Toán 9 Hình học Chương 2 Bài 2

Hướng dẫn giải chi tiết bài tập Bài 2: Liên hệ giữa cung và dây - Hình học - SGK Toán lớp 9 tập 2 – Giải bài tập Bài 2: Liên hệ giữa cung và dây - Hình học - SGK Toán lớp 9 tập 2. Nhằm cung cấp một nguồn tài liệu giúp học sinh tham khảo, ôn luyện và nắm vững hơn kiến thức trên lớp, chúng tôi mang đến cho các bạn lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa Toán lớp 9 tập 2. Chúc các bạn học tập tốt, nếu cần hỗ trợ, vui lòng gửi email về địa chỉ: [email protected]

Giải bài tập SGK Toán 9. Chương 3: Góc với đường tròn

Sách giải toán 9 Phần Hình học – Chương 2: Đường tròn giúp bạn giải các bài tập trong sách giáo khoa toán, học tốt toán 9 sẽ giúp bạn rèn luyện khả năng suy luận hợp lý và hợp logic, hình thành khả năng vận dụng kết thức toán học vào đời sống và vào các môn học khác:

Để hiểu rõ được toán lớp 9 bài 2 hình học chương 2 lý thuyết và nắm được các phương pháp để giải những dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao của phần bài học này, Kiến Guru xin mời các em học sinh cùng tham khảo bài soạn gợi ý dưới đây mà chúng mình đã tóm tắt nội dung cũng như phương pháp giải các dạng bài để các em học sinh có thể tìm đọc và áp dụng theo.

Kiến thức môn toán lớp 9 bài 2 hình học chương 2

1 – So sánh độ dài của đường kính và dây

Toán 9 Hình học Chương 2 Bài 2

Định lí 1: Trong các dây của một đường tròn , dây lớn nhất là đường kính .

2. Quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây:

Toán 9 Hình học Chương 2 Bài 2

Định lí 2: Trong một đường tròn , đường kính vuông góc với một dây thì đi qua trung điểm của dây ấy .

Định lí 3: Trong một đường tròn , đường kính đi qua trung điểm của một dây không đi qua tâm thì vuông góc với dây ấy .

Gợi ý giải toán 9 bài 2 hình học sgk

Phần tiếp theo sẽ là gợi ý giải bài 2 toán 9 hình học sgk giúp các em học sinh vận dụng hiệu quả trong quá trình ôn tập và củng cố kiến thức đồng thời giúp các bạn học sinh học tốt môn Toán trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo:

1. Bài 10 trang 104

Đề bài: Cho tam giác ABC, các đường cao BD và CE. Chứng minh rằng”

a, Bốn điểm B, E, D, C cùng thuộc một đường tròn

b, DE < BC

Gợi ý giải:

a) Sử dụng tính chất: Trong tam giác vuông, đường trung tuyến ứng với cạnh huyền thì bằng nửa cạnh đó để chứng minh ba đỉnh của tam giác vuông nằm trên đường tròn đường kính là cạnh huyền.

b) Sử dụng định lý: Trong các dây của đường tròn, dây lớn nhất là đường kính.

Giải:

Toán 9 Hình học Chương 2 Bài 2

a) Gọi O là trung điểm của BC ⇒ OB = OC = BC/2 (1)

Xét tam giác vuông DBC có: OD = ½ BC (2) (đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh huyền)

Xét tam giác vuông BEC có OE = ½ BC (3) (đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh huyền)

Từ (1) (2) (3) ⇒ OB = OC = OD = OE = BC/2

Do đó 4 điểm B, C, D, E cùng thuộc đường tròn (O) đường kính BC.

b, (O; BC/2), với BC là đường kính

Ta có De là một dây không đi qua tâm nên ta có BC > DE ( vì trong một đường tròn, đường kính là dây lớn nhất).

2. Bài 11 trang 104

Đề bài: Cho đường tròn (O) đường kính AB, dây CD không cắt đường kính AB. Gọi H và K theo thứ tự là chân các đường vuông góc kẻ từ A và B đến CD. Chứng minh rằng CH = DK

Gợi ý giải:

+) Kẻ đường kính vuông góc với dây.

+) Sử dụng tính chất: trong một đường tròn, đường kính vuông góc với dây thì đi qua trung điểm của dây.

+) Trong hình thang, đường thẳng song song với hai đáy và đi qua trung điểm của một cạnh bên thì đi qua trung điểm của cạnh bên còn lại.

Giải:

Toán 9 Hình học Chương 2 Bài 2

Kẻ OM ⊥ CD.

Vì AH // BK (cùng vuông góc HK) nên tứ giác AHKB là hình thang.

Hình thang AHKB có:

AO = OB (bán kính).

OM // AH // BK (cùng vuông góc HK)

=> OM là đường trung bình của hình thang.

