Tới ngày dự sinh mà chưa sinh phải làm sao

Bác sĩ Vũ Thị Thu Hằng – Bác sĩ Sản phụ khoa, Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc Đã trả lời: Ngày 22/02/2021
Sản - Phụ khoa

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho chúng tôi,

Thai quá ngày dự sinh mà vẫn chưa chuyển dạ là trường hợp mẹ bầu mang thai kéo dài hơn 40 tuần mà vẫn chưa có dấu hiệu sinh. Ngày dự sinh là ngày bác sĩ dự đoán là em bé sẽ chào đời, được xác định dựa trên ngày đầu tiên trong chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng của sản phụ.

Thời gian mang thai trung bình là 280 ngày hay 40 tuần, được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng của sản phụ. Khi thai kỳ kéo dài từ tuần thứ 41 đến tuần thứ 42 [1 tuần sau ngày dự sinh] thì gọi là thai trễ ngày. Với thai kỳ kéo dài hơn 42 tuần tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng thì gọi là thai quá ngày dự sinh.

Thai quá ngày chưa chuyển dạ sẽ có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe cho cả sản phụ và thai nhi. Tuy nhiên, vấn đề này thường chỉ xảy ra ở một số ít trường hợp thai quá ngày dự sinh.

Một số rủi ro được cho có liên quan đến tình trạng thai quá ngày dự sinh gồm:

  • Thai chết lưu.
  • Thai nhi quá lớn.
  • Thai nghén quá kỳ.
  • Có phân trong phổi thai nhi, khiến em bé gặp phải tình trạng khó thở nghiêm trọng sau sinh.
  • Lượng nước ối giảm khiến dây rốn bị chèn ép và hạn chế lượng oxy cung cấp cho thai nhi.

Thai quá ngày dự sinh tăng khả năng thai phụ cần phải hỗ trợ nếu sinh thường hoặc phải sinh mổ. Ngoài ra, nguy cơ nhiễm trùng và xuất huyết sau sinh cũng cao hơn khi thai quá ngày dự sinh. Thai quá ngày dự sinh tiềm tàng nhiều nguy hiểm, nếu như gần đến ngày dự sinh hoặc đến ngày dự sinh mà chưa có hiện tượng chuyển dạ mẹ hãy đến thăm khám để biết tình trạng thai của mình mẹ nhé.

Theo thống kê, chỉ có từ 3-5 % bà bầu sinh nở đúng tời gian dự kiến, hầu hết đều sinh sớm hoặc sinh muộn trong khoảng thời gian 2 tuần. Ngày nay, y học phát triển, mẹ bầu đi khám thai thuận tiện và thường xuyên nên việc phát hiện và điều trị sớm các thai quá ngày dự sinh đã làm giảm đáng kể tình trạng chết thai cũng như sơ sinh. Khi đã biết thai đã quá ngày dự kiến sinh nhưng vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ thì các mẹ cần phải đi thăm khám và theo dõi một cách đều đặn hơn.
 

Có một điều mẹ yêu nên biết, ngày dự sinh chỉ là ngày ước tính

Có một điều mẹ yêu nên biết, ngày dự sinh chỉ là ngày ước tính. Trên thực tế chỉ có 5% em bé được sinh vào đúng ngày dự sinh. ALex C.Vida Eff, một nhà nghiên cứu y học bà mẹ và thai nhi tại Đại học Y khoa Texas ở Houston. Ông cho biết, không phụ nữ nào nên lo lắng khi đến ngày dự sinh mà chưa chuyển dạRất khó để xác định tuổi chính xác của thai nhi. Các lý do cho điều này bao gồm kinh nguyệt không đều [vì ngày dự sinh được tính dựa theo chu kỳ 28 ngày hoàn hảo]. Lịch sử sơ sài hoặc không chính xác được thông báo cho bác sĩ sản khoa, dẫn đến việc xác định không chính xác độ tuổi của bé. Sự phát triển của thai nhi trong thai kỳ cũng ảnh hưởng đến quá trình chuyển dạ của mẹ ở cuối kỳ mang thai. Và là nguyên nhân nhầm lẫn trong việc phát hiện thời gian mang thai.

2. Các phương pháp tính ngày dự sinh hiện đại nhất cho mẹ yêu

Các bác sĩ thường kết hợp sử dụng nhiều phương pháp để ước tính tốt nhất ngày dự sinh. Các phương pháp đó bao gồm:

Bác sĩ dùng phương pháp như thế nào ước tính ngày dự sinh?

