Trẻ dậy thì cao thêm bao nhiêu

Tuổi dậy thì là quá trình thay đổi thể chất từ thời thơ ấu sang giai đoạn trưởng thành, khi cơ thể tăng sản xuất một số hormone nhất định. Ở nữ, tuổi dậy thì có xu hướng bắt đầu khi trẻ 8-13 tuổi, kéo dài khoảng 4 năm. Độ tuổi trung bình mà các bé gái có thể nhận thấy những dấu hiệu dậy thì đầu tiên là 9-10.

Bắt đầu dậy thì trước 8 tuổi được coi là dậy thì sớm. Dậy thì muộn là khi trẻ chưa phát triển ngực ở tuổi 13, hoặc bắt đầu có kinh nguyệt ở tuổi 15. Cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi trẻ có dấu hiệu dậy thì sớm hoặc muộn.

Sự bắt đầu của chu kỳ kinh nguyệt thường xảy ra khi bé gái 12 tuổi. Tuy nhiên, phạm vi có thể rộng hơn, từ 9-15 tuổi. Mụn trứng cá là một dấu hiệu phổ biến của tuổi dậy thì. Lông trên cơ thể có xu hướng dày lên, có thể trở nên đen hơn. Các hormone liên quan đến tuổi dậy thì cũng có thể khiến trẻ trở nên dễ xúc động hoặc thay đổi thất thường.

Trẻ dậy thì cao thêm bao nhiêu

Các bé gái có xu hướng dừng phát triển chiều cao ở độ tuổi 14-15. Ảnh: Freepik

Thời điểm ngừng phát triển chiều cao

Trẻ em gái thường trải qua giai đoạn tăng trưởng nhanh nhất vào khoảng 11-12 tuổi. Sau khi bắt đầu có kinh nguyệt, trẻ thường cao thêm 7 cm và đạt đến chiều cao trưởng thành vào khoảng 14 hoặc 15 tuổi. Tuy nhiên, điều này có thể thay đổi.

Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến chiều cao của bé gái. Trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc không đủ dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu cơ thể thường có chiều cao thấp hơn so với các bạn cùng lứa tuổi. Suy dinh dưỡng nghiêm trọng khi còn nhỏ có thể góp phần vào sự chậm phát triển, gây ra những ảnh hưởng liên tục như nhẹ cân, thấp còi nếu không được khắc phục.

Mất cân bằng nội tiết tố như lượng tuyến giáp hoặc hormone tăng trưởng thấp có thể làm chậm tốc độ phát triển, khiến trẻ có chiều cao thấp khi trưởng thành. Các tình trạng sức khỏe mạn tính bao gồm xơ nang, bệnh thận, bệnh celiac (không dung nạp gluten) có thể ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Bệnh nhi ung thư cũng có thể thấp hơn khi trưởng thành.

Bên cạnh đó, việc sử dụng một số loại thuốc có thể làm chậm quá trình phát triển. Chẳng hạn, một số tình trạng được điều trị bằng corticosteroid như hen suyễn, cũng có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng. Ngoài ra, trẻ mắc hội chứng Noonan và Turner cũng sẽ thấp hơn so với các bạn cùng lứa tuổi, trong khi người mắc hội chứng Marfan có xu hướng cao hơn.

Thời điểm ngừng phát triển ngực

Ngực nở nang thường là biểu hiện đầu tiên của tuổi dậy thì ở nữ giới. Dấu hiệu sớm nhất cho thấy sự phát triển của ngực xảy ra khi các chồi vú bắt đầu lớn lên. Chúng sẽ hình thành bầu ngực được tạo thành từ các tuyến vú và mô mỡ.

Vú có thể bắt đầu phát triển khi trẻ 9 hoặc 10 tuổi. Đối với một số trẻ, giai đoạn tăng trưởng sớm nhất có thể xảy ra ở độ tuổi 6-8. Trong hầu hết trường hợp, các dấu hiệu dậy thì sớm được xác định là lành tính và không cần điều trị. Các bé gái có thể gặp một số tình trạng như: một bên vú lớn hơn bên còn lại; đau hoặc sưng ngực trong kỳ kinh nguyệt; có lông quanh núm vú hoặc vết rạn da. Những điều này đều bình thường.

