Trẻ em cơ nhỡ là gì

Ông Vũ Tiến (80 tuổi) ngồi trước cửa nhà có tên “Gia đình trẻ em mồ côi xa mẹ”, nằm ở góc phố Ngô Văn Sở (phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) uống tách trà nóng và cảm nhận tiết trời Thu se lạnh. Mái tóc, lông mày đã bạc trắng, ông Vũ Tiến từ tốn nói: “Tôi chăm sóc nốt lứa trẻ này thì sẽ nghỉ”.

Nhấp một ngụm nước chè, người đàn ông từng sống cảnh ngủ vỉa hè kể về thân phận của một em nhỏ mình đã nuôi nấng. Một người phụ nữ mang thai, sợ điều tiếng vì không có chồng, đã sinh cu Chiến ở ga Hà Nội. Từ khi lọt lòng, suốt ngày mẹ địu em trên lưng đi bới rác kiếm tiền ăn. Ba tuổi, em nặng quá mẹ không địu được nữa, mẹ gửi bà bán nước trông hộ Chiến. Sợ em lạc, chạy qua đường bị xe kẹp, mẹ phải lấy dây xích em vào cột đèn. Tám tuổi, em vẫn không biết ngủ giường. Một sớm, mẹ bới rác trong ga bị tai nạn xe lửa mất. Một năm sau, Chiến xin vào "tổ bán báo xa mẹ”.

Ngoài Chiến, ông Vũ Tiến nhớ nhất trường hợp một bé lang thang ở chợ Long Biên (quận Ba Đình, Hà Nội) khi mới khoảng 3 tuổi. “Cách đây 20 năm, trẻ con lang thang ăn xin ở chợ Long Biên nhiều lắm. Tôi ra đó mở lớp học xóa mù chữ cho các cháu, bà Oanh (vợ ông Tiến - PV) là người dạy. Trong quá trình mở lớp, ông bảo vệ chợ nói với tôi là có một thằng bé khoảng 3 tuổi, mẹ nó đi tù, không có bố, cứ đi lang thang, ai cho gì ăn nấy, có lúc ra cả thùng rác bới thức ăn” – ông Vũ Tiến kể.

Sau đó, chuyện của ông Vũ Tiến được đưa lên truyền hình, mẹ Biên đã xem và nhận ra con mình. Khi mẹ Biên ra tù, ông Tiến có ý định tìm việc làm cho người phụ nữ này để được ở gần con nhưng chị từ chối để về quê (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) chăm mẹ già. “Sau đó, cô ấy mất, khi Biên khoảng 8 - 9 tuổi. Tôi đã nuôi Biên suốt 17 năm, cho đến khi nó tốt nghiệp trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội” – ông Tiến kể.

Hiện nay, “Gia đình trẻ em mồ côi xa mẹ” đang chăm sóc, dạy dỗ, nuôi dưỡng 6 em nhỏ. Vợ chồng ông Vũ Tiến và bà Vũ Thị Ngọc Oanh năm nay đã gần 80 tuổi nhưng vẫn làm “bố mẹ” của những đứa con mồ côi. Thời điểm chúng tôi đến, các em đang học online ở nhà. Thường ngày, ông Vũ Tiến hỏi các con những câu hỏi mà không phải bố mẹ nào cũng dạy như: Tại sao phải có luật pháp, văn hóa là gì?… Bọn trẻ đều có câu trả lời như những bài học chúng đã nằm lòng. Cả 6 đứa trẻ đều biết múa hát, thông minh, khỏe mạnh và ngoan ngoãn. Ít ai nhận ra chúng là những đứa trẻ mồ côi, từng nhem nhuốc và đói khổ.

Em Quách Thị Hoài Anh (12 tuổi, Hưng Yên) được ông nhận nuôi 6 năm nay. Hoài Anh mồ côi bố từ nhỏ, mẹ nghèo quá không nuôi được em. “Em được ông bà dạy về văn hóa, lịch sử. Ông còn dạy em cả cách cầm đũa và những cái nhỏ nhặt nhất về cách ứng xử như: Biết xin lỗi khi làm sai, biết cảm ơn khi được người khác giúp đỡ... Ngoài giờ học, bà dạy chúng em học văn nghệ, tập đàn, tập múa” - Hoài Anh chia sẻ.

