Tình Yêu BAO Nhiêu cho Đủ

Mặc dù hầu hết chúng ta đều đã và đang trải qua cảm giác khi “yêu và được yêu”, thế nhưng, việc có thể định nghĩa được tình yêu lại là một thách thức khá lớn. Trên thực tế, rất ít nhà nghiên cứu có thể đưa ra một lý thuyết khả thi về việc định nghĩa “Tình yêu là gì?”. Một trong những lý thuyết thú vị của tâm lý đề cập tới tình yêu là lý thuyết tam giác tình yêu [A Triangular Theory of Love] của nhà tâm lý học R. Sternberg.

Vậy, những yếu tố nào đã tạo nên “thành phần” của tam giác này, hãy để ezCareMe khám phá cùng bạn nhé!

3 thành phần của “tình yêu Sternberg”

Theo lý thuyết của Sternberg, khái niệm tình yêu là một tam giác được tạo thành từ ba thành phần. Mỗi một “cách yêu” được tạo nên từ ba thành phần ấy sẽ là một dạng tình yêu khác nhau. Một số loại tình yêu này tập trung vào tình yêu giữa hai người trong mối quan hệ lãng mạn, nhưng chúng cũng được áp dụng cho các hình thức khác của mối quan hệ giữa các cá nhân. Mỗi loại tình yêu sẽ được thể hiện bằng những ngôn ngữ khác nhau.

Ba thành phần là:

  1. Thân mật [Intimacy]: là cảm giác gần gũi và gắn kết với đối phương. Đó là tình cảm gắn bó với người yêu, muốn làm cho cuộc sống của người mình yêu được tốt hơn. Chúng ta chân thành yêu mến họ và sung sướng khi họ ở bên cạnh chúng ta. Chúng ta tin rằng họ sẽ ở bên cạnh ta trong những giờ phút khó khăn và chúng ta luôn cố gắng bên cạnh họ khi họ gặp khó khăn. Chúng ta muốn chia sẻ với họ các vấn đề sinh hoạt hàng ngày, ý nghĩ, tình cảm và muốn có những hoạt động chung với họ. Trên thực tế những sở thích và những công việc chung có thể là một trong những yếu tố có tính chất quyết định biến các quan hệ thân thiết thành quan hệ tình yêu hoặc vợ chồng.
  2. Đam mê [Passion]: khái niệm này thực chất được đánh giá dựa trên sự ham mê thể xác, sự hưng phấn và những hành vi tình dục trong các mối quan hệ. Các nhu cầu tình dục là quan trọng, song, đây không phải là các nhu cầu duy nhất thúc đẩy con người say mê lẫn nhau. Ở một số trường hợp, sự gần gũi có trước sự đam mê; Ở những trường hợp khác sự đam mê có thể có trước sự gần gũi. Ngoài ra, có trường hợp có đam mê mà không có sự gần gũi hoặc có gần gũi mà không có sự đam mê.
  3. Trách nhiệm/Cam kết [Commitment]: yếu tố này có các khía cạnh ngắn hạn hoặc dài hạn. Ngắn hạn – đó là quyết định có yêu hoặc có nhận thức được tình yêu. Dài hạn – đó là nhận thức tầm quan trọng của việc giữ gìn tình yêu đó.

Tìm kiếm sự cân bằng giữa nhu cầu sinh lý về tình dục và nhu cầu về tình yêu là điều cần thiết, và sự vắng mặt hoàn toàn của cả ba thành phần được xem như là không phải tình yêu.

Nhưng bạn chớ nên nhầm lẫn, một tam giác tình yêu không giống như lý thuyết tam giác về tình yêu.

7 “cách yêu” từ nguyên lý Tam giác của Sternberg

Ba thành phần của tình yêu khi tương tác với nhau một cách có hệ thống. Sự hiện diện của một thành phần hoặc sự kết hợp của hai hoặc nhiều thành phần tạo ra bảy loại trải nghiệm tình yêu.

Những kiểu tình yêu này cũng có thể thay đổi trong quá trình của một mối quan hệ. Ví dụ, một mối quan hệ có thể bắt đầu như tình yêu nồng nàn, tiến triển thành tình yêu lãng mạn, và cuối cùng đạt đến trạng thái tình yêu đồng hành.

  1. Tình bạn

Các thành phần: Thân mặt

Loại tình yêu này là khi thành phần thân mật [hoặc thích] xuất hiện, nhưng cảm giác đam mê hoặc mong muốn cam kết theo nghĩa lãng mạn bị thiếu đi. Tình bạn có thể trở thành gốc rễ của các hình thức tình yêu khác.

  1. Sự say mê

Thành phần: Đam mê

Sự say mê được đặc trưng bởi cảm giác ham muốn và đam mê gần gũi mà không thực sự có cảm giác thân mật và mong muốn cam kết. Đối với loại tình cảm này, bạn không có đủ thời gian để cảm giác thân mật phát triển sâu sắc hơn, tình yêu lãng mạn hoặc tình yêu trọn vẹn sẽ không thể phát triển. Có thể những điều này cuối cùng có thể phát sinh sau giai đoạn say mê. Sự say mê ban đầu thường diễn ra rất mạnh mẽ.