Sự phát triển của ngực thường tiếp tục trong suốt tuổi dậy thì. Kích thước ngực có thể do di truyền, hoặc phụ thuộc vào cân nặng của mỗi người. Sau tuổi dậy thì, mô vú tiếp tục thay đổi và đáp ứng với các hormone trong suốt cuộc đời, kể cả trong chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, cho con bú hoặc mãn kinh.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của bé gái

Chế độ ăn uống cân bằng, hoạt động thể chất thường xuyên sẽ hỗ trợ trẻ tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, quá trình dậy thì và tăng trưởng có thể bị trì hoãn vì nhiều lý do. Cha mẹ sinh con khi lớn tuổi có thể khiến trẻ chậm phát triển hơn so với các bạn cùng lứa tuổi, nhưng chúng sẽ tăng trưởng đầy đủ.

Trẻ em mắc các bệnh như tiểu đường, xơ nang hoặc bệnh thận cũng có thể bị dậy thì muộn. Điều này có thể ít xảy ra hơn nếu tình trạng bệnh được kiểm soát tốt với các biến chứng hạn chế.

Các tình trạng ảnh hưởng đến tuyến yên hoặc tuyến giáp, nơi sản xuất các hormone tăng trưởng và phát triển, cũng có thể làm chậm quá trình dậy thì. Tương tự, một số điều kiện di truyền cũng có thể cản trở quá trình này.

Tập luyện chuyên sâu và ăn uống hạn chế có thể làm chậm quá trình dậy thì ở các vận động viên nữ trẻ tuổi. Ngược lại, béo phì có thể khiến trẻ dậy thì sớm. Những điều này là do sự thay đổi nồng độ hormone liên quan đến mức độ hoạt động và thành phần cơ thể.

Chiều cao của một người phát triển liên tục sau khi chào đời, đặc biệt sẽ có những giai đoạn vượt trội. Theo đó, muốn phát triển chiều cao tối ưu bạn không nên bỏ lỡ các giai đoạn “vàng” cũng như biết cách nhận biết các dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao để kịp thời “đầu tư” đúng mực và có các biện pháp can thiệp đúng lúc.

Mục lục

Độ tuổi phát triển chiều cao của nam và nữ

Có 3 giai đoạn vàng phát triển chiều cao, đó là giai đoạn bào thai, 1.000 ngày đầu đời và giai đoạn tuổi dậy thì.

Ở những giai đoạn quan trọng này, nếu trẻ được cung cấp chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất, được hướng dẫn các hoạt động thể chất phù hợp và sống trong môi trường lành mạnh thì chiều cao sẽ phát triển tối ưu.

Cụ thể, ở độ tuổi phát triển chiều cao 1.000 ngày đầu đời, nếu được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, trẻ có thể tăng 25cm trong năm đầu tiên và 10cm mỗi năm trong 2 năm tiếp theo.

Khi trẻ 12 tháng tuổi, chiều dài nằm sẽ tăng gấp rưỡi so với chiều dài lúc sinh ra. Khi bé đạt 4 tuổi, trẻ có thể tăng 6-7cm chiều cao mỗi năm đến khi trẻ đạt 11 tuổi.

Trẻ dậy thì cao thêm bao nhiêu

Giai đoạn đầu đời được xem là độ tuổi phát triển chiều cao tối ưu của trẻ.

Độ tuổi phát triển chiều cao của nam và nữ mạnh nhất là trong giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì 9 – 18 tuổi. Nếu được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và có chế độ vận động hợp lý, tốc độ tăng trưởng chiều cao của trẻ có thể đạt đỉnh 10 – 15cm/năm.

Bao nhiêu tuổi hết phát triển chiều cao?

