Trẻ đi ngoài ra máu khám ở đâu singapore

Trẻ đi ngoài ra máu khiến bố mẹ rất lo lắng vì việc trẻ đi ngoài bình thường hay bất thường sẽ phản ánh tình trạng tiêu hóa của trẻ. Thông qua màu sắc phân của trẻ có thể phát hiện sớm một số tình huống bất thường đang hoặc có thể xảy ra, cũng có khi nó báo hiệu một số bệnh lý nguy hiểm. Để biết trẻ bị đi ngoài ra máu là do đâu, cách xử trí khi trẻ bị đi ngoài ra máu là gì mời các bạn tham khảo bài viết sau

Trẻ đi ngoài ra máu có thể do hệ thống tiêu hóa của trẻ có bất thường, nhưng cũng có thể báo hiệu nhiều bệnh lý nguy hiểm. Thông thường trẻ bị đi ngoài ra máu do các nguyên nhân sau:

Do táo bón

Táo bón khiến hậu môn của bé bị rách, nứt kẽ, trầy xước gây xuất huyết. Phân khô, cứng khiến bé phải rặn nhiều lần dẫn đến máu tươi dính bên ngoài phân hoặc trên giấy vệ sinh. Mỗi lần đi ngoài bé gặp rất nhiều khó khăn, thường khóc thét. Nguyên nhân này có thể do bé uống ít nước, ăn ít rau, thường nhịn đi ngoài, nhịn tiểu hoặc do dị tật bẩm sinh với các biểu hiện đường tiêu hóa bị tổn thương…

Do nhiễm khuẩn đường ruột

Hệ tiêu hóa của bé còn non nớt ở những năm đầu đời, do vậy chỉ cần một thay đổi nhỏ trong việc ăn uống cũng khiến cho phân của trẻ bất thường.

Trẻ nhỏ chưa ý thức được việc giữ gìn vệ sinh và thường xuyên tiếp xúc với các đồ vật có chứa vi khuẩn, ổ chứa vi khuẩn ở động vật, gia súc, gia cầm. Đồng thời cha mẹ chưa quan tâm đến việc rửa tay sạch sẽ cho con trước khi ăn uống, ăn uống không hợp vệ sinh khiến cho hệ tiêu hóa của trẻ bị nhiễm khuẩn có thể dẫn đến con bị đi ngoài ra máu.

Biểu hiện là trẻ bị đau bụng, mệt mỏi, sốt, buồn nôn, tiêu chảy, đi cầu phân lỏng hoặc có thể lẫn chất nhầy và bạch cầu.

Trẻ đi ngoài ra máu khám ở đâu singapore

Trẻ đi ngoài nhầy máu có thể do nhiễm khuẩn đường ruột (ảnh minh họa)

Do bệnh lồng ruột

Lồng ruột là một dạng tắc nghẽn đường ruột nguy hiểm nếu không cấp cứu kịp thời.

Nếu thấy trẻ khóc thét vì đau bụng, nôn mửa, bỏ bú, sau đó bụng trướng căng, đại tiện phân máu lẫn nhầy và thể toàn máu tươi, người mệt lả, lờ đờ, sốt cao, tiểu ít,… cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay.

Do sốt thương hàn

Trẻ đi ngoài ra máu là một trong những triệu chứng của sốt thương hàn, sốt xuất huyết.

Khi ấy, phân của bé thường có màu đen, hơi xám hoặc pha chút đỏ tươi, kèm theo triệu chứng như nôn ói, mệt mỏi, vật vã…

Do bệnh lỵ hay polyp đại trực tràng

Ngoài ra bệnh lỵ hay bệnh polyp đại trực tràng… cũng có thể khiến trẻ bị đi ngoài ra máu.

Trẻ đi ngoài ra máu khám ở đâu singapore

Nguyên nhân trẻ bị đi ngoài ra máu

Đi ngoài ra máu là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau, vì thế ngay sau khi có các biểu hiện đi ngoài ra máu ở trẻ, cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ, làm các xét nghiệm phân cần thiết để có những chuẩn đoán cụ thể về nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất.

Ngoài ra để hệ tiêu hóa của trẻ phát triển tốt cha mẹ cần:

– Cho trẻ uống đủ nước, bổ sung nhiều chất xơ, cho trẻ ăn nhiều hoa quả, sữa chua giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ phát triển tốt.

– Vận động: Tập cho bé thói quen tự đi lại, không nên bế quá lâu làm bé lười vận động.

– Đi vệ sinh: Rèn cho bé thói quen đi đại tiện đúng giờ, chú ý vệ sinh sạch sẽ cho trẻ sau khi đi, nên dùng nước rửa cho trẻ, hạn chế dùng giấy, vật cứng lau chùi.

Trẻ đi ngoài ra máu khám ở đâu singapore

Đưa trẻ đi khám khi có những dấu hiệu đi ngoài ra máu để có những biện pháp điều trị phù hợp (ảnh minh họa)

UNG THƯ ĐẠI TRÀNG BIỂU HIỆN QUA MÁU TRONG PHÂN

Quan sát thấy máu trong phân có thể khiến rất nhiều người hoảng sợ và lo lắng. Sự sợ hãi tăng lên khi họ không chắc chắn về nguồn gốc của máu, và liệu có tiềm ẩn căn bệnh nghiêm trọng như ung thư liên quan đến hiện tượng này hay không. Mối quan tâm càng được phóng đại khi lượng máu tăng thêm, máu có màu đỏ tươi và đặc biệt là khi bệnh nhân không thể giải thích được nguyên nhân tại sao máu lại xuất hiện. Chảy máu có thể xảy ra trong hoặc sau khi đi đại tiện, hoặc lưu lại trên giấy lau trong khi đi vệ sinh.

Máu có thể đến từ đường ruột phía trên như thực quản và dạ dày, hoặc từ đại tràng và hậu môn. Chảy máu xảy ra ở đường tiêu hóa trên có thể xuất hiện phân màu đen và hắc ín từ hỗn hợp dịch tiêu hóa. Máu chảy ra từ đường tiêu hóa dưới có thể trông đỏ tươi hơn. Thực tế, có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn của hiện tượng máu trong phân.

  • Nứt hậu môn – xuất hiện vết rách trong đường hậu môn
  • Trĩ hoặc lòi dom
  • Polyp hoặc ung thư
  • Viêm đại tràng hoặc viêm liên quan đến nhiễm trùng hoặc bệnh viêm ruột (như bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng).
  • Bệnh túi thừa – túi nhỏ trong thành ruột kết đặc biệt có thể chảy máu khi chúng bị nhiễm trùng.
  • Angiodysplasia – mạch máu mỏng manh bất thường trong ruột.
  • Loét ở đường tiêu hóa trên – một vết loét mở hoặc đau ở niêm mạc dạ dày, tá tràng, hoặc phần trên của ruột non.
  • Các vấn đề thực quản như tĩnh mạch giãn nở trong thực quản liên quan đến bệnh gan mãn tính.
  • Các tình trạng ít phổ biến khác bao gồm rối loạn mạch máu, rối loạn đông máu

Dịch tễ học

Việc chảy máu qua trực tràng không phải hiếm gặp và thường xuất phát từ nguyên nhân bệnh nhân mắc bệnh trĩ hoặc dom. Tuy nhiên, triệu chứng này không thể xem thường, đặc biệt là ở Singapore, nơi ung thư đại trực tràng là loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới và phổ biến thứ hai ở phụ nữ trong giai đoạn 2007 – 2011. Tại Trung tâm Ung thư OncoCare Singapore, chúng tôi đã ghi nhận nhiều bệnh nhân mắc phải ung thư đại trực tràng ban đầu cũng có hiện tượng xuất hiện máu trong phân.

Tính chất của máu, số lượng máu chảy cũng như độ tuổi của bệnh nhân là các chi tiết quan trọng để đưa ra các đánh giá ban đầu về nguyên nhân chảy máu. Chảy máu trực tràng là lý do nên được cân nhắc, bởi lẽ mặc dù tỷ lệ chính xác của hiện tượng chảy máu trực tràng không rõ ràng nhưng tỷ lệ này thường tăng theo tuổi tác.

Triệu chứng

Khi một bệnh nhân bị chảy máu trên trực tràng (chảy máu PR), nhiệm vụ đầu tiên cần bệnh nhân cần thực hiện là trải qua một cuộc kiểm tra sức khỏe và lịch sử bệnh lý.

Lịch sử và triệu chứng liên quan quan trọng cần lưu ý bao gồm:

  • Số lượng và tính chất máu chảy. Quy luật chung nên nhớ chính là máu đỏ tươi thường từ đường tiêu hóa dưới. Trong ung thư đại trực tràng, hiện tượng chảy máu cũng có thể xảy ra với lượng máu ít hoặc không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
  • Giảm cân
  • Thay đổi thói quen đại tiện (cả tần số đại tiện và loại phân), một số bệnh nhân ung thư đại trực tràng có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy
  • Cảm giác đau buốt (tenesmus) khi đi đại tiện hoặc đại tiện không hết hoàn toàn. Đây có thể là triệu chứng của ung thư trực tràng. Cảm giác này do khối u ở trực tràng gây ra.
  • Các triệu chứng đau ở hậu môn chẳng hạn như đau nhiều hoặc đau dai dẳng.
  • Tiền sử gia đình bị ung thư đại trực tràng hoặc polyposis (như polyposis adenomatous polyposis (FAP), ung thư đại tràng nonpolyposis di truyền (HNPCC)). Những gia đình có tiền sử bệnh lý như vậy nên được đánh giá di truyền chặt chẽ vì rủi ro mắc bệnh của các thành viên trong gia đình có tỉ lệ cao hơn so với dân số nói chung.
  • Tiền sử bệnh lý, chấn thương, sử dụng aspirin hoặc các loại thuốc khác, điều trị bức xạ từ trước. Liệu pháp xạ trị có thể gây ra tình trạng chảy máu xuất hiện sau nhiều năm điều trị. Bệnh nhân có thể đã được điều trị bức xạ cho tuyến tiền liệt, cổ tử cung, nội mạc tử cung hoặc các bệnh ung thư khác của xương chậu trong quá khứ.

Một số biểu hiện chung bao gồm huyết áp, da dẻ xanh xao, sụt cân, khối u bất thường ở bụng cũng cần được lưu ý. Để chắc chắn về tình trạng bệnh, các xét nghiệm kiểm tra hậu môn và trực tràng có thể được thực hiện. Phương pháp nội soi ruột thẳng (proctoscope) đôi khi sẽ được áp dụng để xác định nguồn gốc của máu xuất huyết.

Đánh giá thêm

Các bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra tình trạng thiếu máu từ xét nghiệm công thức máu toàn bộ, nếu tình trạng thiếu máu xảy ra có nghĩa là chảy máu từ ung thư trong ruột. Nếu thiếu máu do mất máu nhiều, nồng độ sắt trong máu thường sẽ bị thiếu hụt, và nồng độ này có thể được kiểm tra dễ dàng. Cuối cùng, nếu bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị ung thư đại trực tràng, nội soi đại tràng rồi lấy sinh thiết sẽ được thực hiện để khẳng định chắc chắn các chuẩn đoán. Đôi khi trong một số trường hợp, tình trạng chảy máu có thể ngừng lại. Nhưng trong những trường hợp chảy máu quá nhiều, các biện pháp hồi sức, truyền dịch và truyền máu sẽ được thực hiện trước khi lên kế hoạch cho các thủ tục phẫu thuật / can thiệp dứt khoát. Đọc tiếp bên dưới…

Ung thư đại trực tràng có thể được điều trị thành công khi phát hiện sớm. (Thông tin thêm về ung thư đại trực tràng)

Tác giả:

Bác sĩ Peter Ang
Cử nhân Y khoa và Cử nhân Phẫu thuật/MBBS (Singapore)
Thạc sĩ Y khoa/MMed (Nội khoa)
Thành viên Royal College of Physicians/MRCP (Vương quốc Anh)
Chuyên khoa Học viên Y khoa Singapore/FAMS (Ung thư Y khoa)

Bác sĩ Benjamin Chuah
​Cử nhân Y khoa và Cử nhân Phẫu thuật/MBBCH BAO (Ireland)
Thành viên Royal College of Physicians – MRCP (Vương quốc Anh)

Học bổng Royal College of Physicians Luân Đôn/FRCP (Edinburgh)
Học bổng Royal College of Physicians Luân Đôn/FRCP (Ung thư Y khoa)