Top 20 điểm check in Huyện Côn Đảo Bà Rịa Vũng Tàu 2022

Có tổng 7777 đánh giá về Top 20 điểm check in Huyện Côn Đảo Bà Rịa Vũng Tàu 2022

Chợ Côn Đảo

2335 đánh giá
Địa chỉ: đường Đường Phạm Văn Đồng,Côn Đảo,Bà Rịa - Vũng Tàu,Việt Nam

Vân Sơn Tự

1421 đánh giá
Địa chỉ: Côn Đảo,Bà Rịa - Vũng Tàu,Việt Nam
Liên lạc: 0903006570

Ngôi chùa di tích, bên trong có khung cảnh rất đẹp, nhìn ra hướng biển. Bên trong thoáng mát, có thờ Phật, các vị Thánh Mẫu, Đức Thánh Trần, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Đại tướng Võ Nguyên Giáp...

Thanh bình và tôn nghiêm, view nhìn xuống biển rất thích. Có nước uống bánh kẹo tự phục vụ cho khách đến viếng. Nên đóng góp ít công đức để chùa có kinh phí hoạt động và tu bổ.

Chùa không lớn nhưng đúng kiến trúc cổ kính, đẹp. Leo bậc thang lên chùa cũng không quá cao. Sân sau có sẵn nước hạt é và bánh kẹo cho mọi người.

Vân Sơn Tự hay còn gọi là Chùa Núi Một là một trong những nơi viếng thăm khi đi du lịch Côn Đảo

Một điểm đến du lịch tâm linh rất lí tưởng,rất yên bình.Mọi người cũng rất thân thiện.
Không gian yên bình, thoáng mát,hoà hình với thiên nhiên.
Nhưng 1 điều cảnh báo là mọi người nên tự cất giữ đồ đạc của mình cẩn thận vì có rất nhiều khỉ.Lúc mình đi có nhiều bạn giao lưu \u0026 cho khỉ ăn nên bị khỉ giật đồ.
Nếu mà cứ cho ăn như vậy chúng sẽ quen \u0026 trở nên trộm cắp vặt của khách.
Chúc mọi người có 1 trải nghiệm vui vẻ khi đến Côn Đảo.

Chịu khó leo lên chùa 1 tí
Chùa khá yên tĩnh
View nhìn ra biển khá đẹp
Chùa có nước và bánh cho khách vãn lai nghỉ ngơi
5 sao

Chùa đẹp và yên bình, mọi người sau khi lễ phật bà quan thế âm bồ tát và các gian chính thì vòng ra sau xin săm của thầy và viết sớ cầu bình an nhé. 200 bậc thang leo lên chùa sẽ gặp khỉ khoảng gần chục con, cẩn thận ko khỉ phá đồ lễ nha mọi người

Ngôi chùa duy nhất trên côn đảo đẹp vac linh thiêng lắm ạ

Bảo tàng Côn Đảo

1183 đánh giá
Địa chỉ: Đường Nguyễn Huệ,Côn Đảo,Bà Rịa - Vũng Tàu,Việt Nam
Liên lạc: 0916692789
Website: https://bao-tang-con-dao.business.site/

Nên ghép đoàn để có người hướng dẫn. Côn Đảo cá tính với nội dung lịch sử, tâm linh gắn với ctranh thống nhất VN.

Muốn tìm hiểu về lịch sử thì đây là địa điểm phải đến ở Côn Đảo, chỉ cần ra bảo tàng Côn Đảo mua vé là có thể tham quan được năm địa điểm, giá vé là 50.000, có hướng dẫn viên, để thuyết trình cho mình những địa điểm lịch sử này bao gồm trong giá vé. Bảo tàng có rất nhiều bức tranh để lưu giữ lại tội ác của nhà tù hồi xưa, Từ Pháp đến Mỹ, và cho đến hiện nay, một địa điểm phải đến va nghe nếu như bạn quan tâm về lịch sử

Một địa điểm lịch sử mà đã là người Việt Nam cần phải nhớ ông cha chúng ta đã hy sinh để cho chúng ta được như hôm nay

Bảo tàng Côn Đảo có giá vé tham quan 50k, tham quan được 5 điểm, có hướng dẫn viên.

Một nơi rất phù hợp khi lần đầu đến Côn Đảo để tham quan những kỉ vật và hình ảnh về những năm tháng lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.

Một địa điểm dành cho những ai muốn đi để tìm hiểu về lịch sử, giá vé 50k/5 địa điểm, nhưng mình vừa đi chỉ cho đi 3 nơi, 2 nơi còn lại trùng tu hay sao đó. Có HDV thuyết minh, mình đi đầu mùa hè nên thời tiết nóng oi bức, bất tiện ở chỗ bảo tàng chỉ mở 1 cái quạt nên khá ngột ngạt, đi hết 1 vòng mình thay khẩu trang mới luôn @@

Có những miền ký ức đau thương của thế hệ đi trước trong quá khứ...đời đời ghi nhớ sự hy sinh lòng dũng cảm cho cs tự do và hạnh phúc của hiện tại và tương lai.

