Trên thực tế người ta làm roto của máy phát điện xoay chiều bằng cách nào

Trắc nghiệm vật lý 9 bài 34: Máy phát điện xoay chiều

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài Trắc nghiệm vật lý 9 bài 34: Máy phát điện xoay chiều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Thông tin nào dưới đây là đúng khi so sánh sự giống nhau và khác nhau về cấu tạo và hoạt động của điamô xe đạp và các máy phát điện xoay chiều trong công nghiệp?

  • A. Đều có hai bộ phận chính là nam châm để tạo ra từ trường và cuộn dây để tạo ra dòng điện. Một trong hai bộ phận đứng yên, bộ phần còn lại quay.
  • B. Điamô xe đạp có kích thước nhỏ, cho một hiệu điện thế nhỏ và tạo ra một dòng điện có công suất nhỏ, trong khi đó máy phát điện xoay chiều trong công nghiệp có kích thước lớn, có thể cho một hiệu điện thế lớn hơn và tạo ra một dòng điện có công suất lớn hơn.
  • C. Điamô xe đạp chỉ gắn trên xe đạp còn máy phát điện xoay chiều trong công nghiệp có thể sử dụng ở nhiều nơi khác nhau.
  • D. Các thông tin A, B, C đều đúng.

Câu 2: Trong máy phát điện xoay chiều bắt buộc phải có bộ phận chính nào để có thể tạo ra dòng điện?

  • A. Nam châm vĩnh cửu.
  • B. Cuộn dây dẫn và nam châm.
  • C. Nam châm điện và sợi dây dẫn nối hai cực của nam châm.
  • D. Cuộn dây dẫn có lõi sắt.

Câu 3: Trong máy phát điện xoay chiều, khi nam châm quay thì trong cuộn dây dẫn xuất hiện dòng điện xoay chiều. Câu giải thích nào sau đây là đúng?

  • A. Từ trường qua tiết diện của cuộn dây luôn tăng.
  • B. Số đường sức từ qua tiết diện của cuộn dây luôn luôn tăng.
  • C. Số đường sức từ qua tiết diện của cuộn dây luân phiên tăng giảm.
  • D. Từ trường qua tiết diện của cuộn dây không biến đổi.

Câu 4: Trên hình vẽ 101 là mô hình tự tạo của máy phát điện xoay chiều. Muốn cho máy phát điện liên tục thì phải làm thế nào?

Trên thực tế người ta làm roto của máy phát điện xoay chiều bằng cách nào

  • A. Quay cho khung dây quay liên tục theo một chiều nhất định.
  • B. Chỉ quay khung dây một vòng.
  • C. Quay khung dây nửa vòng sau đó quay ngược lại nửa vòng.
  • D. Quay khung dây một vòng sua đó quay khung dây ngược lại một vòng nữa.

Câu 5: Bộ góp của máy phát điện xoay chiều gồm những chi tiết chính nào?

  • A. Hai vành bán khuyên và hai chổi quét.
  • B. Hai vành khuyên và hai chổi quét.
  • C. Một vành bán khuyên, một vành khuyên và hai chổi quét.
  • D. Chỉ có hai vành khuyên.

Câu 6: Trên thực tế, người ta làm rôto của máy phát điện xoay chiều quay bằng cách nào?

  • A. Dùng động cơ nổ.
  • B. Dùng tua bin nước.
  • C. Dùng cánh quạt gió.
  • D. Các cách A, B, C đều đúng.

Câu 7: Hãy tìm hiểu và cho biết ở Việt Nam các máy phát điện lớn trong lưới điện quốc gia có tần số bao nhiêu?

  • A. Tần số 100Hz.
  • B. Tần số 75Hz.
  • C. Tần số 50Hz.
  • D. Tần số 25Hz.

Câu 8:Máy phát điện xoay chiều có mấy bộ phận chính?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 9:Chọn phát biểu đúng khi so sánh giữa đinamô ở xe đạp và máy phát điện xoay chiều trong công nghiệp.

  • A. Cả hai đều hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
  • B. Phần quay là cuộn dây tạo ra dòng điện.
  • C. Phần đứng yên là nam châm tạo ra từ trường.
  • D. Đinamô dùng nam châm điện, máy phát điện công nghiệp dùng nam châm vĩnh cửu.

Câu 10:Máy phát điện công nghiệp cho dòng điện có cường độ:

  • A. 1 kA
  • B. 1 A
  • C. 10 kA
  • D. 100 kA

Câu 11:Chọn phát biểu đúng

  • A. Bộ phận đứng yên gọi là roto.
  • B. Bộ phận quay gọi là stato.
  • C. Có hai loại máy phát điện xoay chiều.
  • D. Máy phát điện quay càng nhanh thì hiệu điện thế ở hai đầu cuộn dây của máy càng nhỏ.

Câu 12:Nối hai cực của máy phát điện xoay chiều với một bóng đèn. Khi quay nam châm của máy phát thì trong cuộn dây của nó xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều vì:

  • A. Từ trường trong lòng cuộn dây luôn tăng.
  • B. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn luôn tăng.
  • C. Từ trường trong lòng cuộn dây không biến đổi.
  • D. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng giảm.

Câu 13:Trong máy phát điện xoay chiều, rôto hoạt động như thế nào khi máy làm việc?

  • A. Luôn đứng yên.
  • B. Chuyển động đi lại như con thoi.
  • C. Luôn quay tròn quanh một trục theo một chiều.
  • D. Luân phiên đổi chiều quay.

Câu 14:Chọn phát biểu sai khi nói về bộ góp điện.

  • A. Động cơ điện một chiều không có bộ phận góp điện, máy phát điện xoay chiều có bộ phận góp điện.
  • B. Trong động cơ điện một chiều, bộ góp điện gồm hai vành bán khuyên ngoài tác dụng làm điện cực đưa dòng điện một chiều vào động cơ nó còn có tác dụng chỉnh lưu.
  • C. Bộ góp điện trong máy phát điện xoay chiều với cuộn dây quay có nhiệm vụ làm điện cực đưa dòng điện xoay chiều trong máy phát ra mạch ngoài.
  • D. Bộ góp trong động cơ điện một chiều giúp đổi chiều dòng điện trong khung (roto) để làm khung quay liên tục theo một chiều xác định.

Câu 15:Trong máy phát điện xoay chiều roto là nam châm,khi máy hoạt động thì nam châm có tác dụng gì?

  • A. Tạo ra từ trường.
  • B. Làm cho số đường sức từ qua tiết diện cuộn dây tăng.
  • C. Làm cho số đường sức từ qua tiết diện cuộn dây giảm.
  • D. Làm cho số đường sức từ qua tiết diện cuộn dây biến thiên.

Câu 16:Máy phát điện xoay chiều biến đổi:

  • A. Cơ năng thành điện năng
  • B. Điện năng thành cơ năng
  • C. Cơ năng thành nhiệt năng
  • D. Nhiệt năng thành cơ năng

Xem đáp án


=> Kiến thức Giải bài 34 vật lí 9: Máy phát điện xoay chiều


Trắc nghiệm vật lí 9 bài 34: Máy phát điện xoay chiều (P2)

Từ khóa tìm kiếm google:

trắc nghiệm theo bài vật lí 9, trắc nghiệm vật lí bài 34: Máy phát điện xoay chiều, trắc nghiệm lớp 9

VẬN HÀNH MÁY PHÁT ĐIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 54 trang )

CHƯƠNG 3

VẬN HÀNH MÁY PHÁT ĐIỆN
§3.1 ĐẬC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI
3.1.1 Đăc điểm
Thiết bị điện chiếm vị trí quan trọng nhất trong các nhà máy điện (NMĐ) là máy
phát điện (MPĐ). Các máy phát điện có nhiệm vụ biến đổi các dạng cơ năng thành
điện năng. Đó là khâu chính của quá trình sản xuất điện năng. Hiện nay các MPĐ
dùng trong NMĐ chủ yếu vẫn là các MPĐ đồng bộ ba pha. Chúng có công suất từ
vài kW đến hàng nghìn MW, điện áp định mức từ 380V đến 25kV. Khi làm việc
trong NMĐ, các MPĐ không thể tách rời các thiết bị phụ như: hệ thống kích từ, hệ
thống bôi trơn, hệ thống làm mát...
Một MPĐ chỉ có thể phát ra điện năng (đặc trưng bởi S, f, U, I) khi có đủ các điều
kiện sau:
- Phải có dòng điện kích thích đưa vào cuộn dây rôto của MPĐ để tạo ra từ thông
chính Φ0 . Dòng kích thích này do máy phát kích thích một chiều cung cấp.
- Phải có công suất cơ để tạo ra mô men cơ M1 làm quay rôto của MPĐ. Công suất
cơ do các động cơ sơ cấp cung cấp (tua bin hơi, tua bin nước,...)
Các yếu tố làm việc của một MPĐ được mô tả như hình 3.1.
Động cơ sơ cấp
(tua bin hơi, tua
bin nước)

M1
MPĐ

Máy phát kích
thích một chiều

Eư , Iư , f , SF , PF ,
QF , cosϕ F



Φο

Hình 3.1 : Sơ đồ nguyên lý các yếu tố làm việc của MPĐ

Công suất cơ M1 chủ yếu điều chỉnh được tần số f và công suất tác dụng P F .
Dòng điện kích thích để tạo ra từ trường chính Φ0 , chủ yếu điều chỉnh điện áp U
(sức điện động E) và công suất phản kháng QF .
Tuy nhiên sự điều chỉnh công suất cơ M1 cũng làm thay đổi được điện áp U, sự
điều chỉnh dòng kích thích cũng làm thay đổi được tần số f, nhưng sự phụ thuộc đó
ít hơn.
Rõ ràng là muốn điều chỉnh được tần số f và công suất tác dụng P F thì phải điều
chỉnh công suất cơ M1 tức là điều chỉnh lượng hơi vào tua bin hơi (đối với MPĐ tua
bin hơi) hay điều chỉnh lượng nước vào tua bin nước (đối với MPĐ tua bin nước).

