Trình bày những kiến thức cơ bản về máy tính? các thao tác với hệ điều hành windows?

Phần cứng: Máy vi tính và thiết bị cầm tay thông minh; các thành phần phần cứng; thiết bị trung tâm; thiết bị nhập, xuất, lưu trữ; cổng

  1. Hiểu khái niệm máy vi tính, máy tính cá nhân. Phân biệt máy để bàn, máy xách tay, máy tính bảng.
  2. Hiểu khái niệm thiết bị di động cầm tay như điện thoại di động, điện thoại thông minh [smartphone], máy tính bảng [tablet] và công dụng của chúng.
  3. Hiểu thuật ngữ phần cứng máy tính. Phân biệt thiết bị trung tâm và thiết bị ngoại vi. Biết các thiết bị ngoại vi chính: Thiết bị lưu trữ, thiết bị xuất/nhập, thiết bị mạng và truyền thông. Biết các thiết bị ngoại vi được nối với thiết bị trung tâm qua các cổng.
  4. Biết các thành phần cơ bản của máy tính điện tử: Bộ xử lý trung tâm [CPU], bộ nhớ trong. Biết các đơn vị đo tốc độ của bộ xử lý trung tâm. Phân biệt bộ nhớ động [RAM] và bộ nhớ chỉ đọc [ROM]. Biết các đơn vị đo dung lượng bộ nhớ trong như KB, MB, GB. Biết đơn vị đo tốc độ truy cập của bộ nhớ trong như Hz, MHz, GHz.
  5. Biết các loại phương tiện lưu trữ chính: Đĩa cứng trong, đĩa cứng ngoài, các loại đĩa quang [CD, DVD], thẻ nhớ, ổ nhớ di động. Biết các đơn vị đo dung lượng lưu trữ như bit, byte, KB, MB, GB, TB. Biết các đơn vị đo tốc độ quay của của ổ cứng [rpm - rounds per minute] và đo tốc độ ghi/đọc của phương tiện lưu trữ [bps - bits per second]. Biết khái niệm lưu trữ trên mạng, lưu trữ tệp tin trực tuyến.
  6. Biết các thiết bị nhập thông dụng và cách nối chúng vào máy tính: Bàn phím, chuột, bi lăn [trackball], bảng chạm [touchpad], bút chạm [stylus], màn hình cảm ứng, cần điều khiển [joystick], máy ghi hình trực tiếp [webcam], máy ảnh kỹ thuật số, mi-crô [micro], máy quét ảnh [scanner].
  7. Biết một số thiết bị xuất thông dụng và cách nối chúng vào máy tính: Màn hình, màn hình cảm ứng, máy in, loa, tai nghe.
  8. Biết các cổng thông dụng: Cổng nối tiếp, cổng song song, cổng nối tiếp vạn năng [USB], cổng mạng.

Phần mềm: Phân loại phần mềm; lập trình; phần mềm thương mại và phần mềm nguồn mở

  1. Hiểu khái niệm phần mềm và vai trò của phần mềm. Phân biệt hai loại phần mềm chính: phần mềm hệ thống [Ví dụ: hệ điều hành] và phần mềm ứng dụng.
  2. Hiểu chức năng của hệ điều hành, biết tên của một số hệ điều hành thông dụng [ví dụ: Ubuntu, Linux, Windows, Mac OS].
  3. Biết chức năng của một số phần mềm ứng dụng thông dụng: Xử lý văn bản, bảng tính, hệ quản trị cơ sở dữ liệu, trình chiếu, thư điện tử, trình duyệt web, biên tập ảnh, trò chơi máy tính và một số phần mềm khác.
  4. Hiểu khái quát cách thức và quá trình tạo ra phần mềm.
  5. Biết khái niệm phần mềm nguồn mở, phân biệt được phần mềm thương mại và phần mềm nguồn mở. Biết tên và chức năng của một số phần mềm nguồn mở thông dụng xử lý văn bản, bảng tính, trình chiếu, thư điện tử, trình duyệt web, biên tập ảnh.

Hiệu năng máy tính

  1. Biết khái niệm hiệu năng của máy tính: tốc độ bộ xử lý trung tâm [ ví dụ: MHz, GHz], dung lượng RAM, tốc độ ổ cứng, vai trò của bộ xử lý đồ họa.
  2. Hiểu ảnh hưởng của việc chạy nhiều ứng dụng đồng thời đến hiệu năng của máy và tác dụng của giải pháp đóng bớt các ứng dụng đó.

