Tỉnh thanh hóa có bao nhiêu xã phường thị trấn năm 2024

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc rà soát, lập danh sách dự kiến đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã cần sắp xếp đơn vị hành chính; danh sách dự kiến đơn vị hành chính là các đô thị cấp huyện, đô thị cấp xã cần sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023-2025 và giai đoạn 2026-2030, Sở Nội vụ tỉnh Thanh Hóa đã chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố tiến hành rà soát, đánh giá tiêu chuẩn đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã. Trên cơ sở đó, Sở Nội vụ tỉnh Thanh Hóa đã đề xuất phương án như sau:

Thứ nhất, về hiện trạng đơn vị hành chính cấp huyện, hiện tỉnh Thanh Hóa có 4 đơn vị hành chính cấp huyện chưa đảm bảo tiêu chuẩn theo Kết luận số 48-KL/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Cụ thể là, đơn vị hành chính chưa đảm bảo tiêu chuẩn giai đoạn 2023-2025 có 02 đơn vị là thị xã Bỉm Sơn [diện tích và dân số dưới 70% tiêu chuẩn] và huyện Đông Sơn [diện tích dưới 20% và dân số dưới 200% tiêu chuẩn].

Đơn vị hành chính chưa đảm bảo tiêu chuẩn giai đoạn 2025-2030 có 02 đơn vị là thành phố Sầm Sơn [diện tích dưới 30%, dân số dưới 200% tiêu chuẩn] và huyện Vĩnh Lộc [diện tích và dân số dưới 100% tiêu chuẩn].

Thứ hai, về hiện trạng đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Thanh Hóa có 267 đơn vị hành chính cấp xã chưa đảm bảo tiêu chuẩn, gồm: 147 xã, phường thuộc 17 huyện, thị xã, thành phố chưa đảm bảo tiêu chuẩn trong giai đoạn 2023- 2025 và 120 xã, phường thuộc 19 huyện, thị xã, thành phố chưa đảm bảo tiêu chuẩn trong giai đoạn 2025- 2030.

Về danh sách dự kiến đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã sắp xếp và đơn vị hành chính là các đô thị cấp huyện, đô thị cấp xã cần sắp xếp giai đoạn 2023-2025 và giai đoạn 2026-2030:

Trong giai đoạn 2023-2025, về đơn vị hành chính cấp huyện: nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa [đã được thể hiện trong Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045].

TP Thanh Hóa được thành lập năm 1993 từ thị xã Thanh Hóa cũ, trở thành đô thị loại hai năm 2003, đến năm 2014 được công nhận đô thị loại một. Hiện thành phố có diện tích tự nhiên 147 km2, 30 phường và 4 xã, quy mô dân số gần 500.000. Đây là thành phố trực thuộc tỉnh có nhiều phường nhất cả nước.

Theo dự thảo đề án, toàn bộ gần 83 km2, dân số hơn 88.000 của huyện Đông Sơn sẽ nhập vào TP Thanh Hóa. Sau sáp nhập, thành phố sẽ có diện tích tự nhiên hơn 228 km2, dân số gần 594.000, với 37 phường và 11 xã. Có 7 phường dự kiến được lập mới gồm Rừng Thông, Hoằng Quang, Hoằng Đại, Đông Tiến, Đông Văn, Đông Khê và Đông Thịnh.

Ban đầu theo kế hoạch, sẽ nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa trong năm 2023. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên thời gian sáp nhập sẽ được lùi lại trong năm 2025.

Về đơn vị hành chính cấp xã, có 11 đơn vị hành chính cấp huyện có đơn vị hành chính cần sắp xếp gồm: thành phố Thanh Hóa [nhập phường Tân Sơn và phường Phú Sơn]; thành phố Sầm Sơn [nhập xã Quảng Hùng và xã Quảng Đại]; thị xã Nghi Sơn [giải thể xã Hải Yến, điều chỉnh diện tích tự nhiên, bàn giao dân số của xã Hải Yến về các phường Hải Thượng, Mai Lâm, Tĩnh Hải, Nguyên Bình quản lý]; huyện Nga Sơn [nhập xã Nga Bạch và xã Nga Trung]; huyện Hậu Lộc [nhập xã Tuy Lộc và xã Phong Lộc]; huyện Hà Trung [nhập xã Hà Thái và xã Hà Lai]; huyện Hoằng Hóa [nhập xã Hoằng Phượng và xã Hoằng Giang]; huyện Thiệu Hóa [nhập xã Thiệu Phú vào thị trấn Thiệu Hóa]; huyện Yên Định [nhập xã Yên Ninh và xã Yên Lạc]; huyện Triệu Sơn [nhập xã Xuân Thịnh và xã Xuân Lộc, xã Thọ Vực và xã Thọ Phú]; huyện Thạch Thành [nhập xã Thạch Đồng và xã Thạch Long].