“Bao nhiêu tuổi hết tăng chiều cao” là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Thông thường, chiều cao của hầu hết mọi người sẽ ngừng tăng thêm sau 18 tuổi đối với nữ giới và sau 20 tuổi đối với nam giới.

1. Bao nhiêu tuổi thì hết cao ở nữ?

Trẻ em gái có xu hướng tăng trưởng chiều cao nhanh và sớm hơn trẻ em trai. Hầu hết các bé gái sẽ phát triển chiều cao với tốc độ nhanh chóng trong thời thơ ấu. Khi đến tuổi dậy thì, tốc độ phát triển chiều cao của nữ giới tăng đột biến.

Tuy nhiên, do thể trạng của mỗi bé gái là khác nhau nên thời điểm ngừng phát triển chiều cao của mỗi bé cũng khác nhau. Các bé gái sẽ ngừng phát triển và đạt đến chiều cao cuối cùng chỉ 2 – 2,5 năm sau chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Phần lớn bé gái bắt đầu dậy thì lúc 8-13 tuổi (1). Do độ tuổi dậy thì sớm hơn ở bé trai, nên bao nhiêu tuổi hết cao ở bé gái là 14-15 tuổi, con số này không cố định, sớm hơn hoặc muộn hơn phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm bắt đầu dậy thì của trẻ. Sau 15 tuổi, sự phát triển chiều cao diễn ra chậm dần và ngừng hẳn khi trẻ 18 tuổi. (2)

2. Bao nhiêu tuổi thì hết cao ở nam?

Độ tuổi bắt đầu dậy thì ở trẻ em trai là khoảng 12 tuổi. Tốc độ phát triển chiều cao nhanh nhất ở trẻ trai thường là 1-2 năm sau khi bắt đầu dậy thì. Không giống như các bé gái (thường có dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao ở độ tuổi 14-15 hoặc từ 2-2.5 năm sau chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên), giới hạn trong độ tuổi phát triển chiều cao của các bé trai khó xác định hơn. Tuy nhiên, trong hầu hết trường hợp, đường cong tăng trưởng chiều cao của bé trai bắt đầu chậm dần từ năm 16 tuổi và dừng hẳn trong khoảng độ tuổi từ 18 đến 20.

Trẻ dậy thì cao thêm bao nhiêu

Chiều cao của hầu hết mọi người sẽ không thể được tăng thêm sau độ tuổi 18 – đối với nữ giới và sau 20 tuổi – đối với nam giới.

Dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao ở nam và nữ

Bố mẹ có thể cảm nhận được con cái cao lên từng ngày thông qua những thay đổi về vóc dáng, kích thước quần áo tăng lên, trẻ đi lọng khọng và hay đụng vào những vật xung quanh…

Khi cơ thể đạt đến chiều cao tối đa ở tuổi trưởng thành, ở cả nam lẫn nữ đều rất khó nhận ra thời điểm nào và dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao của bản thân, vì tốc độ phát triển sẽ chậm dần và ngừng hẳn khi sụ tăng trưởng đóng lại hay ngừng hoạt động. Dưới đây là những dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao:

  • Các thông số chiều cao không thay đổi trong những lần đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, khám bệnh…
  • Không có sự thay đổi khi đo chiều cao bằng thước tại nhà.
  • Quần áo không bị chật hay ngắn và có thể sử dụng lâu dài.
  • Size giày không tăng lên nữa.
  • Tuổi xương của bạn (chụp x-quang cổ tay trái) cho kết quả > 18 tuổi.

Trẻ dậy thì cao thêm bao nhiêu

Có thể phát hiệu dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao thông qua việc kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Làm sao để biết mình vẫn có thể cao thêm?

Làm sao để biết mình có thể cao thêm? Bạn cần xem xét xem bản thân còn nằm trong độ tuổi phát triển chiều cao, và đã vượt qua mốc thời gian ngừng phát triển chiều cao theo giới tính hay chưa. Độ tuổi ngừng phát triển chiều cao là 18 tuổi ở nữ và 20 tuổi ở nam.

