định nghĩa là tiền khi thỏa mãn 3 chức năng tiền nói trên. Vì các vật khác nhau thỏa mãn các chức năng trên ở các mức độ khác nhau nên khó có thể xác định ranh giới giữa những gì là tiền và những gì không phải là tiền. Vì lý do này các ngân hàng quốc gia định nghĩa khái niệm tiền và lượng tiền theo nhiều cách khác nhau. Ngân hàng Liên bang Đức định nghĩa:

Lượng tiền M0 là tiền do ngân hàng quốc gia tạo nên, bao gồm các khoản tiền gửi không kỳ hạn của các ngân hàng tại ngân hàng quốc gia và tiền giấy cũng như tiền kim loại trong lưu hành. Lượng tiền này chịu ảnh hưởng trực tiếp của ngân hàng quốc gia. Lượng tiền M1 bao gồm M0 và các chứng từ có thể sử dụng làm phương tiện thanh toán. Lượng tiền M2 [còn gọi là tiền rộng] bao gồm lượng tiền M1 và các khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dưới 4 năm. Lượng tiền M3 bao gồm lượng tiền M2 và các khoản tiền gửi tiết kiệm có thời hạn báo trước theo quy định của pháp luật.

Chính sách tiền tệSửa đổi

Bài chi tiết: chính sách lưu thông tiền tệ

Nói chung các ngân hàng quốc gia thường theo đuổi một mục đích thực tế và cố định khi điều chỉnh lượng tiền. Mục đích này thường là sự bình ổn giá, tức là chống lại lạm phát. Để có thể giới hạn tỷ lệ lạm phát ở một mức độ hợp lý với nền kinh tế quốc dân, ngân hàng quốc gia cố gắng giữ lượng tiền đồng bộ với sự phát triển kinh tế. Lý thuyết lượng tiền [Quantity Theory of Money] đã nêu ra một mối quan hệ trực tiếp giữa tăng trưởng lượng tiền và mức giá cả.

Lạm phátSửa đổi

Bài chi tiết: lạm phát

Lượng tiền tăng quá nhanh hay tốc độ quay vòng của tiền tăng lên trong khi sản lượng [Y] không thay đổi sẽ dẫn đến giá cả tăng lên [M.V=P.Y]. Sự mất cân bằng này sẽ làm tăng mức giá chung và người ta gọi đó là lạm phát. Nôm na là cùng một lượng tiền, hôm nay mua được 1kg gạo, ngày mai chỉ còn mua được 0.5kg gạo hoặc các mặt hàng khác có giá tăng theo thời gian.

Lạm phát có thể được phân loại theo vận tốc [lạm phát vừa phải, lạm phát phi mã, siêu lạm phát] hay theo giai đoạn [giai đoạn tăng tốc giai đoạn ổn định giai đoạn giảm tốc]. Cung� tiền tăng chủ yếu vì chính sách lãi suất của ngân hàng quốc gia [xem: Siêu lạm phát tại Đức từ 1914 đến 1923] hay vì nợ quốc gia tăng đột ngột dẫn tới việc chính phủ phải in thêm tiền để trả.

Giảm phátSửa đổi

Bài chi tiết: giảm phát

Khi lượng tiền giảm đi hay tốc độ quay vòng tiền giảm xuống trong khi sản lượng [Y] không đổi thì giá cả có thể sẽ giảm liên tục trong một thời gian, người ta gọi đó là giảm phát. Lượng tiền giảm đi cũng có thể là do các biện pháp của ngân hàng quốc gia gây ra hay khi vận tốc quay vòng tiền giảm đi [khi người dân và doanh nghiệp hạn chế tiêu dùng và đầu tư hơn và tiền được tiết kiệm nhiều hơn là tiêu dùng].

