Trên bảng điện nhánh của mạng điện trong nhà, người ta thường lắp các thiết bị điện nào?

Cách lắp bảng điện trong nhà - Nhiều khi hỏng công tắc ở bảng điện nếu chúng ta gọi thợ thì không đáng mà không gọi thợ thì không biết làm, trong bài viết hôm nay Yến Anh xin chia sẻ đến quý bạn đọc cách lắp bảng điện trong gia đình một cách đơn giản và dễ hiểu nhất. Từ đó bạn có thể tự thay thế hoặc sửa chữa nếu bảng điện hỏng. Để có cái nhìn tổng quan và khoa học chúng ta sẽ đi tìm hiểu từng phần như sau:

Bảng điện là gì, chức năng của bảng điện:

Nó là một phần rất quan trọng của hệ thống mạng điện trong nhà. Trên bảng điện thường lắp các thiết bị đóng cắt, thiết bị bảo vệ, thiết bị lấy điện. Có chức năng phân phối, điều khiển nguồn năng lượng điện cho mạng điện và những đồ dùng điện trong nhà.

Trên bảng điện nhánh của mạng điện trong nhà, người ta thường lắp các thiết bị điện nào?

Sự phân bố bảng điện trong mạng điện trong nhà

Trong đó:
(1), (3) Cầu chì tổng
(2) Công tơ điện
(4), (5) Bảng điện nhánh
(6) Cầu dao tổng

Phân loại bảng điện:

Có 2 loại bảng điện

  • Bảng điện chính: có nhiệm vụ cung cấp điện cho toàn bộ hệ thống điện trên đó thường lắp cầu dao, cầu chì, aptomat tổng.

  • Bảng điện nhánh: có nhiệm vụ cung cấp điện tới các đồ dùng điện trên đó thường lắp cầu chì, công tắc, ổ lấy điện

Cách lắp bảng điện trong nhà gia đình

Chuẩn bị các dụng cụ, vật liệu và thiết bị:

  • Dụng cụ: Kìm cắt dây, Kìm mỏ nhọn, Dao nhỏ, Khoan tay, Tua vít, Bút thử điện

  • Vật liệu: Bảng điện, Băng dính cách điện, Giấy ráp

  • Thiết bị: Ổ cắm, phích cắm, Cầu chì, Công tắc 2 cực, Đui đèn, bóng đèn, Dây điện lõi một sợi

Hướng dẫn lắp bảng điện gia đình

Bước 1: Vẽ sơ đồ mạch điện

  • Vẽ đường dây nguồn

  • Xác định vị trí để bảng điện, bóng đèn, thiết bị sử dụng điện

  • Xác định vị trí các phần tử, thiết bị trên bảng điện

  • Vẽ nối đường dây điện theo sơ đồ nguyên lí

Trên bảng điện nhánh của mạng điện trong nhà, người ta thường lắp các thiết bị điện nào?

Chú ý:

  • Đảm bảo tuyệt đối tính an toan cho quá trình sử dụng

  • Vị trí lắp đặt bảng điện: Hợp lý, thuận tiện, dễ dàng sử dụng

  • Mục đích lắp đặt, sử dụng bảng điện.

  • Vị trí và cách lắp đặt các phần tử của mạch điện. Đảm bảo sao cho một cách khoa học, thẩm mỹ và cho hiệu quả sử dụng cao.

  • Cách lắp đặt đây dẫn trong bảng điện( lắp dây nổi hay dây chìm)

Bước 2: Lắp bảng điện gia đình

Trên bảng điện nhánh của mạng điện trong nhà, người ta thường lắp các thiết bị điện nào?

  1. Vạch dấu: Bạn cần bố trí các thiết bị trên bảng điện một cách hợp lý. Sau đó vạch dấu chính sác các lỗ khoan cần thiết.

  2. Khoan lỗ bảng điện: Chọn mũi khoan phù hợp cho lỗ luồn dây và ốc vít. Sau đó tiến hành khoan lỗ chính xác tại các vị trí lỗ đã vạch dấu. Yêu cầu khoan lỗ khoan thẳng để thuận tiện cho việc luồn dây.