Trong giai đoạn 2025-2030, về đơn vị hành chính cấp huyện, các huyện, thị xã, thành phố không đề xuất nhập huyện giai đoạn này.

Về đơn vị hành chính cấp xã: thành phố Thanh Hóa nhập phường Ba Đình và phường Ngọc Trạo; huyện Hà Trung nhập xã Lĩnh Toại, xã Hà Hải và xã Hà Châu [đô thị Gũ], nhập xã Yên Dương và xã Hà Bình [đô thị Cừ].

Thành phố Thanh Hóa có bao nhiêu phường, xã: Khám phá TP Thanh Hóa. [Ảnh: Đại lộ Lê Lợi, TP Thanh Hóa/ Nguyenbadong/ Wikimedia Commons/ CC BY-SA 3.0]

Là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của tỉnh Thanh Hóa, thành phố Thanh Hóa có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Bạn có biết thành phố Thanh Hóa có bao nhiêu phường, xã không? Cùng tìm hiểu về các phường, xã của thành phố Thanh Hóa trong bài viết dưới đây.

1. Bạn có biết thành phố Thanh Hóa có bao nhiêu phường, xã?

Theo Tổng cục Thống kê, thành phố Thanh Hóa có tổng cộng 34 xã, phường; trong đó có 04 xã và 30 phường; với diện tích là 147,2 km2.

\>> Xem thêm: Tỉnh Thanh Hóa có bao nhiêu xã, thị trấn, phường?

2. Các phường, xã của thành phố Thanh Hóa

Thành phố Thanh Hóa có 30 phường và 04 xã với diện tích cụ thể như sau:

Phường, Xã Diện tích [Km²] Phường [30] An Hưng 6,54 Trường Thi 0,86 Ba Đình 0,7 Đông Cương 6,8 Điện Biên 0,68 Đông Lĩnh 8,74 Đông Hải 6,84 Hàm Rồng 4,18 Đông Hương 3,37 Đông Tân 4,42 Long Anh 5,79 Đông Sơn 0,84 Đông Thọ 3,64 Lam Sơn 0,86 Đông Vệ 4,78 Quảng Cát 6,65 Quảng Thành 8,49 Phú Sơn 1,93 Quảng Hưng 5,73 Quảng Tâm 3,67 Nam Ngạn 1,58 Quảng Thịnh 4,89 Quảng Phú 6,50 Ngọc Trạo 0,54 Thiệu Dương 5,71 Tào Xuyên 5,66 Quảng Đông 5,33 Thiệu Khánh 5,32 Quảng Thắng 3,55 Tân Sơn 0,78 Xã [4] Hoằng Quang 6,28 Đông Vinh 4,38 Thiệu Vân 3,70 Hoằng Đại 4,67

\>> Xem thêm: Thanh Hóa có bao nhiêu huyện, bao nhiêu thị xã, thành phố?

\>> Huyện Hoằng Hóa có bao nhiêu xã: Tìm hiểu về Hoằng Hóa [Thanh Hóa]

3. Khám phá thành phố Thanh Hóa

Vị trí địa lý

Nằm ở hai bên bờ sông Mã, thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, thành phố Thanh Hóa có vị trí địa lý và cảnh quan sinh thái thuận lợi.

Thành phố Thanh Hóa cách thủ đô Hà Nội khoảng 150 km về phía Bắc; và cách TPHCM khoảng 1.560 km về phía Nam.