Mạng máy tính và truyền thông

  1. Hiểu khái niệm mạng máy tính, vai trò của các mạng máy tính. Phân biệt mạng cục bộ [LAN], mạng diện rộng [WAN]. Hiểu khái niệm và vai trò của máy khách/máy chủ.
  2. Hiểu khái niệm truyền dữ liệu trên mạng, tốc độ truyền và các số đo [ví dụ: bps, kbps, Mbps, Gbps].
  3. Hiểu khái niệm phương tiện truyền thông [media] và khái niệm băng thông [bandwidth]. Phân biệt các phương tiện truyền dẫn: có dây [ví dụ: cáp điện thoại, cáp đồng trục, cáp quang], không dây [ví dụ: sóng vô tuyến].
  4. Hiểu khái niệm mạng Internet, intranet, extranet.
  5. Hiểu khái niệm tải các nội dung từ mạng xuống [download] và tải các nội dung lên mạng [upload].
  6. Biết phân biệt giữa “dịch vụ kết nối Internet” [ví dụ: Dial-up, ADSL, FTTH] và “phương thức kết nối Internet” [ví dụ: bằng đường dây thoại, điện thoại di động, cáp, không dây, vệ tinh].
Các ứng dụng của công nghệ thông tin – truyền thông [CNTT-TT]
Một số ứng dụng công và ứng dụng trong kinh doanh
  1. Hiểu các dịch vụ Internet khác nhau dành cho người dùng: Thương mại điện tử [e-commerce], ngân hàng điện tử [e-banking], chính phủ điện tử [e-government].
  2. Biết khái niệm học tập trực tuyến [e-learning], đào tạo trực tuyến, đào tạo từ xa, “làm việc từ xa” [teleworking], hội nghị trực tuyến [teleconference], một số ưu điểm và nhược điểm của các phương thức này.
Một số ứng dụng phổ biến để liên lạc, truyền thông
  1. Hiểu thuật ngữ thư điện tử [e-mail] và công dụng của nó.
  2. Hiểu và phân biệt các thuật ngữ “dịch vụ tin nhắn ngắn” [SMS] và “nhắn tin tức thời” [IM].
  3. Hiểu thuật ngữ “nói chuyện [đàm thoại] qua giao thức Internet” [VoIP – Voice over IP] và một số ứng dụng của nó.
  4. Hiểu các thuật ngữ “mạng xã hội”, diễn đàn, cộng đồng trực tuyến.
  5. Biết khái niệm cổng thông tin điện tử, trang tin điện tử. Hiểu được cách phân loại trang tin điện tử [báo điện tử, trang tin điện tử tổng hợp, trang tin điện tử nội bộ, trang tin điện tử cá nhân, trang tin điện tử ứng dụng chuyên ngành]. Hiểu các thuật ngữ “trang tin cá nhân” [weblog, blog], chia sẻ nội dung trực tuyến.
An toàn lao động và bảo vệ môi trường trong sử dụng CNTT-TT
  1. Biết một số loại bệnh tật thông thường liên quan đến việc sử dụng máy tính lâu dài như bệnh về mắt, xương khớp, tâm thần và cách phòng ngừa. Biết các quy tắc an toàn khi sử dụng máy tính và các thiết bị kèm theo.
  2. Biết cách chọn phương án chiếu sáng [ví dụ: cường độ, hướng chiếu], chọn kiểu, kích thước bàn ghế và sắp xếp vị trí bàn ghế, thiết bị phù hợp với bản thân. Biết cách chọn tư thế làm việc đúng, hiểu tác dụng của việc tập thể dục, giải lao, thư giãn khi làm việc lâu với máy tính.
  3. Hiểu công dụng của việc tái chế các bộ phận của máy tính, pin, hộp mực in khi không còn sử dụng.
  4. Biết cách thiết lập các lựa chọn tiết kiệm năng lượng cho máy tính: tự động tắt màn hình, đặt máy tính ở chế độ ngủ, tự động tắt máy.
  5. Các vấn đề an toàn thông tin cơ bản khi làm việc với máy tính
Kiểm soát truy nhập, bảo đảm an toàn cho dữ liệu
  1. Hiểu khái niệm và vai trò của tên người dùng [user name], mật khẩu [password] khi truy nhập mạng và Internet.
  2. Biết cách sử dụng mật khẩu tốt [không chia sẻ mật khẩu, thay đổi thường xuyên, chọn mật khẩu có độ dài thích hợp, xen lẫn giữa chữ cái và số].
  3. Biết cách đề phòng khi giao dịch trực tuyến: Không để lộ [che dấu] hồ sơ cá nhân, hạn chế gửi thông tin cá nhân, cảnh giác với người lạ, cảnh giác với thư giả mạo.
Biết khái niệm và tác dụng của tường lửa [firewall].
  1. Biết cách ngăn chặn trộm cắp dữ liệu bằng cách khóa máy tính, khóa phương tiện lưu trữ khi rời nơi làm việc. Hiểu tầm quan trọng của việc sao lưu dữ liệu dự phòng.
Phần mềm độc hại [malware]
  1. Hiểu, phân biệt được các thuật ngữ phần mềm độc hại [malware] như virus, worms, trojan, spyware, adware. Biết cách thức mã độc xâm nhập, lây lan trong hệ thống máy tính.
  2. Hiểu các cách phòng, chống phần mềm độc hại và tầm quan trọng của việc cập nhật phần mềm an ninh mạng, phần mềm diệt virus thường xuyên.
Một số vấn đề cơ bản liên quan đến pháp luật trong sử dụng CNTT
Bản quyền
  1. Hiểu thuật ngữ bản quyền/quyền tác giả [copyright], sự cần thiết tôn trọng bản quyền. Biết một số khái niệm tổng quan của luật pháp Việt Nam và quốc tế liên quan đến bản quyền phần mềm, bản quyền nội dung và sở hữu trí tuệ.
  2. Cách nhận diện một phần mềm có bản quyền: mã [ID] sản phẩm, đăng ký sản phẩm, giấy phép [license] sử dụng phần mềm.
  3. Hiểu thuật ngữ ”thỏa thuận giấy phép cho người dùng cuối” [end-user license agreement]. Phân biệt được phần mềm dùng chung [shareware], phần mềm miễn phí [freeware], phần mềm mã nguồn mở [open source software].
Bảo vệ dữ liệu
  1. Hiểu các khái niệm, thuật ngữ liên quan như dữ liệu, quản lý dữ liệu, bảo vệ dữ liệu.
  2. Biết một số quy định cơ bản về luật pháp của Việt Nam liên quan đến quyền bảo vệ dữ liệu, trách nhiệm quản lý, bảo vệ dữ liệu ở Việt Nam.

