Tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta được thể hiện như thế nào

Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu nước ta được thể hiện như thế nào ? Những nhân tố nào đã làm cho thời tiết và khí hậu nước ta đa dạng và thất thường ?

Phần tự luận

Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa được thể hiện như thế nào trong các thành phần tự nhiên Việt Nam?

1. Tính chất nhiệt đới:

– Vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến.

– Trong năm Mặt Trời luôn đứng cao trên đường chân trời và qua thiên đỉnh hai lần.

– Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm khiến cho nhiệt độ trung bình năm cao. Nhiệt độ trung bình năm lớn hơn 20°C. Tổng số giờ nắng tuỳ nơi từ 1400-3000 giờ/ năm.

2. Lượng mưa, độ ẩm lớn:

– Lượng mưa lớn, trung bình năm từ 1500-2000mm, ở sườn đón gió biển và các khối núi cao có thể lên đến 3500-4000mm

– Độ ẩm không khí cao, trên 80%, cân bằng ẩm luôn luôn dương.

3. Gió mùa:

Việt Nam có hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. Gió Tín phong chỉ hoạt động xen kẽ gió mùa và chỉ mạnh lên rõ rệt vào thời kỳ chuyển tiếp giữa 2 mùa gió.

a) Gió mùa mùa đông: Từ tháng 11 đến tháng 4. Miền Bắc chịu tác động của khối khí lạnh phương Bắc thổi theo hướng đông bắc ( thường gọi là gió mùa Đông Bắc ).

– Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa Đông lạnh ở miền Bắc: Nửa đầu mùa Đông thời tiết lạnh khô, nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm có mưa phùn.

– Gió mùa Đông Bắc khi di chuyển xuống phía nam suy yếu dần, bớt lạnh hơn và bị chậm lại bởi dãy Bạch Mã.

– Trong thời gian này, từ Đà Nẵng trở vào, tín phong bán cầu bắc cũng thổi theo hướng Đông Bắc gây mưa ven biển Trung bộ, trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.

b) Gió mùa mùa hạ: Từ tháng 5 đến tháng 10. Có hai luồng gió cùng hướng tây nam thổi vào nước ta.

– Vào đầu mùa hạ: Khối khí nhiệt đới từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi dọc biên giới Việt – Lào, khối khí này trở nên khô nóng (gió phơn Tây Nam hay còn gọi là gió Lào).

– Vào giữa và cuối mùa hạ: Gió mùa Tây Nam (xuất hiện từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Nam) hoạt động mạnh.

+ Khi vượt qua biển vùng xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên.

+ Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng 9 cho Trung Bộ.

+ Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam vào Bắc Bộ, tạo nên “gió mùa Đông Nam” vào mùa hạ ở miền Bắc.

– Sự luân phiên các khối khí hoạt động theo mùa khác nhau cả về hướng và về tính chất đã tạo nên sự phân mùa khí hậu.

+ Ở miền Bắc: có mùa đông lạnh khô, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.

+ Ở miền Nam: Có hai mùa: mùa khô và mùa mưa ẩm rõ rệt.

Khí hậu nhiệt đới gió mùa là khí hậu điển hình ở nước ta, đây là loại khí hậu vừa có tác động tích cực vừa có tác động tiêu cực đến việc phát triển kinh tế ở nước ta. Do vậy, qua bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta quy định bởi yếu tố nào?

Yếu tố ảnh hưởng đến tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta

Nước ta nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á, vừa gắn liền với lục địa Á -Âu, vừa tiếp giáp với Thái Bình Dương. Trên đất liền có hệ tọa độ:

– Điểm cực Bắc ở vĩ độ 23độ23’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang,

– Điểm cực Nam ở vĩ độ 8độ34’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

– Điểm cực Tây ở kinh độ 102độ09’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

– Điểm cực Đông ở kinh độ 109độ24’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

Việt Nam nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới Bắc bán cầu, thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió mậu dịch và gió mùa châu Á.

Do đặc điểm vị trí địa lý này nên bất kì nơi nào trên lãnh thổ nước ta đều trong cùng một năm sẽ có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh, khiến cho toàn bộ lãnh thổ nước ta đều nhận được lượng nhiệt lớn.

Hàng năm cả nước đều nhận được lượng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ quanh năm dương và nhiệt độ trung bình năm luôn cao trên 200c trừ những khu vực núi cao, nhiều nắng, tổng số giờ nắng tùy nơi sẽ từ 1400 đến 3000 giờ.

Nước ta là một bán đảo, nằm ở bời biển Đông, đây là vùng biển có đặc tính nong ẩm và chịu nhiều ảnh hưởng của gió mùa. Biển Đông cùng với các khối khí di chuyển quan biển đã mang lại một lượng mưa lớn cho nước ta.

