Top bảng giá phái sinh ssi năm 2022

GTGD: tỷ đồng Ngày giao dịch: 22/07/2022

Danh sách hợp đồng

Hợp đồng tương lai chỉ số VN30

STTĐặc điểmMô tả chi tiết
1Tên hợp đồngHợp đồng tương lai chỉ số VN30
2Mã hợp đồngTheo quy ước xác định của HNX, ví dụ VN30F1709
3Tài sản cơ sởChỉ số VN30
4Quy mô hợp đồng100.000 đồng x điểm chỉ số VN30
5Hệ số nhân hợp đồng100,000 VND
6Tháng đáo hạn

Tháng hiện tại, tháng kế tiếp, hai tháng cuối 02 quý tiếp theo.

Ví dụ: tháng hiện tại là tháng 4. Các tháng đáo hạn là tháng 4, tháng 5, tháng 6 và tháng 9.

7Thời gian giao dịch

Mở cửa: trước thời gian thị trường cơ sở 15 phút

Đóng cửa: cùng thị trường cơ sở

8Phương thức giao dịchPhương thức khớp lệnh và Phương thức thỏa thuận
9Đơn vị giao dịch01 hợp đồng
10Giá tham chiếuGiá thanh toán cuối ngày của ngày giao dịch liền trước hoặc giá lý thuyết
11Biên độ dao động giá+/-7%
12Bước giá/Đơn vị yết giá0.1 điểm chỉ số
13Giới hạn lệnh500 hợp đồng/lệnh
14Ngày niêm yết10/08/2017
15Ngày giao dịch cuối cùngNgày Thứ Năm thứ ba trong tháng đáo hạn. Trường hợp trùng ngày nghỉ sẽ được điều chỉnh lên ngày giao dịch liền trước đó
16Ngày thanh toán cuối cùngNgày làm việc liền sau ngày giao dịch cuối cùng
17Phương thức thanh toánThanh toán bằng tiền mặt
18Phương pháp xác định giá thanh toán hàng ngàyTheo quy định của TTLKCK
19Phương pháp xác định giá thanh toán cuối cùngLà giá trị trung bình số học đơn giản của chỉ số trong 30 phút cuối cùng của ngày giao dịch cuối cùng [bao gồm 15 phút khớp lệnh liên tục và 15 phút khớp lệnh định kỳ đóng cửa], sau khi loại trừ 3 giá trị chỉ số cao nhất và 3 giá trị chỉ số thấp nhất của phiên khớp lệnh liên tục
20Giới hạn vị thếTheo quy định của TTLKCK
21Mức ký quỹTheo quy định của TTLKCK

* Vietstock tổng hợp thông tin từ các nguồn đáng tin cậy vào thời điểm công bố cho mục đích cung cấp thông tin tham khảo. Vietstock không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ kết quả nào từ việc sử dụng các thông tin này.

Triển vọng Ngành Khu Công nghiệp nửa cuối năm 2022 và năm 2023

Trong nửa cuối năm 2022, chúng tôi kỳ vọng lợi nhuận sau thuế sẽ tăng trưởng 47,3% so với cùng kỳ, nhờ vào [i] nhu cầu đất công nghiệp được kỳ vọng sẽ phục hồi tích cực khi nền kinh tế mở cửa và [ii] giá thuê dự kiến tiếp tục tăng trung bình 8-20% so với cùng kỳ, tùy khu vực. Trong đó, lợi nhuận sau thuế của BCM dự kiến tăng 239% so với cùng kỳ, chủ yếu nhờ chuyển nhượng 18,9ha đất thương mại tại Thành phố mới Bình Dương cho CaptaLand. Lợi nhuận sau thuế của IDC dự kiến tăng 266% so với cùng kỳ nhờ thay đổi phương pháp hạch toán từ ghi nhận đều sang ghi nhận một lần tại KCN Phú Mỹ mở rộng và cho thuê mới tại KCN Hựu Thạnh. Nếu thương vụ mua bán 30 ha tại Khu đô thị Tràng Cát thành công, lợi nhuận ròng của KBC trong 6 tháng cuối năm 2022 dự kiến sẽ tăng trưởng gấp 3 lần so với cùng kỳ.

Cập nhật Ngành Ngân hàng

Trong ngắn hạn, chúng tôi cho rằng các ngân hàng có thể ghi nhận lợi nhuận cao trong 6 tháng cuối năm 2022, do NHNN có thể sẽ nâng hạn mức tăng trưởng tín dụng [nếu điều kiện thích hợp] và NIM ổn định so với năm 2021. Tuy nhiên, trong trung hạn, chúng tôi cho rằng vẫn còn những thách thức nhất định đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Do đó, chúng tôi vẫn lạc quan về triển vọng lợi nhuận của ngành trong ngắn hạn nhưng giữ quan điểm TRUNG LẬP về ngành trong năm 2023.

Đối với nhà đầu tư dài hạn, chúng tôi cho rằng ACB và VCB là những sự lựa chọn phù hợp. Trong khi đó, cơ hội giao dịch ngắn hạn vẫn có đối với cổ phiếu MBB và STB.

Triển vọng Ngành Thực phẩm & Đồ uống nửa cuối năm 2022 và năm 2023: Một lựa chọn đầu tư trong bối cảnh lạm phát cao

Trong khoảng thời gian 1 năm tới, chúng tôi cho rằng cổ phiếu phòng thủ là lựa chọn đầu tư hợp lý trong thời kỳ lạm phát cao và chính sách tiền tệ thắt chặt. Chúng tôi ưa thích các công ty có thể đạt được sự phục hổi về doanh thu cũng như cải thiện tỷ suất lợi nhuận, bao gồm SAB, VNM, QNS, MSN [MCH]. Chúng tôi cho rằng các nhà đầu tư có thể xem xét lại cổ phiếu VNM, vốn đã bị giảm định giá trong thời gian dài, vì chúng tôi dự báo công ty sẽ đạt mức tăng trưởng lợi nhuận ròng 11% vào năm 2023 sau hai năm sụt giảm lợi nhuận [2020-2021], nhờ tăng trưởng doanh thu ở mức một con số và tỷ suất lợi nhuận cải thiện do giá sữa bột có xu hướng điều chỉnh giảm. Chúng tôi cũng ưa thích cổ phiếu QNS, một cổ phiếu trong mảng tiêu dùng với định giá tương đối rẻ và cổ tức tiền mặt ổn định. Hơn nữa, chúng tôi đang chờ đợi kết quả của cuộc điều tra về việc lẩn tránh thuế đường của Thái Lan được công bố vào ngày 21 tháng 7. Nếu kết quả có lợi cho các công ty mía đường Việt Nam, điều này sẽ đóng vai trò là yếu tố hỗ trợ tích cực lâu dài cho ngành. Đối với SAB, trong 6 tháng đầu năm 2023, chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng cao hơn cho cả doanh thu và lợi nhuận so với 6 tháng đầu năm 2022, nhờ việc mở lại hoàn toàn dịch vụ khách sạn, nhà hàng, các hoạt động vui chơi giải trí, và lượng khách du lịch nước ngoài tăng lên. Trong bối cảnh áp lực lạm phát và thu nhập giảm, SAB có thể được hưởng lợi do SAB có tỷ trọng bia dành cho phân khúc phổ thông cao. Về mặt chi phí, chi phí hàng hóa [mạch nha, hoa bia] giảm sẽ giúp các công ty bia tăng tỷ suất lợi nhuận.

Cập nhật Ngành Thủy sản và VHC

Triển vọng: Hầu hết các công ty thủy sản cho biết tồn kho tại các thị trường xuất khẩu [đặc biệt là Mỹ] đã đạt mức cao, do khối lượng nhập khẩu cao trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2022. Cùng với việc vào mùa xuất khẩu thủy sản thấp điểm, các công ty dự báo tăng trưởng xuất khẩu sẽ giảm tốc trong quý 3 năm 2022. Bất chấp áp lực lạm phát, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra vẫn kỳ vọng nhu cầu sẽ tăng nhanh trong tháng 9, ngay trước kỳ nghỉ lễ từ tháng 11 đến tháng 12. Mặt khác, vì giá bán bình quân của tôm thẻ chân trắng Việt Nam hiện đã cao hơn Ấn Độ và Ecuador tại thị trường Hoa Kỳ, nên các doanh nghiệp xuất khẩu khó có thể giữ giá bán bình quân của tôm cao như mức giá trong nửa đầu năm 2022. Điều này có thể sẽ ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp chế biến tôm vốn lấy thị trường Mỹ là thị trường xuất khẩu chính, do giá tôm nguyên liệu dự kiến sẽ cao hơn trong nửa cuối năm 2022 do nguồn cung thiếu hụt vì dịch bệnh bùng phát.

VHC: Với mức giá 80.500 đồng/cổ phiếu, cổ phiếu VHC đang giao dịch ở mức P/E năm 2022 và năm 2023 lần lượt là 7,2x và 8,5x, mức P/E trung bình lịch sử là 8x. Giá mục tiêu 1 năm của chúng tôi là 90.100 đồng/cổ phiếu [tiềm năng tăng giá là 12%], tương ứng với khuyến nghị TRUNG LẬP. Chúng tôi đã hạ P/E mục tiêu cho mảng thủy sản từ 9x xuống 8x [và mảng collagen và gelatin của VHC từ 13x xuống 12x] để phản ánh tăng trưởng xuất khẩu có khả năng sẽ chậm lại từ nửa cuối năm 2022.

Cập nhật Ngành Bán lẻ

Quan điểm đầu tư: Do lạm phát gia tăng sẽ tác động tiêu cực đến chi tiêu của người tiêu dùng, tăng trưởng của các doanh nghiệp bán lẻ có thể không cao như kỳ vọng trước đây. Tăng trưởng lợi nhuận của DGW và FRT đã đạt đỉnh vào quý 4 năm 2021, trong khi PNJ có thể đạt đỉnh vào quý 3 năm 2022. Do lạm phát vẫn có thể tiếp tục gia tăng trong các quý tới, chúng tôi khuyến nghị giảm tỷ trọng đối với các cổ phiếu bán lẻ trong ngắn hạn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu vẫn có thể đạt mức tăng trưởng dài hạn ổn định nhờ tăng thị phần.

Triển vọng ngành chăm sóc sức khỏe nửa cuối năm 2022 và năm 2023

Nhìn chung, ngành chăm sóc sức khỏe là một trong những ngành ít bị ảnh hưởng nhất trước sự gia tăng của chi phí, giá năng lượng và giá hàng hóa. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe tiếp tục tăng trưởng ổn định trong thời kỳ suy thoái kinh tế, đặc biệt năm 2020 và 2021 đã tạo mức nền so sánh thấp do ảnh hưởng của đại dịch COVID. Các yếu tố khác như gói kích thích đầu tư công, các khoản vay ưu đãi lãi suất thấp hoặc chi phí vay tăng lên không liên quan và không tác động đáng kể đối với ngành này. Chúng tôi cho rằng biên lợi nhuận của các công ty trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sẽ đạt mức đỉnh vào năm 2023 khi giá thuốc, viện phí tăng lên trong khi chi phí đầu vào tăng với tốc độ chậm hơn nhiều. Sau khi đạt đỉnh, chúng tôi dự báo tỷ suất lợi nhuận của ngành có thể duy trì khá ổn định trong giai đoạn sau do sẽ không có biến động đáng kể nào xảy ra. Chúng tôi tin rằng định giá của ngành cũng sẽ khả quan nhờ sự hỗ trợ của lợi nhuận tăng trưởng tốt và cơ cấu cổ đông hợp lý trong các công ty chăm sóc sức khỏe.

Cập nhật ngành Chăn nuôi và CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam [DBC: HOSE]

Trong Q1/2022, hầu hết các công ty trong ngành đều ghi nhận kết quả kinh doanh kém khả quan, với biên lợi nhuận thu hẹp hơn do chi phí tăng. DBC công bố doanh thu thuần tăng 13% so với cùng kỳ, trong khi lợi nhuận ròng giảm 98% so với cùng kỳ do biên lợi nhuận gộp thu hẹp từ 25,4% xuống 9,0% do chi phí thức ăn chăn nuôi tăng. Mảng chăn nuôi của HPG ghi nhận lỗ trong Q1/2022, trong khi doanh thu giảm 28% so với cùng kỳ. BAF công bố doanh thu thuần và lợi nhuận ròng giảm lần lượt là 38% và 6% so với cùng kỳ.

DBC: Trong năm 2022, chúng tôi ước tính doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 12,9 tỷ đồng [+19% so với cùng kỳ] và 698 tỷ đồng [-16% so với cùng kỳ], vì năm 2020 và 2021 đều ghi nhận mức nền cao. Năm 2023, chúng tôi ước tính doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của DBC lần lượt đạt 13,9 tỷ đồng [+9% so với cùng kỳ] và 900 tỷ đồng [+29% so với cùng kỳ]. Chúng tôi giả định giá heo hơi bình quân sẽ đạt 60.400 đồng/kg trong năm 2022 và 61.600 đồng/kg trong năm 2023. Tại mức giá 26.300 đồng/cổ phiếu, DBC đang giao dịch ở mức P/E 2022 và 2023 lần lượt là 9,1x và 7,1x. Chúng tôi đưa ra giá mục tiêu cho cổ phiếu DBC là 29.900 đồng/cổ phiếu [tiềm năng tăng giá là 13,7%], và lặp lại khuyến nghị KHẢ QUAN.

Cập nhật ngành Ngân hàng: Triển vọng ngành ngân hàng 6 tháng cuối năm 2022

Cổ phiếu ưa thích của chúng tôi: ACB, VCB

Mức định giá hiện tại của các ngân hàng trong phạm vi nghiên cứu của chúng tôi đã giảm xuống dưới mức trung bình 5 năm. Một số ngân hàng thậm chí có chỉ số P/B ở dưới 1 độ lệch chuẩn so với mức trung bình 5 năm. Tuy nhiên, mức định giá hiện nay có thể vẫn chưa phản ánh đầy đủ một số rủi ro còn lại [đặc biệt liên quan đến lĩnh vực bất động sản và thị trường trái phiếu doanh nghiệp]. Do đó, những ngân hàng có hoạt động cho vay thận trọng là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi trong một thị trường đầy bất ổn như hiện nay.

Cập nhật Ngành Thép: Định giá hấp dẫn cho dài hạn, nhưng rủi ro ngắn hạn vẫn hiện hữu

Sau khi tăng 15% trong Q1 nhờ nhu cầu dồn nén, sản lượng tiêu thụ thép thành phẩm trong nước trong tháng 4 và tháng 5 đã giảm khoảng 32% so với cùng kỳ. Sản lượng xuất khẩu vẫn ổn định trong quý 2/2022, nhưng nhiều khả năng sẽ giảm tốc trong các quý tới do nhu cầu chậm lại trước lo ngại giá thép giảm và các biện pháp bảo hộ từ các thị trường xuất khẩu. Về giá, giá thép xây dựng tại Việt Nam đã giảm khoảng 11% so với mức đỉnh vào tháng 3, trong khi giá thép HRC cũng giảm 25% so với mức đỉnh vào đầu tháng 4, theo diễn biến của giá thép thế giới.

Chúng tôi dự báo tỷ suất lợi nhuận của các công ty thép sẽ giảm trong quý 2 và quý 3 năm 2022 nhưng vẫn cao hơn nhiều so với mức đáy trong giai đoạn 2018-2019 do ít áp lực từ việc tăng công suất ngành và tỷ lệ nợ ở mức an toàn hơn.

Cập nhật Ngành Bất động sản: Hạ nhiệt trước nhiều thách thức

So với đầu năm 2022, chỉ số giá cổ phiếu ngành bất động sản đã giảm 25%, tương đương với mức giảm của chỉ số VNIndex tính đến giữa tháng 6. Theo đó, chúng tôi cho rằng giá cổ phiếu bất động sản đã được chiết khấu xuống mức hấp dẫn để nắm giữ dài hạn. Tuy nhiên, với nhiều thách thức của thị trường trong thời gian tới, chúng tôi giữ quan điểm thận trọng đối với cổ phiếu ngành bất động sản, ít nhất là trong năm 2022 và cần chờ thời điểm thích hợp để giải ngân.

Chúng tôi tiếp tục ưa thích 3 cổ phiếu NLG, KDHVHM. Không chỉ có tình hình tài chính mạnh với tỷ lệ đòn bẩy tài chính hợp lý, mà các công ty này còn có khả năng đa dạng hóa nguồn vốn và huy động vốn quốc tế. Theo đó, mỗi công ty đều có vị thế tốt để tiếp tục phát triển trong bối cảnh ngành BĐS đang gặp những thách thức như hiện nay. Do đó, chúng tôi khuyến nghị quan sát cổ phiếu từ Q3/2022 trở đi khi tâm lý thị trường được kỳ vọng sẽ ổn định hơn và doanh số bán hàng tại các dự án có kết quả rõ ràng hơn.

Cập nhật Ngành Dệt may: Nhu cầu từ các thị trường xuất khẩu lớn có thể chững lại do lạm phát

Trong 5 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đạt 18,7 tỷ USD [+24% so với cùng kỳ], trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may & sợi lần lượt đạt 14 tỷ USD [+24% so với cùng kỳ] và 2,4 tỷ USD [+ 11% so với cùng kỳ]. Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc sang Mỹ đạt 7,6 tỷ USD [+27% so với cùng kỳ, chiếm 54% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc]. Bất chấp áp lực lạm phát có thể cản trở nhu cầu may mặc ở các nước phát triển trong trung hạn, hầu hết các công ty sản xuất hàng may mặc trong nước đều có đơn đặt hàng sản xuất đến tháng 11/2022 do sự chuyển dịch đơn đặt hàng hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Giá sợi nhập khẩu bình quân tăng 10% so với cùng kỳ trong 5T2022 do giá bông và dầu tăng lên, cùng với chi phí logistic neo ở mức cao. Theo Sunsirs, giá sợi polyester và sợi bông ở Trung Quốc đều tăng từ 10% -18% so với cùng kỳ trong 5T2022. Điều này dẫn đến chi phí vải tăng lên và ảnh hưởng đáng kể đến biên lợi nhuận gộp của các công ty sản xuất trong nước - đặc biệt là những doanh nghiệp có phần lớn đơn hàng FOB [như MSH và TCM]. Mặc dù chi phí vải tăng lên phù hợp với quan điểm của chúng tôi [đây], nhưng mức độ gián đoạn logistics và giá nhiên liệu tăng lên cao hơn ước tính của chúng tôi.

Cập nhật Ngành Bảo hiểm

Nhìn chung, chúng tôi duy trì quan điểm rằng Luật Kinh doanh Bảo hiểm mới sẽ có tác động tích cực đến sự phát triển lâu dài của thị trường bảo hiểm. Điều chúng tôi thấy còn thiếu ở đây là một giải pháp để cải thiện cấu trúc tổng thể của thị trường, do lợi nhuận hiện tại không được phân bổ hợp lý trong toàn bộ chuỗi giá trị của ngành. Trong khi các công ty môi giới bảo hiểm được hưởng biên lợi nhuận cao vào thời điểm hiện tại, các công ty kinh doanh bảo hiểm đang phải chịu gánh nặng với việc giải quyết bài toán quản lý chi phí [từ định phí bảo hiểm, cấp đơn, chi phí bán hàng, hoa hồng cho đến việc quản lý hợp đồng & quản lý bồi thường cũng như tránh trục lợi bảo hiểm] và khả năng sinh lời ở mức thấp.

Cập nhật Ngành Khu Công nghiệp: Giảm thủ tục pháp lý thành lập Khu Công nghiệp

KHUYẾN NGHỊ

BCM: Chúng tôi đánh giá tích cực BCM với vị thế doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực phát triển khu công nghiệp với diện tích đất còn lại sẵn sàng cho thuê đạt 454.3 ha. Đồng thời, diện tích đất thương phẩm lên đến 1.250 ha tại Thành phố mới Bình Dương và các khu dân cư Bàu Bàng, Mỹ Phước kỳ vọng thanh khoản được cải thiện và lợi nhuận duy trì mức cao hơn 43% kể từ năm 2022 khi áp dụng khung giá đất mới tại Bình Dương cho giai đoạn 2020-2024. Liên doanh VSIP, Warburg Pincus dự báo đem lại lợi nhuận tích cực nhờ nhu cầu thuê đất và nhà xưởng phục hồi trở lại từ 2022. BCM hiện đang giao dịch với P/E và P/B 2022 lần lượt đạt 16,5x và 3,4x, chúng tôi điều chỉnh mức giá mục tiêu là 80.800 đồng/cp do giá tăng tại khu dân cư và khu công nghiệp kể từ năm 2022 và khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu BCM.

IDC: IDC đang giao dịch tại PE 2022 lần lượt là 10,1x và PB là 3,1x. Chúng tôi nâng khuyến nghị MUA với giá mục tiêu 1 năm là 70.300 đồng/CP- với giả định rằng giá thuê tại KCN Hựu Thạnh từ 120 USD/m2/chu kỳ thuê lên mức 130 USD/m2/chu kỳ thuê cho năm 2021 và Phú Mỹ II từ 100 USD/m2/chu kỳ thuê lên 125 USD/m2/chu kỳ thuê, bổ sung khu công nghiệp mới quy hoạch và 90 ha đất khu dân cư vào mô hình định giá. Chúng tôi đánh giá tích cực IDC với vị thế là một trong những nhà phát triển KCN lớn nhất Việt Nam với diện tích đất 875 ha, trong đó có 367,8 ha đất đã đầu tư hạ tầng sẵn sàng cho thuê, tập trung ở các khu vực Long An, Bà Rịa Vũng Tàu, Thái Bình. Đồng thời, KCN Hựu Thạnh sẽ là động lực chính cho sự tăng trưởng của IDC trong 3-5 năm tới.

Cập nhật Ngành Dược: Lợi nhuận tăng tích cực và ít bị ảnh hưởng hơn từ rủi ro lạm phát là cơ hội đầu tư hấp dẫn

Hoạt động kinh doanh dược phẩm ít chịu ảnh hưởng hơn trong môi trường lạm phát cao, với chi phí đầu vào ổn định so với các ngành khác. Vì cấu thành chi phí sản xuất sản phẩm thuốc cuối cùng tương đối phân mảnh, chi phí sản xuất của ngành dược phẩm sẽ ít bị ảnh hưởng hơn bởi lạm phát. Với nhu cầu thuốc ổn định qua các năm và mức định giá ổn định do cơ cấu cổ đông cô đặc và nhu cầu M&A thường xuyên trong ngành, ngành dược là cơ hội phòng thủ tốt trong thời điểm thị trường có nhiều biến động.

Cập nhật Ngành Ngân Hàng: Đại hội cổ đông & cập nhật nhanh KQKD Q1/2022

Mùa ĐHCĐ đã kết thúc, hầu hết các ngân hàng mà chúng tôi nghiên cứu đều có quan điểm tích cực cho cả năm 2022. Kế hoạch tăng trưởng LNTT bình quân ở mức + 31% so với cùng kỳ, trong khi mục tiêu tăng trưởng tín dụng phụ thuộc vào hạn mức do Ngân hàng Nhà nước [NHNN] phê duyệt như thường lệ. Tuy nhiên, VCB và MBB có thể có lợi thế về tăng trưởng tín dụng trong năm 2022, do hai ngân hàng này có kế hoạch tham gia hỗ trợ tái cơ cấu các ngân hàng “0 đồng”.

KQKD Q1/2022 hầu hết đều phù hợp hoặc vượt kế hoạch đặt ra tại ĐHCĐ, ngoại trừ trường hợp của OCB. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là kết quả này chỉ phản ánh hoạt động trong Q1 và chưa phản ánh đầy đủ tác động của những động thái siết hoạt động cho vay bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp gần đây. Chúng tôi cho rằng rủi ro trong ngắn hạn vẫn còn cho đến khi tình hình thị trường trái phiếu doanh nghiệp trở nên rõ ràng hơn. Trong bối cảnh hiện nay, chúng tôi ưu tiên các cổ phiếu có chất lượng tài sản tốt với tỷ trọng cho vay bất động sản và/hoặc đầu tư trái phiếu doanh nghiệp ở mức thấp [như ACB và VCB].

Video liên quan

Chủ Đề