Trình bày các nguyên tắc chung trong kế toán cho ví dụ đơn giản

Kế toán viên có những nguyên tắc và giả định căn bản trong việc chuẩn bị báo cáo tài chính. Những thứ quy tắc và giả định kế toán này chỉ ra những khoản mục tài chính cần đo lường, khi nào và làm thế nào để đo lường được chúng. Dần dần, bạn sẽ thấy những quy tắc và giả định này cần thiết như thế nào đối với kế toán viên và báo cáo tài chính.

Vì thế đây là 12 nguyên lý kế toán rất quan trọng:

  1. Nguyên tắc độc lập
  2. Nguyên tắc hoạt động liên tục
  3. Phương pháp đo lường
  4. Đơn vị đo lường
  5. Nguyên tắc giá gốc
  6. Nguyên tắc trọng yếu
  7. Ước tính và đánh giá
  8. Nguyên tắc nhất quán
  9. Nguyên tắc thận trọng
  10. Nguyên tắc kỳ kế toán
  11. Nguyên tắc bản chất hơn hình thức
  12. Cơ sở trình bày dồn tích

Nguyên tắc độc lập

Nguyên tắc độc lập ảnh hưởng đến đơn vị kinh doanh (không phân biệt hình thức kinh doanh) đang chuẩn bị báo cáo tài chính. Nguyên tắc này nói rằng mỗi doanh nghiệp là một “thực thể kinh doanh” tách biệt đối với chủ sở hữu.

Nguyên tắc hoạt động liên tục

Trừ khi có bằng chứng ngược lại, các kế toán viên thường cho rằng sự tồn tại của một doanh nghiệp là vô hạn. Rõ ràng giả thuyết này không thể được kiểm chứng và hầu như không bao giờ đúng. Nhưng giả định này đơn giản hóa việc trình bày tình hình tài chính của công ty và hỗ trợ khá nhiều trong việc lập báo cáo tài chính.

Nếu trong quá trình xem xét lại sổ sách của doanh nghiệp, kiểm toán viên có lý do để tin rằng công ty có thể bị phá sản, anh ta phải phát hành báo cáo kiểm toán có “ý kiến loại trừ” để thông báo về khả năng sụp đổ của công ty. Mình sẽ nói thêm về khái niệm này ở các bài sau.

Phương pháp đo lường

Kế toán chỉ đề cập đến những thứ có thể đo lường được – các nguồn lực và nghĩa vụ mà theo đó có một giá trị được thống nhất.

Giả định này loại bỏ rất nhiều “tài sản” có giá trị của công ty. Ví dụ, lòng trung thành của khách hàng, trong khi nó rất cần thiết cho sự thành công của công ty thì lại không thể nào định lượng và chỉ định được giá trị và do đó không được đưa vào sổ sách.

Báo cáo tài chính chỉ bao gồm các ước tính định lượng của tài sản (cái mà doanh nghiệp sở hữu) và trách nhiệm pháp lý (các khoản nợ của doanh nghiệp). Đây là sự khác biệt giữa hai doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu bằng nhau.

Đơn vị đo lường

Đô la Mỹ là đơn vị giá trị được báo cáo trong báo cáo tài chính của các công ty Hoa Kỳ. Kết quả của bất kỳ công ty con nước ngoài nào cũng được chuyển thành đô la để báo cáo. Khi tỷ giá hối đoái thay đổi thì các giá trị của mọi tài sản và nợ có nguồn gốc ngoại tệ cũng đều thay đổi.

Giá gốc

Những tài sản và khoản nợ của công ty được ghi nhận theo giá gốc (ban đầu) mà không có sự điều chỉnh do lạm phát.

Một công ty có thể sở hữu tòa nhà có giá trị 50 triệu đô nhưng vẫn thể hiện trên sổ sách với giá mua ban đầu là 5 triệu đô (đã trừ đi khấu hao lũy kế), tổng giá trị ước tính thấp.

Giả định này có thể làm giảm giá trị của một số tài sản đã mua trong quá khứ và đã khấu hao xuống đến mức rất thấp trên sổ sách. Bạn sẽ thắc mắc có phải kế toán viên đã bị yêu cầu ghi thiếu tài sản? Về cơ bản, đó là việc làm dễ dàng nhất. Bạn không phải đánh giá hay đánh giá lại trong toàn bộ thời gian sử dụng.