  3. Nối dây mạch điện: Bạn nối dây các thiết bị điện trên bảng điện theo sơ đồ mạch điện đã vẽ. Đảm bảo sao cho các mối dây đúng theo yêu cầu kỹ thuật.

  4. Lắp đặt các thiết bị vào bảng điện: Cố định cầu chì, công tắc và ổ cắm điện vào các vị trí đã vạch dấu và khoan lỗ trên bảng điện. Đảm bảo lắp các thiết bị đúng vị trí và các thiết bị phải được lắp chắc chắn, an toàn.

  5. Kiểm tra mạch điện: Nối bảng điện với dây nguồn và vận hành thử bảng điện.

Trước hết để lắp cần phải có đầy đủ các thiết bị như bảng điện, các dây điện để đấu vào nguồn, 1 cầu chì, 2 công tắc và 2 ổ cắm đều có thể hoạt động bình thường.

  • Đầu tiên thì mình sẽ đấu một dây pha vào cầu chì với một công tắc và đấu tiếp một dây từ cầu chì với ổ cắm.

  • Sau đó đấu luôn 3 đường dây trung tính vào ổ cắm

  • Tiếp tục đấu 3 đường dây pha với lại 2 chốt òn lại của công tắc

  • Việc sử dụng 2 công tắc chúng ta sẽ sử dụng được 2 loại bóng đèn là huỳnh quang và dây tóc.

Cuối cùng sẽ đấu dây với cầu chì để láy nguồn điện cung cấp cho mạch điện

Tham khảo xe hướng dẫn bằng video

Xem thêm: sửa chữa điện nước tại nhà hà nội

Đến đây bạn đã đủ tự tin để có thể tự đấu một mạch điện từ bảng điện điều khiển bất kể thiết bị điện nào. Trong quá trình làm hoặc thực hành có vấn đề liên quan gì đến kỹ thuật bạn có thể liên hệ trực tiếp tới hotline miễn phí 0938777893 để được hướng dẫn giải đáp chi tiết nhất. Bạn có thể áp dụng kiến thức trên để trả lời các câu hỏi liên quan như:

  • cách lắp bảng điện lớp 8,

  • cách lắp bảng điện thi nghề,

  • hướng dẫn lắp bảng điện gia đình,

  • cách lắp bảng điện 2 công tắc 2 bóng đèn,

  • cách lắp bảng điện 1 công tắc 1 ổ cắm,

  • cách lắp bảng điện 1 cầu chì 1 công tắc 1 bóng đèn,

  • cách lắp bảng điện 1 cầu chì 1 công tắc 1 ổ cắm 1 bóng đèn,

  • cách lắp bảng điện 1 cầu chì 2 công tắc 2 bóng đèn

Lý thuyết môn Công nghệ lớp 9: Thực hành: Lắp mạch điện bảng điện được chúng tôi sưu tầm và đăng tải xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài thực hành này ngoài giúp các em nắm chắc lý thuyết còn giúp các em vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện bảng điện, nắm được quy trình lắp đặt mạch điển bảng điện..Dưới đây là nội dung chi tiết các em cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé

Bài thực hành: Lắp mạch điện bảng điện

  • A. Lý thuyết & Nội dung bài học
    • I. Dụng cụ, vật liệu và thiết bị
    • II. Nội dung và trình tự thực hành
  • B. Câu hỏi trắc nghiệm

A. Lý thuyết & Nội dung bài học

Nội dung chính

- Vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện bảng điện.

- Hiểu được quy trình lắp đặt mạch điện bảng điện.

- Lắp đặt được bảng điện gồm 2 cầu chì, 1 ổ cắm, 1 công tắc điều khiển 1 bóng đèn.

- Đảm bảo an toàn điện.

I. Dụng cụ, vật liệu và thiết bị

- Dụng cụ: Kìm cắt dây, kìm tuốt dây, khoan tay (mũi khoan Φ 2mm và Φ5mm), dao, tua vít, bút thử điện, thước kẻ, bút chì.

