Trẻ bị cảm cúm bao lâu thì khỏi

Cúm là một bệnh về đường hô hấp, ảnh hưởng đến các bộ phận của cơ thể liên quan đến hô hấp như mũi, họng, phổi, v.v. Trẻ bị cúm thường bị đau họng, ho và sốt. Trong số các nguyên nhân gây ra bệnh cúm, virus cúm A là phổ biến nhất và thường xuất hiện trong các dịch bệnh cúm mùa. Trẻ bị cúm A sốt bao lâu thì khỏi là câu hỏi mà nhiều bà mẹ quan tâm khi con mình mắc phải sốt cúm A. Cùng tìm hiểu thêm qua bài viết sau đây nhé.

  • Sốt. Trẻ thường bị sốt cao từ 38.5 đến 39 độ C trong vài ngày đầu bị bệnh. Tuy nhiên, nếu trẻ không hạ sốt thì phải cho trẻ đi bệnh viện ngay chứ ko được để sốt tới 40-41 độ C.
  • Ớn lạnh. Trẻ có thể cảm thấy rất lạnh, ngay cả khi bé đang ở trong một căn phòng ấm áp. Đôi khi trẻ cũng sẽ có thể rùng mình và run rẩy.
  • Nhức đầu và đau nhức cơ thể. Đau đầu do cúm A gây ra đau hơn nhiều so với khi bị cảm lạnh. Bé cũng có thể cảm thấy cơn đau khắp người.
  • Mệt mỏi. Bé có thể sẽ cảm thấy kiệt sức, yếu ớt và không hứng thú với việc vui chơi vận động. Đó là lý do ba mẹ nên cho bé nghỉ ngơi nhiều hơn.
  • Đau họng và ho. Sốt cúm A có thể gây đau họng và ho, tuy nhiên cơn ho thường nghiêm trọng hơn bình thường.
  • Ăn mất ngon. Nếu trẻ bị cúm, chúng có thể không muốn ăn trong một hoặc hai ngày đầu bị bệnh. Cho trẻ ăn những thức ăn đơn giản như bánh mì hoặc cháo. Không sao nếu trẻ không ăn nhiều, nhưng điều rất quan trọng là ba mẹ phải đảm bảo trẻ uống đủ nước. Nước trái cây hoặc nước súp có thể giúp làm dịu cổ họng, giảm ho và giữ cho cơ thể đủ nước.
  • Nôn mửa và tiêu chảy. Các triệu chứng này ít phổ biến hơn, tuy nhiên trẻ bị sốt cúm A vẫn có thể bị buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy.

Không dễ để có thể trả lời ngay câu hỏi “trẻ bị cúm A sốt bao lâu thì khỏi” do thời gian virus cúm A tồn tại còn phụ thuộc vào hệ miễn dịch và sức đề kháng của từng trẻ.

Trẻ bị sốt cúm A nếu được chăm sóc tốt có thể hồi phục nhanh hơn. Ngược lại, nếu các triệu chứng sốt cúm A trở nên nặng hơn, thời gian hồi phục của bé sẽ lâu hơn.

Trẻ bị cúm A sốt bao lâu thì khỏi?

Hầu hết trẻ em mắc cúm A sẽ phục hồi trong vòng một tuần, nhưng các triệu chứng nhẹ có thể kéo dài đến một tháng. Mỗi đứa trẻ sẽ có phản ứng khác nhau với virus cúm A, nhưng nhìn chung đây là những gì ba mẹ có thể kỳ vọng:

  • Sốt kéo dài trong 5-7 ngày.
  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi kéo dài từ một đến hai tuần.
  • Ho trong hai đến ba tuần.
  • Cảm thấy mệt mỏi cho đến tuần thứ tư.

Vậy là ba mẹ đã có đáp án cho câu hỏi “trẻ bị cúm A sốt bao lâu thì khỏi” rồi nhé.

3. Trẻ bị cúm A phải làm sao?

  • Sử dụng thuốc hạ sốt cho bé

Sử dụng thuốc hạ sốt trẻ em không kê đơn là cách nhanh nhất giúp trẻ hạ sốt. Ba mẹ có thể cho bé uống các loại thuốc hạ sốt như paracetamol [Hapacol] hoặc ibuprofen. Tuy nhiên, cần hết sức lưu ý là không cho trẻ bị sốt cúm A uống aspirin, vì điều này có thể dẫn đến một tình trạng hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm gọi là hội chứng Reye.

Paracetamol [Hapacol] giúp trẻ hạ sốt khi bị cúm A

Ngoài việc sử dụng thuốc hạ sốt cho bé, ba mẹ còn có thể giúp làm giảm nhiệt độ cơ thể cho bé bằng cách cho bé mặc quần áo nhẹ và thoáng mát, tránh đắp cho bé quá nhiều chăn, cho bé tắm bằng nước ấm [nước lạnh sẽ khiến nhiệt độ cơ thể bé tăng lên thay vì hạ xuống], sử dụng quạt trong phòng để không khí lưu thông,…

Nếu trẻ bị sốt cúm A, ba mẹ nên cho bé tạm rời xa bài vở và nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Cho bé ngủ đủ giấc từ 8-9 tiếng mỗi đêm. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi của bé. Mặt khác, cho bé nghỉ ngơi trong phòng còn giúp làm hạn chế sự lây nhiễm virus cho những người xung quanh.