Nguyên tắc trọng yếu

Tính trọng yếu đề cập đến tầm quan trọng tương đối của các thông tin tài chính khác nhau. Kiểm toán không cần tốn công sức vào những thứ nhỏ nhặt. Tuy nhiên, tất cả các giao dịch phải được báo cáo nếu chúng có thế ảnh hưởng trọng yếu đến tình trạng tài chính của công ty.

Hãy nhớ rằng, một con số trọng yếu trên báo cáo của cửa hàng thuốc sẽ không phải là giá trị trọng yếu trong báo cáo của IBM. Tính trọng yếu chỉ là một sự đánh giá.

Ước tính và đánh giá

Tính phức tạp và sự không chắc chắn làm cho mọi việc đo lường đều không thể chính xác. Ước tính và đánh giá thường được sử dụng khi lập vài khoản mục trên báo cáo tài chính. Điều này ổn khi: (1) đó là việc tốt nhất mà bạn có thể làm và (2) các lỗi ước tính sẽ không gây ra vấn đề gì dưới bất kỳ hình thức nào. Nhưng kế toán viên nên sử dụng cùng một phương pháp đánh giá cho các giai đoạn, Hãy nhất quán trong cách đánh giá và cố gắng hết sức.

Nguyên tắc nhất quán

Đôi khi 2 giao dịch giống hệt nhau lại có thể được hạch toán khác nhau. Bạn có thể làm theo cách này hoặc cách khác, tùy thuộc vào vài yếu tố. Nguyên tắc nhất quán nói rằng mỗi doanh nghiệp phải chọn một phương pháp báo cáo và sử dụng nó một cách nhất quán trong suốt thời gian hoạt động mà không thể thay đổi lại … Các kỹ thuật đo lường phải nhất quán từ thời kì tài chính này đến thời kì tài chính khác.

Nguyên tắc thận trọng

Các kế toán viên có xu hướng giảm sự thiên vị trong đo lường, thường làm suy giảm giá trị. Ví dụ, các khoản thiệt hại được ghi nhận ngay khi họ cảm thấy xác suất xảy ra cao, chứ không phải sau khi nó thực sự xảy ra. Ngược lại, việc ghi nhận các khoản lợi nhuận được hoãn lại cho đến khi nó thực sự xảy ra chứ không phải khi nó mới chỉ được dự đoán.

Nguyên tắc kỳ kế toán

Các kế toán viên cho rằng dòng đời của một công ty có thể được chia thành các khoảng thời gian mà lợi nhuận và các khoản lỗi có thể được báo cáo, thường là một tháng, quý hoặc năm.

Vậy tại sao lại là một tháng, quý hoặc năm? Đây chỉ là những khoảng thời gian thuận lợi; đủ ngắn để việc quản lý có thể nhớ được những gì đã xảy ra, đủ lâu để những sự việc này thể hiện ý nghĩa, chứ không phải chỉ là sự dao động ngẫu nhiên. Những khoảng thời gian này được gọi là kỳ “tài chính”. Ví dụ, “năm tài chính” có thể kéo dài từ ngày 1 tháng 10 năm này cho đến ngày 30 tháng 9 năm sau. Hoặc năm tài chính của công ty có thể trùng với năm dương lịch bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12.

Nguyên tắc coi trọng nội dung hơn hình thức

Các kế toán viên lập báo cáo nói lên bản chất kinh tế của giao dịch thay vì chỉ là hình thức của nó. Ví dụ, một thiết bị được thuê thực sự là một việc mua bán được khoác bên ngoài cái lốt được thuê, nó được ghi nhận như một hợp đồng mua bán chứ không phải là hợp đồng thuê tài chính, Nguyên tắc bản chất hơn hình thức nói rằng nếu nó là một tấm vải … thì bạn phải báo cáo nó như là một tấm vải.

Cơ sở trình bày dồn tích

Khái niệm này rất quan trọng. Tất cả các hoạt động tạo ra (hoặc làm mất) tiền diễn ra trong kỳ kế toán đều được kế toán viên chuyển thành lời hoặc lỗ. Trong kế toán dồn tích, nếu một hoặc đông kinh doanh trong một kỳ kế toán tạo ra tiền thì tất cả chi ohis của sản ohaam đó và chi tiêu chung cho tianf doanh nghiệp đểu phải được báo cáo trong kỳ, Nếu không, khoản lời hoặc lỗi có thể xảy ra phụ thuộc vào thời điểm ghi nhận các giao dịch .