Bài này hướng dẫn những bạn chưa có điều kiện tiếp xúc với máy tính từ cách bật/tắt máy tính, sử dụng con chuột, bàn phím cho đến các thao tác với hộp thoại, menu ngữ cảnh trong Windows. Các thao tác quen thuộc nhất trong Windows như phóng to-thu nhỏ khung cửa sổ, cắt-dán dữ liệu, tạo/lưu/mở file, và gõ tiếng Việt sẽ được minh họa qua chương trình Paint và WordPad. Giao diện và các thao tác trên Paint và WordPad là khuôn mẫu chung của các phần mềm khác mà sau này bạn sẽ gặp.

1. Bật, tắt máy tính đúng cách

Nút bấm và đèn báo trên case và màn hình

Với máy tính để bàn [desktop], trên case [thùng máy] thường sẽ có 2 nút: nút Power [nút to] dùng để bật/tắt nguồn điện vào máy tính và nút Reset [nút nhỏ] có chức năng tắt rồi ngay sau đó bật lại nguồn điện cho máy tính [còn gọi là khởi động nóng]. Máy xách tay thường chỉ có một nút Power.

Case của máy tính có hai đèn: đèn Power – báo hiệu máy tính đang bật, đèn HDD – chỉ sáng khi ổ đĩa cứng đang chạy tức là khi máy tính đang thực hiện một công việc nào đó.

Màn hình máy tính để bàn có: một nút Power để bật/tắt nguồn điện và các nút điều khiển độ sáng tối, tần số của màn hình, … Khi màn hình được bật, đèn Power của màn hình sẽ vàng nếu màn hình đang hiển thị dữ liệu của case, và nó sẽ đỏ nếu case tắt hoặc khi màn hình không được nối với case.

Bật máy tính

Để bật máy tính bạn phải bật cả case và màn hình.Dây nguồn điện của màn hình thường được nối vào nguồn điện của case nên khi bật case, màn hình cũng tự bật theo; nếu không bạn phải tự bật màn hình nữa. Chú ý có thể màn hình đang tắt nhưng case vẫn đang chạy và ngược lại.