Sốt sẽ khiến nhiệt độ cơ thể bé cao hơn bình thường. Điều này sẽ kích hoạt tuyến mồ hôi của bé hoạt động mạnh hơn để cố gắng hạ nhiệt, dẫn đến tình trạng mất nước. Ngoài ra, các triệu chứng như nôn mửa hay tiêu chảy cũng làm bé bị mất nước. Vì vậy, ba mẽ hãy cho bé uống nhiều nước khi bé bị cúm A để bổ sung lượng chất nước đã mất.

Nguồn tham khảo:

//www.medicinenet.com/how_long_do_flu_symptoms_last_in_toddlers/article.htm

Bị bệnh cảm cúm bao lâu thì khỏi hẳn?

Thứ Năm ngày 26/04/2018

  • Công dụng của tỏi đen với trẻ nhỏ ít người biết
  • 6 dấu hiệu cảnh báo hệ miễn dịch bị suy giảm mà bạn bỏ qua
  • Cách xông hơi trị bệnh cảm cúm hữu hiệu

Cảm cúm bao lâu thì khỏi hẳn là thắc mắc của nhiều người vì bệnh này thường kéo dài dai dẳng làm ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt.

Nhiều người quan niệm rằng cảm cúm là bệnh phổ biến vì vậy nên dễ chữa khỏi và khả năng lành bệnh nhanh. Nhưng trên thực tế, nếu bạn không kịp thời áp dụng các phương pháp,cảm cúm sẽ trở nên dai dẳng và rất khó điều trị. Để tránh bệnh kéo dài làm ảnh hưởng đến thể chất lẫn tinh thần, bạn cần biết rõ nguyên nhân gây bệnh và thời gian phát bệnh là bao lâu, từ đó có cáchphòng tránh và có cách chữa cảm cúm hiệu quả chotừng tình huống.

Bệnh cảm cúm không được chữa trị đúng cám sẽ rất dai dẳng và có những biến chứng nguy hiểm

Nguyên nhân gây ra bệnh cảm cúm

Bệnh cảm cúm là một hội chứng tổng hợp, chủ yếu lây lan qua đường hô hấp do virus gây ra. Theo nghiên cứu, có hơn 100 loại virus khác nhau có thể gây ra cảm cúm, virus xâm nhập vào cơ thể và bắt đầu lây lan cho người khác trước khi bệnh nhân có những dấu hiệu cảm cúm. Nói một cách chính xác, virus gây cảm cúm ẩn nấp trong cơ thể người bệnh từ 18- 48 tiếng, sau đó mới đột nhiên phát bệnh với các triệu chứng thường thấy như: đau họng, hắt hơi, sốt, chảy nước mũi, cơ thể mệt mỏi.

Nguyên nhân gây ra bệnh cảm cúm chính là Virus

Cảm cúm bao lâu thì khỏi hẳn?

Bệnh cảm cúm thường kéo dài trong khoảng từ 5 tới 7 ngày, tùy theo mức độ bệnh của từng người. Tuy nhiên, chế độ ăn uống, chăm sóc cũng có thể ảnh hưởng đến thời gian kéo dài của bệnh. Nếu bệnh nhân không được chăm sóc và điều trị đúng cách thì sẽ dễ dẫn tới tình trạng bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp. Bên cạnh đó, những người làm việc với áp lực lớn và cường độ cao thì bệnh có xu hướng kéo dài hơn, cũng như việc điều trị sẽ phức tạp hơn. Chính vì thế, khi bệnh nhân có dấu hiệu của cảm cúm thì nên được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị.

Những sai lầm cần tránh để bệnh cảm cúm nhanh hết

  • Uống nhiều thuốc kháng sinh

Nhiều người vẫn giữ quan điểm rằng, khi bị cảm cúm nên sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc kháng sinh thì bệnh sẽ nhanh khỏi. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm, vì trên thực tế, cảm cúm là bệnh được gây ra bởi virus, mà theo những khuyến cáo về y tế, các bệnh do nhiễm virus nói chung và bệnh cảm cúm nói riêng đều không nên uống kháng sinh. Thuốc kháng sinh chỉ giúp tiêu diệt hoặc kìm hãm được các loại vi khuẩn chứ không có tác dụng chữa trị đối với virus. Thuốc kháng sinh chỉ được dùng trong trường hợp có những biểu hiện của nhiễm khuẩn và phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Vậy nên, bệnh nhân bị cảm cúm không nên lạm dụng thuốc kháng sinh để tránh lãng phí và làm cho tình trạng kháng kháng sinh có nguy cơ ngày càng gia tăng.

Không nên lạm dụng thuốc khánh sinh để chữa bệnh cảm cúm

  • Bệnh cảm cúm có thể tự khỏi

Trong một năm, một người trưởng thành có nguy cơ mắc bệnh cảm cúm từ 2-4 lần, với những triệu chứng thông thường như đau họng, sốt, nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, đau đầu, đau nhức cơ thể…. Cũng từ đó nên mọi người thường cho rằng đây là bệnh thông thường, có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Nhưng trên thực tế, theo khuyến cáo của các bác sĩ, khi người bị cảm cúm có triệu chứng nêu trên kéo dài, cần phải uống thuốc và chữa trị tích cực, nếu không có thể dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm. Những biến chứng nghiêm trọng nhất mà bệnh cảm cúm gây ra viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, viêm phế quản cấp, viêm phế quản mãn tính, viêm phổi, viêm cầu thận cấp tính, viêm tai giữa, viêm xoang…

Bảo Hân

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • cảm cúm

Video liên quan

Chủ Đề