Một nơi luư trữ nhiều hiện vật và tư liệu lịch sử có giá trị

Nhà tù Côn Đảo

981 đánh giá
Địa chỉ: MJQ7+PR6,Nguyễn Chí Thanh,Côn Đảo,Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam

Muốn tìm hiểu về lịch sử thì đây là địa điểm phải đến ở Côn Đảo, chỉ cần ra bảo tàng Côn Đảo mua vé là có thể tham quan được năm địa điểm, giá vé là 50.000, có hướng dẫn viên, để thuyết trình cho mình những địa điểm lịch sử này bao gồm trong giá vé. Nơi mà có chuồng cọp của Pháp, một địa điểm không thể bỏ qua.

Là địa điểm, di tích lịch sử; thể hiện sự hào hùng bất khuất của người việt nam trước quân xâm lược. Đã đi phú quốc 3 lần và lần nào mình cũng quay lại nhà tù côn đảo để hiểu và cảm nhận sự gian khổ của người lính cộng sản, sự tàn ác dã man của quân thù. từ đó càng thêm khâm phục tinh thần yêu nước, bất khuất của các anh hùng dân tộc. 1 địa điểm phải đến và highly recommend những ai chưa đi, nhất định phải đến 1 lần trong đời

Hiện tại 14/01/2022 đang tu sửa, không đón Khách

1 địa điểm lịch sử nhất định phải ghé qua nếu có dịp đi Côn Đảo

Di tích được phục dựng và bảo tồn tốt, các tượng sáp trông rất thật như kể lại những gì đã diễn ra tại đây, được nghe các anh chị hướng dẫn thuyết trình cảm giác mọi thứ vừa xảy ra, rất xót xa và khâm phục các cô chú tù chính trị!

Một địa điểm tham quan không thể bỏ qua khi đến nơi này.

Cùng với thăm quan bảo tàng Côn Đảo, di tích nhà tù Phú Hải và chuồng Cọp.

Đến bảo tàng :

Để hiểu đượctừ nhà tù giam cầm các tù nhân chính trị mà chỉ yếu là những người cộng sản đến sự phát triển của Côn Đảo với cuộc sống thanh bình của hơn 10 ngàn dân mới đây.

Để hiểu cuộc sống đa dạng và thay đổi từng ngày của quần đảo với 16 hòn đảo

Để giúp hiểu thêm giá trị của cuộc sống hôm nay

Thăm các đi tích nhà tù Phú Hải và Chuồng Cọp

Để cảm nhận sự tàn ác của chiến tranh, của thực dân, đế quốc.

Để hiểu được ý chí và khát vọng sống và hướng đến độc lập, tự do của người Việt Nam!

Nhà tù cổ, các hình nhân được thêm vào cùng với không khí khá ghê rợn khi tham quan một mình, nên có tour tham quan kể chuyện ma đêm khuya ở đây

Đang khi Tổ quốc lâm nguy, giang san, sự nghiệp, mồ mả đền chùa, nhà thờ của tổ tiên ta bị uy hiếp; cha mẹ, anh em, vợ con, thân thích, họ hàng ta bị đe đọa; của cải, ruộng nương, nhà cửa, ao vườn, làng mạc ta bị nguy ngập; ai là người xung phong trước hết để chống cự quân thù, để giữ gìn đất nước cho chúng ta? Đó là những chiến sỹ mà nay một số thành ra thương binh. Thương binh là những người đã hy sinh gia đình, hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đồng bào, vì lợi ích của Tổ quốc, lợi ích của đồng bào mà các đồng chí đó bị ốm yếu. Vì vậy, Tổ quốc và đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người anh hùng ấy

Dinh Chúa Đảo

496 đánh giá
Địa chỉ: MJM5+585,Tôn Đức Thắng,Côn Đảo,Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
Liên lạc: 02543830517

Đỉnh chúa đảo nơi ở của người quản lý nhà tù côn đảo thời Pháp.

ĐỊA ĐIỂM THAM QUAN TÌM HIỂU THÊM VỀ CÔN ĐẢO. ketnoithanhcong. com check in

Dinh Chúa Đảo hay dinh tỉnh trưởng, được thiết kế theo kiến trúc Pháp, Tổng diện tích của Dinh chúa đảo lên tới 1,86 hecta, bao gồm tòa nhà chính, các gian nhà phụ, cùng sân vườn cũng như các hạng mục công trình khác, cổng chính của Dinh nhìn thẳng ra khu vực Cầu Tàu.
Tham quan Dinh chúa đảo, du khách sẽ được chứng kiến tận mắt những phương pháp tra tấn đối với tù nhân, hay những công việc khổ sai nhằm phục vụ cho các nhu cầu của chúa đảo.