Ngay khi case được bật, nó sẽ kiểm tra nhanh phần cứng của máy tính: nếu tất cả đều ổn, sẽ có một tiếng bíp được phát ra; nếu không, tiếng bíp sẽ khác đi. Ví dụ nếu bộ nhớ RAM của máy tính bị lỏng, case sẽ phát ra một tràng dài tiếng bip liên tục.

Sau quá trình kiểm tra nhanh này, hệ điều hành sẽ được chạy.

Tắt/khởi động lại máy tính

Việc tắt đột ngột nguồn điện của máy tính có thể gây ra mất dữ liệu và gây ra sốc điện làm hại ổ cứng, ổ đĩa CD. Cách tắt/khởi động lại máy tính đúng cách là ra lệnh cho hệ điều hành làm [nói ở mục 14], nó sẽ dọn dẹp và lưu trữ dữ liệu, rồi sau đó tự tắt/khởi động lại nguồn điện. Việc tắt máy chỉ tắt case, không tắt màn hình.

Khi máy tính bị treo [dù bạn làm gì máy tính cũng không thay đổi trạng thái] bạn hãy thử bấm CTRL + ALT + DELETE để thoát khỏi tình trạng này [nói ở mục 14]. Nếu không được bạn buộc phải khởi động lại máy bằng các: bấm nút Reset trên case hoặc giữ nút Power cho đến khi case tự tắt nguồn điện.

2. Đăng nhập vào Windows

Windows là hệ điều hành đa người dùng [multiuser]. Nhiều người có thể dùng Windows mà mỗi người có thể tùy chỉnh Windows theo ý mình mà không ảnh hưởng đến người khác. Mỗi người dùng sẽ có một user account [tài khoản người sử dụng] để truy cập vào Windows và các tùy chỉnh riêng của người đó sẽ được lưu trong account đó.

Ví dụ về màn đăng nhập Windows với 4 user accounts: Bill Gates, Bill Joy, Eric Schmidt, Steve Jobs.

Khi Windows khởi động, màn đăng nhập [log in] hiên ra và người dùng sẽ chọn user account của mình như hình vẽ dưới đây. Nếu Windows chỉ có một account và không đặt password [mật khẩu] thì màn đăng nhập này sẽ được bỏ qua.

3. Màn hình nền, thanh taskbar và các biểu tượng

Sau khi đăng nhập, bạn sẽ thấy màn hình nền của Windows 7 với các thành phần:

  • Ảnh nền màn hình. Người dùng có thể thay đổi được [xem mục 12].
  • Các biểu tượng [icon] chương trình. Một số chương trình cài đặt trên Windows sẽ có biểu tượng đặt ở màn hình nền, kích đúp chuột vào đó bạn sẽ chạy chương trình.
  • Thank taskbar:
    • Nút bấm Start: đây là nút dẫn tới menu [bảng lựa chọn] các chương trình được cài đặt trên Windows. Trên menu start có hộp tìm kiếm giúp bạn tìm các chương trình được cài đặt trên máy và các tùy chỉnh của Control Panel.
    • Vùng notification: vùng này để hiển thị trạng thái của máy tính [như độ to nhỏ [volume] của loa, tình trạng pin của máy xác tay, ngày giờ hiện tại] hoặc các thông báo của Windows [như một thiết bị lưu trữ USB vừa được cắm vào máy tính, vừa cập nhật xong một bản vá lỗi, tìm thấy phần mềm độc hại trên USB]
    • Phần giữa của thanh taskbar: Mỗi một chương trình khi mở sẽ tạo một biểu tượng ở phần giữa của thanh taskbar.


Chú ý: thao tác bấm chuột vào nút Start sẽ tương đương với bấm phím  [gọi là phím Windows– nằm giữa CTRL trái và ALT trái] trên bàn phím.

4. Thao tác với chuột

Chuột máy tính thường có hai nút bấm và một nút lăn [cuộn] nằm ở giữa. Với máy tính xách tay, máy tính bảng: chuột được thay bằng một bản cảm ứng,  gọi là touchpad, và người dùng di ngón tay trên bản này để điều khiển chuột. Hai nút bấm trên touchpad của laptop tương đương với hai nút bấm của chuột máy tính bàn.

