Trẻ bị fo có nên uống kháng sinh

Chính vì vậy bài viết sau đây của THS BS Nguyễn Đình Tuấn tại phòng khám đa khoa pasteur giải đáp đầy đủ chi tiết về việc Khi nào thì trẻ cần dùng kháng sinh để mọi người có thêm kiến thức hơn về việc này

Khi nào thì trẻ cần dùng kháng sinh

1/ Nhiều trường hợp đau họng, ho và chảy mũi nước không cần dùng kháng sinh

– Nếu trẻ bị đau họng, ho hoặc chảy mũi nước, bạn có thể muốn bác sĩ sử dụng kháng sinh. Nhưng trong đa số trường hợp, trẻ không cần kháng sinh để chữa trị các bệnh đường hô hấp. Thực tế kháng sinh có thể gây hại nhiều hơn lợi. Điều đó có thể giải thích như sau:

+ Kháng sinh diệt vi khuẩn, không diệt được virus

  • Nếu con bạn bị nhiễm khuẩn, kháng sinh có thể chữa lành. Nhưng nếu bị nhiễm virus thì kháng sinh không có tác dụng chữa bệnh hay phòng bệnh cho người khác.
  • Cảm lạnh và cúm đều do virus gây ra
  • Viêm phế quản thường do virus gây ra, viêm phế quản là bệnh có ho rất nhiều đờm hoặc chất nhầy dính. Hít phải khói thuốc có thể gây ra viêm phế quản, nhưng thường không phải nguyên nhân do vi khuẩn.
  • Nguyên nhân chủ yếu gây viêm xoang cũng là virus. Triệu chứng bao gồm chảy nhiều nước mũi và chảy mũi sau. Nước mũi có màu không có nghĩa là trẻ bị nhiễm trùng.

+ Kháng sinh không giúp ích trong điều trị virus và trong một vài trường hợp nhiễm trùng

  • Một số trường hợp cúm đều do nhiễm virus và vi khuẩn; khi đó, sử dụng kháng sinh là cần thiết. Đôi khi vi khuẩn là nguyên nhân gây viêm xoang. Nhưng ngay cả vậy thì nhiễm khuẩn cũng tự lành sau 1 tuần hoặc lâu hơn.
  • Nhiều nhiễm trùng tai thông thường có thể tự lành mà không cần kháng sinh.
  • Một số trường hợp viêm họng, như viêm họng do liên cầu, triệu chứng gồm sốt, đỏ mắt và khó nuốt. Tuy nhiên, phần lớn trẻ có những triệu chứng này thì không phải là viêm họng do liên cầu. Trẻ cần một step test để biết chính xác đó là viêm họng do liên cầu không, sau đó bác sĩ sẽ sử dụng kháng sinh nếu cần thiết.

Xem thêm bài viết: Khi trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản phải làm sao?

2/ Nguy cơ của kháng sinh

Tác dụng phụ của kháng sinh là nguyên nhân làm trẻ thường phải nhập khoa cấp cứu. Điều trị kháng sinh có thể gây ra tiêu chảy hoặc nôn, và 5/100 trẻ bị dị ứng với kháng sinh. Vài trường hợp dị ứng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng.

Lạm dụng và sử dụng quá mức kháng sinh làm vi khuẩn thay đổi, nên các thuốc không còn hoạt động tốt để loại bỏ chúng. Hiện tượng này được gọi là “kháng thuốc”. Khi vi khuẩn kháng lại các loại thuốc điều trị, nhiễm trùng rất dễ dàng lây lan từ người này sang người khác. Điều trị nhiễm trùng có kháng thuốc gây tốn kém và rất khó chữa trị.

3/ Khi nào trẻ cần sử dụng kháng sinh?

Trẻ có thể cần sử dụng kháng sinh nếu:

+ Ho không cải thiện sau 14 ngày

+ Đã được chẩn đoán là viêm phổi hoặc ho gà

+ Các triệu chứng của viêm xoang không cải thiện sau 10 ngày, hoặc đã cải thiện nhưng nay các triệu chứng xấu trở lại

+ Nếu trẻ chảy nước mũi vàng – xanh và sốt từ 39oC trở lên trong vài ngày

+ Trẻ bị viêm họng do liên cầu, được chẩn đoán bởi test nhanh liên cầu hoặc do triệu chứng đặc trưng. Nếu nhiễm liên cầu không được chẩn đoán thì không cần thiết dùng kháng sinh. Không cần kiểm tra nếu trẻ có chảy mũi nước, ho kèm với viêm họng, đó là triệu chứng nhiễm virus.