Sau khi đã thấy bản thân hoặc con cái vẫn còn nằm trong độ tuổi phát triển chiều cao:

Thứ nhất: Ghi lại nhật ký tăng trưởng định kỳ.

Việc thường xuyên đo, ghi lại và so sánh các chỉ số đo chiều cao tại nhà hay những lần đi khám sức khỏe kết hợp với so sánh – đối chiếu độ tuổi với độ tuổi phát triển chiều cao theo giới tính sẽ giúp bạn biết mình có đang cao lên hay không, cũng như khả năng phát triển chiều cao trong tương lai.

Thứ hai: Tính chiều cao tối đa khi trưởng thành.

Có nhiều cách tính chiều cao của trẻ trong tương lai. Có 3 phương pháp dự đoán chiều cao khi trưởng thành bao gồm:

  • “Hai tuổi nhân hai”: Phương pháp này đã được áp dụng trong thời gian dài, tuy nhiên chưa có bất kỳ nghiên cứu nào đánh giá sự chính xác của nó (3). Cụ thể, để dự đoán chiều cao của con bằng phương pháp này, phụ huynh hãy nhân hai (x2) chiều cao khi trẻ 2 tuổi. Ví dụ, trẻ cao 80cm lúc 2 tuổi, thì con bạn có thể cao 160cm khi trưởng thành. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ chỉ ra rằng các bé gái phát triển nhanh hơn các bé trai. Bố mẹ có thể dự đoán chiều cao chính xác hơn cho con gái mình bằng cách tăng gấp đôi chiều cao của con khi 18 tháng thay vì 24 tháng. (4)
  • Phương pháp đường cong: Phương pháp này dựa vào các biểu đồ tăng trưởng tiêu chuẩn được sử dụng bởi các bác sĩ nhi khoa để theo dõi sự phát triển của trẻ. (5)
  • Dự đoán chiều cao của trẻ dựa trên chiều cao của bố và mẹ: Phương pháp này được xem là chính xác nhất hiện nay. Áp dụng công thức sau hoặc tính chiều cao tương lai tại đây.
Chiều cao chuẩn của bạn (cm) = (chiều cao của cha + chiều cao của mẹ +/- 13cm) / 2
  • Nếu bạn là nam: Hãy áp dụng phép “+” 13 cm trong công thức.
  • Nếu bạn là nữ: Hãy áp dụng phép “-” 13 cm trong công thức.

Nếu trẻ vẫn nằm trong độ tuổi phát triển chiều cao, và chiều cao hiện tại thấp hơn chiều cao dự đoán, ít nhất về mặt lý thuyết – bạn hoặc con bạn có thể hy vọng chiều cao có thể cải thiện khi trưởng thành.

Trẻ dậy thì cao thêm bao nhiêu

Khi cơ thể cao lên, cùng với việc tăng số đo, bạn cũng sẽ cảm thấy quần áo của mình ngày càng ngắn đi

Sau dậy thì có cao lên được nữa không?

Sau dậy thì, hầu hết cả nam và nữ đều không thể cao lên nữa. Tuy nhiên, thông tin này không hẳn là đặt dấu chấm hết cho hy vọng tăng chiều cao sau tuổi 20 của bạn và con cái.

Một nghiên cứu kéo dài 8 năm liên tục Thư viện Y tế Quốc Gia Hoa Kỳ cho thấy một ngoại lệ khác biệt về sự phát triển chiều cao ở nam giới:

Trong số 221 nam giới ở độ tuổi 27 được điều tra, chỉ 54% có chiều cao cơ thể ở tuổi 27 tương tự, hoặc chênh lệch không quá (+/- 1 cm) với chiều cao của chính họ ở tuổi 19, và có đến 46% nam giới đạt mức tăng trung bình về chiều cao ở tuổi 27 là từ 2,13 cm đến 7 cm so với chiều cao ở tuổi 19.