=> MH = MK (1)

Vì OM ⊥ CD nên MC = MD (2)

Từ (1) và (2) suy ra CH = DK. (đpcm)

Hỗ trợ giải sbt

1. Bài 15 trang 158

Đề bài:

Cho tam giác ABC, các đường cao BH và CK. Chứng minh:

a. Bốn điểm B, C, H, K cùng thuộc một đường tròn

b. HK < BC

Giải:

Toán 9 Hình học Chương 2 Bài 2

a. Gọi M là trung điểm của BC.

Tam giác BCH vuông tại H có HM là đường trung tuyến nên:

HM = (1/2).BC (tính chất tam giác vuông)

Tam giác BCK vuông tại K có KM là đường trung tuyến nên:

KM = (1/2).BC (tính chất tam giác vuông)

Suy ra: MB = MC = MH = MK

Vậy bốn điểm B, C, H, K cùng nằm trên một đường tròn tâm M bán kính bằng (1/2).BC.

b. Trong đường tròn tâm M ta có KH là dây cung không đi qua tâm, BC là đường kính nên: KH < BC

2. Bài 16 trang 159

Đề bài: Tứ giác ABCD có góc B bằng góc D bằng 90°

a. Chứng minh rằng bốn điểm A, B, C, D cùng thuộc một đường tròn

b. So sánh độ dài AC và BD. Nếu AC = BD thì tứ giác ABCD là hình gì?

Giải

Toán 9 Hình học Chương 2 Bài 2

a. Gọi M là trung điểm của AC

Tam giác ABC vuông tại B có BM là đường trung tuyến nên:

BM = (1/2).AC (tính chất tam giác vuông)

Tam giác ACD vuông tại D có DM là đường trung tuyến nên:

DM = (1/2).AC (tính chất tam giác vuông)

Suy ra: MA = MB = MC = MD

Vậy bốn điểm A, B, C, D cùng nằm trên một đường tròn tâm M bán kính bằng (1/2).AC.

b. Trong đường tròn tâm M ta có BD là dây cung không đi qua tâm, AC là đường kính nên: BD < AC

AC = BD khi và chỉ khi BD là đường kính. Khi đó tứ giác ABCD là hình chữ nhật.

3. Bài 17 trang 159:

Đề bài: Cho nửa đường tròn tâm O, đường kính AB và dây EF không cắt đường kính. Gọi I và K lần lượt là chân các đường vuông góc kẻ từ A và B đên EF. Chứng minh rằng IE = KF.

Giải

Toán 9 Hình học Chương 2 Bài 2

Ta có: AI ⊥ EF (gt)

BK ⊥ EF (gt)

Suy ra: AI // BK

Suy ra tứ giác ABKI là hình thang

Kẻ OH ⊥ EF

Suy ra: OH // AI // BK

Ta có: OA = OB (= R)

Suy ra: HI = HK

Hay: HE + EI = HF + FK (1)

Lại có: HE = HF (đường kính dây cung) (2)

Từ (1) và (2) suy ra: IE = KF

4. Bài 18 trang 159

Đề bài: Cho đường tròn (O) bán kính OA = 3cm. Dây BC của đường tròn vuông góc với OA tại trung điểm của OA. Tính độ dài BC.

Giải:

Toán 9 Hình học Chương 2 Bài 2

Gọi I là trung điểm của OA

Suy ra: IO = IA = (1/2).OA = 3/2

Ta có: BC ⊥ OA (gt)

Suy ra: góc (OIB) = 90°

Áp dụng định lý Pitago vào tam giác vuông OBI ta có: OB² = BI² + IO²

Suy ra: BI² = OB² – IO²

Toán 9 Hình học Chương 2 Bài 2

Ta có: BI = CI (đường kính dây cung)

Toán 9 Hình học Chương 2 Bài 2

Các nội dung lý thuyết liên quan khác

Các dạng toán cơ bản bài đường kính và dây của đường tròn:

  • Tính độ dài đoạn thẳng và các yếu tố liên quan.

Phương pháp: Ta thường sử dụng các kiến thức sau:

+) Quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây:

Trong một đường tròn, đường kính vuông góc với một dây thì đi qua trung điểm của dây ấy.

Trong một đường tròn, đường kính đi qua trung điểm của một dây không đi qua tâm thì vuông góc với dây ấy.

+) Dùng định lý Pytago, hệ thức lượng trong tam giác vuông.

Kết luận

Trên đây, Kiến Guru đã hướng dẫn cho các em học sinh toán lớp 9 bài 2 hình học Đường kính và dây của đường tròn, được biên soạn với nội dung bám sát chương trình sách giáo khoa Toán lớp 9 tập 1.

Với lời giải chi tiết, các em có thể đối chiếu với cách giải và kết quả của mình qua giải toán 9 bài 2 hình học. Đồng thời qua tham khảo bài viết, các em cũng được ôn luyện song song để củng cố và nắm vững hơn kiến thức trên lớp hơn. Từ đó, các em sẽ biết cách giải toàn bộ các bài tập của bài Ôn tập chương 2 trong sách giáo khoa Toán 9 Tập 1.