- Thiết bị: Cầu chì, công tắc, ổ lấy điện, đui đèn, bóng đèn, dây dẫn điện.

- Vật liệu: Bảng điện, băng dính, giấy giáp.

II. Nội dung và trình tự thực hành

1. Tìm hiểu chức năng của bảng điện

Bảng điện là một phần của mạng điện trong nhà. Trên bảng điện thường lắp những thiết bị đóng cắt, bảo vệ và lấy điện của mạng điện.

Bảng điện chính:

◦ Cung cấp điện cho toàn hệ thống điện trong nhà.

◦ Thường chỉ lắp cầu chì tổng, cầu dao tổng hoặc áp tô mát tổng.

Trên bảng điện nhánh của mạng điện trong nhà, người ta thường lắp các thiết bị điện nào?

 

Bảng điện nhánh:

◦ Cung cấp điện tới các đồ dùng điện.

◦ Thường lắp cầu chì, công tắc, ổ cắm, hộp số quạt ...

Trên bảng điện nhánh của mạng điện trong nhà, người ta thường lắp các thiết bị điện nào?

2. Vẽ sơ đồ mạch điện

a. Tìm hiểu sơ đồ nguyên lý

Trên bảng điện nhánh của mạng điện trong nhà, người ta thường lắp các thiết bị điện nào?

Bảng điện gồm: 2 cầu chì, 1 công tắc 2 cực điều khiển 1 đèn và 1 ổ cắm điện.

• Công tắc và cầu chì mắc nối tiếp với nhau và nối với dây pha.

• Bóng đèn, ổ cắm mắc song song với nhau và nối với dây trung tính.

b. Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện

Một số lưu ý trước khi lắp đặt mạch điện:

Mục đích sử dụng: dùng để phân phối và điều khiển hợp lí nguồn năng lượng điện cho mạng điện và những đồ dùng điện.

Vị trí lắp đặt bảng điện: gần cửa ra vào hoặc nơi thuận tiện nhất.

Vị trí, cách lắp đặt các phần tử của mạch điện: cân đối, khoa học, thẩm mỹ, thuận tiện và hiệu quả sử dụng cao.

• Cần đặc biệt chú ý đến sự an toàn điện cho quá trình sử dụng.

Các bước vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện:

Bước 1. Vẽ đường dây nguồn
Trên bảng điện nhánh của mạng điện trong nhà, người ta thường lắp các thiết bị điện nào?
Bước 2. Xác định vị trí để bảng điện, bóng đèn
Trên bảng điện nhánh của mạng điện trong nhà, người ta thường lắp các thiết bị điện nào?
Bước 3. Xác định vị trí các thiết bị điện trên bảng điện
Trên bảng điện nhánh của mạng điện trong nhà, người ta thường lắp các thiết bị điện nào?
Bước 4. Vẽ nối đường dây dẫn điện theo sơ đồ nguyên lí
Trên bảng điện nhánh của mạng điện trong nhà, người ta thường lắp các thiết bị điện nào?

3. Qui trình lắp mạch điện bảng điện

Trên bảng điện nhánh của mạng điện trong nhà, người ta thường lắp các thiết bị điện nào?

• Bước 1: Vạch dấu

- Kích thước bảng điện phụ thuộc vào kích thươc các thiết bị trên đó.

- Bố trí các thiết bị trên bảng gọn gàng, dễ dàng nối dây.

- Có kí hiệu riêng cho vị trí các lỗ luồn dây dẫn điện và lỗ bắt vít các thiết bị điện.

- Khi vạch dấu cần chọn 1 cạnh chuẩn để xác định những vị trí, kích thước còn lại của thiết bị.

• Bước 2: Khoan lỗ bảng điện

- Khoan lỗ không xuyên để bắt vít bằng mũi khoan Φ 2mm và lỗ khoan xuyên để luồn dây dẫn băng mũi khoan Φ 5mm.