Di tích nơi ở của Chúa Đảo [còn gọi là Giám đốc đảo] - là người đứng đầu bộ máy chính quyền cai trị trên Côn Đảo thời Pháp, Mỹ. Mua vé tham quan tại Bảo tàng Côn Đảo, theo khung giờ [mình đi lúc 9h] sẽ có hướng dẫn viên hướng dẫn tham quan tất cả các điểm di tích lần lượt theo thứ tự:
1. Bảo tàng Côn Đảo.
2. Dinh Chúa Đảo.
3. Di tích trại Phú Hải.
4. Di tích trại Phú Tường [Chuồng cọp Pháp]
5. Di tích trại Phú Bình [Chuồng cọp Mỹ]

Dinh chúa đảo chính là nơi ở của 53 đời chúa đảo, trải qua 113 năm từ 1862 đến 1975. Trong đoa 92 năm dưới thời thực dân Pháp với 39 đời chúa đảo và 12 năm thời đế quốc Mỹ với 14 đời chúa đảo sống và làm việc. Là nơi đầu não trung tâm của hệ thống nhà tù được điều hành dưới quyền điều khiển của chúa đảo.

Vì vị trí nằm ngay trung tâm, và ở Côn Đảo cũng không có nhiều nơi tham quan, nên du khách đều ghé vào đây. Dinh rất rộng rãi, vườn cây cũng bình thường.
Mua vé chung với tour tham quan các trại giam là 40k, tham quan 4 điểm, chứ không có mua riêng lẽ từng điểm được.
Giữ vé để nếu sáng đi không kịp, thì chiều hay ngày mai đi tiếp cũng được.
Đối diện là di tích cột mốc 914, và bãi biển tuyệt đẹp.

Không gian bên ngoài rất rộng rãi. Phòng bên trong nhà được trang bị rất lịch sự và mang đậm đẳng cấp thời xưa

Nhà còn rất tốt, giữ được nhiều hiện vật
Tọa lạc ngay cầu tàu 914, trung tâm thị trấn Côn Đảo

Mũi Chân Chim

324 đánh giá
Địa chỉ: MMR2+VJ9,Cỏ Ống,Côn Đảo,Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam

Mũi chân chim là nơi khá đẹp để đón mặt trời mọc ở Côn Đảo. Mũi ven mép biển rất đẹp, từ mũi chân chim nhìn ra các hòn và bãi biển six senses rất đep. Là nơi checking lý tưởng cho mn săn ảnh đẹp tại Côn Đảo.

Đẹp!!! Thích hợp với các chị em chụp ảnh seo phì

Cảnh đẹp, không khí thoáng đãng, là địa điểm checkin tuyệt vời

Đi một đoạn đường dọc bờ biển về hướng ra sân bay. Ở đây cảnh đẹp hùng vĩ,nước trong vắt,nhìn từ trên cao chỉ thấy một Côn Đảo yên bình!

1 trong những nơi nên đến khi tới Côn Đảo…nơi đây mình có thể chụp dc những bức ảnh đẹp hùng vĩ.

Thời điểm t12 thì ko nên đi đón bình minh nhé mọi người. Mình đi từ sớm nhưng đúng đợt gió mùa nên nhiều mây ko thể xem đc bình minh. Trời lạnh, gió nhiều.

Mình đi ngay mùa gió. Gió thổi mạnh nguy hiểm lắm. Nhưng mà cảnh thì đẹp hết sảy

CHẲNG CÓ GÌ ĐẶC BIỆT CHO ĐẾN KHI...

Khi đến thực địa, nhìn sơ bạn chẳng thấy gì ngoài cục đất đá, nhưng khi chịu khó nhìn...thì cũng vậy.

Bởi nó đẹp khi được kết hợp từ sự thưởng thức của bạn, cách nhào nặn của bạn và thời điểm trong ngày.

Thiên nhiên là vậy. Nói chung ngồi thưởng thức hoàng hôn thì mê ly. Góc nhìn biển rộng cực thư thái.

Mũi Cá Mập

278 đánh giá
Địa chỉ: JJR7+688,Bến Đầm,Côn Đảo,Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam

Điểm checkin cho các bạn

Lần tới sẽ đi những nơi khác, Côn Đảo quá đẹp.

Mũi cá mập địa điểm du lịch nổi tiếng và độc đáo tại Côn Đảo. Hòn đảo đẹp hoang sơ ít sự tác động của con người và môi trường sống trong lành. Mọi người nên đến thử một lần để trải nhiệm thêm

Là một phần mũi đất nhô ra phía biển nên người ta gọi là mũi cá mập. Nói chung không quá đặc biệt. Chạy dọc bờ biển còn nhiều chỗ đẹp hơn

Đi lòng vòng k biết đâu là mũi cá mập luôn. Vì rất rộng và nhiều chỗ rất đẹp

Mũi Cá Mập nằm gần Bãi Nhát, sát tuyến đường chính từ Bến Đầm về trung tâm. Cảnh rất đẹp nhé, góc quan sát rộng thấy được 1 góc lớn biển đảo. Gió thổi rất mạnh, cảm thấy đất trời như hòa quyện.