Đọc thêmSửa đổi

  • Danh sách các loại tiền tệ đang lưu hành
  • Tiền tệ

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ Novogratz: Bitcoin is 'digital gold' and will end the year at $10,000.
  2. ^ N. Gregory Mankiw, Macroeconomics [7th Edition], Worth Publishers, chương 6 trang 157

Tham khảoSửa đổi

Tham khảoSửa đổi

  • Karl Marx: Grundrisse der Kritik der politischen Ökonomie [Đóng góp phê bình về kinh tế chính trị], Berlin [DDR]: Dietz 1953 hay Marx Engels Toàn tập, quyển 42
  • Alfred Sohn-Rethel: Das Geld, die bare Münze des Apriori, Berlin: Wagenbach, 1990
  • Friedrich August von Hayek: Entnationalisierung des Geldes, J.C.B.Mohr
  • Helmut Creutz: Das Geldsyndrom [Hội chứng tiền], Wirtschaftsverlag Langen Müller [cũng có thể đọc dưới dạng E-Book không mất tiền tại [1]]
  • Bernd Senf: Der Nebel um das Geld Zinsproblematik Währungssysteme Wirtschaftskrisen [Mơ hồ chung quanh tiền - Vấn đề lãi suất - Hệ thống tiền tệ - Khủng hoảng kinh tế], Lütjenburg: Gauke
  • Günter Hannich: Sprengstoff Geld. Wie das Kapitalsystem unsere Welt zerstört [Chất nổ tiền. Hệ thống tư bản phá hoại thế giới của chúng ta như thế nào], 2004
  • Bernard A. Lietaer: Die Welt des Geldes [Thế giới của tiền]
  • Stephen Zarlenga: Der Mythos vom Geld Die Geschichte der Macht [Thần thoại tiền - Lịch sử của quyền lực]. Zürich: Conzett
  • Ottmar Issing: Einführung in die Geldtheorie [Giới thiệu lý thuyết tiền tệ], Verlag Vahlen
  • Wolfgang Weimer: Geschichte des Geldes [Lịch sử của tiền], Suhrkamp Taschenbuchverlag
  • Egon W. Kreutzer: Wolf´s wahnwitzige Wirtschaftslehre Band III - Über das Geld, EWK-Verlag
  • Bernhard Felderer, Stefan Homburg: Makroökonomik und neue Makroökonomik [Kinh tế học vĩ mô và Tân kinh tế học vĩ mô], 7. Auflage, 1999, Springer Verlag
  • Oliver Blanchard, Gerhard Illing: Makroökonomie [Kinh tế vĩ mô], 3.Auflage, 2003, Pearson Studium
  • Mishkin, Frederic S. [2007]. The Economics of Money, Banking, and Financial Markets [Alternate Edition]. Boston: Addison Wesley. tr.8. ISBN0-321-42177-9.
  • Mankiw, N. Gregory [2007]. 2. Macroeconomics [ấn bản 6]. New York: Worth Publishers. tr.2232. ISBN0-7167-6213-7.
  • Boyle, David [2006]. The Little Money Book. The Disinformation Company. tr.37. ISBN978-1932857269. |ngày truy cập= cần |url= [trợ giúp]
  • Abel, Andrew; Bernanke, Ben [2005]. 7. Macroeconomics [ấn bản 5]. Pearson. tr.266269. ISBN0201327899.
  • Jevons, William Stanley [1875]. XVI: Representative Money. Money and the Mechanism of Exchange. ISBN1596052600. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2009.
  • Bernstein, Peter [2008] [1965]. Chapters 45. A Primer on Money, Banking and Gold [ấn bản 3]. Hoboken, NJ: Wiley. ISBN978-0-470-28758-3. OCLC233484849.
  • David Laidler, [1997]. Money and Macroeconomics: The Selected Essays of David Laidler [Economists of the Twentieth Century]. Edward Elgar Publishing. ISBN1-85898-596-X.Quản lý CS1: dấu chấm câu dư [liên kết]
  • Milton Friedman, Anna Jacobson Schwartz, [1971]. Monetary History of the United States, 18671960. Princeton, N.J: Princeton University Press. ISBN0-691-00354-8.Quản lý CS1: dấu chấm câu dư [liên kết] Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả [liên kết]
  • Sullivan, Arthur [2003]. Economics: Principles in action. Upper Saddle River, New Jersey: Pearson Prentice Hall. tr.258. ISBN0130630853. Đã bỏ qua tham số không rõ |coauthors= [gợi ý |author=] [trợ giúp]

Xem thêmSửa đổi

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Tiền.
  • Tiền giấy
  • Tiền kim loại
  • Tiền giả
  • Tín dụng
  • Tiền Việt Nam
  • Tiền đô mệnh giá lớn
  • Tiền ảo
  • Tiền tệ

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Tiền giấy Đông Dương thời Pháp thuộc

Video liên quan

Chủ Đề