- Khoan lỗ bảng điện: hạ mũi khoan xuống xát điểm vạch dấu để chỉnh đúng tâm lỗ. sau đó nâng mũi khoan lên và cho máy chạy. điều chỉnh máy khoan tiến đều và liên tục.

• Bước 3: Nối dây thiết bị điện của bảng điện

- Đo và luồn dây dẫn qua lỗ luồn dây của bảng điện.

- Nối các đầu dây vào các thiết bị điện của bảng điện.

• Bước 4: Lắp thiết bị điện vào bảng điện

- Lắp các thiết bị điện lên bảng điện vào các vị trí đã được vạch sẵn.

• Bước 5: Kiểm tra theo các yêu cầu

- Lắp đặt thiết bị và đi dây theo đúng sơ đồ mạch điện.

- Các mối nối chắc chắn.

- Bố trí đẹp mắt, gọn gàng.

- Nối dây nguồn, kiểm tra mạch điện bằng bút thử điện.

- Vận hành thử mạch điện.

B. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Trên bảng điện thường lắp những thiết bị nào?

A. Thiết bị đóng cắt

B. Thiết bị bảo vệ

C. Thiết bị lấy điện của mạng điện

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 2: Mạng điện trong nhà thường có mấy loại bảng điện?

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Đáp án: A

Câu 3: Mạng điện trong nhà có bảng điện:

A. Bảng điện chính

B. Bảng điện nhánh

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: C

Câu 4: Trên bảng điện có những phần tử nào?

A. Cầu chì B. Ổ cắm C. Công tắc D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 5: Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện bảng điện tiến hành theo mấy bước?

A. 3 B. 4 C. 5 D. 6

Đáp án: B. Đó là vẽ đường dây nguồn, xác định vị trí để bảng điện và bóng đèn, xác định vị trí các thiết bị trên bảng điện, vẽ đường dây dẫn điện theo sơ đồ nguyên lí.

Câu 6: Hãy cho biết “Xác định vị trí bảng điện, bóng đèn” thuộc bước thứ mấy?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Đáp án: B

Câu 7: Theo em, phương pháp lắp đặt dây dẫn là:

A. Lắp đặt nổi

B. Lắp đặt chìm

C. Đáp án A hoặc B

D. Phương pháp khác

Đáp án: C

Câu 8: Lắp đặt mạch bảng điện tiến hành theo mấy bước?

A. 3 B. 4 C. 5 D. 6

Đáp án: C. Đó là vạch dấu, khoan lỗ bảng điện, nối dây thiết bị điện của bảng điện, lắp thiết bị điện vào bảng điện, kiểm tra.

Câu 9: Bước “Vạch dấu” thuộc bước thứ mấy trong quy trình lắp đặt mạch bảng điện?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Đáp án: A. vì vạch dấu là công việc đầu tiên cần làm.

Câu 10: Kiểm tra bảng điện theo yêu cầu nào?

A. Lắp đặt thiết bị và đi dây theo đúng sơ đồ mạch điện

B. Các mối nối chắc chắn

C. Bố trí thiết bị gọn, đẹp

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Với bài Thực hành: Lắp mạch điện bảng điện trên đây với các nội dung kiến thức các bạn học sinh chắc hẳn đã nắm vững được nội dung chuẩn bị đồ dùng, quy trình thực hiện lắp mạch điện, bảng điện...

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Như vậy VnDoc đã chia sẻ xong bài Thực hành: Lắp mạch điện bảng điện. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức, vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện bảng điện, cách lắp đặt bảng điện. Chúc các em học tốt, nếu có thắc mắc hay muốn trao đổi kiến thức lớp 9, các em truy cập link hỏi - đáp học tập dưới đây nhé

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài lý thuyết Công nghệ 9: Thực hành: Lắp mạch điện bảng điện. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Công nghệ lớp 9 nhé. Để có kết quả cao hơn trong học tập, chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm tài liệu học tập các môn được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau Lý thuyết môn Công nghệ lớp 9, Giải vở bài tập Công nghệ 9.