Tình hình khai thác dầu mỏ hiện nay

Nhà đầu tư thờ ơ với khai thác dầu khí

Xu thế phát triển các nguồn năng lượng sạch và cơ chế chính sách cho ngành dầu khí kém hấp dẫn hơn giai đoạn trước đang khiến thu hút đầu tư vào dầu khí gặp khó khăn.

Khó gia tăng trữ lượng

Năm 2021, khai thác dầu thô đã về đích trước 39 ngày so với kế hoạch đặt ra. Tính cả năm 2021, sản lượng dầu thô khai thác được của cả nước, theo thống kê của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), đạt 10,97 triệu tấn, vượt 1,25 triệu tấn so với kế hoạch năm.

Trong số này, khai thác dầu trong nước về đích trước 42 ngày và cả năm đạt sản lượng 9,10 triệu tấn, vượt 1,11 triệu tấn so với kế hoạch năm. Còn khai thác dầu ở nước ngoài hoàn thành kế hoạch cả năm trước 28 ngày, với sản lượng cả năm đạt 1,87 triệu tấn, vượt 140.000 tấn so với kế hoạch.

Các thành tích này cũng được Phó thủ tướng Lê Văn Thành khen ngợi tại Hội nghị tổng kết năm 2021 của ngành công thương.

“Hầu hết chỉ tiêu đều hoàn thành sớm hơn kế hoạch 1-3 tháng. Nộp ngân sách 12.600 tỷ đồng, lợi nhuận 41.900 tỷ đồng", Phó thủ tướng nói, đồng thời cũng lưu ý, năm 2022, ngành dầu khí đẩy mạnh điều tra cơ bản, chỉ đạo các nhà thầu, doanh nghiệp tăng sản lượng khai thác, chế biến dầu khí, thúc đẩy tiến độ đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm; tối ưu hóa quy trình công nghệ, tiết giảm chi phí, hạ giá thành; tăng thu ngân sách nhà nước cao hơn năm 2021.

Tuy vậy, theo đánh giá của Petrovietnam, việc gia tăng trữ lượng dầu khí, bù đắp vào sản lượng khai thác hàng năm, đảm bảo sự phát triển bền vững của Tập đoàn là thách thức vô cùng lớn.

Các khu vực truyền thống có tiềm năng dầu khí đã được thăm dò khá chi tiết (Bể Cửu Long, Nam Côn Sơn), các phát hiện dầu khí phần lớn đều nhỏ, nên đòi hỏi phải mở rộng hoạt động tìm kiếm, thăm dò các khu vực nước sâu, xa bờ. Tiềm năng dầu khí chưa phát hiện còn lại tập trung chủ yếu ở vùng nước sâu, xa bờ, rủi ro cao, tiếp tục bị nước ngoài gây sức ép, cản trở.

“Năm 2021 là năm thứ 6 liên tiếp, hệ số gia tăng trữ lượng bù trừ vào sản lượng khai thác ở mức báo động, ảnh hưởng đến phát triển bền vững của Tập đoàn trong những năm tới”, Petrovietnam đánh giá.

Cụ thể, gia tăng trữ lượng dầu khí năm 2021 chỉ là 4,6 triệu tấn - một con số rất thấp. Điều này cũng đặt ngành khai thác dầu khí trước nguy cơ không có nhiều dầu để khai thác.

Nhà đầu tư thờ ơ

Trên thực tế, theo đánh giá của Petrovietnam, công tác tìm kiếm, thăm dò dầu khí trong năm 2021 gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19 kéo dài, đặc biệt đối với các hoạt động thu nổ địa chấn và khoan - đòi hỏi phải huy động nhân sự và thiết bị, vật tư từ nước ngoài.

Tuy nhiên, đáng chú ý là, công tác kêu gọi, thu hút đầu tư vào lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò gặp nhiều khó khăn do các lô dầu khí mở hoặc có tiềm năng hạn chế hoặc thuộc vùng nước sâu, xa bờ, cấu trúc địa chất phức tạp; điều kiện khuyến khích đầu tư chưa thực sự hấp dẫn.

Bên cạnh đó, xu thế đầu tư phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng sạch dẫn đến thu hút đầu tư vào lĩnh vực năng lượng hóa thạch kém hấp dẫn hơn so với giai đoạn trước, trong khi hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách phát triển liên quan đến ngành dầu khí ở trong nước chưa được sửa đổi, ban hành phù hợp với tình hình mới.

Hiện nay, các phát hiện dầu khí mới ở khu vực truyền thống ngày càng giảm và nhỏ, do đó phải đẩy mạnh tìm kiếm, thăm dò ở khu vực nước sâu, xa bờ, phức tạp, nên Luật Dầu khí sửa đổi năm 2008 và các điều khoản trong Hợp đồng (mẫu) phân chia sản phẩm không còn phù hợp và không khuyến khích đầu tư vào các mỏ nhỏ và mỏ cận biên kinh tế, cũng như các mỏ đang ở thời kỳ khai thác tận thu hồi. Vì vậy, chưa thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài như kỳ vọng. Luật Dầu khí chưa quy định cụ thể về trình tự, thủ tục đầu tư đối với các dự án thăm dò và khai thác dầu khí (như việc phê duyệt báo cáo đầu tư…), dẫn đến thiếu đồng bộ trong hệ thống pháp luật áp dụng cho hoạt động thăm dò khai thác dầu khí.