Nước mắt của người đàn ông 80 tuổi

Từ năm 1989 đến nay, ông Vũ Tiến và vợ - bà Vũ Thị Ngọc Oanh đã chăm sóc 600 đứa trẻ. Thời gian đầu, vợ ông Tiến chỉ có ý định nuôi ăn các em nhỏ. Nhưng sau đó, ông Tiến đã bàn với vợ phải nuôi nấng, cho các em chỗ ở, dạy học. Bởi có như vậy, những đứa trẻ bơ vơ, không nơi nương tựa mới thành người.

Nói đến đây, giọng ông nghẹn lại, nước mắt chảy ra từ khóe mắt của người đàn ông 80 tuổi đã chằng chịt nếp nhăn. “600 đứa trẻ ở đây, chưa có đứa nào có quá khứ khổ như tôi. Tôi là một đứa trẻ bụi đời, sinh ra trong một gia đình quý tộc nhưng số phận nghiệt ngã, 7 tuổi mất bố. Đói, rét, đòn roi, đánh đập, tôi từng trải hết. Vỉa hè Hà Nội, chỗ nào rộng, có mái hiên để ngủ qua đêm, tôi biết hết. Tôi đã từng xin đi tù để có cơm ăn nhưng không có tội nên công an đuổi. Xin đi làm thì chưa đủ tuổi, xin đi học lại không được… Tôi bế tắc và phải sống chui lủi”.

Trong lúc chia sẻ, ông Vũ Tiến nhiều lần lau nước mắt. Để tĩnh tâm hơn, ông Vũ Tiến nhiều lần đứng lên rửa mặt nhưng cứ kể về những đứa trẻ, nước mắt lại ứa ra. “Tôi năm nay đã cao tuổi rồi, chăm sóc nốt cho những đứa trẻ hiện nay là tôi nghỉ. Giờ tôi và vợ cũng không còn nhiều sức khỏe để chăm sóc cho các con lúc đau ốm hay phải đi bệnh viện. Tôi cũng có dự định, sau này sẽ giúp đỡ các em sinh viên nghèo có chỗ ăn, chỗ ở, mua vé xe buýt cho các em. Sức đến đâu, tôi sẽ cố gắng giúp mọi người đến khi ra đi”.

Trẻ em cơ nhỡ là gì

Dàn bài

1. Mở bài:

  • Đặt vấn đề: Chăm sóc và bảo vệ trẻ em lang thang cỡ nhỡ là trách nhiệm của toàn xã hội.

2. Thân bài:

  • Thực trạng trẻ em lang thang cơ nhỡ
    • Theo số liệu của Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em, năm 2003 cả nước có trên 21.000 trẻ em lang thang cơ nhỡ,Con số này không ngừng gia tăng.
    • Trẻ em đường phố đối diện với nguy cơ thất học cao và rơi vào tệ nạn xã hội.
    • Trẻ em đường phố đang có nguy cơ phạm tội ngày càng tăng; nạn xin ăn tràn lan ảnh hưởng tới văn minh đô thị.
    • Trẻ em đang bị bóc lột sức lao động và nguy cơ bị xâm hại tình dục rất cao.
  • Nguyên nhân
    • Do đói nghèo
    • Do tổn thương tình cảm.
    • Còn lại là do mồ côi hoặc các trường hợp bố mẹ li hôn.
  • Ý nghĩa của việc thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang về mái ấm tình thương
    • Chăm sóc và bảo vệ trẻ em lang thang cơ nhỡ là trách nhiệm không chỉ của cá nhân mà còn là của toàn xã hội.
  • Các tổ chức cá nhân tiêu biểu:

3. Kết bài:

  • Quan điểm: Có cái nhìn đúng đắn về hiện tượng trẻ em lang thang cơ nhỡ từ đó nâng cao tình cảm và trách nhiệm đối với hiện tượng ấy. Lên án và kịp thời phát hiện, tố cáo những kẻ bóc lột sức lao động và xâm hại trẻ em.
  • Biện pháp nhân rộng:
    • Dùng biện pháp tuyên truyền.
    • Kêu gọi các cá nhân, tổ chức.
    • Quyên góp tiền cho các hoạt động từ thiện.
    • Thành lập đội thanh niên tình nguyện

Bài văn

Có lẽ khi đi trên những con phố phồn hoa đô thị nhưng ta vẫn thấy có những đứa trẻ mồ côi cơ nhỡ, ăn mặc rách rưới phải đi ăn xin hay làm thuê trước tuổi. Nhìn những con người đó thật đáng thương khiến nhiều người phải động lòng thương. Vì thế “có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em mồ côi cơ nhỡ, lang thang, kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp đỡ các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp”.