Bãi bông cỏ vàng dưới chân núi
Một hình ảnh vô cùng hùng vĩ, những hình ảnh này không thể mô tả hết được sự hùng vĩ phong cảnh nơi đây.
Hãy cố gắng một lần đến nơi đây để có những cảm xúc chân thật nhất

Nếu như côn đảo là hình một con thú đặc biệt, thì chiếc chân sau của nó lại có hình đầu một chú cá mập đang mạnh mẽ chĩa ra biển khơi. Tại mũi cá mập bạn sẽ được nhìn xuống bãi nhác với bãi cát trắng, sóng vỗ mạnh trên những tảng đá đen xen lẫn bãi cát trắng, ngắm đằm mình trước vẻ đẹp của đỉnh tình yêu, biểu tượng một cô gái nằm thướt tha, chân hướng ra biển, đầu gối lên núi, phía dưới mũi cá mập, cây cối mọc xanh um, cùng màu xanh lam biển cả sống động như một bức tranh sơn dầu. Hầu như đây là mơi khá lý tưởng nên rất nhiều người ghi lại khoảnh khắc ở vị trí này. View đẹp, cảnh đẹp, cho 5 sao

An Sơn Miếu

229 đánh giá
Địa chỉ: Hoàng Phi Yến,Côn Đảo,Bà Rịa - Vũng Tàu,Việt Nam

An Sơn miếu ngày nay được UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xếp hạng di tích cấp tỉnh và là một trong những hạng mục của dự án quy hoạch trùng tu và phát huy di tích lịch sử Côn Đảo theo Quyết định số 264/2005/QĐ-TTg ngày 25-10-2005 của Thủ tướng Chính phủ về đề án phát triển kinh tế - xã hội huyện Côn Đảo đến năm 2020. Có thể nói, miếu bà là một trong rất ít di sản văn hoá dân gian ở Côn Đảo. Và là một trong hai phụ nữ [Hoàng Phi Yến và liệt sĩ Võ Thị Sáu] được dân địa phương tôn sùng như bậc thánh nữ linh thiêng...

MIẾU BÀ Ở CÔN ĐẢO [15-6-2020]
“Gió đưa cây Cải về trời
Rau Răm ở lại chịu đời đắng cay”
An Sơn Miếu [miếu Bà] nằm cách trung tâm Côn Đảo khoảng 2km về phía Tây Nam. Tương truyền, năm 1783 bị quân Tây Sơn truy sát, Nguyễn Ánh đem vợ con và 100 gia đinh chạy ra đảo Côn Sơn [Côn Đảo] cùng dân sở tại lập ra 3 làng: An Hải, An Hội và Cỏ Ống. Nguyễn Ánh tính chuyện cầu viện quân Pháp và định gửi hoàng tử Cảnh sang làm con tin. Thứ phi [Hoàng Phi Yến] can rằng: “Việc đánh nhau với Tây Sơn là chuyện trong nhà, thiếp nghĩ Chúa công không nên nhờ ngoại bang, nếu thắng được Tây Sơn cũng chẳng vẻ vang gì mà e còn lắm điều tai tiếng về sau”. Vì lời khuyên này, nhà chúa cho rằng thứ phi thông đồng với quân Tây Sơn nên tức giận xử tội chết. Nhờ có quan đô đốc Ngọc Lân can gián và lúc đó hoàng tử Hội An [con của bà] còn quá nhỏ nên nhà chúa hạ lệnh tống giam bà trong một hang đá trên hòn Côn Lôn nhỏ [nay gọi là hòn Núi Bà]. Lấp kín cửa hang bằng những tảng đá lớn, chỉ để một ít bánh nếp và một chum nước lã đủ sống chừng nửa tháng. Vừa nhốt bà xong, nhà chúa nghe tin quân Tây Sơn sắp đánh ra đảo. chúa Nguyễn vội vàng cùng tuỳ tùng xuống thuyền chạy về đảo Phú Quốc. Khi thuyền nhổ neo, Hoàng tử Hội An không thấy mẹ bèn hỏi, có người tiết lộ mẹ của Hoàng tử bị giam cầm trên đảo. Hoàng tử khóc rống lên kêu gào, đòi cho mẹ cùng theo. Nguyễn Ánh tức giận đã túm đứa con vô tội ném xuống biển. Hoàng tử chết, xác dạt vào bãi san hô và được dân làng Cỏ Ống chôn tại khu rừng gần bãi Đầm Trầu rồi lập miếu thờ ngay trước mộ.
Bà Phi Yến cũng được dân làng giải thoát khỏi hang đá và cho bà biết sự tình về Hoàng tử. Mọi người cùng nhau giúp bà dựng một ngôi nhà ngay bên mộ Hoàng tử Hội An để bà chăm sóc mộ phần đứa con xấu số. Tên tục của bà là Lê Thị Răm, Hoàng tử Hội An tên riêng là Cải nên người bấy giờ đặt ra câu hát trên kia.

Miếu Bà Phi Yến Côn Đảo
Miếu Bà Phi Yến hay còn gọi là An Sơn Miếu là nơi thờ bà Phi Yến - Thứ phi của chúa Nguyễn Phúc Ánh [Nguyễn Ánh]. Bà có tên thật là Lê Thị Răm.