Hiện nay, hoạt động dầu khí bị điều tiết bởi nhiều luật, như Luật Dầu khí, Luật Xây dựng cơ bản, Luật Đầu tư công, Luật Quản lý vốn nhà nước…, với rất nhiều vướng mắc, xung đột lẫn nhau, quy trình rắc rối, khó thực hiện, kéo dài, gây nguy cơ rủi ro về pháp lý cho người thực hiện, kìm hãm sự phát triển của ngành. Do đó, cần có Luật Dầu khí bao trùm, điều tiết toàn chuỗi dây chuyền công nghệ dầu khí, tạo điều kiện khuyến khích các nhà đầu tư triển khai công việc trong tình hình mới.

Luật Dầu khí và các điều khoản của Hợp đồng dầu khí hiện hành (ban hành kèm theo Nghị định số 33/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ) kém hấp dẫn so với các nước khu vực, không phù hợp với tiềm năng trữ lượng dầu khí hiện tại, không thu hút được nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể, năm 2021, không ký được hợp đồng dầu khí mới.

Nguồn: Báo cáo của Petrovietnam

Năm 2021, phát hiện mỏ dầu và khí đốt mới trên toàn cầu ở mức thấp nhất trong 75 năm

Tình hình khai thác dầu mỏ hiện nay

(Ảnh minh họa: AP)

VTV.vn - Phân tích của Rystad Energy cho thấy, lượng mỏ dầu khí được phát hiện trên toàn cầu vào năm 2021 đang trên đà ở mức thấp nhất trong 75 năm qua.

Tính đến cuối tháng 11/2021, tổng khối lượng mỏ dầu và khí đốt khai thác được phát hiện trên toàn cầu trong năm nay là khoảng 4,7 tỷ thùng dầu tương đương (BOE). Trong trường hợp không có đột biến nào diễn ra trong tháng 12 năm nay, việc phát hiện các mỏ dầu khí toàn cầu sẽ đạt mức thấp nhất kể từ năm 1946. Con số này cũng sẽ giảm đáng kể so với mức 12,5 tỷ thùng dầu tương đương được phát hiện vào năm 2020.

Dầu mỏ tiếp tục chiếm ưu thế trong hỗn hợp hydrocarbon, chiếm 66% tổng sản lượng được khai thác. Vào tháng 11/2021, 7 mỏ dầu mới đã được tìm thấy, mang lại khối lượng mới với khoảng 219 triệu thùng dầu tương đương. Sản lượng dầu khí được phát hiện trung bình hàng tháng trong năm nay là 424 triệu BOE. Việc giảm tổng khối lượng dầu khí được tìm thấy cho thấy sự vắng mặt các phát hiện mỏ dầu riêng lẻ lớn, khác với tình hình trong những năm trước.

Tình hình khai thác dầu mỏ hiện nay

Năm 2021, tổng khối lượng mỏ dầu và khí đốt được phát hiện trên toàn cầu chỉ vào khoảng 4,7 tỷ thùng dầu tương đương. (Ảnh: Getty)

Ông Palzor Shenga, Phó Chủ tịch nghiên cứu lĩnh vực thăm dò và khai thác của Rystad Energy cho biết: "Mặc dù một số mỏ dầu triển vọng được xếp hạng có sản lượng cao dự kiến ​​sẽ được khoan trước cuối năm nay, ngay cả một khám phá mỏ dầu quan trọng cũng không thể đóng góp vào khối lượng dầu khí được khai thác trong năm 2021 vì những giếng này có thể không được hoàn thành trong năm dương lịch 2021. Do đó, tổng khối lượng dầu khí được phát hiện cho năm 2021 sẽ là thấp nhất trong nhiều thập kỷ qua".

Khám phá mỏ dầu lớn nhất diễn ra vào tháng 11/2021. Theo đó, hãng dầu khí Lukoil của Nga đã phát hiện mỏ dầu Yoti West ở ngoài khơi bờ biển Mexico, ước tính có trữ lượng khoảng 75 triệu thùng dầu tương đương có thể khai thác. Phát hiện này làm tăng tổng khối lượng được phát hiện của Lukoil. Tuy nhiên, khối lượng này vẫn chưa đủ để khai thác thương mại và sẽ cần thêm những phát hiện ở quy mô tương đương trước khi có thể đưa vào triển khai.

Những phát hiện trên đã mang lại hy vọng rằng Mexico có thể ngăn chặn hoặc làm chậm đà suy giảm số lượng mỏ dầu được phát hiện tại quốc gia này. Một số giếng dự kiến ​​sẽ được khoan, khai thác sản lượng được cung cấp trong các vòng đấu thầu khác nhau, nhiều giếng do các công ty dầu khí quốc tế hàng đầu thực hiện.

Ở ngoài khơi Malaysia, Nangka-1 trở thành giếng thăm dò thứ hai liên tiếp được khoan trong Lô SK 417. Mỏ này đã được công ty thăm dò và khai thác dầu khí PTTEP do nhà nước Thái Lan điều hành khoan ở độ sâu 3.758 m.

Na Uy tiếp tục phát hiện những mỏ dầu vừa và nhỏ, tạo cơ hội để tìm thấy thêm những mỏ dầu khác trên cơ sở hạ tầng sẵn có.

Tình hình khai thác dầu mỏ hiện nay
Mexico phát hiện mỏ dầu có trữ lượng lên tới 700 triệu thùng

VTV.vn - Mexico vừa phát hiện một mỏ dầu mới tại khu vực Quesqui, bang Tabasco, với trữ lượng lên đến 700 triệu thùng dầu quy đổi.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của trên TV Online và VTVGo!

Từ khóa:

khám phá mỏ dầu khí, phát hiện mỏ dầu, khai thác dầu khí