3. Các dấu hiệu chuyển dạ mẹ cần biết

Để rõ hơn, mẹ cũng cần nắm chắc các dấu hiệu chuyển dạ để mẹ có thể biết rằng đã đến ngày dự sinh và có dấu hiệu chuyển dạ hay chưa.

Các dấu hiệu chuyển dạ thực sự mẹ cần biết

3.1. Ra nhầy hồng âm đạo

Đây là sự thoát ra của nút nhầy cổ tử cung. Điều này chứng tỏ cổ tử cung đã bắt đầu biến đổi để chuẩn bị cho chuyển dạ. Cổ tử cung chuẩn bị ngắn lại, mềm ra và mở rộng để đầu em bé lọt dần xuống.

3.2. Đau bụng cơn tăng dần

Nếu những cơn gò báo hiệu dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh thì cơn đau bụng tăng dần liên tục từng cơn là biểu hiện cho thấy mẹ sắp chuyển dạ. Mẹ thấy đau nhiều hơn, đau liên tiếp mà không có tư thế nào đỡ đau được. Các cơn đau kéo dài lên tới 2 phút và trong 10 phút có nhiều cơn như vậy. Cơn đau này là do cơ tử cung co bóp thúc đẩy em bé ra khỏi tử cung mẹ.

3.3. Rỉ ối, vỡ ối

Nếu mẹ bỗng nhiên thấy có nước ra âm đạo, rất có thể đó là nước ối. Thông thường mẹ thấy nước ối hơi vàng, dạng lỏng, trong hoặc có ít vẩn trắng. Biểu hiện này cho thấy ối bị rỉ hoặc ối đã vỡ. Mẹ nên đeo băng vệ sinh cỡ lớn và nhanh chóng nhập viện khi có biểu hiện này.

4. Đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ nguy hiểm không?

Việc đến ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ là hoàn toàn bình thường. Việc đến ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ gì có thể bắt nguồn từ nhiều vấn đề khác nhưng vấn đề chính thường là phương pháp tính ngày dự sinh hiện nay. Phương pháp hiện nay dù hiện đại tới đâu thì vẫn luôn có khả năng xảy ra khác với dự đoán. Tuy nhiên, mẹ vẫn cần phải hết sức cẩn thận mẹ nhé! Nếu như quá ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ thì sẽ là một vấn đề lớn đó mẹ nhé.

5. Những việc cần làm khi đến ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ

Những việc cần làm khi đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ

Sau 39 hoặc 40 tuần, sinh sớm sẽ tốt hơn cho trẻ so với việc sinh muộn. Các nghiên cứu cho thấy trẻ nhập viện để chăm sóc sức khỏe tăng nhẹ khi thai kỳ kéo dài từ 40 đến 42 tuần. Việc chết lưu, tuy hiếm gặp nhưng cũng đáng lo ngại. Ở tuần thứ 40 nguy cơ bé chết lưu là 2-3 trên 1000 trẻ, và sẽ là 4-7 trên 1000 trẻ ở tuần thứ 42. Nếu đến ngày sinh mà chưa chuyển dạ, mẹ có thể chuyển dạ trong tuần từ 41 và muộn nhất là tuần thứ 42. 

Mẹ có được kích thích chuyển dạ hay không phụ thuộc vào sức khỏe của chính sản phụ, tình trạng cổ tử cung và sức khỏe của em bé. Nó được xác định bằng thủ thuật xâm lấn, gọi là xét nghiệm không căng thẳng cho thai nhi. Tình trạng bên trong tử cung của mẹ khi quá ngày dự sinh cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển dạ và sinh thường. Kết quả là ngay cả khi cổ tử cung mở ở mức 8 cm và quá trình chuyển dạ đang phát triển. Bác sĩ vẫn có thể tiến hành sinh mổ nếu thai nhi quá ngày và không an toàn cho việc sinh thường.

5.1. Kích thích chuyển dạ tự nhiên

Những phương pháp kích thích chuyển dạ khác được áp dụng cho mẹ bầu, có xu hướng lâu hơn. Đợi đến tuần thứ 42 để mẹ chuyển dạ tự nhiên. Lên lịch khám tại bệnh viện. Thử các phương pháp tự nhiên như châm cứu, bấm huyệt, reiki. 

Ở tuần thứ 40 hoặc 41, nếu cổ tử cung giãn ra ít nhất 2cm. Các nữ hộ sinh sẽ thực hiện cái gọi là “quét cổ tử cung”. Đó là cách sử dụng ngón tay để tách cổ tử cung khỏi túi ối. Điều này đôi khi có thể khởi động quá trình chuyển dạ. Nếu mẹ bầu thực sự chuyển dạ, thì họ có thể sinh sau đó 24 giờ đến 36 giờ tới.