    Nhìn cảnh những đứa trẻ mồ côi không cha, không mẹ, không một người thân chăm sóc ăn mặc rách rưới lang thang nay sống chỗ này, mai sống chỗ kia không có một ngôi nhà thể gửi tấm thân bé nhỏ. Hàng ngày phải đi lao động để kiếm miếng cơm manh áo để phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Đáng lẽ ra cùng trang lứa đó các em phải được cắp sách đến trường sống trong tình yêu thương của gia đình, thầy cô, bạn bè nhưng ngược lại cuộc sống của các em không có một thứ gì cả.

     Đây là những đứa trẻ bất hạnh nhất trong xã hội vốn dĩ là trẻ thơ mà không có một tuổi thơ tốt đẹp. Làm cho các em thêm ghét cuộc sống của mình hơn và trở lại ngại ngần khi nhìn thấy người khác. Và chính cái cuộc sống bất hạnh nay đây mai đó làm cho các em càng thêm khốn khổ tột cùng khiến các em phải bất chấp làm mọi điều như ăn trộm, ăn cắp…  Bởi các em đâu được đi học nên các em không hiểu được thế nào là đúng, thế nào là sai và cần sống như thế nào để có một cuộc sống tốt đẹp hơn cho phù hợp với cuộc sống nên dễ bị kẻ xấu lợi dụng là những việc xấu có thể gây ra vi phạm pháp luật. Làm cho xã hội có thêm nhiều tệ nạn hơn. Và những tệ nạn ấy dần ăn sâu vào xã hội khiến xã hội bị bị tụt hậu không thể phát triển được. Như vậy tình trạng ấy càng diễn ra phổ biến hơn.

     Bên cạnh đó có những cá nhân, gia đình, tổ chức đã ra sức giúp đỡ nhận nuôi các em, cho các em có một cuộc sống tốt hơn và cho các em được biết chữ biết được những điều tốt đẹp của cuộc sống để các em có một tương lai sáng lạng hơn và trở thành những con người có ích cho xã hội. Đó là hành động để thể hiện phẩm chất đạo đức quý báu của con người.

     Như sư thầy Đàm Thích Lan ở chùa Bồ Đề (Hà Nội) đã nhận nuôi năm mươi trẻ em bị bỏ rơi không nơi nương tựa. Sư thầy còn cho các em học chữ, học văn hóa, dạy những điều thiện theo giáo lí của Phật, cho các em lao động những công việc nhẹ nhàng trong chùa để các em biết lao động.

     Hay mái ấm Diệu Giác (thành phố Hồ chí Minh) chăm lo cho một trăm hai mươi đứa trẻ mồ côi để các em có được một cuộc sống, một tuổi thơ đẹp giúp các em hiểu biết được nhiều điều trong cuộc sống và mong các em có một tương lai tốt đẹp như các em từng mong ước.

     Ngoài ra còn nhiều cá nhân, gia đình nhận nuôi những đứa trẻ mồ côi về làm con và mong ước chúng có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Để chúng có một tuổi thơ đẹp như bao đứa trẻ khác.

     Những hành động đẹp đó khiến biết bao con người cảm thấy khâm phục và kính mến vì có một lương tâm cao cả biết giúp đỡ người khác. Cũng là con người sống cùng nhau trên một đất nước thì chúng ta hãy mở rộng vòng tay của mình để hòa nhập với những con người đáng thương trong xã hội từ đó tạo động lực sống tốt cho họ. Người xưa có câu “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

     Như vậy ta thấy được dù cuộc sống có tốt đẹp đến đâu thì trong xã hội vẫn có những mảnh đời lang thang, cơ nhỡ không nơi nương tựa, có một tuổi thơ đầy những tăm tối cuộc sống làm cho các em mất dần vào niềm tin của cuộc sống. Khiến cuộc sống không chỉ của riêng các em mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống toàn xã hội. Nếu tình trạng này càng nhiều thì xã hội lại càng có thêm nhiều tệ nạn không ngờ trước được hậu quả. Vì vậy chúng ta cần lên tiếng và vận động những tấm lòng hảo tâm để cho các em có một tương lai tốt đẹp hơn, làm cho xã hội ngày càng văn minh giàu đẹp hơn đẩy lùi được những tệ nạn xấu trong xã hội.