Có 5 thao tác với chuột:

  • Click[nhấp chuột – bấm nút trái chuột đúng 1 lần]: chọnmột đối tượng. Ví dụ bạn muốn xóa một biểu tượng trên màn hình nền thì hãy click chuột vào biểu tượng đó cho màu của nó sẫm lại rồi bấm phím Delete. Thao tác click chuột cũng có thể được dùng để mở một chương trình trong menu Start. Ví dụ bạn click vào Start àAll programs àAccessories àPaint để mở chương trình Paint.
  • Double click[kích đúp – bấm nút trái chuột 2 lần thật nhanh]: kích hoạt [mở, chạy]một đối tượng. Để chạy một chương trình có biểu tượng trên màn hình nền thì kích đúp chuột vào biểu tượng đó. Chú ý nếu bạn kích đúp chuột mà không đủ nhanh thì Windows sẽ hiểu đây là 2 thao tác click chuột và việc làm này sẽ thành đổi tên đối tượng.
  • Right click[bấm nút phải chuột đúng 1 lần]: để hiển thị menu ngữ cảnh chứa các thuộc tính, tùy chỉnh với đối tượng. Ví dụ khi bấm nút phải chuột vào một biểu tượng trên nền màn hình, bạn sẽ thấy một menu [bảng chọn] hiện ra với các lựa chọn là: xóa, đổi tên, di chuyển, copy biểu tượng.
  • Drag and drop[kéo – thả chuột, còn gọi là rê chuột – bấm và giữ nút trái chuột rồi di chuyển chuột [nhưng vẫn giữ nút trái chuột] cho đến khi vừa ý thì thả ra]: di chuyển một đối tượng. Ví dụ thao tác này được dùng để di chuyển vị trí của một biểu tượng trên màn hình nền.
  • Scroll[lăn nút giữa của chuột]: cuộn thanh trượt của một khung cửa sổ [xem ví dụ dưới đây].

5. Giao diện cửa sổ của chương trình ứng dụng

Phần mềm ứng dụng vs hệ điều hành

Phần mềm được phân làm 2 loại:

  • Phần mềm hệ thống: điển hình nhất là hệ điều hành [operating system]
  • Phần mềm ứng dụng hay ứng dụng [application]: phần mềm kế toán, soạn thảo văn bản, vẽ kiến trúc, nghe nhạc, tra từ điển, diệt virus, đọc thư điện tử, download nhạc v.v

Hệ điều hành làm nhiệm vụ điều khiển phần cứng máy tính [như CPU, RAM]; phần mềm ứng dụng được cài đặt trên nền hệ điều hành, nó tương tác với người dùng và hệ điều hành chứ không điều khiển trực tiếp phần cứng.

Chạy một phần mềm [chương trình] ứng dụng


Nếu có mỗi hệ điều hành không thì bạn không làm gì được nhiều với máy tính nên bạn phải cài đặt thêm các phần mềm ứng dụng. Tất cả các phần mềm ứng dụng được liệt kê trong menu Start|All programs. Microsoft cung cấp sẵn một số phần mềm đơn giản [gọi là accessories – phụ kiện] đi kèm với Windows  như Wordpad [soạn thảo văn bản], Paint [vẽ tranh], Windows Media Player [nghe nhạc, xem phim] … và tất cả được đặt trong Start|All programs|Accessories.

Để chạy một phần mềm đã được cài đặt trên máy, bạn có thể làm theo một trong các cách sau:

    • Tìm biểu tượng của phần mềm trên màn hình nền và kích đúp chuột vào nó
    • Chọn menu Start|All programs và tìm tên phần mềm rồi nhấp chuột vào

  • Gõ một phần [không cần phải tất cả] của tên chương trình trong hộp tìm kiếm của menu Start [chỗ ghi Search programs and files] sau đó bấm vào nếu bạn thấy tên chương trình. Ví dụ nếu bạn muốn mở PowerPoint nhưng chỉ nhớ được chữ “power” thì gõ vào hộp tìm kiếm, bạn sẽ thấy cả tên Microsoft Power Point hiện ra.

Các thành phần của một khung cửa sổ chương trình

Giao diện của mỗi chương trình được đặt trong một khung cửa sổ riêng biệt và bạn có thể mở nhiều những khung cửa sổ này cùng một lúc – đây là lí do hệ điều hành có tên gọi Windows. Hình vẽ dưới đây minh họa khung cửa sổ chương trình Paint [mở Paint bằng cách chọn Start|All Programs|Accessories|Paint].