48


Muốn điều chỉnh điện áp đầu cực máy phát U và công suất phản kháng Q F thì phải
điều chỉnh dòng điện kích thích Ikt .
Như vậy, nếu chất lượng điện năng được đặc trưng bởi U và f thì M1 và Φ0 quyết
định nhiều đến chất lượng điện năng.
Nguyên lý làm việc chung của máy phát điện đồng bộ dựa trên sự chuyển động
tương đối của phần cảm (còn gọi là phần kích từ) và phần ứng (phát ra điện xoay
chiều). Khi rôto chuyển động quay đều với vận tốc ω, dòng điện một chiều chạy
trong cuộn dây kích từ của rôto sẽ sinh ra từ trường quay có từ thông Φ khép mạch
qua cuộn dây của phần ứng stato và sinh ra sức điện động cảm ứng Eo biến đổi theo
chu kỳ hình sin có tần số f = 50Hz hoặc f = 60Hz. Chuyển động tương đối của phần
cảm và phần ứng cho phép phần cảm quay phần ứng đứng yên hoặc phần ứng quay
phần cảm đứng yên. Mạch kích từ và cuộn dây kích từ dùng điện áp một chiều thấp,


có cấu tạo cực từ đơn giản hơn cực từ của phần ứng.Các cuộn dây phần ứng thường
có nhiều vòng chịu điện áp cao, có cấu tạo mạch từ và cách đấu nối dây dẫn phức
tạp. Do những đặc điểm trên nên máy phát điện đồng bộ thường chế tạo với phần
cảm quay gọi là rôto, phần ứng đứng yên gọi là stato.
Máy phát điện đồng bộ hoạt động được là nhờ có hệ thống tuabin, tua bin của
máy phát có vai trò truyền lực và truyền mô men quay M1 vào làm quay trục máy
phát, năng lượng được dùng để quay cánh tua bin là sức nước, khí ga, hơi nước, tùy
theo việc xử dụng nguồn năng lượng nào mà có tua bin có tên gọi khác nhau:
- Tua bin dùng năng lượng nước được gọi là tua bin nước. Với các nhà máy thủy
điện công suất lớn có tốc độ quay của tua bin thấp khoảng 100 ÷ 150 vòng/ phút,
các máy phát điện tua bin nước có tốc độ thấp thường dùng kiểu cực lồi. Với các
nhà máy thủy điện được thiết kế có mức chênh áp nước lớn thường có tốc độ quay
tua bin cao khoảng 1000 ÷ 1500 vòng/ phút.
- Các máy phát điện tua bin khí và tua bin hơi dùng các nguồn năng lượng như khí
ga (nhà máy tua bin khí) hoặc hơi (nhà máy nhiệt điện). Máy phát điện tua bin khí
hoặc tua bin hơi thường có 2 hoặc 4 cực được thiết kế chế tạo để làm việc ở tốc độ
cao khoảng 1500 ÷ 3600 v/ phút.
- Các máy phát điện được kéo trực tiếp bằng động cơ Diesel hoặc bằng động cơ
xăng “không dùng tua bin” thường có tốc độ khoảng 100 ÷ 1000 v/ phút. Hiện nay
máy phát điện Diesel không dùng trong lưới điện mà chỉ là nguồn phát điện độc lập,
vì công suất và hiệu suất thấp, giá thành sản xuất điện năng cao,chi phí nhiên liệu
và chi phí cho sửa chữa cao.
3.1.2 Phân loại
1) Máy phát tuabin hơi
Máy phát điện tua bin hơi (máy phát nhiệt điện) được tính toán chế tạo với tốc
độ quay lớn (với tần số 50 Hz, quay 3000 vg/ph), vì vậy rôto được làm theo kiểu
cực ẩn bằng cả một khối thép hợp kim rèn có chất lượng cao và tính chất về cơ khí
cao. Dạng hình trụ dài, trục quay được bố trí nằm ngang. Máy phát điện tua bin hơi

49




làm việc có tốc độ lớn thì các tua bin hơi sẽ có hiệu suất cao, kích thước giảm đi
đáng kể.
Một đầu trục rôto của MPĐ được nối trực tiếp với trục của tua bin hơi (thường
nối cứng), đầu còn lại nối với rôto của máy kích thích (nếu có).
Mối quan hệ giữa tần số và tốc độ quay được thể hiện bởi biểu thức
60 f
p=
(3.1)
n
trong đó : p - số lượng cặp cực ;
n - tốc độ quay, vòng/phút;
f - tần số.
Như vậy ứng với tần số 50Hz, nếu máy phát tuabin hơi có một cặp cực thì tốc
độ quay sẽ là 3000 vg/ph. Vì rotor của các máy phát tuabin hơi quay nhanh nên
đường kính rất nhỏ, kết cấu cực ẩn để đảm bảo độ bền cơ học cao. Mạch từ của
stator và rotor máy phát điện nói chung được các làm bằng thép có độ từ dẫn lớn và
độ bền cơ học cao để có thể hạn chế được tổn hao do dòng điện xoáy. Sơ đồ kết cấu
của máy phát được thể hiện trên hình 3.2. Đặc điểm kết cấu của máy phát có thể
tóm tắt như sau:
a) Vỏ stator được chế tạo liền khối không thấm khí, có độ bền cơ học đủ để
stator có thể không bị hỏng bởi sự biến dạng khi có sự cố nổ, vỏ được đặt
trực tiếp lên bệ máy và bắt chặt bằng bulông.
b) Lõi stator có cấu tạo từ các lá thép kỹ thuật, trên bề mặt các lá thép này được
quét lớp sơn cách điện và dọc theo trục có các rãnh thông gió.
Cuộn dây của stator có cấu tạo kiểu 3 pha 2 lớp, cách điện giữa các cuộn dây
thường dùng là cách điện loại B sơ đồ nối hình sao kép gồm 9 đầu ra.
c) Rotor được rèn liền khối bằng thép đặc biệt để đảm bảo rotor có độ bền cơ
học trong mọi chế độ làm việc của máy phát. Cuộn dây của rotor có cách điện loại


B, lõi được khoan xuyên tâm để đặt các dây nối các cuộn rotor đến chổi than, các
vòng dây rotor quấn trên các gờ rãnh, các rãnh này tạo nên các khe thông gió. Một
đầu trục rotor được nối trực tiếp với trục tuabin hơi, đầu còn lại nối với máy kích từ.
Các ổ đỡ thuộc loại ổ trượt được bôi trơn bằng dầu áp lực cao.
d) Bộ chèn trục dùng để giữ khí H2 không thoát ra ngoài theo dọc trục có kết
cấu đảm bảo nén chặt bạc vào gờ trục nhờ áp lực dầu chèn, dầu nén và đảm bảo tự
động dịch chuyển dọc khi có sự di trục.
e) Bộ làm mát được bố trí bao bọc phần trên và dọc theo thân máy phát.
f) Thông gió cho máy phát điện được thực hiện theo chu trình tuần hoàn kín cùng
với việc làm mát khí H2 bằng các bộ làm mát đặt trong vỏ stator, căn cứ vào yêu cầu
làm mát khí H2, nhà chế tạo đặt 2 quạt ở 2 đầu trục của rotor máy phát.
Kiểu trục ngang là kiểu mà trục rô to máy phát nằm song song với mặt đất, kiểu
trục ngang thường dùng cho các máy phát điện có công suất thấp (hình 3.2)

50


Ưu điểm:
- Trang bị hệ thống bôi trơn đơn giản hơn so với kiểu trục đứng.
- Thuận lợi trong việc sửa chữa và bảo dưỡng định kỳ.
- Giá thành xây lắp, chế tạo rẻ.
Nhược điểm:
- Gian máy yêu cầu phải có diện tích mặt bằng lớn, chiều cao gian máy thấp
- Máy phát điện được đặt cùng cao độ tua bin nên gặp khó khăn trong việc giải
quyết độ cao của gian đặt máy ở trên mức nước lũ.
- Hiệu suất khai thác cột nước kém hiệu quả so với kiểu trục đứng.
- Bất lợi trong việc giải quyết độ võng của trục rô to, chiều dài của trục máy
phát bị hạn chế bởi độ võng.

Hình 3.2 Mô tả máy phát điện trục ngang



2) Máy phát điện tuabin nước
Máy phát điện tua bin nước (máy phát thuỷ điện) được chế tạo với tốc độ quay
thấp và nằm trong phạm vi 100÷750 vg/ph. Vì vậy, rôto của máy phát thuỷ điện là
loại có nhiều cực lồi.
Rôto MPĐ thuỷ điện có đường kính lớn hơn nhiều so với chiều dài của nó, vì vậy
rôto của MPĐ thuỷ điện thường được bố trí cho trục quay thẳng đứng. Như thế sẽ
tiết kiệm được chiều cao của gian máy. Trục quay nằm ngang chỉ áp dụng đối với
máy có công suất nhỏ, tốc độ quay nhanh.
Máy phát điện tuabin nước (ở các nhà máy thuỷ điện) được chế tạo với tốc độ
quay chậm hơn nhiều so với máy phát tuabin hơi. Hơn nữa, tốc độ quay của máy
phát ở các nhà máy thuỷ điện khác nhau thường cũng không giống nhau. Đó là vì để
đảm bảo hiệu suất cao, tuabin nước cần có công suất định mức và tốc độ quay phù
hợp với tham số của nguồn nước (chiều cao hiệu dụng cột nước, lưu lượng dòng
nước...). Khi cột nước nhỏ (nhưng lưu lượng nước lớn) tuabin nước có thể có tốc độ
quay thấp đến 100 vg/ph.