+ Trường hợp trẻ dưới 3 tháng tuổi sốt từ 38oC trở lên, hãy gọi cho bác sĩ nhi của bạn. Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm khuẩn nghiêm trọng nên trẻ có thể phải được sử dụng kháng sinh.

Xem thêm bài viết: Nhiệt độ phòng như thế nào là an toàn với trẻ em

….

Như vậy qua bài viết này bây giờ cha mẹ hay những người lớn đã hiểu rõ khi nào thì cho trẻ dùng kháng sinh rồi chứ.. Việc lạm dụng kháng sinh quá đà sẽ gây ra hiện tượng “kháng thuốc” nên mọi người cần lưu ý…

THS. BS Nguyễn Đình Tuấn

Phòng khám nhi – Đa khoa Pasteur Đà Nẵng

[HNM] - Những ngày gần đây, số ca mắc Covid-19 tại Hà Nội tăng cao, nên tỷ lệ mắc ở trẻ em cũng có xu hướng gia tăng. Do lo ngại biến chứng khi trẻ mắc Covid-19, nhiều phụ huynh đã tìm mua các loại thuốc, thực phẩm chức năng, xông hơi... để tự điều trị, tăng sức đề kháng cho con. Để tránh những hậu quả khôn lường đối với sức khỏe của trẻ em mắc Covid-19, người dân cần thận trọng trong quá trình sử dụng thuốc.

Cơ quan y tế khuyến cáo không được sử dụng thuốc tùy tiện khi trẻ mắc Covid-19.

Những sai lầm nguy hiểm

Khi con trai học lớp 4 có kết quả test nhanh dương tính với vi rút SARS-CoV-2, chị Nguyễn Thanh Hà [phường Ngọc Lâm, quận Long Biên] đã vội vàng tìm mua thuốc điều trị Covid-19. Lên mạng xã hội tham khảo các hội, nhóm, chị Hà còn được mách bảo mua thêm các loại thuốc kháng viêm, kháng sinh, thực phẩm chức năng, vitamin tăng cường sức đề kháng… Trước “ma trận” đến chục loại thuốc và thực phẩm chức năng sau khi mua về, chị Hà cũng bấn loạn không biết dùng như thế nào cho đúng.

Bác sĩ Đào Trường Giang [Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn] cho biết, việc mua tích trữ, hay sử dụng thuốc tùy tiện khi trẻ mắc Covid-19 hiện nay khá phổ biến. Thậm chí, các bà mẹ lên mạng tìm đơn thuốc, nghe ai mách gì uống nấy. Có nhiều phụ huynh nhắn tin hỏi bác sĩ, trong nhà hiện có tới 6-7 loại thuốc, nhưng không biết cho con uống loại gì trước, loại gì sau. Họ còn mua cả những loại thuốc "xách tay" từ nước ngoài không rõ thành phần, có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

“Có những cha mẹ tự ý cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh, các loại thuốc kháng viêm có chứa Corticoid ngay sau khi phát hiện con mình mắc Covid-19. Thuốc Corticoid hiệu quả nhanh trong vấn đề này, nhưng ngược lại có nhiều tác dụng phụ, có thể dẫn tới những hậu quả lâu dài cho trẻ, như: Loãng xương, giảm sức đề kháng, yếu cơ, tim mạch…”, bác sĩ Đào Trường Giang phân tích.

Nhiều phụ huynh còn cho rằng, thực phẩm chức năng, thuốc bổ, thảo dược hay xông mũi, họng… hoàn toàn lành tính, sử dụng nhiều cũng không ảnh hưởng. Tuy nhiên, bác sĩ Đào Trường Giang khẳng định, bất cứ loại thuốc nào, kể cả thuốc bổ khi đưa vào cơ thể cũng có thể gây ra tác dụng phụ. Hơn nữa, việc dùng nhiều loại cùng một lúc cũng có thể gây ra các tương tác, biến chứng rất khó kiểm soát. Mới đây, một bé gái 6 tuổi mắc Covid-19 đã bị dị ứng nặng phải nhập viện, mà nguyên nhân nghi ngờ do uống thuốc tăng cường sức đề kháng "xách tay" được bán trên mạng.