  1. Tình yêu trống rỗng

Các thành phần: Cam kết

Tình yêu trống rỗng được hình thành bởi sự cam kết mà không có đam mê hay sự thân mật. Đôi khi, một tình yêu mạnh mẽ sẽ dần bị thời gian bào mòn và biến thành tình yêu trống rỗng. Điều ngược lại cũng có thể xảy ra. Ví dụ, một cuộc hôn nhân sắp đặt có thể bắt đầu với một mối quan hệ trống rỗng nhưng sau đó lại phát triển thành một hình thức tình yêu khác theo thời gian dài ở bên và tiếp xúc.

  1. Tình yêu lãng mạn

Các thành phần: Thân mật và đam mê

Tình yêu lãng mạn gắn kết mọi người về mặt cảm xúc thông qua sự thân mật và đam mê thể xác. Các đối tác trong loại mối quan hệ này có những cuộc trò chuyện sâu sắc giúp họ biết những điều thân mật về nhau. Họ chìm đắm trong đam mê và tình cảm tình dục. Những cặp đôi này có thể đang ở thời điểm mà cam kết dài hạn hoặc kế hoạch tương lai vẫn chưa được quyết định.

  1. Tình thân

Các thành phần: Thân mật và Cam kết

Tình yêu đồng hành là một loại tình yêu thân mật, nhưng không đam mê. Nó bao gồm thành phần thân mật hoặc thích và thành phần cam kết của tam giác. Nó mạnh hơn tình bạn, bởi vì có một cam kết lâu dài, nhưng có ham muốn tình dục tồn tại ở mức tối thiểu hoặc không có.

Kiểu tình yêu này thường được tìm thấy trong các cuộc hôn nhân nơi niềm đam mê đã chết, nhưng cặp đôi vẫn tiếp tục có tình cảm sâu sắc hoặc mối quan hệ bền chặt. Đây cũng có thể được xem là tình yêu giữa những người bạn rất thân và các thành viên trong gia đình.

  1. Tình yêu dại khờ

Các thành phần: Cam kết và Đam mê

Trong loại tình yêu này, sự cam kết và đam mê hiện diện trong khi sự thân mật hoặc thích thú không có. Tình yêu dại khờ được hình dung như một cơn lốc tán tỉnh, mà những người trong cuộc không nhận ra đó chỉ là cảm xúc nhất thời. Họ bị sự đam mê thúc đẩy nhanh chóng xác lập mối quan hệ mà không có thời gian xây dựng cảm xúc thân thiết cho nhau.

Thông thường, người ngoài cuộc sẽ cảm thấy khó hiểu vì sao các cặp đôi ấy lại gấp rút như vậy. Đáng tiếc, những cuộc hôn nhân bắt đầu từ mối quan hệ này thường không bền vững. Nếu họ hạnh phúc, mọi người sẽ nghĩ hạnh phúc ấy có được do họ “ăn may”.

  1. Tình yêu vẹn toàn

Các thành phần: Thân mật, Đam mê và Cam kết

Tình yêu vẹn toàn được tạo thành từ cả ba thành phần và là hình thức tổng thể của tình yêu. Nó đại diện cho một mối quan hệ lý tưởng. Các cặp đôi trải nghiệm loại tình yêu này có quan hệ tình dục tuyệt vời trong vài năm trong mối quan hệ của họ.

Họ không thể tưởng tượng bản thân với bất kỳ ai khác. Đồng thời, những cá nhân ấy cũng không thể thấy mình thực sự hạnh phúc nếu không có đối tác của họ. Họ xoay sở để vượt qua sự khác biệt và cùng nhau đối mặt với những yếu tố gây căng thẳng.

  • Không có tình yêu

Cũng từ lý thuyết đó, khi không có sự có mặt của cả ba thành phần: Thân mật, Đam mê và Cam kết thì tình yêu sẽ không được hình thành. Đây là đặc trưng cho phần lớn các mối quan hệ cá nhân bao gồm những tương tác thông thường không tham gia vào tình yêu.

Tình yêu là một động từ

Tình yêu trọn đời có thể khó duy trì hơn là đạt được, vì các thành phần của tình yêu phải được đưa vào hành động. Không có hành vi và biểu hiện, đam mê sẽ mất đi và tình yêu có thể trở lại kiểu đồng hành.

– Theo Sternberg

Tại sao lý thuyết tam giác về tình yêu của Sternberg lại quan trọng?

Theo Sternberg, tầm quan trọng của từng thành phần của tình yêu có thể khác nhau ở mỗi người và từ cặp đôi này sang cặp khác. Cả ba thành phần đều được yêu cầu cho mối quan hệ lãng mạn lý tưởng, nhưng số lượng của mỗi thành phần được yêu cầu sẽ khác nhau giữa các mối quan hệ, hoặc thậm chí theo thời gian trong một mối quan hệ. 

Biết cách các thành phần tương tác có thể giúp làm nổi bật các lĩnh vực có thể cần cải thiện. Ví dụ, nhận ra rằng niềm đam mê đã biến mất khỏi mối quan hệ của bạn có thể giúp bạn tìm cách khơi dậy tia lửa.

Các mối quan hệ tình cảm xung quanh bạn có thể mang đến những cảm xúc tích cực giúp cộc sống bạn dường như chìm đắm trong màu hồng hạnh phúc nhưng đồng thời sự tương tác khác nhau từ khía cạnh cảm xúc cũng có thể đem đến những mảng tối tiêu cực.

Điều quan trọng là bạn đừng để những mảng tối ấy phủ che hết ánh sáng trong đời bạn và nếu bạn cần sự giúp đỡ, đừng ngần ngại mà tìm đến những chuyên gia gỡ rối tâm lý cùng ezCareMe nhé!

Chủ Đề