51


Do tốc độ quay thấp, số cặp cực của máy phát tuabin nước rất lớn, do đó đường
kính của rotor phải lớn hơn nhiều so với đường kính của rotor máy phát tuabin hơi.
Thường thì đường kính của rotor máy phát tuabin nước lớn hơn nhiều so với chiều
dài của nó, kết cấu có dạng bánh xe rỗng (hình 3.3). Do đường kính lớn, chiều dài
ngắn, rotor của máy phát thuỷ điện thường được bố trí cho trục quay thẳng đứng,
điều đó cho phép tiết kiệm được chiều cao của máy. Đối với máy có công suất nhỏ,
tốc độ quay nhanh, trục quay được bố trí nằm ngang. Vành bánh xe được nối với
trục quay bởi các trục thép, mặt ngoài gắn các cực từ có cuộn dây.
Có hai kết cấu ổ đỡ cho máy phát thuỷ điện trục đứng là kiểu treo và kiểu đỡ.
Đối với máy phát kiểu treo, ổ chính được bố trí ở phía trên rotor, còn trong kiểu đỡ


- ở phía dưới. Ưu điểm của kiểu treo là ổn định, ít chịu ảnh hưởng tác động của các
phần phụ, còn ưu điểm của kiểu đỡ là giảm được kích thước theo chiều cao và do
đó giảm được kích thước chung của máy. Kiểu đỡ thường áp dụng cho các máy có
công suất lớn. Máy phát và tuabin nước thường có chung trục và ổ đỡ, do đó ổ đỡ
chịu lực dọc trục lớn của toàn bộ trọng lượng các rotor cũng như lực hướng trục của
dòng nước. Vì thế ổ đỡ của các máy phát tuabin nước phải có kết cấu rất đặc biệt.
Máy phát điện thường dùng 2 loại: Kiểu trục đứng và kiểu trục ngang.
Kiểu trục đứng phù hợp với các máy phát điện công suất lớn, trục của rô to máy
phát có phương vuông góc với mặt đất (hình 3.3)
Ưu điểm:
- Gian máy không yêu cầu có diện tích mặt bằng lớn.
- Máy phát điện được đặt cao hơn tua bin nên rất thuận lợi trong việc giải quyết
độ cao của gian đặt máy ở trên mức nước lũ.
- Hiệu suất khai thác cột nước rất hiệu quả.
- Khung của stato được chế tạo thành nhiều phần nên rất thuận lợi cho việc thi
công lắp đặt phù hợp với loại máy phát điện có công suất lớn, tốc độ thấp.
- Trục máy không có độ võng.
- Chiều dài của trục không hạn chế.
Nhược điểm:
- Giá thành xây lắp, chế tạo cao.
- Do không đặt được bánh đà nên bánh đà của máy phát phải dùng nhờ rôto.
- Trang bị hệ thống bôi trơn khá phức tạp.
- Không thuận lợi trong việc sửa chữa bảo và dưỡng định kỳ, trên gian máy phải
được trang bị cẩu chuyên dụng loại lớn.
Kiểu trục ngang các máy phát điện công suất nhỏ, trục của rô to máy phát có
phương song song với mặt đất (hình 3.5)

52



Hình 3.3 Mô tả máy phát điện trục đứng

Hình 3.5 Hình ảnh bên ngoài máy
phát trục ngang

Hình 3.4 Hình ảnh bên ngoài máy
phát trục đứng

§3.2. CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN VÀ HỆ THỐNG KÍCH TỪ
3.2.1 Các thông số
Máy phát lực là một động cơ sơ cấp (Tuốc bin nước hoặc hơi) làm quay rôto của
máy phát điện với tốc độ n bằng tốc độ từ trường quay n1: n =

60. f
, trong đó p là
p

số đôi cực của máy phát điện.
Khi thay đổi công suất cơ M1 thì tần số và công suất tác dụng phát ra của máy
phát cũng thay đổi theo.
Để đảm nhận được sự điều chỉnh chủ yếu đối với f và PF thì máy phát lực có hai
yêu cầu chính sau:

53


- Đặc tính tốc độ quay: n = f(l).
Đặc tính tốc độ phải nhạy, phạm vi điều chỉnh phải rộng, và phải thay đổi được
thích ứng với mọi sự thay đổi của công suất. Muốn đảm bảo được các yêu cầu trên,
các máy phát lực phải có bộ điều chỉnh tốc độ tốt, tức là điều chỉnh nhạy và phạm vi


điều chỉnh rộng. Bộ điều tốc làm nhiệm vụ thay đổi lượng hơi nước vào tuốc bin để
giữ cho tốc độ quay của máy phát ổn định.
- Đặc tính tốc độ góc: ω = f(t).
Các máy phát lực yêu cầu phải có trị số tốc độ góc đều: ω = const.
α rad
2πf
2πn
ω= .
=
hay ω =
t

s

P

60

Để đặc trưng cho độ ổn định của tốc độ góc ω ta sử dụng một hệ số gọi là hệ số
điều hoà, ký hiệu i:
ω ω
i = max min
ω tb
trong đó: ωmax- Là tốc độ góc cực đại.
ωmin- Là tốc độ góc cực tiểu.
ωtb- Là tốc độ góc trung bình.
Trị số i càng nhỏ đặc tính tốc độ góc càng tốt, dễ ổn định cho tần số phát, tạo
điều kiện hoà dễ dàng.
Hệ số điều hoà i phụ thuộc vào kiểu và đặc điểm của máy phát lực: Máy phát
tuốc bin hơi, nước có i ≈ 0, máy phát đi ê den có i lớn.


- Công suất định mức
Công suất của máy phát điện bị giới hạn bởi nhiệt độ của các bộ phận trên máy
phát. Công suất định mức của máy phát điện được quy định theo công suất biểu
kiến S [kVA] với các điều kiện tiêu chuẩn về điện áp, dòng điện, tần số. Các tổn
thất sắt trên lõi thép và tổn thất đồng trên cuộn dây máy phát được xác định bởi điện
trở và dòng điện chứ không quy định theo công suất tác dụng.
- Điện áp định mức:
Điện áp định mức trên cực máy phát quyết định bởi số cuộn dây nối tiếp của
cùng một pha và cường độ từ thông cắt qua các cuộn dây stato. Như vậy muốn có
máy phát có điện áp cao hơn cần phải chế tạo số lượng thanh dẫn nhiều hơn, stato
có nhiều rãnh hơn, điều này đồng nghĩa với việc chế tạo mạch từ của stato lớn hơn,
cách điện của các bối dây dẫn điện phải tốt hơn và phải đảm bảo được điều kiện
thông gió cho máy phát. Đây là nguyên nhân làm cho giá thành chế tạo của máy
phát tăng lên.
- Hệ số công suất của máy phát:

54


Hệ số công suất của máy phát điện thường từ 0,8 đến 0,98. Khi cần tăng cường
khả năng truyền tải công suất lớn nhất thì máy phát được chế tạo với hệ số công
suất là 1,0.
- Tốc độ quay định mức:
Tốc độ quay định mức phụ thuộc vào tốc độ quay của tuabin. Ngoài ra còn phụ
thuộc vào số đôi cực của máy phát. Nếu tốc độ quay là n, số đôi cực là p, tần số của
hệ thống là f = 50Hz (60) thì tốc độ quay đồng bộ là:
60 f
n=
vòng / phút
p


Số đôi cực thay đổi tùy theo cấu tạo của từng loại máy phát, số đôi cực “p”
thường là (1, 2, 3, 4, 5, 6, …). Tốc độ quay của các máy phát phải đảm bảo đạt được
tốc độ đồng bộ của hệ thống điện.
3.2.2 Hệ thống kích từ
Hệ thống kích từ (hay kích từ) có nhiệm vụ cung cấp dòng điện một chiều cho
các cuộn dây kích từ nhằm giữ điện áp không đổi khi phụ tải biến đổi và
nâng cao giới hạn công suất truyền tải từ nhà máy điện vào hệ thống đảm bảo
ổn định tĩnh và ổn định động. Trong chế độ làm việc bình thường bộ tự động
điều chỉnh kích từ (TĐK) sẽ điều chỉnh điện áp trên đầu cực máy phát, thay
đổi lượng công suất phản kháng đồng thời nâng cao ổn định tĩnh và ổn định
động của hệ thống. Trong chế độ sự cố (ngắn mạch) chỉ có bộ phận kích từ
cưỡng bức làm việc, nó cho phép duy trì điện áp của lưới ổn định. Hiệu quả
thực hiện nhiệm vụ trên phụ thuộc vầo đặc trưng và thông số của hệ thống
kích từ cũng như kết cấu của bộ phận TĐK.
Để đảm bảo chế độ làm việc chất lượng và tin cậy, dòng một chiều cung cấp
cho cuộn dây kích từ của MPĐ đồng bộ phải đủ lớn. Thông thường đòi hỏi công
suất định mức của hệ thống kích từ bằng (0,2÷0,6)% công suất định mức của MPĐ.
Việc tạo ra hệ thống kích từ có công suất lớn như vậy thường gặp rất nhiều khó
khăn. Đó là vì công suất chế tạo của các máy phát điện một chiều bị hạn chế bởi
điều kiện làm việc của bộ phận đổi chiều. Khi công suất lớn, do tia lửa phát sinh
mạnh, nên bộ phận làm việc kém tin cậy và mau hỏng. Bởi vậy, đối với các MPĐ
công suất lớn, thay vì sử dụng hệ thống kích từ một chiều, người ta thường áp dụng
hệ thống kích từ dùng MPĐ xoay chiều kết hợp với bộ chỉnh lưu. Ngoài công suất
định mức và điện áp định mức, hệ thống kích từ còn được đặc trưng bằng hai thông
số quan trọng khác là điện áp kích từ giới hạn Ufgh và hằng số thời gian Te.
Điện áp kích từ giới hạn là điện áp kích từ lớn nhất để tạo ra dòng điện của hệ
thống kích từ. Điện áp này càng lớn thì phạm vi tác động điều chỉnh dòng kích từ
càng rộng và càng có khả năng điều chỉnh nhanh. Đối với MPĐ tuabin hơi thường
có giá trị lớn hơn hoặc bằng điện áp định mức máy phát (U fgh ≥ UnF), còn ở MPĐ
thuỷ điện thì Ufgh ≥ 1,5UnF. Trong nhiều trường hợp, để đáp ứng yêu cầu đảm bảo



