Tổng quan thị trường xe máy Việt Nam

Thị trường xe máy trong nước đang ở giai đoạn bão hòa, mức tăng trưởng sẽ ổn định và không có đột biến trong thập kỷ tới, theo ABeam Consulting [ABeam Việt Nam], công ty tư vấn chiến lược Nhật Bản trong báo cáo mới nhất.

Năm 2020, do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, doanh số bán xe máy giảm từ 3,25 triệu chiếc còn 2,84 triệu chiếc tức là giảm 12,6% so với năm 2019. Ngược lại, Việt Nam vẫn là quốc gia có doanh số bán hàng duy trì ở mức ổn định trong suốt thập kỷ qua với khoảng 3 triệu chiếc được bán ra hằng năm.

Dù vậy, từ năm 2010, tỷ lệ giữa số lượng xe máy và ô tô đăng ký tại Việt Nam từ mức 55,9 xe máy/ô tô liên tục giảm xuống tỷ lệ 26,7 vào năm 2020. Trong khi đó, GDP bình quân đầu người tăng liên tục và đạt 2.785 USD vào năm 2020, tăng đáng kể so với 1.317 USD năm 2010 [CAGR là 7,8%] [World Bank]. Không chỉ điều kiện tài chính cải thiện giúp người Việt Nam có thể mua những mặt hàng đắt tiền hơn như ô tô thay vì xe máy, mà cơ sở hạ tầng ở Việt Nam cũng đang được cải thiện với tốc độ nhanh chóng.

Theo những số liệu mới nhất, trong vòng 10 năm qua, tỷ lệ đường rải mặt toàn quốc tăng từ 64,4% năm 2010 lên 84%, trong đó tỷ lệ này ở khu vực nông thôn tăng từ 37,9% vào năm 2010 lên 68,69%. Tổng chiều dài đường cao tốc cũng tăng hơn 10 lần từ 89km năm 2010 lên 1.163 km vào năm 2020, giúp kết nối các thành phố lớn ở Việt Nam và hỗ trợ cả việc sử dụng ô tô.

Hiện, xe máy vẫn được coi là phương tiện giao thông chính ở Việt Nam, khi với tổng dân số 98 triệu người đã có hơn 65 triệu xe máy được đăng ký, có nghĩa là cứ 3 người thì có 2 người sở hữu một chiếc xe máy vào năm 2020. Song, ABeam cho rằng thị trường xe máy tại Việt Nam đang bắt đầu bước sang giai đoạn bão hòa khi số lượng ô tô có xu hướng tăng nhanh. Từ đó cho thấy, với các yếu tố đã đề cập trước đây thì thị trường xe máy sẽ phát triển bền vững hơn với những con số ổn định trong tương lai nhưng sẽ không có sự tăng trưởng đáng kể nào trong thập kỷ tới.

Hiện, thị trường xe máy Việt Nam được thống trị bởi 5 nhà sản xuất lớn Honda, Yamaha, Suzuki, SYM và Piaggio, trong đó Honda và Yamaha chiếm gần 90% tổng số lượng xe máy tiêu thụ tại Việt Nam trong nửa đầu năm 2021.

Trong đó, Asean là khu vực có vai trò quan trọng với thị trường xe máy toàn cầu, đứng thứ 3 thế giới, sau Ấn Độ và Trung Quốc. Trong khu vực này, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam là 3 quốc gia đứng đầu, tổng doanh số hơn 13,7 triệu chiếc. Đến 2019, tổng số xe máy đăng ký là 106 triệu chiếc tại Indonesia, 62 triệu chiếc tại Việt Nam và 21 triệu chiếc tại Thái Lan.

Bước ngoặt từ thị trường xe máy sang ôtô có thể khác nhau giữa các quốc gia, phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau, chẳng hạn như cơ sở hạ tầng đường bộ và mức độ bất bình đẳng. Ngoài ra, sau khi nền kinh tế phát triển và thu nhập đạt mức cao hơn nữa, mối quan hệ giữa GDP bình quân đầu người và xe máy trở nên tích cực trở lại, khi người tiêu dùng yêu cầu xe máy động cơ lớn hơn [xe phân khối lớn trên 250 cc] hoặc xe máy điện.

Ví dụ điển hình cho vấn đề này là tại Trung Quốc, nơi số lượng xe máy trên 100 hộ gia đình tại thành thị đã tăng đáng kể từ 6,3 chiếc năm 1995 lên khoảng 25 chiếc năm 2007, sau đó giảm xuống còn khoảng 19 chiếc năm 2019 trong khi GDP của nước này đã tăng đáng kể so với hai thập kỷ qua. Tương tự, tổng lượng bán ra giảm từ 26,6 triệu chiếc trong năm 2010 xuống còn 15,2 triệu chiếc vào năm 2019 [giảm 6,02% hàng năm].

Mặc dù phần lớn thị trường xe máy tại Trung Quốc tập trung phân phối xe cỡ nhỏ, những phân khúc thị trường xe máy động cơ lớn vẫn tăng trưởng cùng lúc. Doanh số bán xe máy dưới 250 cc tại Trung Quốc chiếm 98,7% tổng doanh số năm 2019 [tương đương khoảng 13 triệu chiếc] trong khi xe máy từ 250 cc trở lên ghi nhận 177.000 chiếc bán ra trong năm 2019, tăng mạnh so với khoảng 10.000 chiếc ở 2010. Trung Quốc đa phần xuất khẩu xe máy sản xuất ra nước ngoài, số lượng sản xuất xe máy có động cơ lớn hơn 150 cc từ năm 2015 đến 2018 cũng cho thấy mức tăng từ 787.000 chiếc lên 1,05 triệu chiếc [CAGR là 10,12% trong thời gian khoảng thời gian].