Thạc sĩ, bác sĩ Lê Văn Đán, Phụ trách khoa Nội tổng hợp - đơn vị hiện đang đảm nhận điều trị bệnh nhân Covid-19 của Bệnh viện Đa khoa Đức Giang cho rằng, sức đề kháng là nội tại trong một cơ thể. Sức đề kháng mạnh lên là do ăn uống đủ chất, ngủ đủ giấc, tập luyện thể dục, thể thao… Không thể “nhồi nhét” thuốc bổ, thực phẩm chức năng trong ngày một ngày hai mà tăng được sức đề kháng. Do đó, người dân không nên tin theo những loại thuốc bổ, thực phẩm chức năng được quảng cáo và rao bán trên thị trường, nhất là những sản phẩm không rõ nguồn gốc. Bởi, đã có những trường hợp phải nhập viện do uống quá nhiều thuốc bổ gây suy thận, suy gan, thậm chí phải lọc máu.

Bé trai 6 tháng tuổi điều trị tại Bệnh viện Nhi trung ương do bị bỏng mu bàn chân, nhiễm trùng huyết vì gia đình sử dụng máy xông mũi, họng để phòng Covid-19. Ảnh: Khánh Chi

Không tự ý dùng thuốc kháng vi rút, kháng sinh, kháng viêm...

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, trong Quyết định số 528/QĐ-BYT về việc ban hành “Hướng dẫn chăm sóc tại nhà đối với trẻ mắc Covid-19”, Bộ Y tế đặc biệt lưu ý các phụ huynh không tự ý dùng thuốc kháng vi rút, kháng sinh, kháng viêm... cho trẻ mắc Covid-19 chăm sóc ở nhà khi chưa có chỉ định của nhân viên y tế và không xông cho trẻ em. Khi trẻ bị ho có thể dùng các thuốc giảm ho [ưu tiên các thuốc từ thảo mộc]. Khi trẻ bị ngạt mũi, xổ mũi thì xịt rửa mũi, nhỏ mũi bằng dung dịch Natriclorua 0,9%. Nếu trẻ xuất hiện tiêu chảy, thì sử dụng men vi sinh, men tiêu hóa. Với trẻ đang được sử dụng các thuốc điều trị bệnh nền theo đơn ngoại trú, thì tiếp tục sử dụng theo hướng dẫn.

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng khuyến cáo: Khi nhiệt độ trẻ > 38,5 độ C nên dùng Paracetamol liều 10-15mg/kg/lần [uống hoặc đặt hậu môn, nếu trẻ còn sốt có thể lặp lại, mỗi lần cách tối thiểu 4-6 giờ [tổng liều thuốc không quá 60mg/kg/ngày]. Ngoài ra, cho trẻ dùng thuốc cân bằng điện giải khi mất nước [do sốt cao, tiêu chảy, mệt mỏi]. Nên khuyến khích trẻ uống nhiều nước, có thể sử dụng nước trái cây hoặc Oresol và tuyệt đối không cho trẻ sử dụng các dung dịch nước ngọt công nghiệp để bù nước…

Liên quan tới việc nhiều phụ huynh tìm mua các loại viên xông mũi để điều trị Covid-19 cho con, bác sĩ Đào Trường Giang [Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn] khuyến cáo, không nên sử dụng viên xông cho trẻ. Có trường hợp đã uống nhầm viên xông thảo dược, thay vì bỏ vào nước sôi xông như hướng dẫn. Đặc biệt, khi sử dụng cho trẻ em, phải thận trọng để không gây bỏng, xảy ra các tai nạn đáng tiếc. Điều lo ngại nhất trong điều trị Covid-19 là thiếu ô xy do phổi không trao đổi được. Việc xông mũi họng quá nhiều lần trong ngày, khiến phổi hít phải nhiều hơi nước sẽ làm tăng nguy cơ này, gây khó chịu cho trẻ.

Hãy cài đặt Ứng dụng phòng, chống dịch Covid-19 Quốc gia [PC-Covid] để khai báo y tế, bảo vệ mình và bảo vệ mọi người:

Bước 1: Truy cập vào trang //pccovid.gov.vn/ hoặc tải trực tiếp từ App Store hay CH Play.

Bước 2: Sau khi tải về ứng dụng sẽ yêu cầu nhập số điện thoại để nhận mã OTP kích hoạt. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên.

Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bấm Quét xung quanh. Nếu có người ở gần bạn dưới 2 mét đã sử dụng PC-Covid, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào danh sách đã tiếp xúc. Khai báo y tế khi có các dấu hiệu như ho, sốt, mất vị giác… hoặc có liên quan, tiếp xúc người nghi nhiễm Covid-19. Luôn luôn quét mã QR nơi bạn đến.

Video liên quan

Chủ Đề