55


ổn định của hệ thống người ta ấp dụng điện áp giới hạn lớn hơn (U fgh=3÷4)UnF . Tuy
nhiên Ufgh càng lớn đòi hỏi cách điện của hệ thống kích từ càng phải cao.
Hằng số thời gian Te đặc trưng cho tốc độ thay đổi dòng kích từ, nó được xác
định bởi quán tính điện từ của các cuộn dây điện cảm. Hằng số thời gian có trị số
càng nhỏ thì tốc độ điều chỉnh kích từ càng nhanh. Tính tác động nhanh của hệ
thống kích từ được đặc trưng bởi tốc độ tăng điện áp kích từ trong trường hợp kích
từ cưỡng bức:
U − U nF
v = 0,632 fgh
(3.2)
U nF t1
trong đó : Ufgh - điện áp khích từ giới hạn;
UnF - điện áp định mức;
t1 - thời gian để tăng điện áp kích từ từ trị số định mức UnF đến trị
số UnF +0,632(Ufgh -UnF).
Đây chính là tốc độ trung bình tăng điện áp ở giai đoạn đầu của quá trình kích
từ cưỡng bức. Đa số các trường hợp có thể coi điện áp kích từ cưỡng bức tăng theo
quy luật hàm mũ:
Uf(t)= Ufgh - (Ufgh - UnF)e-t/Te,
(3.3)
Công thức (3.3) cho thấy, tốc độ tăng điện áp kích từ càng nhanh khi U gh càng
lớn và hằng số thời gian T e càng nhỏ. Các tham số nầy phụ thuộc vào kết cấu và
nguyên lý làm việc của hệ thống kích từ cụ thể.
Hệ thống kích từ có thể được chế tạo theo 3 loại sau:
- Hệ thống kích từ dùng máy phát điện một chiều;
- Hệ thống kích từ dùng máy phát điện xoay chiều chỉnh lưu;


- Hệ thống kích từ dùng chỉnh lưu có điều khiển
1) Hệ thống kích từ dùng máy phát điện một chiều
Để quay MPĐ một chiêù người ta sử dụng năng lượng của chính trục quay của
MPĐ đồng bộ. Đôi khi cũng có thể sử dụng một động cơ điện xoay chiều riêng cho
mục đích này. Động cơ xoay chiều được cung cấp từ lưới điện tự dùng của nhà
máy qua máy biến áp hoặc từ một MPĐ đồng bộ riêng ghép cùng trục với MPĐ
chính nhưng có công suất nhỏ.
Trường hợp đầu có ưu điểm là đơn giản, tin cậy , giá thành hạ, tốc độ quay ổn
định không phụ thuộc vào điện áp của lưới điện tự dùng. Tuy nhiên, có nhược điểm
là khi cần sửa chữa máy kích từ nhất thiết khải ngừng máy phát điện đồng bộ,
không thay thế được bằng nguồn kích từ dự phòng. Ngoài ra, tốc độ quay quá lớn
của tuabin hơi không thích hợp với MPĐ một chiều, do đó phương pháp này được
sử dụng chỉ ở các MPĐ công suất nhỏ. Đối với MPĐ thuỷ điện, tốc độ trục quay lại
quá nhỏ cũng hạn chế công suất chế tạo MPĐ kích từ. Nhược điểm của phương án

56


dùng động cơ điện xoay chiều là vận hành phức tạp, giá thành cao, chịu ảnh hưởng
của việc thay đổi tần số và điện áp lưới nhất là trong chế độ sự cố. Về mặt này
phương án cung cấp cho động cơ từ máy phát điện xoay chiều, nối cùng trục với
máy phát điện chính, tỏ ra có ưu điểm hơn.
Nhược điểm chung của hệ thống kích từ dùng MPĐ một chiều là hằng số thời
gian Te lớn (0,3÷ 0,6s) và giới hạn điều chỉnh không cao. Ngoài ra do có vành góp
và chổi điện,công suất chế tạo bị hạn chế. Vì vậy hệ thống kích từ từ loại này
thường chỉ được áp dụng ở các MPĐ nhỏ và trung bình.
2) Hệ thống kích từ máy phát điện xoay chiều và chỉnh lưu
Có hai loại chính: dùng máy phát điên xoay chiều tần số cao và dùng máy phát
điện xoay chiếu không vành trượt .
Máy phát điện xoay chiều với tần số cao được chế tạo theo kiểu cảm ứng: rotor


không có cuộn dây, cuộn kích từ cũng đặt ở phần tĩnh. Từ thông thay đổi được nhờ
vào kết cấu thay răng rãnh của rotor. Cuộn kích từ chính của MPĐ kích từ thường
được nối trực tiếp với tải của nó. Các cuộn kích từ phụ được cung cấp và điều chỉnh
qua thiết bị TĐK với nhận điện năng từ phía đầu cực của MPĐ đồng bộ (qua các
máy biến đổi áp và dòng BU và BI). Tần số của dòng điện trong MPĐ kích từ tần số
cao là 500Hz( khi quay cùng trục với MPĐ đồng bộ tuabin hơi 3000vg/ph). Dòng
điện này được chỉnh lưu ba pha biến đổi thành dòng điện một chiều.
Dùng MPĐ xoay chiều tần số cao, hệ thống kích từ có thể áp dụng cho các
MPĐ đồng bộ công suất lớn (200÷300) MW. Hạn chế công suất trong trường hợp
này chủ yếu vẫn là do tồn tại vành trượt và chổi điện cung cấp dòng điện kích từ
cho rotor của máy phát điện đồng bộ.
Hằng số thời gian Te và điện áp kích từ giới hạn U fgh trong trường hợp này gần
như hệ thống kích từ dùng MPĐ một chiều (Te lớn, Ufgh nhỏ).
Để tăng công suất kích từ lên hơn nữa người ta áp dụng hệ thống kích từ không
vành trượt. Trong hệ thống kích từ này người ta dùng MPĐ xoay chiều ba pha quay
đồng trục với MPĐ chính làm nguồn cung cấp. Máy phát xoay chiều có kết cấu đặc
biệt: cuộn kích từ đặt ở stator, còn cuộn dây ba pha lại đặt ở rotor. Dòng điện xoay
chiều ba pha tạo ra ở máy phát kích từ được chỉnh lưu thành dòng điện một chiều
nhờ bộ chỉnh lưu công suất lớn cũng gắn ngay trên trục rotor của các máy phát. Nhờ
vậy cuộn dây kích từ của MPĐ chính có thể nhận ngay được dòng điện chỉnh lưu
không qua vành trượt và chổi điện.
Để cung cấp cho cuộn dây kích từ của máy phát kích từ ( đặt ở stato) người ta
dùng một bộ chỉnh lưu khác (thường là chỉnh lưu có điều khiển) mà nguồn cung cấp
của nó có thể là MPĐ xoay chiều tần số cao hoặc nguồn xoay chiều bất kỳ khác.
Ngoài ưu điểm có công suất lớn, hằng số thời gian kích từ T e của hệ thống kích từ
loại này cũng quá nhỏ (0,1÷ 0,5)s, điện áp kích từ giới hạn lớn hơn.
3) Hệ thống kích từ dùng chỉnh lưu có điều khiển

57



Việc áp dụng hệ thống kích từ với các loại chỉnh lưu có điều khiển công suất
lớn (các chỉnh lưu thuỷ ngân có cực điều khiển, các bộ thyristor) cho phép giảm
hằng số thời gian Te. Nguồn điện xoay chiều ba pha cung cấp cho cuộn dây kích từ
của máy phát đồng bộ qua bộ chỉnh lưu có điều khiển là một máy phát điện xoay
chiều ba pha tần số (50÷ 500)Hz, hoặc máy biến áp tự dùng
Khác với chỉnh lưu bình thường, trong chỉnh lưu có điều khiển, ngoài điều kiện
thuận chiều của điện áp trên chỉnh lưu, còn đòi hỏi có một tín hiệu (dòng điện) xuất
hiện trên cực điều khiển mới có dòng điện chạy qua. Tốc độ điều chỉnh của hệ
thống kích từ dùng chỉnh lưu có điều khiển rất nhanh, có thể coi như tác động tức
thời vào điện áp kích từ. Hằng số thời gian chỉ còn khoảng (0,02÷0,04)s Do ưu
điểm của hệ thống kích từ này , chúng được áp dụng rộng rãi trong các MPĐ công
suất lớn, có yêu cầu điều chỉnh cao.
Yêu cầu cơ bản đối với hệ thống kích thích là:
- Có khả năng điều chỉnh dòng kích thích trong giới hạn cần thiết.
- Có khả năng tăng cường kích thích trong chế độ sự cố (đủ về độ lớn và tốc độ
tăng kích thích). Khi có quá tải đột nhiên hoặc ngắn mạch đột nhiên trên mạng điện
mà máy cắt chưa kịp tác động làm cho điện áp đầu cực máy phát giảm rất thấp. Để
tránh gây rối loạn cho hệ thống cần tăng cường kích thích lên thật lớn trong thời
gian rất nhanh.
- Phải đảm bảo dập tắt từ trường nhanh. Khi có ngắn mạch giữa các vòng dây
hoặc giữa các pha thì máy phát được cắt khỏi lưới đồng thời phải dập tắt từ trường
nhanh của cuộn kích thích để hạn chế sự phá hoại của dòng kích thích đối với dây
quấn stato.
- Phải đảm bảo độ tin cậy.
§3.3. LÀM MÁT CHO MÁY PHÁT ĐIỆN
3.3.1 Khái quát chung
Phụ thuộc vào công suất sự làm mát máy phát điện được thực hiện với môi chất
là nước, dầu, không khí hoặc khí hydro. Các máy phát điện công suất nhỏ thường
được làm mát bằng không khí, còn ở các máy phát công suất lớn việc làm mát được


thực hiện bởi môi chất là khí hydro. Sự thay thế không bằng khí hydro cho phép
giảm ma sát và tăng hiệu suất của máy phát. Khí hydro có ưu điểm là có độ dẫn
nhiệt cao gấp 7 lần và tốc độ nhận nhiệt gấp gần 1,5 lần so với không khí cùng áp
suất, thêm vào đó mật độ khí hydro thấp hơn nhiều nên giảm được ma sát và công
suất bơm. Nhưng nhược điểm của khí hydro là có thể gây nổ nếu trong máy có lẫn
khí ôxy, do đó máy được làm mát bằng khí hydro cần có độ bền cao và cấu trúc đặc
biệt kín. Để tăng cường hiệu quả làm mát, môi chất được thổi qua các rãnh được
chế tạo sẵn ở trục, stator và rotor. Quá trình làm mát được thực hiện theo hai
phương pháp: gián tiếp và trực tiếp.

