Trạng ngữ chỉ cách thức trong tiếng việt là gì

Để thuận tiện cho việc so sánh đối chiếu với tiếng Việt trong quá trình nghiên cứu trạng ngữ trong tiếng Anh, chúng tôi sơ bộ trình bày một số quan điểm của các nhà Việt ngữ học về vai trò và chức năng của trạng ngữ trong tiếng Việt.

Khi đề cập về vai trò của trạng ngữ đối với tổ chức cấu trúc của câu, hầu nhƣ các tác giả đều thống nhất cho rằng trạng ngữ là một thành phần phụ của câu [Hoàng Tuệ ... [1962]. Nguyễn Kim Thản [1964]. Lƣu Vân Lăng [1970]. Nguyễn Tài Cẩn ...[1975]. Hoàng Trọng Phiến [1980]. Diệp Quang Ban 1985...]

Tuy nhiên, vai trò của trạng ngữ trong câu lại đƣợc Cao Xuân Hạo nhìn nhận theo một cách khác và xem một bộ phận của trạng ngữ truyền thống là thành tố cơ bản của câu. [15, 86].

Ví dụ:

[247] Mai tôi đi chơi. [248] Dạo này trời tối.

[249] Ở đây mọi ngƣời đều làm việc [15, 86-162]

Trần Ngọc Thêm đã thừa nhận vai trò làm thành phần nòng cốt của trạng

ngữ trong kiểu câu có nòng cốt tồn tại TR --> Vt-B [28,

Về phạm vi ý nghĩa của trạng ngữ thì mỗi tác giả, tuỳ theo quan điểm của mình, đã xếp nhiều hiện tƣợng khác nhau vào phạm vi trạng ngữ. Các tác giả của “Giáo trình về Việt ngữ" chỉ xếp vào trạng ngữ những ngữ đoạn biểu thị những ý nghĩa thời gian, không gian và cách thức kiểu nhƣ:

[250] Hiện nay, đế quốc Mỹ không thể làm mƣa làm gió đƣợc.

[251] Trên cái sân gạch vừa mới xây, các xã viên đang đổ lúa ra phơi. [252] Bằng một sự cố phi thường, con ngựa ấy đã nhảy qua cái hào rộng.

[253] Một cách sỗ sàng, nó xông vào phòng tôi. [30, 367-379]

Nguyễn Kim Thản, trong “Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt” [tập 2] thì lại cho rằng: “Trạng ngữ là thành phần thứ yếu của câu biểu thị các ý nghĩa thời điểm, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, phƣơng tiện hay tình thái” [26, 212-221] [254] “Cách mạng đã do Việt Bắc mà thành công” [chỉ nguyên nhân]

[255] “Khách toàn đến bằng xe hơi” [chỉ phƣơng tiện]

Còn tác giả Hoàng Trọng Phiến viết “Trạng ngữ là thành phần thứ yếu của câu phổ biến nhất, nó có ý nghĩa địa điểm, không gian, thời gian, nguyên nhân, mục đích” [22, 124]

Các tác giả cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” của Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam dùng tên gọi “thành phần tình huống” thay cho “trạng ngữ” và quan niệm “Thành phần tình huống có thể bổ sung ý nghĩa về thời gian, nơi chốn, hay về phƣơng tiện, mục đích, hay về cách thức, trạng thái ... nói chung là nghĩa tình huống” [32, 193]. Để minh hoạ cho thành phần này, các tác giả dẫn ra các câu sau: [256] Ngạc nhiên, tôi nhìn đồng hồ. [chỉ trạng thái, cách thức] [257] Năm nay, thời tiết không bình thƣờng. [chỉ thời gian, nơi chốn] [258] Máy bay địch, do gờm lưới lửa phòng không, bay rất cao. [chỉ nguyên

Trong cuốn "Thành phần câu tiếng Việt", các tác giả Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp quan niệm thành phần chính của câu bao gồm chủ ngữ, vị ngữ và bổ ngữ. Ngoài các thành phần chính bắt buộc phải có mặt ở trong câu để bảo đảm tính trọn vẹn của câu, hai tác giả cho rằng trong câu có những thành phần phụ nhƣ: Khởi ngữ, tình thái ngữ, định ngữ, trạng ngữ và nhấn mạnh: “Cũng nhƣ các thành phần thứ yếu khác, trạng ngữ không đƣợc sử dụng một cách tùy tiện mà phụ thuộc vào những điều kiện nhất định về cấu tạo của phát ngôn và về ngữ cảnh” .