Chính vì sự tác động của Biển Đông cùng với các khối khí xuất phát và vượt qua các vùng biển nóng, ẩm khác nhau, đến khi về đến Việt Nam thì lại gặp địa hình chắn gió và các nhiễu động của khí quyển nên đã tạo ra mưa lớn, lượng mưa giao động trung bình từ 1500 đến 2000 mm/năm.

Khí hậu nước ta mang tính chất gió mùa là do vị trí nước ta nằm gần trung tâm gió mùa châu Á, đây là nơi giao tranh của các khối khí hoạt động theo mùa. Những khu vực có sườn núi đón gió biển hoặc núi cao thì lượng mưa có thể đạt khoảng 3500 đến 4000 mm/năm.

Độ ẩm không khí tương đối cao trên 80% chỉ trừ một số khu vực khuất gió như Tây Nghệ An, cực Nam Trung Bộ có độ ẩm kém hon những khu vực khác.

Tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta được thể hiện như thế nào

Tính chất nhiệt đới gió mùa thể hiện ở nước ta như thế nào?

1/ Tính chất nhiệt đới

Vị trí địa lý nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến, trong một năm mặt trời lên thiên đỉnh 2 lần, đem lại tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm khiến cho nhiệt độ trung bình năm cao, vào khoảng 20 độ C, tổng số giờ chiều nắng sẽ giao động theo từng nơi từ 1400 đến 3000 giờ/năm

2/ Lượng mưa, độ ẩm lớn

Lượng mưa lớn, trung bình một năm lượng mưa giao động từ 1500 đến 2000 mm, ở khu vực sườn đón gió biển và các dãy núi cao thì lượng mưa sẽ cao hơn, khoảng từ 3500 đến 4000 mm

Độ ẩm không khí cao, trung bình trên 80, cân bằng ẩm luôn luông dương.

3/ Gió mùa

Nước ta có hai mùa gió chính là gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. Ngoài ra còn có sự xuất hiện của gió Tín Phong nhưng chỉ hoạt động xen kẽ hai mùa gió chính và chỉ mạnh lên rõ rệt vào thời kỳ chuyển tiếp giữa hai mùa gió chính.

– Gió mùa mùa đông hoạt động ở nước ta từ tháng 11 đến tháng 4 của năm, miền Bắc là khu vực nhiều tác động mạnh nhất của loại gió này và khối khí lạnh phương Bắc thổi theo hướng đông bắc.

Gió mùa Đông Bắc tạo nên mùa đông lạnh ở miền Bắc, nửa đầu mùa đông thời tiết sẽ lạnh khô, nửa sau mùa đông thì thời tiết lạnh ẩm và bắt đầu xuất hiện mưa phùn

Càng xuống phía nam thì gió mùa Đông Bắc càng suy yếu dần, bớt lạnh hơn và bị chậm lại bởi dãy Bạch Mã.

Trong khoảng thời gian này, từ khu vực Đà Nẵng đổ vào thì gió tín phong từ bắc cầu bắc cũng thổi theo hướng Đông Bắc nên gây ra hiện tượng mưa lớn cho khu vực ven biển Trung Bộ, trong khi khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên thì lại bước vào mùa khô.

– Gió mùa mùa hạ hoạt động ở nước ta chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10 của năm với hai luồng gió cùng hướng tây nam thổi vào lãnh thổ nước ta.

Vào đầu mùa hạ thì khối khí nhiệt đới đến từ Bắc Ấn Độ Dương sẽ di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây ra mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua được dãy Trường Sơn và các dãy núi dọc biên giới Việt Lào thì khối khí này lại trở nên khô nóng, đây được gọi là gió Phơn hoặc gió Lào.

Đến giữa và cuối mùa hạ thì gió mùa Tây Nam xuất hiện từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Nam sẽ hoạt động mạnh hơn. Cho đến khi vượt qua biển vùng xích đạo thì khối khí này trở nên nóng ẩm, thường gây ra mưa lớn kéo dài cho khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên.

Gió mùa Tây Nam hoạt động kết hợp cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chính gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng 9 cho Trung Bộ.

Sự luân phiên của các khối khí hoạt động theo mùa khác nhau cả về hướng và về tính chất đã tạo ra sự phân mùa khí hậu, cụ thể:

+ Ở miền Bắc: có mùa đông lạnh và khô, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều

+ Ở miền Nam: có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.

Với nội dung bài viết phía trên, chúng tôi đã giải thích cho Quý khách về  Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta quy định bởi yếu tố nào? Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề này thì Qúy khách hãy liên hệ đến tổng đài 19006557 để được hỗ trợ trực tiếp.