     Khi các em được nhận nuôi và được sống trong một mái ấm có nơi gửi tấm thân nhỏ thì các em sẽ hiểu được nhiều điều tốt đẹp hơn trong cuộc sống và tự dưng các em sẽ thấy thêm yêu cuộc sống hơn. Cố gắng làm cho cuộc sống không chỉ của mình mà của những người xung quanh có ý nghĩa hơn. Bởi vậy trẻ em là mầm non tương lai của đất nước. Muốn cho đất nước phát triển đi lên thì chúng ta cần phải mở rộng tấm lòng giúp đỡ nhau thì cuộc sống mới tràn đầy tiếng cười và có nhiều ý nghĩa.

Trẻ em cơ nhỡ là gì

Dàn bài

1.Mở bài:

  • Trích dẫn câu ca dao : “Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

  • Khẳng định dù ở bất cứ xã hội nào con người cũng cần phải đoàn kết và bao bọc nhau. Để giải quyết vấn đề trẻ em lang thang cơ nhỡ có rất nhiều tổ chức, cá nhân đứng ra thành lập tổ chức để giúp các em được ăn học…. Việc làm cần được nhân rộng để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

2.Thân bài:

  • Thực trạng trẻ em cơ nhỡ giai đoạn hiện nay
    • Là một hiện tượng phổ biến ở bất cứ xã hội nào phát triển hay kém phát triển…
    • Ở Việt Nam con số này ngày càng có dấu hiệu gia tăng.
  • Nguyên nhân của tình trạng này là gì?
    • Kinh tế: Kinh tế khó khăn các em không được đi học, không đủ cơm ăn áo mặc phải ra ngoài kiếm sống.
    • Nguyên nhân khác: Do cha mẹ li hôn, bệnh tật không quan tâm chăm sóc các con…
    • Do các em có tư tưởng chống đối không muốn sống trong sự bao bọc của gia đình mà muốn khẳng định mình…
  • Thực trạng các tổ chức cá nhân, các mái ấm tình thương phát triển
    • Có rất nhiều các cơ sở mái ấm tình thương được mở ra đó có thể là do nhà nước cũng có thể là nhà chùa phát tâm hoặc các cá nhân….
    • Có thể tìm thấy ở bất cứ một tỉnh một huyện nào….
    • Dẫn chứng.
  • Mở rộng và phản đề
    • Đề cao sự tự nguyện của các tổ chức cộng đồng và trách nhiệm của xã hội với việc giảm thiểu số lượng trẻ em lang thang cơ nhỡ. Vì nó sẽ ảnh hưởng đến tương lai của đất nước sau này….

3. Kết bài:

  • KHẳng định vai trò của mỗi người trong việc giảm thiểu số lượng trẻ em lang thang cơ nhỡ. Kêu gọi con người phải mở rộng lòng mình….

Bài văn

 Nói về tinh truyền thống tương thân tương ai của dân tộc ca dao xưa có câu rằng:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Câu nói đó cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Dù có sống trong bất kì một xã hội nào thì chúng ta cũng phải biết yêu thương và đùm bọc lẫn nhau. Chính vì thế hiện nay để giái quyết vấn đề trẻ em lang thang cơ nhỡ có rất nhiều các cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em về những mái ấm tình thương để nuổi dạy, giúp các em học tập rèn luyện, vươn lên sống lành mạng, tốt đẹp. Đây quả là một trong những hành động vô cùng có ý nghĩa và cần được nhân rộng ra.

Trẻ em lang thang cơ nhỡ dám chắc rằng ở đâu cũng có từ những đất nước phát triển cho đến những đất nước nghèo nàn lạc hậu. Hiện tại, ở Việt Nam trẻ em cơ nhỡ tìm dễ thấy nhất là tại các thành phố lớn như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… Những đứa trẻ tập trung về đây mưu sinh với đủ thứ nghề như: đánh giày, bán hàng rong thậm chí vạ vật đầu đường xó chợ. Những hình ảnh đó ít nhiều cũng cho chúng ta nhiều cảm xúc và cũng là câu hỏi khó làm thế nào để giải quyết nó một cách triệt để.

Thực tế, tình trạng trẻ em cơ nhỡ tại các thành phố trong những năm qua không hề có dấu hiệu suy giảm thậm chí còn tăng nhanh. Và chiếm nhiều nhất tại các thành phố lớn. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là gì khi mà nền kinh tế cũng như chất lượng cuộc sống đang ngày một phát triển và nâng cao?