Trong kế toán dồn tích, các tài liệu được hoàn thành bằng cách trình bày kết hợp: (1) doanh thu của việc bán sản phẩm và (2) chi phí để bán sản phẩm cụ thể. Các chi tiêu của doanh nghiệp trong kỳ kế toán như bán hàng, hành lang pháp lý, hành chính,… được trừ đi.

Điểm mấu chốt của kế toán dông tích xác định: (1) Khi nào bạn có thể báo cáo doanh số trên báo cáo tài chính, (2) kết hợp và báo cáo các chi ohos tương ứng của sản hẩm được bán và (3) sử dụng một phương pháp hợp lý và có hệ thống để phân bổ toàn bộ cho pho trong doanh nghiệp trong kỳ kế toán này. Ta sẽ giải quyết riêng từng điểm như sau:

Việc ghi nhận doanh thu: Trong kế toán dồn tích, doanh thu được ghi nhận khi tất cả các hoạt động cần thiết để cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ đã được hoàn thành cho dù tiền có nhận được hay chưa. Khi khách hàng chỉ đặt hàng sản phẩm thì chưa tạo ra bất kỳ khoản doanh thu nào. Doanh thu được ghi nhận kho sản phẩm được vận chuyển đến khách hàng.

Nguyên tắc phù hợp: Trong kế toán dồn tích, chi phí liên quan đến sản phẩm (giá vốn) được ghi nhận cùng thời điểm với việc ghi nhận doanh thu.

Sự phân bổ: Rất nhiều chi phí  đặc biệt không liên quan để sản phẩm. Những chi phí này phải được phân bổ cho kỳ kế toán một cách hợp lý. Ví dụ, mỗi tháng có thể được tính một khằng bằng 1/12 khoản tiền bảo hiểm chung của toàn doanh nghiệp mặc dù khoản tiền này được chi trả hết vào đầu năm, Những khoản chi tiêu khác được ghi nhận kho nó phát sinh (chi phí thời kỳ). Lưu ý rằng tất cả doanh nghiệp có hàng tồn kho phải sử dụng phương pháp kế toán theo cơ sở dồn tích. Các doanh nghiệp khác có thể sử dụng cơ sở “tiền mặt” nếu họ muốn, Báo cáo Tài chính cơ sở tiền mặt giống nhau như Báo cáo Lưu chuyển Tiền tệ hoặc đơn giản là cuốn séc.

Trên đây là 12 nguyên lý kế toán căn bản mà bất kỳ kế toán viên, đặc biệt là người mới bắt đầu học kế toán đều cần phải biết rõ để hiểu được sổ sách của công ty. Ngoài ra, bạn có thể truy cập ngay Gitiho.com để tìm hiểu những khóa học hấp dẫn, có tính thực tế cao của Gitiho và đăng ký nhận tư vấn ngay hôm nay TẠI ĐÂY. Tham gia ngay để nhận được nhiều ưu đãi nhé. Gitiho.com chúc các bạn thành công!

CÓ THỂ BẠN CŨNG QUAN TÂM:

Cách lập báo cáo tài chính năm chính xác nhất

Hướng dẫn kỳ lập báo cáo tài chính

Cách làm việc với báo cáo tài chính

Cùng tham gia cộng đồng hỏi đáp về chủ đề Kế toán

Trình bày các nguyên tắc chung trong kế toán cho ví dụ đơn giản

Có thể bạn chưa biết: Kế toán là gì

I. Nguyên tắc kế toán là gì?

Trình bày các nguyên tắc chung trong kế toán cho ví dụ đơn giản

Nguyên tắc kế toán có nghĩa là những hướng dẫn cơ bản, quy định và chuẩn mực chung mà nhân viên ngành kế toán phải thực hiện và áp dụng vào trong công việc. Các nguyên tắc này không chỉ dành cho nhân viên kế toán mà ngay cả các tổ chức, doanh nghiệp đều phải thực hiện trong suốt quá trình thực hiện công việc kế toán, báo cáo tài chính. Các nguyên tắc kế toán cơ bản luôn không ngừng được cải tiến nhằm phù hợp với thời thế và đem lại những hiệu quả, lợi ích tốt nhất cho người thực hiện và tuân theo.