Nằm ở vị trí kết nối các tỉnh, thành thuộc khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ, thành phố Thanh Hóa có hệ thống giao thông tương đối thuận lợi:

  • Các tuyến giao thông đường bộ quan trọng như: quốc lộ 1A; quốc lộ 45; 47.
  • Đường sắt xuyên Việt.
  • Cảng sông Lễ Môn và hệ thống sông ngòi dày đặc.
  • Thành phố Thanh Hóa cách sân bay Sao Vàng [sân bay Thọ Xuân, ở thị trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân] khoảng 45 km về phía Tây;
  • Cách Khu kinh tế Nghi Sơn khoảng 80 km về phía Nam;
  • Cách thành phố biển Sầm Sơn khoảng 16 km về phía Đông...

Nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; ở vị trí cửa ngõ kết nối khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ, thành phố Thanh Hóa có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc giao thương với các tỉnh, thành trong cả nước.

Địa hình thành phố Thanh Hóa

Nằm ở trung tâm đồng bằng Thanh Hóa, thành phố Thanh Hoá có địa hình bằng phẳng; là đồng bằng có diện tích lớn nhất trong các đồng bằng duyên hải miền Trung.

Địa hình của thành phố Thanh Hóa có nhiều núi đá, núi đất nằm rải rác với những cánh đồng rộng - hẹp, nông - sâu. Những khu vực có diện tích đất đai rộng lớn thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản; phát triển các khu công nghiệp; và dịch vụ kinh tế biển.

Thành phố Thanh Hóa có núi Hàm Rồng nổi tiếng; nằm ở cửa ngõ phía Bắc của thành phố. Dãy núi này chạy từ làng Dương Xá [thuộc phường Thiệu Dương], men theo hữu ngạn sông Mã đến chân cầu Hàm Rồng. Dân gian gọi đây là núi Hàm Rồng bởi núi vừa dài vừa uốn lượn; với phần cuối của núi phình to ra như một cái đầu có miệng khổng lồ.

Đặc điểm khí hậu

Thành phố Thanh Hóa nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa; khí hậu trong năm có hai mùa nóng và lạnh rõ rệt. Nhiệt độ trung bình năm của thành phố Thanh Hóa từ 23,3 - 23,6 độ C.

Mùa nóng ở đây bắt đầu từ cuối mùa xuân đến giữa mùa thu. Trong khoảng thời gian này, thời tiết ở thành phố Thanh Hóa rất nắng và có mưa nhiều; gây ra lũ lụt, hạn hán. Vào những ngày có gió Lào [hay gió phơn Tây Nam], nhiệt độ ở thành phố có thể lên tới 39 - 40 độ C.

Mùa lạnh ở thành phố Thanh Hóa bắt đầu từ giữa mùa thu đến hết mùa xuân năm sau. Vào mùa lạnh, thành phố Thanh Hóa ít mưa và thường chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ vào thời gian này có thể xuống thấp: 5 - 6 độ C.

3 Mùa gió trong năm

Với vị trí địa lý là vùng đồng bằng ven biển, thành phố Thanh Hóa có 3 mùa gió trong năm là:

  • Gió mùa Đông Bắc [hay gió Bắc]: là khối không khí lạnh từ vùng Siberia thổi về; gây ra mùa đông lạnh giá.
  • Gió mùa Tây Nam [hay gió Lào]: là khối không khí từ vịnh Bengal thổi qua Thái Lan; Lào; rồi vượt qua phía Tây của dãy Trường Sơn; gây nên thời tiết nóng và khô rát vào những ngày hè. Gió Lào ở thành phố Thanh Hóa không có cường độ mạnh như ở các tỉnh miền Trung khác.
  • Gió Đông Nam [hay gió Nồm]: là gió từ biển Đông thổi vào mang theo khí hậu mát mẻ với lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.730 – 1.980 mm.

Trên đây là một số thông tin hữu ích giúp bạn giải đáp câu hỏi “Thành phố Thanh Hóa có bao nhiêu phường, xã”. Với nhiều điều kiện thuận lợi, thành phố Thanh Hóa đang tiếp tục phát triển với vai trò là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của tỉnh Thanh Hóa nói riêng và góp phần vào sự phát triển chung của khu vực Bắc Trung Bộ.

Chủ Đề