Nguyên nhân đầu tiên và có thể nói là quan trọng nhất đó là việc kinh tế. Yếu tố này góp phần quan trọng ảnh hưởng đến nhiều vấn đề trong đó có tình trạng trẻ em lang thang cơ nhỡ. Sự nghèo khó của gia đình làm cho các em không đủ điều kiện cắp sách đến trường, không đủ bát cơm manh áo. Nhiều gia đình vì sự li tán bố mẹ mỗi người một nơi mà không quan tâm con cái. Bên cạnh đó cũng không loại trừ những hoàn cảnh bố mẹ mất sớm bệnh tật, hoặc những đứa trẻ ương bướng không muốn sống trong sự bao bọc che chở của gia đình mà muốn tự khẳng định minh….

Những nguyên nhân này khiến cho số lượng trẻ em lang thang cơ nhỡ ngày càng gia tăng mà nếu không có biện pháp để điều chỉnh thì sẽ gây nên rất nhiều hậu quả đáng tiếc cho xã hội. Như Hồ Chủ Tịch đã từng nhận định “Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai” Tức là tương lai của đất nước của loài người phụ thuộc rất nhiều vào thế hệ mầm non sau này. Làm thế nào để các em được đến trường, được tận hưởng một cuộc sống êm ấm no đủ là điều khiến tất cả xã hội phải trăn trở chứ không của riêng ai.

Trong những năm qua, để cải thiện tình trạng này Đảng và Nhà nước cũng như các tổ chức xã hội đã thành lập rất nhiều các trung tâm bảo trợ xã hội mái ấm tình thương để đón các em về. Dù đi đến đâu huyện nào, tỉnh nào cũng thấy có các mái ấm tình thương xây dựng. Đó có thể là mái ấm được Nhà nước xây dựng, cũng có thể do các cá nhân hay nhà chùa…. Với hi vọng mong mỏi duy nhất  đó là đưa các em trở về cuộc sống bình thường, sống đúng với lứa tuổi để trở thành những người có ích cho xã hội.

Hiện nay, chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều những tấm gương tấm lòng vàng của xã hội. Đó là hình ảnh của ca sĩ Phi Nhung ngày đêm miệt mài chạy show kiếm tiền nuôi các em cơ nhỡ vừa có mái nhà để ở vừa có tương lai học hành đầy đủ. Đó là hình ảnh mẹ Mai Anh tần tảo bao ca phẫu thuật trong  và ngoài nước với con trai Thiện Nhân đứa trẻ thiệt thòi sinh ra đã bị mẹ bỏ rơi bị côn trùng cắn một bên chân và bộ phận sinh dục…. VÀ còn rất nhiều những tấm gương người tốt việc tốt trên mảnh đất chữ S này khiến chúng ta cảm phục. Hành động của họ không chỉ góp phần giúp ổn định xã hội mà còn góp phần khiến cho cuộc sống này trở nên tốt đẹp văn minh hơn.

Có một nhà thơ nào đó đã từng viết “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Cuộc sống sẽ tốt đẹp biết bao nhiêu nếu con người biết cho đi. Sự cho đi đó có thể không đem về ngay cho bạn những lợi ích nào nhưng nó sẽ góp phần khiến cho xã hội và cuộc sống này đẹp hơn. Tình trạng trẻ em lang thang cơ nhỡ trong những năm qua có giảm song vẫn còn rất nhiều những mảnh đời cần được cưu mang. Vì thế chúng ta hãy giúp các em được sống đúng với lứa tuổi và nhiệm vụ của mình. Hãy để đất nước được tự hào vì những con người ấy.

Trẻ em cơ nhỡ là gì

Dàn bài

1. Mở bài: đặt vấn đề.

2. Thân bài:

  • Hiện trạng:
    • Trẻ em lang thang không chỉ là vấn đề xã hội của riêng quốc gia Việt Nam mà còn là vấn nạn của hầu hết các quốc gia trên thế giới. 
    • Đưa ra số liệu cụ thể.
  • Nguyên nhân:
    • Mồ côi cha mẹ.
    • Hoàn cảnh kinh tế gia đình quá eo hẹp nên phải sớm lăn lộn ra ngoài xã hội.
    • Cha mẹ vô trách nhiệm, không chăm lo cho con, thậm chí bỏ rơi khi con mới lọt lòng. 
  • Giải pháp:
    • Các mái ấm do chính quyền địa phương tổ chức, quản lí nhưng cũng nhiều mái ấm do các doanh nghiệp tư nhân, các ngôi chùa, các nhà hảo tâm, đứng lên xây dựng. Các thị xã, thị trấn ở các tỉnh lẻ có trung tâm bảo trợ trẻ em.
    • Những cá nhân, tập thể tham gia công tác từ thiện này có cùng điểm chung là lòng nhiệt tình và tình cảm yêu thương chân thành dành cho những em bé cơ nhỡ.
    •  có sự kết hợp chặt chẽ giữa trách nhiệm của gia đình, cộng đồng và từng cá nhân đối với hiện tượng này. 