Do đó, nếu bạn có thể nuôi hy vọng tăng chiều cao sau tuổi 19-20, hãy cố gắng chú trọng đến dinh dưỡng, giữ tư thế đúng và các chương trình luyện tập thể thao, bài tập kéo giãn để đẩy lùi các dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao và cố gắng “tận dụng” được sự tăng trưởng cuối cùng trong giai đoạn phát triển thể chất sau tuổi 19 nhé.

Tại sao sau dậy thì ngừng phát triển chiều cao?

Lý do khiến bạn hoặc con cái có dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao là do các sụn tiếp hợp giúp xương tăng trưởng về chiều dài không còn phát triển sau độ tuổi dậy thì. Đây là giai đoạn có những thay đổi về nội tiết tố khiến các sụn tiếp hợp cứng lại và quá trình dài ra của xương bị ngừng lại.

Trẻ dậy thì cao thêm bao nhiêu

Sụn tiếp hợp cứng lại khiến xương không thể tiếp tục dài ra sau dậy thì

Cách giúp phát triển chiều cao chiều cao tối đa

Chiều cao chịu sự tác động bởi gen di truyền khoảng 23%, chế độ dinh dưỡng khoảng 32%, vận động thể dục thể thao 20% và các yếu tố khác như môi trường sống, bệnh mãn tính… Do đó, trước khi có dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao bạn cần tối ưu hóa việc phát triển chiều cao bằng cách:

1. Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ chất

Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ với carbohydrate, protein, canxi và các yếu tố vi lượng khác thông qua các loại thực phẩm như thịt nạc, rau đậu các loại… sẽ giúp cơ thể có đầy đủ “nguyên liệu” để tái tạo xương và phát triển chiều cao.

Ngoài ra, chế độ ăn uống lành mạnh với ít đường, chất béo bão hòa sẽ giúp cơ thể cân đối và trông cao lớn hơn người có cùng chiều cao nhưng bị béo phì.

Trẻ dậy thì cao thêm bao nhiêu

Chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp cơ thể có đầy đủ dinh dưỡng để phát triển xương và tránh tình trạng béo phì.

2. Xây dựng thói quen tập luyện đều đặn

Tập thể thao là việc làm đơn giản nhất giúp kích thích gân cơ và xương phát triển, tăng thêm sự rắn chắc của cơ thể, đặc biệt trong giai đoạn tuổi dậy thì.

Hãy ra ngoài và vận động cơ bắp ít nhất 60 phút/mỗi ngày với những bài tập đơn giản như chạy bộ, hít xà, hoặc tham gia các môn thể thao kích thích phát triển chiều cao như bóng rổ, bóng chuyền… Ngoài việc phát triển chiều cao, thể thao còn giúp cải thiện khả năng tương tác xã hội và hoạt động nhóm.

3. Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng

Ánh nắng mặt trời là tác nhân chính giúp kích thích tổng hợp vitamin D dưới da. Đây cũng là cách bổ sung phần lớn nhu cầu vitamin D của cơ thể. Vitamin D sẽ hỗ trợ việc chuyển hóa canxi, giúp tăng kích thước và mật độ xương.

Trẻ dậy thì cao thêm bao nhiêu

Tập thể thao ngoài trời vừa giúp xương chắc khỏe, vừa giúp da tổng hợp vitamin D cần thiết.

4. Ngủ đủ giấc

Để đảm bảo sức khỏe, Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia Hoa Kỳ khuyến cáo:

  • Người trưởng thành: Nên ngủ từ 7 đến 9 giờ mỗi đêm.
  • Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và thanh thiếu niên: Cần ngủ nhiều hơn 9 tiếng mỗi đêm để đảm bảo sự phát triển thể chất tối đa của cơ thể.

Nên bắt đầu đi ngủ từ 9 – 11 giờ mỗi đêm để kích thích và hỗ trợ việc tiết hormone tăng trưởng từ tuyến yên. Việc tiết hormone đặc biệt hiệu quả trong giấc ngủ sâu và ngon giấc. Hormone tăng trưởng sẽ kích thước việc phát triển của xương và các tế bào trong cơ thể, giúp phát triển chiều cao một cách tối ưu.