3.3.2 Làm mát gián tiếp bề mặt
58


1)Làm mát bề mặt bằng không khí:
a) Làm mát gián tiếp được thực hiện bằng cách thổi môi chất làm mát (không
khí hoặc khí hydro) qua các khe hở giữa stator và rotor và các khe hở được chế tạo
với mục đích làm mát. Có thể thực hiện theo hai phương thức
1. Làm mát bằng không khí tuần hoàn tự nhiên.
Các cánh quạt được gắn vào hai đầu trục rotor, khi rotor quay sẽ tạo thành luồng
gió tuần hoàn tự nhiên thổi mát máy theo hướng trục hoặc hướng kính. Phương thức
này tuy đơn giản nhưng có nhược điểm là hiệu suất làm mát thấp; Không khí làm
mát còn nhiều bụi bẩn làm hư hại cách điện. Với những nhược điểm như vậy
phương thức này chỉ được áp dụng cho các loại máy phát có công suất định mức
dưới 3 MW.
2. Làm mát bằng không khí tuần hoàn cưỡng bức.
- Phương pháp làm mát thông dụng nhất là dùng không khí thổi tự nhiên hoặc
bằng quạt gió thổi không khí tuần hoàn cưỡng bức qua bề mặt máy phát. Không khí
dùng để làm mát máy phát được lấy từ bên ngoài gian máy thổi qua máy phát rồi
thải ra ngoài.


- Phương pháp làm mát bằng khí thổi còn được thực hiện trong một hệ thống bơm
tuần hoàn và đường ống dẫn không khí theo một chu trình kín kết hợp với bộ lọc
bụi và hệ thống làm lạnh bằng dàn phun nước. Ưu điểm của biện pháp này là cuộn
dây của máy phát ít bị bẩn, hiệu suất cao, ít chịu tác động của nhiệt độ môi trường
bên ngoài.
Hệ thống làm mát bằng không khí thổi tuần hoàn cưỡng bức được mô tả trên
hình 3.6

Hình 3.6 Hệ thống làm mát bằng không khí thổi tuần hoàn cưỡng bức

Không khí được lưu thông tuần hoàn trong đường ống kín, từ “buồng lạnh làm
sạch” không khí sẽ có nhiệt độ < 200 để không mang theo hơi ẩm vào máy phát
được các quạt gió hút và thổi vào hai đầu máy phát. Gió lạnh sau khi đi qua máy
phát sẽ hấp thụ nhiệt của máy phát trở thành gió nóng lại quay về buồng lạnh làm
sạch. Buổng lạnh có dàn ống kim loại khoan nhiều lỗ nhỏ, nước xối mạnh ra qua
dàn ống có nhiệt độ θ0 < 200 ÷ 300. Sau khi được hạ nhiệt độ và được lọc bụi không
khí sẽ quay trở lại đi vào hai đầu của máy phát. Phương pháp làm mát tuần hoàn

59


không khí có hiệu suất cao và có khả năng điều chỉnh được nhiệt độ làm mát. Ngoài
ra hệ thống làm mát khi cần còn có khả năng dập lửa cho máy phát nếu xảy ra hỏa
hoạn. Phương pháp này được ứng dụng cho các máy phát có công suất > 3MW.
2)Làm mát bề mặt bằng khí H2
Làm mát bề mặt bằng khí hyđrô H 2 được thực hiện giống như làm mát bằng
không khí tuần hoàn cưỡng bức. H2 được sản xuất và duy trì với độ tinh khiết đến
99,9%. Khí H2 thuộc vào dạng khí trơ có khả năng cách điện cao không tác dụng
trực tiếp với khí ô xy O2.
Ở áp suất 0,5at thì:


- Mật độ của hỗn hợp khí H2 thấp hơn khoảng 8 lần so với không khí.
- Hệ số truyền nhiệt từ bề mặt làm mát tới H2 lớn hơn 1,35 lần so với không khí.
- Độ dẫn nhiệt lớn hơn khoảng 5 lần so với không khí.
- Hệ số dẫn nhiệt của cách điện tăng lên được 1,3 lần.
Phương pháp làm mát bằng khí H2 có nhiều ưu điểm vượt trội so với phương
pháp làm mát bằng không khí:
- Tổn hao ma sát và tổn hao thông gió của rôto tới khí làm mát giảm đi khoảng 8
lần, hiệu suất làm mát tăng lên rất nhiều.
Thí dụ: Ở các máy phát điện có công suất từ 25 ÷ 100MW khi làm mát bằng
không khí, các tổn hao này cộng lại khoảng 25 ÷ 50% của các tổn hao. Khi làm mát
bằng khí H2 thì mức tổn hao này chỉ còn 3 ÷ 6% của các tổn hao.
- Độ dẫn nhiệt của khí H2 lớn hơn độ dẫn nhiệt của không khí rất nhiều tạo ra khả
năng tản nhiệt nhanh của các phần tử truyền nhiệt trong máy phát. Nếu duy trì được
chế độ làm mát bằng khí H2, giữ ổn định nhiệt độ cuả máy phát thì có thể nâng được
công suất của máy phát lên 1,2 lần.
- Hệ thống làm mát bằng H2 ngăn chặn bụi bẩn và hơi ẩm chui vào máy phát nên
chống được lão hóa cho các vật liệu cách điện trong máy phát.
- Thiết bị làm mát bằng H2 có kích thước nhỏ gọn.
- Khí H2 không duy trì sự cháy.
Tuy vậy phương pháp làm mát bằng khí H2 cũng cần một số yêu cầu kỹ thuật
đặc biệt:
- Độ sạch của khí H2 trong đường ống dẫn cần phải đạt trên 99,9%,
- Trong đường ống cần phải có áp lực khí H 2 nhỏ nhất là 0,035 ÷ 0,05at. Nếu
không có áp lực khí H2 bên trong không khí dễ xâm nhập vào đường ống qua các
khe hở tại các đệm dầu hoặc qua lỗ thông khuyết tật của đường ống đưa hơi ẩm vào
trong cuộn dây máy phát.
- Khi có kích nổ bằng ngọn lửa H2 sẽ gây nổ tạo ra áp lực lớn. Áp lực tác dụng khi
xảy ra nổ không quá 3,5at do đó đường dẫn khí và vỏ máy phát cần có độ bền cao
chịu được áp lực tính toán đến 6at.


60


- Phải trang bị hệ thống sản xuất và bình khí nén để dự trữ H2.
Tuy nhiên việc làm mát bề mặt bằng khí H2 chưa đủ để giảm sự chênh lệch nhiệt
độ từ cuộn dây tới khí làm mát. Sự tăng áp lực khí H 2 chủ yếu để giảm nhiệt độ từ
bề mặt rãnh nhưng lại không gây được ảnh hưởng đến sự chênh lệch nhiệt độ còn
lại. Bằng cách tăng áp lực khí trên đường ống sẽ giảm được nhiệt độ trên cuộn dây
và nâng cao được công suất cho máy phát trong khi kích thước của máy phát vẫn
giữ nguyên. Nếu áp lực khí H2 trong hệ thống đường ống làm mát đến 2at thì công
suất giới hạn có thể đạt được đến 200MW.
3.3.3 Làm mát trực tiếp
Làm mát trực tiếp là phương pháp cho khí H2, gió, tuần hoàn trực tiếp bên trong
ống dây dẫn điện hay đi qua hệ thống đường ống dẫn có tiếp xúc với dây dẫn điện.
Phương pháp này có hiệu suất làm mát cao hơn phương pháp làm mát bề mặt vì làm
giảm được độ chênh lệch nhiệt độ từ cuộn dây đến khí làm mát. Phương pháp này
thường áp dụng cho các máy phát điện tua bin hơi cho phép giảm được kích thước
tác dụng, nâng cao được công suất tới hạn, nâng cao được hiệu quả kinh tế do giảm
được giá thành xây dựng, tăng hiệu suất và giảm được chi phí vận hành. Nếu đảm
bảo được chỉ tiêu quá nhiệt tương tự như làm mát bề mặt thì cho phép tăng công
suất giới hạn đến 2,4 lần. Nếu tăng áp lực khí trong đường ống dẫn khí H 2 làm mát
thì hiệu quả làm mát cũng tăng lên
Nước cất tinh khiết cũng dùng để làm mát trực tiếp cho máy phát. Làm mát bằng
nước đạt hiệu quả cao hơn so với việc dùng khí H 2 rất nhiều nước có khả năng tản
nhiệt tốt hơn. Làm mát trực tiếp bằng nước cất tinh khiết được ứng dụng trong
những máy phát điện tua bin khí có công suất lớn và các máy phát điện thủy lực lớn
có tốc độ thấp (khoảng 500v/phút).
Hình 3.7 mô tả hệ thống làm mát trực tiếp bằng nước. Dây dẫn điện stato làm
bằng ống đồng rỗng có thể dùng làm đường dẫn nước được liên hệ với đường dẫn
nước làm mát bằng một đoạn ống dẫn nước cách điện bằng silicôn mềm dẻo. Đoạn


ống dẫn nước cách điện có hình dáng bên ngoài giống như một quả sứ xuyên nhiều
tán, có chiều dài dòng rò cho phép 2,5cm/ 1kV. Nước tinh khiết được chưng cất và
khử bỏ các thành phần kim loại do đó không dẫn điện. Buồng hạ nhiệt là một hệ
thống dàn phun nước làm mát, nước trong ống sau khi đi qua buồng hạ nhiệt sẽ tuần
hoàn trở lại làm mát cho máy phát nhờ một máy bơm nước đặt trên đường ống. Các
đầu cực stato thường có điện áp từ 6,6 kV đến 21kV được đấu qua sứ đỡ trung gian
bằng thanh dẫn mềm được làm bằng các lá đồng ghép lại. Ống dẫn nước làm mát
được nối vào hệ thống tiếp địa an toàn có R tđ ≤ 4Ω. Với những máy phát điện có
công suất nhỏ thì dây dẫn stato thường có tiết diện nhỏ do đó không ứng dụng
phương pháp làm mát bằng nước trực tiếp qua dây dẫn.
Hình 3.8 giới thiệu các kiểu làm mát cho máy phát điện trục ngang, có thể tóm
tắt như sau:

61


- Kiểu làm mát bằng gió tự nhiên: cả đầu hút và đầu thải được đặt phía trong của
gian máy, nhiệt độ bên trong gian máy tăng lên, phát ra tiếng ồn lớn, phần bên
ngoài máy không lắp vỏ nêm cuộn dây dễ bị nhiễm bẩn, diện tích mặt bằng đặt máy
nhỏ, chỉ được áp dụng cho các máy nhỏ, giá thành thấp.