Di tích lịch sử Miếu Bà
Cũng phải nói ngay rằng miếu Bà là ngôi miếu duy nhất ở Côn Đảo, ngày 18-10 âm lịch hàng năm, có diễn ra lễ hội trang trọng do ngành văn hóa tổ chức. Miếu Bà đã được UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và là một trong những hạng mục của dự án quy hoạch tổng thể trùng tu, tôn tạo và phát huy tác dụng di tích lịch sử Côn Đảo theo quyết định số 264/2005/QĐ-TTg ngày 25-10-2005 của Thủ tướng Chính phủ về đề án phát triển kinh tế-xã hội huyện nơi nàyđến năm 2020. Có thể nói miếu Bà là một trong rất ít di sản văn hóa dân gian của mảnh đất này. được xây dựng từ năm 1785 để thờ Bà Phi Yến – vợ của chúa Nguyễn Ánh [vua Gia Long].
Miếu Bà Phí Yến Côn Đảo

Sự Tích Miếu Bà Phi Yến
Năm 1783, Nguyễn Ánh bôn đào ra nơi đâyđể tránh sự theo dõi của lực lượng Tây Sơn. Vì thất bại liên tục nên ông đưa hoàng tử Hội An [có tên tục là hoàng tử Cải] tháp tùng cùng Bá Đa Lộc sang Pháp làm con tin để cầu viện. Bà Phi Yên ngỏ lời khuyên Nguyễn Ánh rằng: “Việc đánh nhau với Tây Sơn là chuyện trong nhà, thiếp nghĩ chúa công không nên nhờ vả ngoại bang, nếu thắng được Tây Sơn thì chẳng vẻ vang gì mà e còn lắm điều rối rắm về sau…”
Chỉ mấy điều khuyên can ấy mà chúa Nguyễn Ánh nổi trận lôi đình, nghi bà Phi Yến có ẩn ý thông đồng với quân Tây Sơn. Nếu không có các quan cận thần hết lời xin giảm án cho bà, ắt bà không thoát khỏi tội chém đầu. Tuy nhiên, Nguyễn Ánh vẫn truyền lệnh giam cầm bà vào một hang đá trên hòn đảo hoang vắng nằm về phía Tây Nam của quần đảo vùng này [Hòn Bà ngày nay].
Vừa truyền lệnh giam cầm Thứ phi Phi Yến xong thì Nguyễn Ánh được tin quân Tây Sơn sắp ra tới vùng này , ông liền cùng đoàn tùy tùng xuống thuyền chạy tiếp. Lúc bấy giờ đứa con duy nhất của bà Phi Yến cùng với chúa Nguyễn Ánh là hoàng tử Hội An [5 tuổi], vì khóc lóc đòi mẹ nên bị cha mình Nguyễn Ánh ném xuống biễn, xác trôi tấp vào làng Cỏ Ống. Bởi vậy cho tới ngày nay, các du khách hành trình cũng thường tìm tới làng Cỏ Ống để viếng mộ và miếu thờ của hoàng tử Hội An [Thiếu Gia Miếu].
Miếu Bà Phí Yến Côn Đảo

Truyền thuyết Bà Phi Yến
Theo truyền thuyết dân gian kể lại, bà Phi Yến đã được hai con vật rất khôn ngoan, trung thành cứu sống, đó là vượn bạch và hắc hổ. Chúng đưa bà đến làng Cỏ Ống nơi có nấm mộ hoàng tử Hội An. Dân làng Cỏ Ống hay tin đã dựng cho bà một ngôi nhà ở gần đó để tiện bề lui tới bên nấm mộ của con trai mình.
Tháng 10 [Âm Lịch] năm 1785, làng An Hải [nơi có ngôi An Sơn Miếu ngày nay] tổ chức hội làm chay tế lễ trong làng. Họ rước bà Phi Yến đến tham dự cho thêm phần long trọng. Đêm hôm ấy, tại làng An Hải bà đã bị tên Biện Thi [một tên đồ tể] lén vào cấm phòng của bà giở trò sàm sỡ, song Biện Thi chỉ vừa nắm được tay bà thì bà đã kịp tri hô cho dân làng bắt giam chờ xét xử. Cũng đêm hôm ấy bà Phi Yến đã liều mình tự tử để được vẹn toàn danh tiết.
Miếu Bà Phí Yến Côn Đảo

Lễ giỗ Bà Phi Yến
Số phận đã an bà cho bà Thứ phi Phi Yến yên nghỉ tại làng An Hải, dân làng đã lo việc tống táng và lập miếu thờ bà - người phụ nữ “Trung trinh tiết liệt”. Hàng năm, cứ vào ngày 18 tháng 10 [Âm Lịch], người dân Côn Đảo đều tổ chức lễ giỗ của bà rất long trọng và thường là làm cỗ chay để tưởng nhớ về ký ức buồn Vì một hội làm chay mà bà phải bỏ mình.
Đối với những người dân đảo, ngôi miếu rất linh thiêng, gắn liền với câu chuyện bi thương của người phụ nữ tài sắc, đức hạnh và giàu lòng yêu nước. Sau khi Bà mất, nhân dân trên đảo thương tiếc đã lập miếu thờ. Năm 1861, sau khi chiếm đảo, thực dân Pháp đã quyết định di toàn bộ dân vào đất liền để xây dựng nhà tù nên ngôi miếu dần bị đổ nát. Đến năm 19581 nhân dân trên đảo đã xây dựng lại ngôi miếu khang trang trên nền ngôi miếu cũ và thờ tự cho đến ngày nay. Việc tham gia lễ giỗ của bà, cũng chính là thưởng thức một nét văn hóa truyền thống đặc sắc khi đi chuyến đi.

Nơi tôn nghiêm, thanh bình, thờ bà Phi Yến, có 3 cây thị rừng là di sản.

Nơi Tôn Nghiêm thanh tịnh . Cảnh quan đẹp và rất mát . Có 3 cây thị là Di Sản Quốc Gia . Bà Phi Yến là người phụ nữ yêu nước !

Miếu thiêng và bình an. Có 3 cây thị rừng là di sản quốc gia nữa.

Khu tâm linh. Quét QR code để biết thêm thông tin

Miếu An Sơn
Miếu An Sơn là ngôi miếu thờ Bà duy nhất ở Côn Đảo, người dân trên đảo thường hay gọi là miếu bà Phi Yến. Miếu trực thuộc làng An Hải, cách trung tâm Côn Đảo 2.5km về hướng Đông Nam trên đường Hoàng Phi Yến, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Du khách có thể đến thăm bất kì thời điểm nào trong ngày, nhưng mát mẻ nhất vẫn là buổi sáng. Đến thăm quan Miếu Bà du khách sẽ không phải mất chi phí cho việc mua vé vì ở đây luôn luôn miễn phí. Vì là nơi thờ tự nên du khách đến đây cần ăn mặc lịch sự, kín đáo và không nên gây tiếng ồn trong không gian miếu.

Có rất nhiều ý kiến khác nhau về nhân vật được thờ trong ngôi miếu này. Nhưng đa số người đều tuyệt nhiên mặc định rằng ở đây là thờ nhân thần bà Phi Yến – thứ phi của vua Gia Long Nguyễn Ánh. Trên thực tế, nhiều ý kiến lại cho rằng “Bà” ở đây chính là Bà Chúa Tiên, Bà Chúa Ngọc trong tín ngưỡng của người Chăm có ý nghĩa bảo hộ cuộc sống của cư dân vùng biển bình an hạnh phúc. Và cũng có một vài ý kiến khác cho rằng đây là đền thờ Thủy Long Thánh Phi – một nữ thần sông nước.

Theo những người dân ở đây cho biết, miếu An Sơn được xây dựng đầu tiên vào năm 1785 như trong truyện kể về bà Phi Yến. Sau đó, ngôi miếu nhỏ được xây dựng lại thời Mỹ - Ngụy năm 1958. Hằng năm, cứ đến ngày 18/10 âm lịch cư dân trên đảo lại tổ chức lễ giỗ long trọng để tưởng nhớ đến Bà.

Cầu Ma Thiên Lãnh

143 đánh giá
Địa chỉ: MHXW+JH5,Côn Đảo,Bà Rịa - Vũng Tàu,Việt Nam
Liên lạc: 02543830517

Check in Côn Đảo và tìm hiểu các địa danh mà ông cha ta đã đổ xương máu để Việt Nam hoàn toàn thống nhất 🙏

Không khí trong lành, mát lạnh và yên tĩnh. Kinh cẩn thắp nén nhang để tưởng nhớ những anh Hùng liệt sỹ đã ngã xuống nơi đây.

Cầu mà thiên lãnh lên hết dốc rẽ trái xuống gặp bãi san hô ông đụng chạy hơn 20 km về bến đầm từ bến đầm về bãi nhất mũi cá mập về thị trấn côn đảo đoạn đường ven biển đẹp như bức tranh hoang sơ tuyệt Trần .

Một di tích lịch sử, Thực dân Pháp mở nhánh đường và cầu này để đến Sở Ông Câu, tiện việc kiểm soát tù vượt ngục, ước tính có 365 người đã hy sinh tại đây khi xây dựng được 2 mố cầu.

Nhìn cái cầu và cái đường không nghỉ một đoạn như vậy mà 356 người đã ra đi ! Dã man quá ! :[[[

Cầu đi qua sẽ vào vườn quốc gia côn đảo. Thấy bình thường đang được nâng cấp mở rộng. Đi tới đc bãi ông đụng còn phần đi tiếp đang mở đường nên ko qua được.

Vườn quốc gia đẹp, có rừng , núi và biển. Chưa có thời gian nhiều để khám phá.

Trên đường vào vườn quốc gia Côn Đảo

Vườn Quốc gia Côn Đảo

141 đánh giá
Địa chỉ: PH2W+3GM,Côn Đảo,Bà Rịa - Vũng Tàu,Việt Nam
Liên lạc: 02543830669
Website: http://condaopark.com.vn/

Vườn quốc gia Côn Đảo giờ mới làm đường xuyên núi và giúp cho nhiều người trải nghiệm tham quan và đi chơi quanh cánh rừng nguyên sinh.
Có nhiều loài thú : khỉ, sóc, chim,..
Nhiêù cảnh đẹp ở rừng, biển và rừng.

Khu rừng nguyên sinh đa dạng về loài động thực vật, có nhiều điểm trekking và bãi biển đẹp

Nếu có dịp chắc chắn sẽ quay lại xem rùa đẻ trứng 🥰🥰

Rừng có hệ sinh thái rất phong phú và đa dạng

Vườn quốc gia Côn Đảo là một khu bảo tồn thiên nhiên nổi tiếng nằm tại khu vực phía Bắc của huyện Côn Đảo, thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, được thủ tướng chính phủ ký quyết định thành lập vào ngày 31 tháng 3 năm 1993.

Vườn quốc gia Côn Đảo hiện còn đang là nơi sinh sống của quần thể rùa biển lớn nhất Việt Nam, với hai loại phổ biến là Đồi Mồi và Tráng Đông. Ngoài ra, Côn Đảo còn là nơi duy nhất của Việt Nam vẫn còn có loài bò biển [dugong] sinh sống.

Địa điểm khổng thể bỏ qua khi đến Côn Đảo.

🔰Rất tuyệt vời, khi được thám du rừng nhiệt đới tại Vườn Quốc Gia Côn Đảo.
🔰Từ dưới khu vực mua vé có nhà lưu niệm các mẫu sinh vật biển và mẫu giới thiệu các loài động thực vật đang được bảo tồn tại đây.
🔰Khi đi thám du rừng không khí rất trong lành và mát mẻ, thảm thực vật phong phú.
🚨Lưu ý: Khi đi thám du Vườn Quốc Gia Côn Đảo
1/ Phải có người hướng dẫn đi Rừng
2/ Trang bị nước
3/ Giày thể thao, chống trơn trượt
4/ Thuốc chống muỗi, thuốc thoa khi bị côn trùng đốt.

Mát mẻ, sạch sẽ. Nên thêm thùng rác ở dưới bãi biển để bỏ rác. Đường mòn 1 số khu vực nhiều rêu bám rất trơn, nên đi giày đế ít trượt.

Trải nghiệm đáng giá, vườn quốc gia Côn Đảo

Hang Đức Mẹ

61 đánh giá
Địa chỉ: PH3X+M36,Côn Đảo,Bà Rịa - Vũng Tàu,Việt Nam
Website: http://hodaoconson.org/

Bãi Ông Đụng

39 đánh giá
Địa chỉ: PH4R+J44,đảo Côn Sơn,Côn Đảo,Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam

Có câu nghe vui vui của người quản lý: ở đây gì cũng có chỉ nước ngọt là không có

Bãi ông đúng là một phần của vườn quốc gia Côn Đảo.
Sau khi bạn mua vé vào tham quan vườn quốc gia, bạn sẽ chọn các chuyến đi xuyên rừng quốc gia trong đó có tuyến đi đến bãi ông đụng. Tuyến này dài khoảng 700m bạn được đi xuyên qua khu rừng nhiệt đới sau đó đến bãi biển gọi là bài ông đụng. Bạn có thể đến đây tham quan, tắm và nghỉ ngơi rất tuyệt vời.
Ở đây bãi cát không đẹp lắm, màu nâu nhưng bãi rất hoang sơ, rừng nhiệt đới nằm sát ra biển nên cảm giác như ở một nơi đảo hoang và chưa có dấu chân người.
Nên đến tham quan khi vào rừng quốc gia Côn Đảo

Con đường dẫn đến bãi hiện đang xây dựng và khu vực bãi cát đang được san lắp cát nên sẽ khó cho việc di chuyển và tắm biển đối với các gia đình có con nhỏ. Tuy nhiên các bạn yêu thích trekking, sống ảo vẫn có thể đến check in. Các bạn nên chuẩn bị nước leo núi, nước để có thể di chuyển dễ dàng hơn nhé. Nếu đã lựa chọn khám phá thiên nhiên, các bạn cũng nên chuẩn bị các túi để đựng chai nhựa, chất thải nhựa, không nên xả rác trong rừng nhé. Bạn nên hỏi anh/chị bán vé ở VP Vườn Quốc Gia Côn Đảo về tình hình đường đi đến các bãi và hãy quyết định việc đi đến bãi nào nhé. Lưu ý nhớ chuẩn bị nước nha mọi người.

bãi toàn đá, không có j đặc sắc

Bãi nằm trong vườn quốc gia Côn Đảo. Còn rất hoang sơ, đường đang làm hơi khó đi.

Cảnh thiên nhiên đẹp...