Tới ngày sinh mà chưa sinh phải làm sao?

Đau lưng, ợ chua, trĩ và hàng loạt những triệu chứng khác đi kèm khi đến ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ khiến mẹ lo lắng và mệt mỏi. Hãy xem mẹ có thể làm gì để kích thích quá trình chuyển dạ tự nhiên nhé

5.1.1. Đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ: Massage mẹ bầu

Massage mẹ bầu là cách thư giãn cơ thể và có thể kích thích quá trình chuyển dạ. Sau một buổi massage, mẹ sẽ cảm nhận được sự thoải mái, giảm các cơn đau và khó chịu. 

5.1.2. Đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ: Ăn cay

Không có bữa ăn kỳ diệu nào có thể đảm bảo để mẹ bầu chuyển dạ. Tuy nhiên, thực phẩm cay được xếp vào danh mục gia vị không gây hại và có thể giúp ích. Nếu đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ. Thì trong nhiều trường hợp, một bữa ăn cay có thể khởi động quá trình ấy.

5.1.3. Đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ: Di chuyển thường xuyên

Việc vận động trong thời gian quá ngày dự sinh thật là khó khăn. Tuy nhiên, mẹ hãy luôn duy trì vận động. Thiền, đi bộ ngắn, yoga có thể không khởi phát quá trình chuyển dạ. Nhưng nó luôn có lợi cho mẹ và thai nhi.

5.1.4. Đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ: Tránh xa mạng xã hội

Tại thời điểm này, các mẹ bầu được khuyên hãy tránh xa mạng xã hội và những cuộc gặp gỡ xã giao không cần thiết. Hãy dành thời gian nhiều hơn cho riêng mình hoặc chia sẻ cùng người thân. Đọc sách tích cực, ngồi thiền, ghi chép nhật ký mang thai, cũng là những gợi ý khá hay cho mẹ yêu.

Đọc thêm: Cách chuyển dạ nhanh: 9 Cách kích thích chuyển dạ nhanh nhất mẹ cần biết

6. Quá ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ có nguy hiểm không?

Quá ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ quá lâu sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi và mẹ

Khi bước sang tuần thứ 41, thai nhi vẫn chưa chịu ra đời sẽ kèm theo những hậu quá nặng nề. Bởi vì thai nhi sẽ bắt đầu già đi kéo theo bộ máy hoạt động bắt đầu suy yếu dần. Chức năng cung cấp oxy và dinh dưỡng cho trẻ giảm đi đáng kể. Vì vậy, quá ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ quá lâu sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi và mẹ.

  • Nguy cơ đối với thai nhi: ảnh hưởng đến tim, hô hấp, trí não của thai nhi; trẻ có thể bị suy dinh dưỡng, có sức đề kháng kém, sốt, da nhăn nheo,…thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
  • Nguy cơ đối với mẹ bầu: vượt quá ngày dự sinh, nước ối của mẹ bầu cũng cạn dần dẫn đến các cơn gò tử cung chèn ép dây rốn. Ngoài ra, quá ngày dự sinh thai nhi quá cỡ, mẹ bầu bắt buộc phải mổ. Vì vậy, mẹ phải nằm viện để theo dõi và dễ để lại nhiều biến chứng.

Vậy khi quá ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ thì mẹ cần làm gì? Vì vậy, khi thấy vượt quá ngày dự sinh mà bầu không nên lựa chọn cách thuận theo tự nhiên. Mẹ cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và có lựa chọn phù hợp nhất. Ngoài ra, sau đây là những điều mẹ nên làm khi quá ngày dự sinh mà chưa sinh:

  • Thực hiện các xét nghiệm cần thiết
  • Biện pháp giục sinh hợp lý

Nguồn: Doctors’ Circle – World’s Largest Health Platform [Youtube]

Mọi việc sẽ diễn tiến theo quá trình riêng của nó. Vì thế, đến ngày sinh mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ cũng là một điều rất bình thường. Mẹ hãy dừng việc lo lắng và cảm nhận từng phút giây trôi qua. Thư giãn và dành thời gian cho những điều tích cực. Đó có thể là những trải nghiệm mà sau này khi nghĩ về, mẹ sẽ tràn ngập trong sự ấm áp và lòng biết ơn.

Nguồn tham khảo: //kidshealth.org/en/parents/due-date.html

Mẹ có thể tham khảo các bài viết sau:

10 Tư thế giảm đau khi chuyển dạ hiệu quả nhất

Mẹ bị tiêu chả bao lâu thì chuyển dạ?

Ăn gì để chuyển dạ nhanh hơn khi mẹ đến tháng cuối thai kỳ?

Video liên quan

Chủ Đề