Hình 3.7 Sơ đồ hệ thống làm mát trực tiếp cho máy phát điện bằng nước

Kiểu làm mát
bằng gió tự nhiên

Kiểu thông gió bằng
ống ở lối ra

Kiểu thông gió bằng


ống ở lối ra và lối vào

Kiểu trao đổi nhiệt làm
mát bằng nước

Hình 3.8 Làm mát cho máy phát điện trục ngang

62


- Kiểu thông gió bằng ống ở lối ra: hút ở bên trong và thải ở bên ngoài nhiệt độ
bên trong không tăng, có tiếng ồn khá nhỏ, đây là loại trung gian giữa loại mở và
loại đóng hoàn toàn cuộn dây cũng dễ bị nhiễm bẩn.
- Kiểu thông gió bằng ống ở lối ra và lối vào: cả đầu hút và đầu thải đặt ở bên
ngoài nhiệt độ phần bên trong không tăng tiếng ồn nhỏ cuộn dây và ống dẫn dễ bị
nhiễm bẩn phần bên ngoài lớn nên được bao bọc bằng vỏ chiếm diện tích mặt bằng
lớn thường áp dụng cho các máy nhỏ hơn 20MVA giá thành sản xuất cao cần trang
bị chống rung

- Kiểu trao đổi nhiệt làm mát bằng nước: không khí được sử dụng lại trong
quá trình làm mát việc làm mát không bị ảnh hưởng ngay cả khi phần bên
trong có nhiệt độ cao và không khí độ ẩm cao, tiếng ồn nhỏ, cuộn dây và ống
dẫn không bị nhiễm bẩn, phần bên ngoài lớn và phức tạp, chiếm diện tích mặt
bằng lớn thường áp dụng cho các máy công suất lớn giá thành sản xuất cao.
§3.4. KHỞI ĐỘNG, HÒA ĐỒNG BỘ VÀ NGỪNG MÁY PHÁT ĐIỆN
3.4.1 Kiểm tra chuẩn bị trước khi khởi động máy
- Thu hồi các phiếu công tác và giải trừ các biện pháp an toàn ở máy phát điện và
các thiết bị liên quan đến máy phát điện.
- Kiểm tra toàn diện các thiết bị sau khi sửa chữa (đại tiểu tu, bao gồm các mạch
nhất thứ và nhị thứ), kiểm tra vành trượt rôto, cổ góp máy kích thích, áp lực chổi


than phải tốt, cổ góp, vành trượt phải sạch sẽ.
- Kiểm tra máy phát điện và các thiết bị phụ thuộc phải sạch sẽ.
- Kiểm tra đấu dây nhất thứ.
- Kiểm tra đấu dây của máy biến dòng điện, biến áp đo lường phải tốt và sạch sẽ.
- Kiểm tra hệ thống làm mát và không khí làm mát như quạt, đường ống, nhiệt độ
nước làm mát và không khí làm mát.
- Kiểm tra điện trở cách điện của mạch stato và mạch rôto.
- Thử tín hiệu liên lạc điện và tuốc bin và ngược lại, thử động cơ điều tốc phải
đúng chiều tăng, giảm tốt.
- Thử đóng cắt áp tô mát máy kích thích, máy cắt máy phát điện, thử liên động
giữa máy cắt đầu cực máy phát và áp tô mát mạch kích thích.
3.4.2 Khởi động máy phát
Trưởng ca nhà máy điện, khi nhận được báo cáo của trưởng kíp điện rằng máy
phát điện đã sẵn sàng khởi động, sẽ ra lệnh khởi động máy. Khi máy phát điện đã
bắt đầu nâng tốc độ quay lên đến 100÷300 vòng/phút thì cả máy phát và mọi thiết bị
liên quan của nó đều được coi là đã có điện áp. Từ lúc này nghiêm cấm làm bất cứ
việc gì ở máy trừ những việc mà quy phạm an toàn cho phép.
1) Điều kiện để khởi động máy phát thủy lực

63


Trước khi khởi động cần phải khẳng định không có vật lạ trong tất cả các khu
vực máy phát. Chỉ được phép khởi động khi:
a. Hệ thống phanh không có áp lực và các guốc phanh đã hạ xuống.
b. Mức dầu trong các thùng ổ đỡ và ổ hướng bình thường.
c. Nhiệt độ dầu trong các thùng không thấp dưới 1000C.
d. Có nước tuần hoàn trong tất cả các bộ làm mát dầu và khí.
2) Điều kiện để khởi động máy phát nhiệt điện
Khi tăng tốc độ vòng quay của máy phát điện thì phải chú ý đến vòng quay tới hạn


ở 1500 vòng/phút, lúc này có thể xuất hiện sự rung nguy hiểm cho máy. Cho nên cần
thiết phải vượt qua trị số vòng quay này càng nhanh càng tốt. Khi quay xung động
tuabin và tăng vòng quay của nó đến trị số định mức, nhân viên trực chính cần phải
theo dõi:
a. Xem có tiếng kêu gõ đặc biệt không? khi thấy máy có hiện tượng không bình
thường nói trên cần nhanh chóng ngừng máy lại để sửa chữa khắc phục.
b. Sự làm việc của hệ thống bôi trơn, các gối đỡ và các dầu chèn lưu lượng phải
vừa đủ, độ chênh áp lực của dầu, khí H2 trong máy phát điện phải ở trong
giới hạn 0,5÷0,7kG/cm2 và phải được tự động duy trì do bộ điều chỉnh chênh
áp lực.
c. Sự làm việc tối ưu của các bộ làm mát khí, nhiệt độ của nước ở đầu vào và
của H2 cần phải duy trì trong giới hạn.
d. Độ rung của gối đỡ không được lớn hơn 0,03mm.
e. Không có sự dò rỉ H2 từ máy phát ra.
Sau khi máy phát đã đạt được tốc độ quay định mức và sau khi nhận được
tín hiệu sẵn sàng hoà vào lưới thì cần phải điều chỉnh sơ đồ khối và các sơ đồ
các máy biến điện áp theo phương thức vận hành quy định. Tiến hành nâng kích
từ để nâng cao điện áp máy phát đến trị số cho phép hoà điện rồi hoà điện theo qui
trình. Đưa bộ tự động điều chỉnh điện áp (TĐA) vào làm việc. Tiến hành phân phối
công suất cho máy. Tốc độ tăng phụ tải hữu công phải từ từ và dựa vào điều kiện
vận hành của tuabin, tốc độ tăng của phụ tải vô công không bị hạn chế.
Cơ cấu tự động điều chỉnh kích từ (TĐCKT) phải luôn luôn ở trạng thái sẵn
sàng. Khi cắt dòng điện ngắn mạch, nếu không sử dụng các biện pháp đặc biệt thì
sự phục hồi từ thông diễn ra sẽ khá chậm và có thể dẫn đến sự mất đồng bộ nếu
momen cơ của động cơ sơ cấp lớn hơn mômen điện từ. Chức năng cơ bản của cơ
cấu tự động điều chỉnh kích từ là nhanh chóng khôi phục suất điện động của máy
phát nhằm tăng mômen điện từ và tạo ra công suất phản kháng để ngăn chặn sự suy
giảm điện áp. Chính vì lẽ đó mà cơ cấu TĐCKT cần phải luôn được mắc trong
mạng để có thể nhanh chóng khắc phục sự cố.
Với mục đích nâng cao độ tin cậy của nhà máy nhiệt điện và duy trì quá trình


công nghệ sản xuất điện năng trong trường hợp cơ cấu kích từ bị ngừng hoạt động

64


do sự cố, ở các máy phát luôn được lắp thêm hệ thống kích từ dự phòng. Nhiệm vụ
của cơ cấu kích từ dự phòng là thay thế cơ cấu kích từ chính khi cần thiết, thường
nó chỉ được thiết kế để làm việc tạm thời, bởi vậy máy phát chỉ được khởi động với
cơ cấu kích từ chính.
3.4.3 Hoà máy phát vào lưới
Khi đóng máy phát vào làm việc song song với mạng điện hoặc với các máy phát
khác thường có thể xuất hiện dòng điện cân bằng có thể gây hư hỏng cho máy, đồng
thời làm giảm điện áp trong mạng, làm tăng tổn thất. Bởi vậy quá trình hoà đồng bộ
máy phát phải được thực hiện sao cho ảnh hưởng của dòng điện này nhỏ nhất đến
mức có thể, quá trình diễn ra càng nhanh càng tốt.
1) Phương pháp hoà đồng bộ
Trong thực tế hiện nay có hai phương pháp hoà đồng bộ được áp dụng là phương
pháp đồng bộ chính xác và phương pháp tự đồng bộ.
a) Phương pháp đồng bộ chính xác
Theo phương pháp này máy phát được kích từ và tăng tốc độ quay gần bằng tốc
độ đồng bộ. Thời điểm đóng đồng bộ vào mạng được chọn bởi nhân viên vận hành
hoặc do thiết bị tự động theo các điều kiện:
- Vận tốc góc ω1 của máy phát bằng vận tốc ω2 của hệ thống;
- Điện áp của máy phát bằng điện áp hệ thống;
- Thứ tự các pha trùng nhau.
Nếu các điều kiện trên thoả mãn thì dòng cân bằng sẽ không xuất hiện. Tuy
nhiên việc thực hiện chính xác các điều kiện trên là rất khó khăn, bởi vậy thường
lúc đóng máy phát vào hệ thống vẫn có dòng cân bằng xuất hiện.
b) Phương pháp tự đồng bộ
Trước hết ta cần đóng vào mạch rotor máy phát một điện trở dập tắt và chuẩn bị


đưa cơ cấu tự động điều chỉnh kích từ vào làm việc. Trường hợp không có nó thì
biến trở trong mạch kích từ được đặt ứng với vị trí không tải. Sau đó với sự trợ
giúp của động cơ sơ cấp, máy phát được quay không có kích từ, khi tốc độ quay đạt
giá trị 96÷98% tốc độ đồng bộ, thì đóng máy phát vào làm việc song song và liền
sau đó là đóng kích từ. Máy phát tự mình hoà vào đồng bộ. Sự đóng có thể tiến
hành ở độ trượt ± 5÷10%.
Ưu điểm của phương pháp tự đồng bộ là:
- Thao tác đơn giản;
- Quá trình diễn ra tự động;
- Loại trừ khả năng đóng nhầm;
- Quá trình đóng diễn ra rất nhanh (3÷5 s) so với phương pháp đồng bộ chính
xác(5÷10 phút).