3. Kết bài: khẳng định lại vấn đề.

Bài văn

Một trong những bài toán gây đau đầu nhất của xã hội Việt Nam hiện nay là vấn đề trẻ em lang thang. Lời giải đã được đưa ra không ít, nhưng có lẽ, đây là bài văn có quá nhiều nghiệm số. Tuy nhiên, điều đáng mừng là lực lượng tham gia tìm đáp án chưa khi nào ngừng gia tăng. Hiện nay nước ta càng ngày càng có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh.

Trẻ em lang thang không chỉ là vấn đề xã hội của riêng quốc gia Việt Nam mà còn là vấn nạn của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ngay cả những nước phát triển như Mĩ, Pháp, Anh... số lượng này cũng không hề ít. Ở Việt Nam, hàng năm uỷ ban Dân số - Gia đình và Trẻ em quốc gia luôn có thống kê chính xác về số lượng này. Đến thời điểm tháng 8 năm 2003, có hơn 10.000 em. Năm 2005, tính đến tháng 6, cả nước có khoảng 9.000 trẻ em lang thang. Theo Vietnamnet, năm 2008, Việt Nam còn 3-302 trẻ em lang thang. Số lượng này phần lớn tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2003, tại Thành phố Hồ Chí Minh có 8,507 em, con số này ở Hà Nội là 1.556. ở các tỉnh lẻ, trẻ em lang thang tập trung nhiều ở thị xã, thị trấn. Trẻ em lang thang, cơ nhỡ hầu hết có hoàn cảnh gia đình khó khăn.

Có em mồ côi cha mẹ, có em mồ côi cha hoặc mẹ, người còn lại bị tâm thần hoặc ốm đau, bệnh tật... Có em bị cha mẹ bỏ rơi từ nhỏ. Cũng có những em do hoàn cảnh kinh tế gia đình quá eo hẹp nên phải sớm lăn lộn ra ngoài xã hội... Trẻ em lang thang, cơ nhỡ tất nhiên không có điều kiện học hành tử tế. Tâm hồn, tình cảm các em cũng rất dễ bị tổn thương, chấn động. Tất cả những điều đó đều ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của các em. Điều đáng buồn là số lượng trẻ lang thang ở Việt Nam vẫn còn rất cao. Hiện trạng này bắt nguồn từ đâu?.

Bất cứ một hiện tượng xã hội nào cũng thường khởi phát từ điều kiện kinh tế. Hiện tượng trẻ em lang thang, cơ nhỡ không nằm ngoài quy luật đó. Sự túng thiếu, nghèo đói ở các gia đình là nguyên nhân khiến phần lớn các em phải bỏ học đi làm thuê ở những thành phố, thị xã, thị trấn. Cha mẹ các em, hoặc vì không còn, hoặc vì ốm đau, bệnh tật không đủ khả năng nuôi nấng, dạy dỗ cho con cái mình.

Cũng có những bậc cha mẹ vô trách nhiệm, không chăm lo cho con, thậm chí bỏ rơi khi con mới lọt lòng. Cũng không ít em, do ương bướng, muốn vùng vẫy, thoát khỏi vòng kiểm soát của gia đình nên đã trốn nhà đi. Các em bước chân khỏi làng quê, những tưởng sẽ tìm được cuộc sống tự do tốt đẹp, nhưng nào đã đủ kinh nghiệm để có thể trụ vững trước cuộc đời đầy sóng gió? Em nào may mắn sẽ tìm được việc làm thích hợp, hoặc được thu nhận và các trung tâm bảo trợ trẻ em, mái ấm tình thương, Nhưng cũng không ít em phải lang thang “đầu đường xó chợ”, vất vưởng sống qua ngày.

Trẻ em là tế bào nhạy cảm nhất trong xã hội. Làm thế nào để các em được sống sung sướng, hạnh phúc, đó là câu hỏi đặt ra không để riêng ai trả lời mà cho mọi thành viên trong xã hội này. Dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, nhiều tổ chức cá nhân đã vào cuộc để giải quyết thực trạng trẻ em lang thang, cơ nhỡ. Các em hoặc được thu nhận về các trung tâm bảo trợ xã hội, mái ấm tình thương, được các gia đình nhận làm con nuôi, hoặc được đưa trả về địa phương- nơi các em đã ra đi. Đến bất kì tỉnh, thành phố nào của Việt Nam, chúng ta cũng sẽ bắt gặp các mái ấm tình thương.