5. Kiểm soát trọng lượng cơ thể

Việc kiểm soát cân nặng cũng giống như việc thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh. Lượng mỡ thừa, đường huyết cao trong cơ thể cũng góp phần làm giảm tiết hormone tăng trưởng, làm cho cơ thể dễ mắc các bệnh lý chuyển hóa như tăng huyết áp, đái tháo đường hơn bình thường.

Hình dáng và trọng lượng cân đối sẽ giúp mọi người cảm thấy cao hơn và tự tin hơn trong công việc và học tập.

6. Hạn chế sử dụng chất kích thích

Ma túy và rượu bia đều làm tăng nguy cơ khiến cơ thể suy nhược, thấp còi nếu được tiêu thụ quá nhiều khi còn trẻ. Nghiên cứu khoa học cho thấy, tuy caffeine không làm chậm tăng trưởng xương nhưng có thể khiến một người dễ bị mất ngủ, ảnh hưởng đến việc tiết hormone tăng trưởng của cơ thể.

7. Bổ sung thực phẩm tăng chiều cao một cách cẩn trọng

Việc phát triển chiều cao của một người có thể tối ưu thông qua chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và mức độ hoạt động thể chất phù hợp. Do đó, việc tìm đến những thực phẩm chức năng được quảng cáo tràn lan để hy vọng tăng nhanh chiều cao là không cần thiết.

Nếu bạn có những dấu hiệu kém hấp thu hoặc bệnh lý suy dinh dưỡng, các bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc áp dụng những biện pháp điều trị khác ngoài chế độ dinh dưỡng và vận động.

8. Tầm soát sớm chậm tăng trưởng chiều cao ở trẻ

Khi bố mẹ thấy bé không tăng trưởng đúng như kỳ vọng bình thường trong lứa tuổi hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên về Nhi khoa để sớm phát hiện và điều trị kịp thời những biểu hiện thiếu chất, suy dinh dưỡng.

Trẻ dậy thì cao thêm bao nhiêu

Tầm soát chiều cao định kỳ giúp cha mẹ phát hiện sớm các dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao của trẻ và can thiệp kịp thời

Ngoài những vấn đề trên, mỗi người có thể trông cao lớn hơn thông qua tư thế, dáng đứng thẳng người, cách phối hợp quần áo gọn gàng và hoa văn phù hợp với thể trạng.

Xem thêm:

  • 6 Cách tăng chiều cao cho trẻ tối ưu, ba mẹ “bỏ túi” ngay

Tăng chiều cao khi quá tuổi được không?

Trong hầu hết các trường hợp, không thể tăng chiều cao khi quá độ tuổi tăng chiều cao. Tuy nhiên, nếu bạn bị hạn chế chiều cao, hãy áp dụng một số cách sau đây để “tăng chiều cao” cho người trưởng thành khi đã quá tuổi:

1. Lựa chọn trang phục “ăn gian” chiều cao

Thời trang không thể thay đổi chiều cao thực tế của bạn, nhưng chúng hoàn toàn có thể giúp bạn thay đổi tỉ lệ cơ thể giữa phần chân và lưng để trông cao hơn.

Khi lựa chọn được một phong cách ăn mặc “tôn” dáng, tôn chiều cao, bạn không cần phải ám ảnh, lo sợ mình đã vượt quá độ tuổi phát triển chiều cao hay lăn tăn suy nghĩ về các vấn đề như bao nhiêu tuổi hết phát triển chiều cao và các vấn đề tương tự nữa.

Với cả nữ và nam:

  • Ưu tiên lựa chọn những chiếc quần cạp cao, áo croptop sẽ giúp tôn dáng phần chân, tạo cảm giác chân bạn dài hơn bình thường. Từ đó, bạn sẽ “trông” cao hơn.
  • Ưu tiên lựa chọn áo quần có họa tiết sọc dọc bởi các đường kẻ dọc tạo ra ảo giác rằng cơ thể bạn thon gọn, giúp bạn trông cao hơn chiều cao thực tế.
  • Lựa chọn các miếng lót (đệm), đế giày tăng chiều cao để lót bên trong các mẫu giày tây, giày thể thao. Mẹo này giúp bạn “ăn gian” chiều cao rất hiệu quả.
  • Nếu bạn thấp người, hạn chế mặc quần áo quá quá rộng hay ống quần quá dài, ống quần quá loe mà hãy ưu tiên những thiết kế ôm sát.
  • Nếu bạn quá thấp, hãy ưu tiên mặc quần áo đơn sắc, tối màu, chúng sẽ giúp người bạn liền thành một khối, “trông” cao hơn.
  • Nếu có mặc váy ngắn, quần ngắn, hãy ưu tiên những thiết kế mà độ dài mép váy và gấu quần vừa trên đầu gối. Việc để hở đầu gối cũng giúp những người thấp lùn trông có vẻ cao hơn.

Trẻ dậy thì cao thêm bao nhiêu

Quần jeans cạp cao, ôm sát tạo cảm giác phần chân như dài hơn, giúp bạn trông cao hơn nhờ tỉ lệ cơ thể cân đối

2. Ngồi đúng tư thế

Nếu bạn dành nhiều giờ ngồi trên bàn làm việc, hoặc dành phần lớn thời gian ngồi sai tư thế khiến xương sống bạn sẽ luôn ở trạng thái cúi gập thì chiều cao thực tế của bạn bị giảm đi. Bằng cách cải thiện tư thế, thực hiện các bài tập kéo giãn cột sống, bạn có thể kéo dài cột sống của mình và có vẻ cao hơn một chút so với thực tế.

3. Phẫu thuật kéo dài chân

Về cơ bản, phẫu thuật kéo dài chân sẽ cưa đứt xương đùi hoặc/và xương chày của bạn làm đôi rồi neo chúng vào một bộ khung đỡ kim loại để định hình lại và kéo dài xương của bạn vài cm mỗi tháng. Mỗi cm xương dài ra cần 36 ngày để hồi phục hoàn toàn.

Với phẫu thuật kéo dài chân, phẫu thuật có thể cải thiện nhanh chóng chiều cao, tối đa 15cm (6). Có thể thực hiện ở những người đã có dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao hoặc nằm ngoài độ tuổi phát triển chiều cao như ở độ tuổi 20, 30, 40, 50.

Phẫu thuật kéo dài chân là một thủ tục tốn kém. Ở Mỹ, kéo dài xương đùi tốn hơn 120.000 đô la, kéo dài xương chày và xương đùi kết hợp có thể tốn hơn 250.000 đô la. Nhìn chung, phẫu thuật kéo dài chi khá an toàn, theo Bệnh viện Hospital for Special Surgery tỷ lệ thành công là khoảng 95%.

Tuy nhiên, phẫu thuật kéo dài chân có thể để lại nhiều biến chứng về lâu dài như tổn thương thần kinh vận động, tổn thương cơ, co cứng khớp, trật khớp và viêm khớp (7, 8). Do đó, chúng ta hãy ưu tiên lựa chọn những cách tăng chiều cao tự nhiên vì lợi ích sức khỏe lâu dài cho chính bạn và con cái.

Chiều cao lý tưởng khi trưởng thành là kết quả của cả một quá trình dài. Thay vì quá tập trung vào các dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao, bố mẹ nên có sự chuẩn bị và chăm sóc tốt ngay từ khi trẻ còn trong bụng mẹ. Việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và vận động tốt, đặc biệt trong giai đoạn dậy thì – độ tuổi phát triển chiều cao tốt nhất là rất cần thiết để có thể phát triển chiều cao tối đa trước khi trẻ đến độ tuổi ngừng phát triển chiều cao. Tham khảo ngay các bài viết hữu ích tại Nutrihome để phụ huynh chuẩn bị tốt ngay từ bây giờ, giúp con bắt kịp đà cao lớn, sở hữu chiều cao vượt trội trong tương lai.