65


2) Hoà máy phát vào lưới
Hoà vào lưới điện do trưởng kíp tiến hành theo lệnh của trưởng ca về nâng điện
áp, lấy đồng bộ và hoà vào lưới. Trước lúc nâng điện áp của máy phát trưởng kíp
điện phải chuẩn bị sơ đồ kích từ theo qui trình vận hành các máy kích từ làm việc
dự phòng. Tốc độ nâng điện áp của máy phát điện không hạn chế dù là khởi động từ
trạng thái lạnh hay trạng thái nóng.
Các Ampermét đặt ở stator dùng để kiểm tra sai sót có thể trong sơ đồ điện của
máy phát điện, trong quá trình nâng điện áp, nếu có sai sót (thí dụ các thiết bị đóng
vào máy phát bị chập mạch), trong trường hợp này phải cắt kích từ và kiểm tra lại
sơ đồ điện của máy phát điện. Chỉ số Ampermét của rotor và kilovonmét của stator
khi máy phát đã được kích từ cần phải tăng lên đều đặn.
Nghiêm cấm tăng dòng điện của rotor cao hơn mức cho phép trong khi máy chạy
không tải và tốc độ quay của tuabin ở trị số định mức. Khi đã nâng điện áp của máy
phát điện lên trị số định mức, trưởng kíp điện cần phải kiểm tra:


+ Sự làm việc của chổi than.
+ Nhiệt độ của nước làm mát và khí H2.
+ Tất cả các thiết bị đấu nối vào thanh cái của máy phát điện.
+ Loại trừ các hư hỏng trong hệ thống kích từ, kiểm tra cách điện của mạch
kích từ bằng vôn kế kiểm tra.
Sau khi máy phát đã được hoà vào hệ thống, cần phải báo cáo cho trưởng ca biết
máy đã được đóng vào làm việc song song với lưới. Bằng cách điều chỉnh kích từ và
điều chỉnh tốc độ tuabin, xác lập chế độ công suất tác dụng và phản kháng theo biểu
đồ do trưởng ca quy định, phụ tải phản kháng cần phải được tăng theo phụ tải tác
dụng. Trong trường hợp sự cố, cần đưa bộ tự động điều chỉnh kích từ (TĐK) và
“cường hành” kích từ vào làm việc. Trong quá trình này cần phải theo dõi chặt chẽ
chỉ số của các đồng hồ tác dụng, không cho phép máy phát điện chuyển chế độ khi
non kích từ.
3.4.4 Theo dõi vận hành
1) Nội dung của công tác theo dõi.
Khi máy làm việc cán bộ quản lý vận hành phải thực hiện công việc sau:
- Theo dõi chế độ làm việc bình thường của máy phát điện. Chế độ làm việc
bình thường là chế độ mà các đại lượng đặc trưng như PF, QF, UF, cosφF, fF và nhiệt
độ khí làm mát θlm đều ở trị số định mức theo qui chuẩn vận hành.
- Đọc và theo dõi các số chỉ của các đồng hồ, các số chỉ của các đồng hồ phải ở
trị số định mức (vạch đỏ đồng hồ).
- Ghi chép số liệu : cứ sau nửa giờ phải theo dõi và đọc chính xác các đồng hồ
một lần, sau một giờ phải ghi vào sổ nhật ký vận hành một lần.
- Điều chỉnh và sử lý khi vận hành: khi các số chỉ của các đồng hồ sai lệch trị số
bình thường thì phải tiến hành điều chỉnh và báo cáo với trưởng ca. Phải điều chỉnh

66


có kết quả để duy trì các tham số của máy phát như U, I, f và θlm ở trị số định mức.


Chẳng hạn, xử lý điện áp thấp như sau: Lúc vận hành bình thường của máy phát
điện phải duy trì điện áp ở trạng thái định mức và cho phép biến đôỉ trong phạm vi
±5%Uđm. Khi điện áp máy phát bé hơn định mức (-5%Uđm) thì phải lập tức điều
chỉnh kích thích để khôi phục điện áp đến phạm vi qui định sau đó báo cáo với điều
độ viên Trung ương. Nếu điều chỉnh kích thích hết cỡ ở trạng thái định mức mà
điện áp máy phát vẫn thấp thì có thể giảm công suất hữu công để nâng dần U lên.
Khi hệ thống bị sự cố điện áp giảm thấp, kích thích cường hành tác động, trong lúc
này ta không được điều chỉnh. Khi hệ thống ổn định mà mạch kích thích cường
hành vẫn còn làm việc thì ta cắt ngay mạch kích thích cường hành ra và báo phân
xưởng cho người kiểm tra sử lý. Dùng biến trở điều chỉnh để điều chỉnh điện áp.
2) Nhận xét
Phần này do trực chính thực hiện ghi vào sổ nhật ký vận hành nhằm đánh giá
và nhận xét về tình trạng làm việc của máy sau một ca vận hành, làm số liệu theo
dõi cho ca sau khi giao ca vận hành.
Nội dung chính :
- Ghi rõ ràng, chính xác của người trực vận hành về tình trạng làm việc của
máy.
- Những công việc chính đã làm trong ca.
- Những lưu ý và đề nghị.
- Ký tên, ghi rõ họ tên, ngày tháng, giờ ghi nhật ký.
3.4.5 Ngừng máy phát điện
Việc dừng tổ máy có thể là do sự cố hoặc theo quy trình vận hành (sửa chữa
trung, đại tu vv.) Việc dừng bình thường được tiến hành theo lệnh của người điều
độ hệ thống hoặc theo lệnh của kỹ sư trực. Dừng sự cố được thực hiện khi có hỏng hóc
hoặc khi thiết bị bảo vệ tác động.
Trong điều kiện vận hành có thể có trường hợp sự tháo tải xảy ra do các nguyên
nhân không có liên quan gì đến tổ máy hoặc khối cả, ví dụ như sự cố hư hỏng ở
mạng điện bên ngoài. Để máy không bị ngắt trong trường hợp này, cần phải có khoá
liên động giữ cho máy phát làm việc ở chế độ không tải, điều đó cho phép đóng lại
tải nhanh chóng sau khi sự cố được khắc phục.


Việc dừng tổ máy phát vì lý do bảo dưỡng định kỳ được thực hiện theo kế hoạch đã
định trước. ở các nhà máy nhiệt điện quá trình làm việc và dừng các tổ máy phải được
thực hiện theo chỉ thị của hệ thống điều độ quốc gia, vào mùa khô do sự giảm công suất
phát ở các nhà máy thuỷ điện, nhà máy nhiệt điện phải làm việc đầy tải, vì vậy mà hầu
như tất cả tổ máy đều đưa vào vận hành, còn khi sang mùa mưa việc cung cấp điện lại ưu
tiên nhà máy thuỷ điện, nên trong thời gian này ở nhà máy nhiệt điện có thể dừng một số
tổ máy để tiến hành các công việc sửa chữa trung và đại tu. Lịch sửa chữa đại tu tổ máy
là 4 năm 1 lần và thời gian thực hiện là 3 tháng, còn sửa chữa trung tu thì 2 năm 1

67


lần với thời gian thực hiện là 1 tháng. Như vậy cứ 2 lần trung tu thì sẽ có một lần
đại tu.
Trình tự ngừng máy phát điện :
Sau khi nhận được lệnh của trưởng ca, trưởng kíp điện báo cho các nhân viên
trong kíp biết và các phân xưởng hữu quan, đồng thời phân công việc chuẩn bị
ngừng máy phát điện. Quá trình ngừng máy phát được tiến hành theo các bước sau:
- Từ từ chuyển hoặc giảm phụ tải tác dụng và phản kháng của máy sắp ngừng về
gần không, chú ý giữ cho cosϕ ở phạm vi quy định. Tốc độ giảm tải của máy phát
điện theo yêu cầu của tuabin.
- Cắt bộ tự động điều chỉnh điện áp (theo quy trình) dùng biến trở điều chỉnh Rđc
để điều chỉnh điện áp máy phát UF.
- Cắt máy cắt đầu cực máy phát điện.
- Đưa Rđc về trị số cực đại, cắt máy cắt kích thích.
- Phát tín hiệu sang tuabin “máy phát đã cắt”.
Sau khi máy phát điện ngừng hẳn phải tiến hành:
- Đo điện trở cách điện của stator và rotorr máy phát điện và máy kích từ.
- Áp dụng các biện pháp an toàn theo yêu cầu của phiếu công tác.
- Nếu ngừng máy và không sửa chữa gì thì tiến hành sấy máy phát điện sẵn sàng


vận hành khi cần thiết.
§3.5 CÁC CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA MÁY PHÁT ĐIỆN
3.5.1 Chế độ làm việc bình thường
Chế độ làm việc bình thường của máy phát điện (MF) là chế độ làm việc ổn định,
đáp ứng được yêu cầu công suất của phụ tải, duy trì được thời gian cung cấp điện
liên tục với tần số và điện áp đầu cực của máy phát đạt trị số định mức cho phép.
Chế độ làm việc định mức là chế độ làm việc bình thường của máy phát điện, các
thông số kỹ thuật như điện áp đầu cực U F, dòng điện IF, tần số fF, công suất phát SF,
hệ số công suất cosϕF nằm ở trong giới hạn định mức.
1) Biểu đồ véc tơ và đặc tính công suất của máy phát điện
a) Biểu đồ véc tơ
Biểu đồ véc tơ máy phát thể hiện trên hình 3.9. Vì điện trở của MF quá nhỏ so
với điện kháng của nó nên trên biểu đồ chỉ thể hiện điện kháng. Mặt khác điện
kháng được phân thành dọc xd và ngang xq theo roto, khi máy phát cực ẩn (MF tuốc
bin hơi) xd = xq và máy phát cực lồi (MF thủy lực) thì x d ≠ xq. Hình 3.9a là biểu đồ
véc tơ MF cực ẩn, còn hình 3.9b là biểu đồ MF cực lồi.
Các ký hiệu trên biểu đồ véc tơ là như sau :
xd, xq - điện kháng thành phần dọc và ngang ;
I - dòng điện stator ;