Các mái ấm do chính quyền địa phương tổ chức, quản lí nhưng cũng nhiều mái ấm do các doanh nghiệp tư nhân, các ngôi chùa, các nhà hảo tâm, đứng lên xây dựng. Các thị xã, thị trấn ở các tỉnh lẻ có trung tâm bảo trợ trẻ em. Còn các thành phố lớn nhu Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, mỗi nơi có đến hàng chục nhà tình thương, nhà mở là các cơ sở bảo trợ xã hội khác. Những Tổ bán báo xa mẹ, Câu lạc bộ Trái tim tình nguyện (Hà Nội), mái ấm tình thương Tre Xanh, Diệu Giác (Thành phố Hồ Chí Minh), mái ấm tình thương Kim Chi (Long An)... hàng năm đã đón nhận và chăm sóc thêm chục, thậm chí hàng trăm trẻ lang thang, cơ nhỡ. Chúng ta có thể tìm hiểu thông tin về những mái ấm tình thương này trên rất nhiều phương tiện thông tin đại chúng, trên các báo, đài và dễ dàng hơn cả là trên internet.

Những cá nhân, tập thể tham gia công tác từ thiện này có cùng điểm chung là lòng nhiệt tình và tình cảm yêu thương chân thành dành cho những em bé cơ nhỡ. Từ những người đẹp, hoa hậu nổi tiếng như Ngọc Khánh, Nguyễn Thị Huyền, Mai phương Thuý... đến những người dân bình thường khác, từ lòng nhân ái sẵn có, họ sẵn sàng chia sẻ với các em từng miếng cơm, manh áo. Những ngày cuối năm 2007, khi thời khắc giao thừa sắp đến, cô hoa hậu cao nhất Việt Nam vẫn hối hả với những chuyến bay đi làm từ thiện. Hình ảnh các em ở mái ấm Nasa (Thủ Đức), Mai Tâm (Phú Nhuận) hân hoan đón những phần quà nhỏ bé từ Mai Phương Thuý mang lại không khí ấm áp của mùa xuân mới. Rồi câu chuyện hai vợ chồng anh chị Phùng Quang Nghinh và Trần Mai Anh đã đón nhận bé Thiện Nhân (em bé hai tuổi ở Quảng Nam bị chính mẹ đẻ của mình bỏ trong rừng) làm xúc động bao người. Mới đây, khi Đài Truyền hình Việt Nam đưa hình ảnh em bé khoẻ mạnh, sống hạnh phúc bên gia đình mới của mình, mỗi chúng ta đã thấy lòng ấm lại bởi đã bớt đi một em nhỏ không nơi nương tựa. Còn biết bao gia đình, biết bao con người Việt Nam mang trái tim nhân hậu như thế nữa? Lời đáp cho câu hỏi ấy là: “Rất nhiều”. Những tấm lòng vàng như vậy đã, đang và sẽ còn nhiều hơn nữa trong xã hội này

Sống trong ngôi nhà mới của mình, các em cũng phần nào nguôi ngoai bao kí ức đau buồn. Các mẹ, các cô sẽ chăm sóc, giáo dục những điều các em cần thiết và hằng mong muốn. Làm việc không ngơi tay, chốc chốc tay bế đứa này lên cho uống sữa, quay sang tranh thủ thay tã lót cho đứa kia hoặc vội vàng rút quần áo đang phơi ngoài sân vì trời sắp đổ mưa... là hình ảnh tất tả chăm lo cho đàn con bằng những đôi bàn tay nhỏ nhắn của các bà mẹ trong mái ấm Diệu Giác, phường Bình An, quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh. Những người mẹ ở đây đang làm hết mình để đàn con của họ được vui chơi, chạy nhảy. Nếu xem ảnh các em ở mái ấm tình thương Kim Chí (Long An) tham dự trại hè, chúng ta sẽ khó tìm thấy nét ưu tư nào trên những gương mặt hớn hở cười đùa đó... Những em nhỏ trong các mái ấm tình thương không chỉ được chăm sóc, dạy dỗ mà còn được hướng nghiệp, đào tạo nghề, thu xếp việc làm ổn định. Nhiều em trưởng hành, có việc làm, có gia đình riêng, sung túc, hạnh phúc... Có những em được trở lại đoàn tụ cùng gia đình mình.