Tìm việc làm, tuyển Kế toán có thể bạn quan tâm:

- Nhân viên Kế Toán Chi Nhánh Bách Hóa Xanh

- Nhân viên Kế Toán Kho Trung Tâm Bách Hóa Xanh

- Nhân viên Kế Toán Nhà Thuốc An Khang

II. Tìm hiểu 7 nguyên tắc kế toán cơ bản

Trình bày các nguyên tắc chung trong kế toán cho ví dụ đơn giản

1. Nguyên tắc cơ sở dồn tích - Accruals

Nguyên tắc cơ sở dồn tích là nguyên tắc ghi chép thu chi vào sổ kế toán trong doanh nghiệp. Nguyên tắc này yêu cầu các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức phải ghi chép tất cả các việc liên quan đến tài chính của doanh nghiệp như tài sản, doanh thu, nguồn vốn, nợ nần, tiền thuế, các chi phí phát sinh thêm,.. vào sổ kế toán ngay khi những việc tài chính này phát sinh. Việc sử dụng nguyên tắc này sẽ giúp việc báo cáo tài chính sẽ rõ ràng và dễ dàng nhận xét tình hình tài chính của cơ quan ngay tại thời điểm đó hoặc thời điểm quá khứ.

Ví dụ dễ hiểu là nếu như một doanh nghiệp được yêu cầu phải đóng số thuế là 15 triệu đồng vào tháng 9 nhưng phải đến tháng 10 doanh nghiệp đó mới thực hiện. Thì kế toán của doanh nghiệp đó vẫn phải liệt kê khoản chi đó vào mục của tháng 9.

2. Nguyên tắc giá gốc - Historical cost

Nguyên tắc gốc là nguyên tắc bắt buộc kế toán phải thực hiện việc ghi nhận tất cả tài sản của doanh nghiệp đó theo giá gốc. Giá gốc ở đây là số tiền mà doanh nghiệp phải chi để có được sản phẩm, tài sản đó và được tính dựa trên số tiền hoặc khoản giá trị tương đương số tiền đã chi. Kế toán không có quyền được điều chỉnh giá gốc của tài sản, trừ trường hợp có quy định cụ thể trong luật kế toán hoặc chuẩn mực kế toán.

Lấy ví dụ đơn giản là một doanh nghiệp mua một chiếc máy tính với giá 18 triệu đồng vào tháng 5/2021. Đến cuối tháng 1/2022 thì chiếc máy tính này lại được bán trên thị trường với mức giá là 20 triệu đồng. Tuy nhiên, kế toán vẫn phải ghi nhận chiếc máy tính đó với giá tại thời điểm mua là 18 triệu đồng.

3. Nguyên tắc hoạt động liên tục - Going concern

Nguyên tắc kế toán thứ 3 mà bạn cần biết đó chính là nguyên tắc hoạt động liên tục. Nguyên tắc hoạt động liên tục có nghĩa là việc các kế toán lập các bài báo cáo tài chính phải dựa trên việc giả sử rằng cơ quan đó phải luôn hoạt động từ hiện tại cho đến tương lai gần. Nguyên tắc này buộc các nhân viên kế toán không được lập thêm quá nhiều các khoản dự phòng và khoản dự phòng được lập không được thấp hơn các khoản chi của cơ quan. Nhân viên kế toán chỉ được báo cáo lượng doanh thu khi đã có bằng chứng chắc chắn để chứng minh và phải báo cáo dựa trên giá gốc chứ không phải giá thị trường. Ví dụ khi làm báo cáo tài chính của cơ quan, nhân viên kế toán phải làm báo cáo từ thời điểm hiện tại là tháng 1/2022 cho đến tương lai gần là tháng 6/2022.

4. Nguyên tắc nhất quán - Consistency

Nguyên tắc nhất quán là nguyên tắc thống nhất các chính sách kế toán và phương pháp kế toán trong một kỳ kế toán. Trong một kỳ đó, nếu có xảy ra sự thay đổi nào trong chính sách kế toán hay phương pháp kế toán thì những thay đổi đó phải được ghi rõ trong phần thuyết minh báo cáo và phải giải thích rõ lý do thay đổi.