[31,330]

Về mặt vị trí của trạng ngữ trong câu: đa số các tác giả đều cho rằng trạng ngữ có thể chiếm ba vị trí khác nhau trong mô hình cấu trúc câu là đứng đầu câu, cuối câu hoặc giữa câu. Chẳng hạn, các tác giả “Giáo trình về Việt ngữ " đã nhận xét: “Cần phải làm một sự thống kê đầy đủ và cũng cần có cái nhìn vào trong quá khứ của ngữ ngôn, mới thấy rõ vị trí nào là vị trí cơ bản của đơn vị ấy. Nhƣng có thể thấy rằng cả ba vị trí ấy đều đƣợc dùng” [30, 370] và tác giả Hoàng Trọng Phiến thì khẳng định: “Trạng ngữ có khả năng ở đầu, ở giữa và ở cuối, nhƣng vị trí

phổ biến nhất là ở đầu câu”. [22, 156]

Tác giả Nguyễn Văn Hiệp viết: “Trạng ngữ là thành phần phụ của câu có khả năng tham gia các cải biến vị trí: đứng trƣớc, đứng sau nòng cốt hoặc chen vào giữa chủ ngữ và vị ngữ. Trạng ngữ biểu thị những ý nghĩa về không gian, thời gian, mục đích, nguyên nhân, phƣơng tiện ... cho sự tình đƣợc biểu đạt trong câu”. [31, 296]

Tác giả Nguyễn Văn Hiệp dẫn ra ví dụ sau để minh họa cho khả năng cải biến vị trí của trạng ngữ

[259] Từ giữ nụ cƣời hiền dịu khi nghe hắn nói.

thành: Khi nghe hắn nói Từ giữ mãi nụ cƣời hiền dịu. hoặc: Từ, khi nghe hắn nói, giữ mãi nụ cƣời hiền dịu.

Nguyễn Kim Thản cho rằng hai vị trí thƣờng thấy của trạng ngữ là đầu câu và cuối câu. “Điều đáng chú ý là nếu đã có khởi ngữ ở đầu câu thì ở đó không có trạng ngữ nữa ... Thoảng hoặc cũng có khi trạng ngữ xen vào giữa chủ ngữ và vị ngữ ... Nhƣng đây là lối tạo câu đã Âu hóa” [26, 212]. Tác giả này cho rằng cách đặt trạng ngữ giữa chủ ngữ và vị ngữ “làm cho mạch lạc câu đứt ra, ý câu thiếu liên

tục. Vì vậy khuôn mẫu này chỉ dùng một cách hạn chế”. [27, 182]

Qua nghiên cứu, khảo sát trạng ngữ trong tiếng Việt, chúng tôi cũng đồng ý với quan điểm của tác giả Nguyễn Văn Hiệp về vị trí của trạng ngữ trong câu và thấy rằng: Trong tiếng Việt, trạng ngữ là thành phần phụ và có thể xuất hiện ở ba vị trí khác nhau trong câu: vị trí đầu câu, vị trí giữa câu và vị trí cuối câu. Trạng ngữ ở vị trí đầu câu là thông dụng nhất. Nếu ở vị trí giữa câu thì trạng ngữ phải nằm giữa dấu phẩy. Còn trạng ngữ ở cuối câu thì giữa nòng cốt câu và thành phần phụ phải có dấu phẩy hoặc giới từ ngăn cách.

Ví dụ:

[260] a] 3 giờ tôi học toán. b] Tôi, 3 giờ, học toán.

c] Tôi học toán, 3 giờ hoặc Tôi học toán lúc 3 giờ.

Ở vị trí cuối, nếu không có dấu phẩy hoặc giới từ trƣớc trạng ngữ thì lúc này trạng ngữ sẽ đƣợc hiểu là thành phần phụ bổ ngữ cụm từ trong câu. Chẳng hạn trong câu "Tôi học toán 3 giờ" thì "3 giờ" không phải là trạng ngữ mà chỉ là bổ ngữ gián tiếp, "toán" là bổ ngữ trực tiếp cho động từ "học"

Trong khuôn khổ yêu cầu của một luận văn thạc sĩ, chúng tôi chấp nhận quan điểm của hai tác giả Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp là cơ sở cho việc xác định trạng ngữ tiếng Việt để tiến hành đối chiếu với tiếng Anh vì theo các nhà ngôn ngữ học hiện nay, đây là quan niệm mới nhất về trạng ngữ tiếng Việt.

Chủ Đề