68


U - điện áp đầu cực MF ;
Eq - suất điện động MF ;
δ - góc lệch giữa suất điện động và điện áp ;
y U và I.
ϕ -góc lệch giữa

A



jIxd

P Eq
x

A

B
C U

Eq

D

δ ϕ

y
B
Ixd
Ixq
C U

δ ϕ

I

a)

b)


O

I

O

Hình 3.9 Biểu đồ véc tơ máy phát điện
a) Cực ẩn; b) Cực lồi

b)Đặc tính công suất
Trước hết xét đặc tính công suất MF cực ẩn.
Tại đầu mút véc tơ U, điểm C dựng hệ tọa độ vuông góc xCy (hình 3.9a). Từ đầu
mút véc tơ Eq, điểm A hạ đường vuông góc AB xuống trục y. Ta có các góc
BAˆ C = COˆ D = ϕ do góc có cạnh tương ứng vuông góc ( AB ⊥ OC , AC ⊥ OD ).
Trong ∆ABC : AB = AC cos ϕ = I . xd , còn trong ∆AOB : AB = OA sin δ = Eq sin δ , suy
ra I . xd . cos ϕ = Eq sin δ ⇔ UI . xd cos ϕ = EqU sin δ ⇔ P. xd = EqU sin δ . Vậy ta có :
E .U
P = q . sin δ
(3.4a)
xd
Cũng trong ∆ABC có CB = AC sin ϕ = I . xd sin ϕ ;
Mặt khác CB = OB − OC = Eq cos δ − U ,

suy ra U ( I . xd sin ϕ ) = ( Eq cos δ − U ).U ⇔ Q. xd = ( Eq cos δ − U ).U . Vậy ta có :
Q=

EqU
xd

. cos δ −



U2
xd

(3.4b)

Công thức (3.4a) và(3.4b) là đặc tính công suất tác dụng và côg suất phản kháng
của MF cực ẩn.
Đặc tính công suất MF cực lồi

69


Việc xây dựng đặc tính công suất MF cực lồi được tiến hành tương tự như trên,
kết quả được thể hiện bằng công thức (3.5a) và (3.5b) như sau :
P=
Q=

EqU
xd
EqU
xd

U 2 xd − xq
sin δ +
.
sin 2δ
2 xd xq

(3.5a)



U 2 xd − xq
U 2 xd + xq
cos δ +
.
cos 2δ −
.
2 xd xq
2 xd xq

(3.5b)

Nếu áp trên cực MF thay đổi thì chọn một nút trong hệ thống điện có U=const,
điểm đó cách cực MF một điện kháng xng (hình 3.10) thì đặc tính P,Q vẫn có dạng
như đã nêu ở trên chỉ có khác là x d được thay bằng xd+xng và δ = f ( Eq ,U ) ới U là áp
của nút cách cực MF một điện kháng xng.

U=const

xng
Hình 3.10 Sơ đồ hệ thống điện với nút U=const

c) Sự thể hiện P,Q trên đồ thị (xét hình 3.9a)
Giả thiết U = const, ta có AB = I . xd . cos ϕ .

U
x
x
x
= UI cos ϕ . d = P. d ; Do d = const


U
U
U
U

nên AB ≡ P , có nghĩa là trục tọa độ Cx trên hình 3.9a là trục công suất tác dụng P.
Khi I = 0 thì A và B trở về C, ứng với P = 0, vậy C là gốc của trục P ( do U = const
nên điểm O và C cố định, nên C được lấy là gốc). Từ đó ta có P là đường Cx và vì P
luôn dương nên P chỉ nằm về một phía, từ điểm A hạ vuông góc xuống Cx sẽ xác
định được P.
Ta lại có CB = I . xd sin ϕ .

U
x
x
x
= UI sin ϕ . d = Q. d . Do d = const nên CB ≡ Q , có
U
U
U
U

nghĩa là trục tọa độ Cy trên hình 3.9a là trục công suất phản kháng Q. Khi I = 0 thì
A và B trở về C, ứng với Q = 0, vậy C là gốc của trục Q ( do U = const nên điểm
O và C cố định, nên C được lấy là gốc). Từ đó ta có Q là đường Cy, từ điểm A hạ
vuông góc xuống Cy sẽ xác định được Q. Giá trị Q có thể dương và cũng có thể âm,
cụ thể là :
- Với tải cảm kháng thì B trên C, ta có CB ≡ Q >0, MF phát công suất phản
kháng ;
- Với tải dung kháng thì B dưới C, ta có CB ≡ Q <0, MF tiêu thụ công suất phản


kháng ;

70


Như vậy trên biểu đồ véc tơ, điểm A (đầu mút của véc tơ Eq) là điểm làm việc mà
chiếu vuông góc nó lên trục Cx được công suất tác dụng P và lên trục Cy được công
suất phản kháng Q.
Tóm lại biểu đồ véc tơ hình 3.9 ngoài thể hiện các suất điện động Eq, áp U, dòng
I, góc lệch δ ,ϕ còn thể hiện công suất tác dụng P, công suất phản kháng Q
2)Chế độ làm việc của MF khi thay đổi các thông số
Như trên đã trình bày điểm A (đầu mút của véc tơ Eq) là điểm làm việc. Trong
quá trình vận hành có thể thay đổi thông số này hay thông số kia sẽ làm thay đổi
vị trí điểm làm việc này. Sau đây ta xét sự thay đổi các thông số ảnh hưởng đến
chề độ làm việc của MF, để tuiừ đó xác định miền làm việc hợp lý nhất.
a) Chế độ Eq = const (không điều chỉnh kích từ), P=var
Vì Eq = const, nên điểm A nằm trên cung tròn A o-A-A*-Agh, tâm O bán kính
Eq (hình 3.11a). Để đảm bảo ổn định tĩnh góc lệch giữa U và Eq nằm trong
khoảng 0 ≤ δ ≤ 90 o , do vậy điểm A bị khống chế cung ¼ đường tròn :
- Đầu cung Ao ứng với δ = 0, P = 0, Q = Qmax =

U
( Eq − U ) ;
xd

- Điểm A ứng với chế độ làm việc định mức (các thông số đều đạt gía trị dm) ;
- Điểm A* ứng chế độ công suất phản kháng đổi dấu, chuyển từ chế độ phát Q
sang chế độ tiêu thụ Q, ta có δ = δ * , P = P* , Q = 0 ;
- Điểm Agh ứng chế độ công suất tác dụng phát cực đại,
Ao còn


E công suất phản

y

A

o
kháng tiêu thụ cực đại, taAcó δ = 90 , P = oPmax , Q = −Qmax = −

Eq

A*

C

Agh

A*

I

C

D

Agh

O
b)


Hình 3.11 Sự thay đổi điểm làm việc A
a) Eq=const,P=var; b) Eq=var,P=const

71

y

δ ϕ

O
a)

qgh

Eq

D

δ ϕ

U2
;
xd
A

I


b) Chế độ Eq=var (có điều chỉnh kích từ), P=const
Vì P = const, nên điểm A nằm trên đường thẳng Ao-A-A*-Agh (hình 3.11b).


- Điểm Ao ứng với suất điện động có giá trị giới hạn E qgh, góc δ đạt giá trị min


 δ min = arcsin P. xd  ;

Eqgh .U 


- Điểm A ứng với chế độ làm việc định mức (các thông số đều đạt gía trị dm) ;
- Điểm A* ứng chế độ công suất phản kháng đổi dấu, chuyển từ chế độ phát Q
sang chế độ tiêu thụ Q ;
- Điểm Agh ứng chế độ Eq đạt giá trị cực tiểu, công suất phản kháng tiêu thụ cực
đại, ta có : Eq = Eq min =

P. xd
U2
; Q = −Qmax = −
; δ = 90o
U
xd

c) Chế độ khi tất cả các thông số thay đổi
y
Giả sử trên hình 3.9a các thông số đều có giá trị định mức :
(2)
E
U = U dm ; Eq = Eqdm ; P = Pdm ; Q = Qdm ; S = S dm ; I = I dm ; cos ϕ = cos ϕ dm
A tích chế độ Fkhi các
Phân
B thông số đều tha đổi (hình 3.12)


(1)

P
x

Eq

H

C

J
K

G
(3)

Pmax

δ

ϕ

Pmin

D

I

O



Hình 3.12 Vùng làm việc của MF khi các thông số thay đổi

72


Mục lục

  • 1 Lịch sử phát triển
    • 1.1 Đĩa Faraday
    • 1.2 Dynamo
    • 1.3 Jedlik dynamo
    • 1.4 Gramme dynamo
  • 2 Khái niệm
  • 3 Thuật ngữ
  • 4 Mạch tương đương
    • 4.1 Công suất định mức
    • 4.2 Công suất khả dụng
  • 5 Máy phát điện công suất thấp
  • 6 Máy phát điện - động cơ nổ
  • 7 Máy phát điện - động cơ nổ công suất trung bình
  • 8 Máy phát điện tua bin nước
  • 9 Máy phát điện tua bin hơi và tua bin khí
  • 10 Một số kỹ thuật mới
  • 11 Các chế độ vận hành
  • 12 Các bằng sáng chế
  • 13 Tham khảo
  • 14 Liên kết ngoài