Tính đến tháng 8 năm 2008, mái ấm tình thương Tre Xanh (Thành phố Hồ Chí Minh) đã giúp mười lăm em tìm được việc làm và mười hai em trở lại với gia đình. . Tất cả những gì các mái ấm tình thương, các gia đình hảo tâm đã mang lại cho trẻ em lang thang, cơ nhỡ thật quý giá. Tri thức, vốn sống và quan trọng hơn cả là tình cảm yêu thương chân thành là món quà vô giá mà mỗi tổ chức, cá nhân luôn cố gắng trao tặng cho mỗi em. Họ đã, đang cổ ươm lại những mầm sống sớm bị quăng quật trong gió bão, đang cố mang lại cho các em cuộc sống bình thường mà lẽ ra các em phải có.

Nhìn vào con số thống kê hai năm 2003 và 2005, chúng ta thấy số lượng trẻ em lang thang có chiều hướng giảm đi. Đó là một tin vui. Tuy nhiên, thực tế vẫn cho thấy, hiện tượng trẻ em sau khi được tạo điều kiện hồi gia vẫn tái lang thang và trẻ em lang thang mới phát sinh còn rất cao. Đại diện Ủy ban Dân số gia đình và trẻ em Thành phố Hồ Chí Minh rất bức xúc khi nhiều em vừa được đưa về gia đình hôm trước, hôm sau cán bộ xã hội đã thấy có mặt ở thành phố. Bên cạnh đó, hiện tượng trẻ em lang thang vi phạm pháp luật cũng không phải là hiếm... Các hiện tượng này vẫn đang là vấn nạn nhức nhối của xã hội. Đảng và Nhà nước ta tiếp tục có những chủ trương, chính sách cụ thể nhằm giảm thiểu sự gia tăng số lượng trẻ em lang thang.

Với sự giúp đỡ của các tổ chức xã hội nước ngoài (uỷ ban Châu Âu, đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam...), những nhóm hảo tâm người nước ngoài... các dự án hỗ trợ trẻ em lang thang vẫn đang được triển khai và thực hiện. Trong hai năm (2004 - 2005), Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đã vận động được bốn mươi bảy tỉ đồng để hỗ trợ cho nhiều hoạt động vì trẻ em lang thang, trong đó có các dự án dạy nghề và giải quyết việc làm mang lại nhiều hiệu quả. Dự án Hỗ trợ trẻ em lang thang ở Huế đã góp phần giảm thiểu phần nào tình trạng trẻ em lang thang, đeo bám khách du lịch...

Thực tế cho thấy, giải pháp cho thực trạng trẻ em lang thang ra sao, không phải là vấn đề một sớm một chiều. Cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa trách nhiệm của gia đình, cộng đồng và từng cá nhân đối với hiện tượng này. Trong phạm vi gia đình, các bậc cha mẹ lúc nào cũng cần nhận thức rõ tình thương và trách nhiệm của mình đối với con cái, để có thể chăm sóc, giáo dục con thật tốt. Trẻ em luôn rất nhạy cảm với cách cư xử của bố mẹ đối với chúng. Chỉ một sơ suất nhỏ của cha mẹ cũng làm con cái tổn thương. Đấy là chúng ta chưa nói đến trường hợp nhiều bậc cha mẹ trốn tránh trách nhiệm của mình... Bên cạnh sự quan tâm, dạy dỗ của cha mẹ phải là sự phối kết hợp của nhà trường và các tổ chức đoàn thể xã hội khác. Cả xã hội phải chung vai góp sức xây đắp tương lai cho các trẻ em, như khẩu hiệu mà uỷ ban Dân số Gia đình và Trẻ em Việt Nam luôn giương cao: “Tất cả vì tương lai con em chúng ta”. Thiết nghĩ, nếu sự kết hợp giữa gia đình, cộng đồng và các cá nhân càng chặt chẽ thì số lượng trẻ em lang thang sẽ còn giảm hơn nữa. Đồng thời, vấn đề trẻ em lang thang, cơ nhỡ sẽ được giải quyết ổn thoả trên diện rộng chứ không chỉ là triển khai dự án trên một số tỉnh, thành phố hay một số huyện thị.

Sinh thời, Hồ Chí Minh rất yêu trẻ nhỏ. Chính người đã từng nói: "Trẻ em như búp trên cành..”. Phải làm sao để những búp non ấy được khoẻ mạnh, vươn mình trong ánh sáng của cuộc sống- đó là tâm nguyện của Người và cũng là ước nguyện của muôn vàn người dân Việt Nam, đặc biệt là những người vẫn đang ngày đêm chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ cho những em bé lang thang, cơ nhỡ.