* ĐÁNH GIÁ:
1. Cảnh đẹp, đánh giá 5*
2. Đường xuống xa, lên rất mệt [trừ 1*]
3. Tắm: tốn thêm phí, nhưng ko có nước ngọt để tắm lại, ko có nhà tắm để thay đồ [trừ 1*]
4. Khỉ nhiều, rất phá. Phải cẩn thận hành lý; nhất là túi tiền, đt, giấy tờ... [trừ 1*]
5. Chỉ được chụp quay hướng biển, ko chụp cảnh/kiến trúc trên bờ [muốn trừ thêm * ghê]
* KHUYÊN:
Đi chơi, chụp hình sống ảo thì nên. KHÔNG khuyến khích tắm

Đi bộ từ vườn quốc gia Côn Đảo tới bãi Ông Đụng, là bãi biển dễ đi và gần nhất so với các bãi khác.
Bãi biển ko có bờ cát trắng, chủ yếu là bãi sỏi trứng lớn nhỏ.
Nên dành thời gian ở lại để tắm biển và xem san hô.

Bãi Suối Nóng

38 đánh giá
Địa chỉ: PJJ9+8RW,Côn Đảo,Bà Rịa - Vũng Tàu,Việt Nam

Sở Rẫy

34 đánh giá
Địa chỉ: MHRQ+GH8,Côn Đảo,Bà Rịa - Vũng Tàu,Việt Nam

Đền thờ Côn Đảo

34 đánh giá
Địa chỉ: MJV7+5GQ,Côn Đảo,Bà Rịa - Vũng Tàu,Việt Nam
Website: http://khamphacondao.com/tin-con-dao/Tin-tuc-Con-Dao/den-tho-con-dao-mot-cong-trinh-uy-nghi-noi-dao-thieng-2.html

Nơi đây là nơi làm lễ Đền Trình trước khi vào viếng Mộ cô Sáu và các AHLS. Khu vực linh thiêng, trang trọng có ban thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, cô Sáu và các Anh hùng Liệt sỹ

Nên thắp hương Trình trước khi Lễ viếng các địa điểm khác

Các anh hùng liệt sĩ Việt Nam

Địa điểm trang nghiêm, là nơi tổ chức các lễ giỗ AHLS và giỗ Cô 6

Lễ giỗ chung cho các Anh hùng, Liệt sĩ, đồng bào yêu nước đã hy sinh trong 113 năm tồn tại Nhà tù Côn Đảo được tổ chức hàng năm vào ngày 19 và 20 tháng sáu ÂM LỊCH, tại Đền thờ này, do ông Tư Cẩn - nguyên Bí thư đảo uỷ Côn Đảo thời điểm 30/4/1975 làm Trưởng ban tổ chức, bắt đầu lần 1 năm 2011.

Rất linh thiêng nha các bạn.

Tuyệt vời

Nơi tâm linh

Bãi Hang Dơi

22 đánh giá
Địa chỉ: MJQG+XXC,Côn Đảo,Bà Rịa - Vũng Tàu,Việt Nam

Buổi sáng nước rút thì chúng ta có thể dùng xe máy xuống bải này. Hoang sơ, đẹp. Tuy nhiên cẩn thận ở các bải đá vì có nhiều vỏ sò, trai rất sắc.

Bãi biển rất đẹp, cát trắng phẳng lạnh ít sóng và đặc biệt rất sạch sẽ. Muốn ra đây bơi thì phải đi thuyền ra chứ không có đường đi xuống nên bãi Hang Dơi này thường vắng vẻ, chỉ những ai thuê tàu đi ra mấy hòn đảo nhỏ, khi về thì tiện đường ghé vào bãi tắm này thôi.

Rất đẹp

Phong cảnh đẹp, bãi biển cát trắng trãi dài

Đẹp

Bãi biển đẹp, nước trong.

Rất đẹp và rất ấn tượng

Đẹp, hoang sơ

DU LỊCH CÔN ĐẢO

11 đánh giá
Địa chỉ: 36 Võ Thị Sáu,Côn Đảo,Bà Rịa - Vũng Tàu 790000,Việt Nam
Liên lạc: 0945381058
Website: https://hoasengroup.org/du-lich-trong-nuoc/du-lich-bien-viet-nam/du-lich-con-dao/

Du Lịch Côn Đảo - Côn Đảo Explorer

7 đánh giá
Địa chỉ: Tổ 4 Đường Nguyễn Huệ,Côn Đảo,Bà Rịa - Vũng Tàu 790000,Việt Nam
Liên lạc: 0985611031
Website: https://condaoexplorer.com/

Điểm Tiếp Nhận Lu Trú Khu 6

Địa chỉ: MJP4+PHQ,đảo Côn Sơn, Côn Đảo, Bà Rịa Vũng Tàu,Côn Đảo,Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
Liên lạc: 0772888620

Ban Quản Lý Các Khu Du Lịch

Địa chỉ: 03,Đường Nguyễn Huệ,Côn Đảo,Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam

Chủ Đề