Các quốc gia trong khối Asean với mức thu nhập ngày càng tăng, cùng với các sáng kiến chính sách và cơ sở hạ tầng mở rộng, người dân ở các nước đang phát triển tại khu vực như Thái Lan đã giảm tốc độ trong việc thay thế xe máy cũ và dần chuyển sang việc mua xe du lịch nhỏ. Từ đó, thị trường xe máy cuối cùng dần bị thu hẹp để mở rộng thị trường xe hơi trong khu vực.

Với những luận điểm trên về  bức tranh thị trường xe máy, ABeam Consulting ước tính có bước ngoặt và tác động đối với thị trường xe hơi.

Cụ thể, thống kê từ VAMM, bao gồm 5 thành viên là Honda, Piaggio, Suzuki, SYM và Yamaha cho biết doanh số bán hàng Quý 2 năm 2022 [tính từ tháng 04 năm 2022 đến hết tháng 06 năm 2022] là 655.433 xe, giảm 1.79% so với cùng kỳ năm 2021.

Mẫu Honda AirBlade 160 mới vừa ra mắt thị trường Việt Nam vào tháng 5/2022

Như vậy kể từ đầu năm 2022, VAMM đã bán ra tổng số 1.409.004 xe, trung bình mỗi ngày thị trường Việt Nam có thêm hơn 7827 xe bán ra, bất kể là ngày lễ hay ngày nghỉ. Và cho dù bị ảnh hưởng của việc thiếu linh kiện xảy ra trên quy mô toàn cầu, doanh số xe máy của thị trường xe máy Việt Nam vẫn tăng nhẹ 2,9% so với sáu tháng đầu năm 2021 [với 1.368.905 xe bán ra].

Hiện tại, 5 thành viên VAMM đang cung cấp cho thị trường Việt Nam các dòng sản phẩm đa dạng bao gồm các dòng xe số, xe tay ga, xe tay côn và xe thể thao phân khối lớn. Đáng quan tâm, thống kê này của Piaggio Việt Nam cho VAMM không bao gồm các mẫu xe mang thương hiệu Aprilia, Guzzi, cũng như không bao gồm số liệu xe xuất khẩu và xe đã sản xuất nhưng vẫn chưa đến tay khách hàng.

Hiện tại, thống kê của VAMM tại thị trường xe máy Việt Nam chưa tính các thương hiệu mô tô nhập khẩu nguyên chiếc đã có mặt, thông qua các nhà nhập khẩu chính hãng như BMW Motorrad [do Thaco nhập khẩu], KTM/Husqvarna/Harley-Davidson/Triumph [do nhà phân phối Al Naboodah quản lý, Kawasaki Nhật Bản, Ducati [do CT Wearness phân phối]…

Theo Thế Giới Phương Tiện

Trong 2021, doanh số xe máy tại Việt Nam đạt gần 2,5 triệu, trung bình khoảng 1 phút có gần 5 xe máy mới được tiêu thụ.

Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy VAMM cho biết, doanh số của năm 2021 đạt 2.492.372 xe, giảm 8,12% so với năm 2020. Lượng tiêu thụ này tương đương khoảng gần 7.000 xe tiêu thụ mỗi ngày.

Xe Honda trưng bày tại một đại lý ở quận Bình Thạnh, TP HCM.

VAMA gồm các thành viên như Honda, Yamaha, Suzuki, SYM, Piaggio. Riêng Honda bán đến gần 2 triệu chiếc, chiếm 79,9% thị phần. Hai mẫu Honda Vision và Wave Alpha tiếp tục thống trị thị trường với doanh số lần lượt 490.613 xe và 376.514 xe.

Doanh số gần 2,5 triệu chiếc của VAMM không phải số tổng của thị trường xe máy Việt Nam bởi còn nhiều hãng môtô, xe máy không công bố số liệu. Trong đó kể đến như Ducati, BMW Motorrad, KTM, Triumph, Harley-Davidson, Kymco... và nhiều hãng xe máy điện khác. Tuy nhiên, những thương hiệu này doanh số thấp và chiếm thị phần khiêm tốn so với Honda nói riêng và VAMM nói chung.

Tiêu thụ giảm sút của thị trường xe máy nằm trong xu hướng giảm chung đối với ngành kinh doanh phương tiện đi lại do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Ngành ôtô tại Việt Nam trong 2021 đạt doanh số 383.444 xe, giảm nhẹ 3% so với năm 2020. Số liệu này của VAMA, TC Motor, VinFast gộp lại.

Khách hàng tham khảo xe Ducati tại một đại lý ở quận 7, TP HCM.

Xét riêng mảng xe máy phổ thông, thị trường Việt 2021 không có sản phẩm mang tính đột phá. Các hãng chủ yếu thay đổi tem và một số chi tiết nhỏ để đổi mới sản phẩm. Trong khi đó, mảng môtô phân khối lớn sôi động hơn khi có thêm một số hãng mới kinh doanh tại Việt Nam như Husqvarna [Thụy Điển], Aprilia và Moto Guzzi [Italy]. Đầu 2022, Yamaha sau nhiều lần trì hoãn, cho biết sẽ đưa vào vận hành showroom xe phân khối lớn vào tháng 3 tới, tách riêng hệ thống Town như hiện nay.

Thành Nhạn
Ảnh: Phạm Trung

  • Tiêu thụ ôtô mới 2021 tại Việt Nam giảm nhẹ

Video liên quan

Chủ Đề