Để dễ hình dung hơn, ta lấy ví dụ ở một doanh nghiệp đã lựa chọn phương pháp A làm phương pháp được sử dụng trong kỳ kế toán này thì trong suốt quá trình ký đó, nhân viên kế toán chỉ được sử dụng đúng phương pháp A mà thôi.

5. Nguyên tắc phù hợp - Matching concept

Nguyên tắc phù hợp là nguyên tắc yêu cầu kế toán ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Nói dễ hiểu hơn là khi nhân viên kế toán ghi nhận một khoản doanh thu thì phải lập tức ghi nhận một khoản chi phí có mục đích liên quan đến doanh thu đã được ghi nhận trước đó. Chi phí liên quan đến doanh thu thường là các chi phí của kỳ tạo ra doanh thu hoặc các chi phí phải trả liên quan đến chi phí của kỳ đó.

Ví dụ khi nhân viên kế toán của công ty X ghi nhận khoản doanh thu của việc buôn bán sản phẩm giày dép ra thị trường trong kỳ vừa rồi thì còn phải ghi thêm khoản chi phí có liên quan đến số sản phẩm giày dép được bán đó.

6. Nguyên tắc thận trọng - Frudence concept

Nguyên tắc cơ bản thứ 6 trong kế toán chính là nguyên tắc thận trọng. Đây là nguyên tắc buộc kế toán phải luôn có và đưa ra được các phán đoán, sau đó thận trọng xem xét và cân nhắc kỹ lưỡng để lập các kế hoạch, phương pháp kế toán trong trường hợp không có sự chắc chắn.

Kế toán phải hết sức lưu ý khi lập các khoản dự phòng không quá lớn, các khoản dự phòng không đánh giá cao hơn giá trị của tài sản và các khoản thu thập, không được đánh giá thấp các giá trị của khoản nợ và khoản chi, chỉ được ghi nhận doanh thu khi có bằng chứng chắc chắn, khi có bằng chứng phát sinh chi phí mới được ghi nhận các khoản chi phí phát sinh. Phương pháp thận trọng chính là một trong những phương pháp giúp doanh nghiệp hạn chế các rủi ro về mặt tài chính.

Để dễ hiểu hơn, ta lấy ví dụ về một xưởng may vừa xuất được một lô áo thun với trị giá là 20 triệu đồng. Nhân viên kế toán phải ngay lập tức tạo một khoản dự phòng có trị giá bằng với trị giá lô áo thun nhằm đề phòng sản phẩm bị trả về do một vấn đề nào đó.

7. Nguyên tắc trọng yếu - Materiality concept

Và nguyên tắc cuối cùng trong 7 nguyên tắc cơ bản trong kế toán mà các kế toán viên cần nắm vững chính là nguyên tắc trọng yếu. Nguyên tắc trọng yếu chính là nguyên tắc mô tả hoạt động thu thập, xử lý và cung cấp các thông tin có yếu tố quan trọng của nhân viên kế toán. Vì mang tính chất quan trọng nên chắc chắn nếu thiếu hoặc sai lệch các thông tin này sẽ gây ra nhiều hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho kế toán nói riêng và doanh nghiệp nói chung.

Ví dụ như trong báo cáo của nhà hàng X, những mục có cùng nội dung sẽ được gộp chung vào một mục lớn như chi phí nguyên liệu, tiền lương nhân viên, chi phí phát sinh,... sẽ được gộp vào mục lớn là Chi tiêu của nhà hàng.

Xem thêm:

- Kế toán trưởng là gì? Nhiệm vụ của kế toán trưởng trong doanh nghiệp

- Tổng hợp công việc của kế toán cần phải làm tại doanh nghiệp chi tiết

- 5 cách tra cứu mã số thuế cá nhân, doanh nghiệp nhanh chóng

Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ nội dung của 7 nguyên tắc kế toán cơ bản mà bạn cần biết nếu muốn theo đuổi công việc kế toán. Rất mong bài viết sẽ giải đáp được những thắc mắc của bạn về những nguyên tắc cơ bản khi làm kế toán, nếu có góp ý hoặc câu hỏi hãy để lại chúng ở phần bình luận và hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau!