Trắc nghiệm nghề điện dân dụng 11 hk1

Nội dung chính của bài

- Biết được vị trí, vai trò của nghề điện dân dụng đối với sản xuất và đời sống.

- Biết được một số thông tin cơ bản về nghề điện dân dụng.

- Biết được một sô biện pháp an toàn lao động trong nghề điện dân dụng.

I. Vai trò, vị trí của nghề điện dân dụng trong sản xuất và trong đời sống

• Các hoạt động sản xuất đều phải sử dụng điện năng: máy vi tính, máy in, ...

• Các hoạt động sinh hoạt đa số đều sử dụng điện năng: nồi cơm, máy sấy tóc, sạc pin điện thoại, ...

• Người thợ điện có mặt ở hầu hết các cơ quan, xí nghiệp, nhà máy, công trường, ... để làm công tác về điện.

• Nghề điện dân dụng góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

II. Đặc điểm và yêu cầu của nghề

1. Đối tượng lao động của nghề điện dân dụng

Đối tượng lao động của nghề điện dân dụng gồm:

• Thiết bị bảo vệ, đóng cắt và lấy điện.

• Nguồn điện một chiều và xoay chiều điện áp thấp dưới 380V.

• Thiết bị đo lường điện.

• Vật liệu và dụng cụ làm việc của nghề điện.

• Các loại đồ dùng điện.

2. Nội dung lao động của nghề điện dân dụng

Lắp đặt mạng điện sản xuất và sinh hoạt Lắp đặt thiết bị và đồ dùng điện Vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa mạng điện, thiết bị và đồ dùng điện

- Lắp đặt đường dây hạ áp

- Lắp đặt mạng điện chiếu sáng trong nhà

- Lắp đặt máy điều hòa không khí

- Lắp đặt máy bơm nước

- Sửa chữa quạt điện

- Bảo dưỡng và sửa chữa máy giặt

3. Điều kiện làm việc của nghề điện dân dụng

Công việc lắp đặt đường dây cung cấp điện thường được tiến hành trong môi trường:

- Làm việc ngoài trời.

- Thường phải đi lưu động.

- Làm việc trong nhà.

- Nguy hiểm vì gần khu vực có điện.

- Làm việc trên cao, ...

4. Yêu cầu của nghề điện đối với người lao động

• Kiến thức: tốt nghiệp trung học cơ sở, hiểu biết những kiến thức cơ bản về kĩ thuật điện và một số quy trình kĩ thuật trong nghề điện.

• Kĩ năng: có kĩ năng đo lường, sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt những thiết bị điện và mạng điện.

• Thái độ: yêu thích công việc, có ý thức bảo vệ môi trường và an toàn lao động; làm việc khoa học, kiên trì, thận trọng và chính xác.

• Sức khoẻ: có sức khoẻ tốt, không mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, thấp khớp...

5. Triển vọng của nghề

• Nghề điện dân dụng luôn cần phát triển để phục vụ sự công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

• Tương lai nghề điện dân dụng gắn liền với sự phát triển điện năng, đồ dùng điện và tốc độ phát triển xây dựng nhà ở.

• Nghề điện dân dụng có nhiều điều kiện phát triển không những ở thành phố mà còn ở nông thôn miền núi.

• Do sự phát triển của cách mạng khoa học kĩ thuật → nhiều thiết bị mới có tính năng hiện đại đòi hỏi người thợ cần cập nhật kiến thức và kĩ năng liên tục.

6. Những nơi đào tạo nghề

• Các trường dạy nghề, Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng và Đại học kĩ thuật.

• Các Trung tâm Kĩ thuật tổng hợp - hướng nghiệp.

• Các Trung tâm Dạy nghề cấp huyện và tư nhân.

7. Những nơi hoạt động nghề

• Những công việc của nghề điện ở các hộ gia đình tiêu dùng điện, trong các xí nghiệp, cơ quan, nông trại, đơn vị kinh doanh.

• Những cơ sở lắp đặt, sửa chữa về điện.

B. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Nghề điện dân dụng hoạt động trong lĩnh vực sử dụng điện năng phục vụ... ?

A. Đời sống

B. Sinh hoạt

C. Lao động, sản xuất

D. Cả 3 đáp án trên

Trả lời

Câu 2: Hãy cho biết đâu là đối tượng lao động của nghề điện dân dụng?

A. Thiết bị bảo vệ

B. Thiết bị đóng cắt

C. Thiết bị lấy điện

D. Cả 3 đáp án trên

Trả lời

Câu 3: Chọn phát biểu sai: đối tượng lao động của nghề điện dân dụng:

A. Nguồn điện một chiều

B. Nguồn điện xoay chiều điện áp thấp dưới 380V

C. Nguồn điện xoay chiều điện áp cao trên 380V

D. Các loại đồ dùng điện

Trả lời

Câu 4: Những công việc nào thường được tiến hàng trong nhà?

A. Lắp đặt

B. Bảo dưỡng

C. Sửa chữa đồ dùng điện

D. Cả 3 đáp án trên

Trả lời

Câu 5: Người lao động cần đảm bảo mấy yêu cầu của nghề điện dân dụng?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Trả lời

Đáp án đúng là: C

Giải thích: 4 yêu cầu: Đó là yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ và sức khỏe.

Câu 6: Yêu cầu về sức khỏe của người lao động trong nghề điện dân dụng là:

A. Không mắc bệnh về tim mạch

B. Không yêu cầu về huyết áp

C. Không yêu cầu về sức khỏe

D. Có thể mắc bệnh về thấp khớp

Trả lời

Đáp án đúng là: A

Giải thích: Vì yêu cầu không mắc bệnh về tim mạch, huyết áp, thấp khớp,..

Câu 7: Đâu không phải yêu cầu của nghề điện dân dụng đối với người lao động?

A. Kiến thức

B. Sắc đẹp

C. Thái độ

D. Sức khỏe

Trả lời

Đáp án đúng là: B

Vì nghề điện chỉ cần có kiến thức, kĩ năng, thái độ và sức khỏe.

Câu 8: Nội dung lao động của nghề điện dân dụng là:

A. Lắp đặt mạng điện sản xuất và sinh hoạt

B. Lắp đặt thiết bị và đồ dùng điện

C. Vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa mạng điện, thiết bị và đồ dùng điện.

D. Cả 3 đáp án trên

Trả lời

Câu 9: Chọn phát biểu sai về triển vọng của nghề điện dân dụng?

A. Luôn cần phát triển để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước

B. Thợ điện luôn phải cập nhật, nâng cao kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp

C. Nghề điện dân dụng không có điều kiện phát triển ở nông thôn và miền núi

D. Nghề điện dân dụng có nhiều điều kiện phát triển ở thành phố

Trả lời

Đáp án đúng là: C

Vì nó có điều kiện phát triển cả thành phố và nông thôn, miền núi.

Câu 10: Điều kiện làm việc của nghề điện dân dụng:

A. Công việc nhẹ nhàng

B. Chỉ làm ngoài trời

C. Làm việc trên cao

D. Chỉ làm trong nhà

Trả lời

Đáp án đúng là: C

Vì đó là công việc vất vả, có thể làm trong nhà hoặc ngoài trời.

Bài tiếp: Lý thuyết & Trắc nghiệm Bài 2: Vật liệu điện dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà - Công nghệ 9

Tài liệu "100 Câu hỏi trắc nghiệm Nghề điện dân dụng" có mã là 405854, file định dạng rar, dung lượng file 16 kb. Tài liệu thuộc chuyên mục: Tài liệu phổ thông > Giáo dục hướng nghiệp > Hướng nghiệp Lớp 9. Tài liệu thuộc loại Đồng

Nội dung 100 Câu hỏi trắc nghiệm Nghề điện dân dụng

Trước khi tải bạn có thể xem qua phần preview bên dưới. Hệ thống tự động lấy ngẫu nhiên 20% các trang trong tài liệu 100 Câu hỏi trắc nghiệm Nghề điện dân dụng để tạo dạng ảnh để hiện thị ra. Ảnh hiển thị dưới dạng slide nên bạn thực hiện chuyển slide để xem hết các trang.
Bạn lưu ý là do hiển thị ngẫu nhiên nên có thể thấy ngắt quãng một số trang, nhưng trong nội dung file tải về sẽ đầy đủ 0 trang. Chúng tôi khuyễn khích bạn nên xem kỹ phần preview này để chắc chắn đây là tài liệu bạn cần tải.

Xem preview 100 Câu hỏi trắc nghiệm Nghề điện dân dụng

Nếu bạn đang xem trên máy tính thì bạn có thể click vào phần ảnh nhỏ phía bên dưới hoặc cũng có thể click vào mũi bên sang trái, sang phải để chuyển nội dung slide.Nếu sử dụng điện thoại thì bạn chỉ việc dùng ngón tay gạt sang trái, sang phải để chuyển nội dung slide.

Trang Chủ Diễn Đàn > E - CÁC CÂU LẠC BỘ > CLB Học Tập > Học Online >

Tuyển tập bộ đề Trắc nghiệm nghề 11 điện (có đáp án) đầy đủ nhất. Hướng dẫn đáp án Trắc nghiệm nghề 11 điện chính xác nhất.

Trắc nghiệm nghề 11 (điện) - Đề số 1

Câu 1: Mục tiêu của nghề điện dân dụng là sau khi học xong chương trình học sinh cần phải đạt được về:

A. Kĩ năng, thái độ.

B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ.

C. Kiến thức, kĩ năng.

D. Kiến thức, thái độ.

Câu 2: Dây nối đất vào các thiết bị điện có mục đích để:

A. Làm cho thiết bị ít hao điện.

B. Thiết bị chắc chắn không bị ngã.

C. An toàn cho người vô tình chạm vỏ.

D. Thiết bị lâu hư.

Câu 3: Các thiết bị điện nối đất bảo vệ được quy định theo tiêu chuẩn ViệtNamnào?

A. TCVN 3144 - 79

B. TCVN 3144 - 97

C. TCVN 3143 – 79

D. TCVN 4578 - 39

Câu4:Để đo điện năng tiêu thụ ta dùng :

A. Oát kế

B. Ampe kế

C. Vôn kế

D. Công tơ

Câu5:Vôn kế có thang đo 300 V, cấp chính xác 1,5 thì có sai số tuyệt đối lớn nhất là:

A. 30 V

B. 3,0 V

C. 0,3 V

D. 4,5 V

Câu6:Sai số tuyệt đối của dụng cụ đo là :

A. Độ chênh lệch giữa giá trị đọc và giá trị thực.

B. Tổng sai số của các lần đo.

C. Độ chênh lệch giá trị đọc được giữa hai lần đo.

D. Giá trị sai số lớn nhất trong các lần đo.

Câu7:Dụng cụ đo lường có hai phần chính là :

A. Phần tĩnh, phần quay và đại lượng cần đo.

B. Đại lượng cần đo và mạch đo.

C. Cơ cấu đo và mạch đo.

D. Cơ cấu đo, đại lượng cần đo.

Câu8:Công tơ 1 pha có công dụng:

A. Đo công suất mạch điện một chiều và xoay chiều.

B. Đo điện năng tiêu thụ trong mạch điện một chiều.

C. Đo điện năng tiêu thụ trong mạch điện xoay chiều 1 pha.

D. Đo điện năng tiêu thụ trong mạch điện xoay chiều 1 pha có tần số xác định.

Câu9:Đơn vị đo cường độ dòng điện xoay chiều

A. Ampe (A )

B. Ohm (Ω)

C. Volt (V)

D. Hezt ( Hz)

Câu10: Các dụng cụ đo sau: kiểu điện từ, kiểu từ điện, kiểu cảm ứng điện từ là cách phân loại dụng cụ đo theo:

A. Đặc điểm cấu tạo.

B. Đại lượng cần đo.

C. Nguyên lý làm việc.

D. Công dụng.

Câu11:Oát kế là dụng cụ dùng để đo:

A. Công suất của mạch điện.

B. Điện năng tiêu thụ.

C. Cường độ dòng điện.

D. Điện áp

Câu12:Dùng vạn năng kế để xác định đứt dây thì khóa chuyển mạch phải ở vị trí nào?

A. Vị trí đo điện áp một chiều, thang đo 220 V

B. Vị trí đo điện trở, thang đo Rx = 10k

C. Vị trí đo cường độ dòng điện

D. Vị trí đo điện áp xoay chiều, thang đo 250 V.

Câu13:Đo điện trở hai đầu của cuộn dây cho giá trị R = ∞ chứng tỏ rằng:

A. Cuộn dây bị ngắn mạch

B. Cuộn dây bị ẩm nên điện trở tăng

C. Cuộn dây bị đứt

Câu14:Đồng hồ đo điện vạn năng dùng để đo :

A. Điện áp xoay chiều, điện áp một chiều, điện trở, dòng điện một chiều

B. Điện áp một chiều, điện áp xoay chiều, điện trở cách điện máy điện

C. Điện áp xoay chiều, dòng điện xoay chiều, điện trở cách điện

D. Điện trở, điện áp vàdòng điện máy điện

Câu15:Khi đo công suất của mạch điện bằng phương pháp gián tiếp ta mắc :

A. Vôn kế nối tiếp với ampe kế và mạch cần đo

B. Vôn kế song song đoạn mạch, ampe kế nối tiếp đoạn mạch cần đo

C. Vôn kế nối tiếp đoạn mạch, ampe kế song song đoạn mạch cần đo

D. Vôn kế và ampe kế nối tiếp với nhau và song song với đoạn mạch cần đo.

Câu16:Khi gọi tên dụng đo: vôn kế, ampe kế, công tơ là ta phân loại dụng cụ đo lường điện dựa theo :

A. Nguyên lý làm việc.

B. Đại lượng cần đo

C. Hình dáng, trọng lượng và cấp chính xác

D. Hình dáng bên ngoài.

Câu17:Vạn năng kế là loại dụng cụ có thể đo trực tiếp được đại lượng nào sau đây?

A. Công suất của máy điện

B. Công suất của mạch điện

C. Công suất điện tiêu thụ.

D. Điện trở của dây dẫn.

Câu18:Trên vỏ thiết bị điện cóghi 220 V – 100 W thìdòng điện định mức của thiết bị là:

A. 0, 45 A

B. 0,22 A

C. 22 A

D. 45 A

Câu19:Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. Nhờ ampe kế mắc nối tiếp với mạng điện trong nhà để xác định trị số điện áp.

B. Nhờ dụng cụ đo lường điện mà ta có thể phát hiện được hư hỏng trong thiết bị hay trong mạch điện.

C. Nhờ vôn kế mắc nối tiếp với mạng điện trong nhà để xác định trị số điện áp.

D. Nhờ ampe kế mắc song song với mạng điện trong nhà để xác định điện áp.

Câu20: Khi sử dụng vạn năng kế đo điện trở, điều nào sau đây sẽ gây ra sai số ?

A.Chạm tay vào phần cách điện của que đo.

B. Đảo đầu điện trở.

C. Chạm tay vào đầu nối hoặc điện trở.

D. Hiệu chỉnh 0 của vạn năng kế.

Câu 21: Ở máy biến áp nhỏ, để cách điện giữa các vòng dây với nhau ta dùng :

A. Dây có bọc giấy hoặc vải.

B. Giấy cách điện.

C. Nhựa cách điện.

D. Dây có sơn ê-may

Câu 22: Ngâm khối máy (bộ phận trong) của máy biến áp vào chất cách điện đạt yêu cầu khi :

A. Thời gian khoảng 5 giờ.

B. Thời gian khoảng 6 giờ.

C. Thời gian khoảng 7 giờ.

D. Không còn bọt khí nổi lên.

Câu 23: Bước đầu tiên khi thiết kế máy biến áp là :

A. Tính toán mạch từ.

B. Xác định công suất.

C. Chọn loại mạch từ.

D. Chọn dây quấn.

Câu 24: Cách điện giữa các lớp dây của dây quấn máy biến áp bằng :

A. Tơ hoặc vải sợi.

B. Giấy paraphin hoặc nhựa cách điện.

C. Sơn êmay hoặc tráng men.

D. Vải sợi và giấy cách điện.

Câu 25: Công thức tính số vòng dây cuộn sơ cấp của máy biến áp N1= U1.n với n là :

A. Số vòng/vôn.

B. Số vòng cuộn thứ cấp.

C. Số lá thép của lõi thép.

D. Số vôn/ một vòng dây quấn.

Câu 26: Dây quấn máy biến áp thường làm bằng :

A. Dây đồng điện phân.

B. Dây điện trở.

C. Dây êmay nhôm.

D. Dây đồng thau.

Câu 27:Công suất máy biến áp nhận từ nguồn là :

A.S1= U1.I1

B. S2= U2.I2

C.S1= U1/ I1

D.S1= U1.I2

Câu 28:Máy biến áp có các bộ phận chính :

A. Lõi thép, dây quấn, bộ phận điều khiển

B. Lõi thép, vỏ máy, đèn báo

C. Dây quấn, lõi thép, vỏ máy

D. Dây quấn, lõi thép, chất cách điện

Câu 29: Điện áp ra của máy biến áp được lấy từ :

A. Hai đầu dây quấn stato.

B. Hai đầu dây quấn roto.

C. Hai đầu dây quấn sơ cấp.

D. Hai đầu dây thứ cấp.

Câu 30: Ở máy biến áp, cuộn dây nối với nguồn điện gọi là :

A. Cuộn sơ cấp.

B. Cuộn thứ cấp.

C. Cuộn làm việc.

D. Cuộn khởi động.

Trắc nghiệm nghề 11 (điện) - Đề số2

Câu 1. Nghề điện dân dụng hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực nào?

A. Sản xuất, truyền tải, phân phối điện.

B. Chế tạo vật tư ngành điện.

C. Sử dụng điện phục vụ đời sống,

D. Điều khiển tự động hóa sản xuất.

Câu 2. Cọc nối đất để tránh “chạm vỏ” thường được dùng bảo vệ thiết bị điện như:

A. Các loại đèn chiếu sáng.

B. Động cơ điện, tủ lạnh, máy hàn.

C. Các bóng đèn, quạt gió.

D. Quạt gió, máy sấy tóc, bếp điện.

Câu 3. Khi tay người khô ráo sẽ bị điện giật nhẹ hơn khi tay ướt là do

A. Điện trở của tay khô nhỏ hơn tay ướt.

B. Điện trở của tay khô lớn hơn tay ướt.

C. Điện áp của dòng điện tăng lên.

D. Điện trở tay và điện áp đầu giảm.

Câu 4. Giải thoát nạn nhân bị điện giật khởi nguồn điện hạ áp bằng cách:

A. Dùng tay kéo ngay nạn nhân ra khỏi nguồn điện.

B. Báo cho điện lực cắt điện rồi mới kéo nạn nhân ra khỏi nguồn điện.

C. Cắt cầu dao hoặc gỡ cầu chì rồi lót tay khô ráo để kéo nạn nhân khỏi nguồn điện.

D. Cả 3 cách trên đều đúng.

Câu 5. Khi thiết bị điện bị rò điện ra vỏ thì có tác hại là:

A. Thiết bị không hoạt động được

B. Thiết bị không hoạt động được và nguy hiểm cho người sử dụng

C. Nguy hiểm cho người sử dụng khi chạm vào vỏ thiết bị

D. Gây nguy hiểm cho người sử dụng và thiết bị dễ bị quá tải

Câu 6. Chọn câu sai. Nghề điện dân dụng bao gồm những công việc sau:

A. Lắp đặt mạng điện sản xuất nhỏ và mạng điện sinh hoạt.

B. Chế tạo vật tư và các thiết bị điện.

C. Lắp đặt các thiết bị và đồ dùng điện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt.

D. Bảo dưỡng, vận hành, sửa chữa, khắc phục sự cố xảy ra trong mạng điện sản xuất nhỏ và mạng điện gia đình.

Câu 7. Chọn câu sai. Các biện pháp chủ động phòng tránh tai nạn điện là:

A. Đảm bảo tốt cách điện các thiết bị điện.

B. Sử dụng điện áp cao.

C. Sử dụng những biển báo, tín hiệu nguy hiểm.

D. Sử dụng các phương tiện phòng hộ, an toàn.

Câu 8. Oát kế là dụng cụ dùng để đo

A. công suất của mạch điện.

B. điện năng tiêu thụ.

C. cường độ dòng điện.

D. điện áp

Câu 9. Dùng vạn năng kế để xác định đứt dây thì khóa chuyển mạch phải ở vị trí nào?

A. Vị trí đo điện áp một chiều, thang đo 220 V

B. Vị trí đo điện trở, thang đo Rx = 10k

C. Vị trí đo cường độ dòng điện

D. Vị trí đo điện áp xoay chiều, thang đo 250 V.

Câu 10. Đo điện trở hai đầu của cuộn dây cho giá trị R = 0 chứng tỏ rằng:

A. Cuộn dây bị ngắn mạch

B. Cuộn dây bị ẩm nên điện trở tăng

C. Cuộn dây bị đứt

D. Cuộn dây bị chập một số vòng

Câu 11. Đồng hồ đo điện vạn năng dùng để đo:

A. Điện áp xoay chiều, điện áp một chiều, điện trở, dòng điện một chiều

B. Điện áp một chiều, điện áp xoay chiều, điện trở cách điện máy điện

C. Điện áp xoay chiều, dòng điện xoay chiều, điện trở cách điện

D. Điện trở, điện áp và dòng điện máy điện

Câu 12. Khi đo công suất của mạch điện bằng phương pháp gián tiếp ta mắc :

A. Vôn kế nối tiếp với ampe kế và mạch cần đo

B. Vôn kế song song đoạn mạch, ampe kế nối tiếp đoạn mạch cần đo

C. Vôn kế nối tiếp đoạn mạch, ampe kế song song đoạn mạch cần đo

D. Vôn kế và ampe kế nối tiếp với nhau và song song với đoạn mạch cần đo.

Câu 13. Để đo điện năng tiêu thụ ta dùng :

A. Oát kế

B. Ampe kế

C. Vôn kế

D. Công tơ

Câu 14. Vôn kế có thang đo 300 V, cấp chính xác 1,5 thì có sai số tuyệt đối lớn nhất là:

A. 30 V

B. 3,0 V

C. 0,3 V

D. 4,5 V

Câu 15. Sai số tuyệt đối của dụng cụ đo là :

A. Độ chênh lệch giữa giá trị đọc và giá trị thực.

B. Tổng sai số của các lần đo.

C. Độ chênh lệch giá trị đọc được giữa hai lần đo.

D. Giá trị sai số lớn nhất trong các lần đo.