Khung cửa sổ chương trình thường có các thành phần sau:

  • Thanh tiêu đề [title bar]: chứa tên chương trình. Ví dụ với chương trình Paint trên đây, thì “Paint” là tên chương trình, “Untitled” là tên của bức vẽ mà chương trình đang làm việc với. Cái tên “untitled” [nghĩa là “vô danh”] là tên tạm thời mà Paint đặt cho bức vẽ mới.
  • Thanh menu [menu bar]: chứa các bảng chọn chức năng của chương trình. Ví dụ chức năng phóng to, thu nhỏ bức tranh nằm trong menu View. Mỗi menu [bảng chọn] có thể chứa các menu con.
  • Thanh công cụ [tool bar]: thanh này chứa các nút bấm, mỗi nút bấm là một chức năng của chương trình.
  • Thanh cuộn [scroll bar]: khi chương trình cần nhiều không gian để hiển thị nhưng kích thước khung cửa sổ không đủ, lúc đấy cần có thanh cuộn.
  • Thanh trạng thái [status bar]: chứa thông tin trạng thái của chương trình. Ví dụ với chương trình Paint trên đây, thanh trạng thái cho biết bức tranh có kích thước 485×246 điểm ảnh và đang ở mức phóng to 100% kích thước thật.

Để thu nhỏ [minimize], phóng to [maximize], đóng [close]khung cửa sổ chương trình bạn dùng lần lượt các nút ở

. Khi được thu nhỏ, khung cửa sổ sẽ trở thành một biểu tượng trên thanh taskbar. Khi nhấp chuột vào biểu tượng trên thanh taskbar này, bạn sẽ khôi phục lại khung cửa sổ.

Phím tắt để đóng chương trình [nút X] là ALT + F4.

Thay đổi kích thước khung cửa sổ: đặt con chuột vào đường viền hoặc góc của khung cửa sổ sao cho con chuột biến thành dấu mũi tên hai chiều, kéo-thả đường viền/góc này sẽ thay đổi được kích thước của khung cửa sổ.

Di chuyển khung cửa sổbằng cách di chuyển chuột đến thanh tiêu đề rồi kéo thả thanh tiêu đề đến vị trí ưng ý.

Mở nhiều cửa sổ cùng một lúc

Windows là hệ điều hành đa nhiệm [multi task], bạn có thể mở nhiều chương trình cùng một lúc, tuy nhiên mỗi lúc bạn chỉ có thể làm việc với một chương trình [gọi là chương trình hiện hành]. Mỗi một chương trình khi được mở sẽ có một biểu tượng tương ứng trên thanh taskbar.

Bạn có thể chuyển từ chương trình này sang chương trình khác bằng cách nhấp chuột vào biểu tượng trên thanh taskbar đó. Hoặc bạn có thể dùng bàn phím: bấm và giữ phím Alt, sau đó bấm thêm phím Tab một lần – lúc này sẽ có một bảng các chương trình đang chạy hiện ra [như hình vẽ dưới đây]. Mỗi lần bấm Tab bạn sẽ chuyển sang chương trình kế tiếp, đến khi vừa ý thì thả cả hai phím ra.

Tương tự như Alt + Tab, bạn có thể bấm CTRL + Windows sau đó bấm thêm phím Tab nhưng lúc này các khung cửa sổ được thể hiện ở dạng 3D rất ấn tượng như hình vẽ dưới đây.

Có nhiều khi bạn mở quá nhiều chương trình làm che hết màn hình nền trong khi lại muốn kích đúp chuột vào một biểu tượng nào đó trên màn hình nền. Để tạm thời hiển thị nền màn hình, bạn đưa con chuột về tận cùng đầu phải  của thanh taskbar một lúc thì màn hình nền sẽ hiện ra; di chuyển chuột ra ngoài thì màn hình lại mất.

Để thu nhỏ tất cả các cửa sổ và hiện thị lại màn hình nền, hãy bấm nút phải chuột vào một vùng trống trên thanh taskbar, rồi chọn “Show the desktop”. Nếu lại muốn phóng to lại tất cả các cửa sổ ở trạng thái trước, lặp lại thao tác bấm nút phải chuột vào thanh taskbar rồi chọn “Show open windows”. Phím tắt cho thao tác này là Windows + D.

Các lựa chọn khác là “Cascade windows”, “Show windows stacked”, “Show windows side by side” có ý nghĩa là tự động bố trí các khung cửa sổ  xếp đè lên nhau, xếp chồng lên nhau, xếp cạnh nhau. Hình ?? ở trên chính là cách bố trí khung cửa sổ chương trình theo kiểu Cascade Windows.

6. Cắt dán dữ liệu qua Clipboard

Thao tác “cắt dán” [cut/paste], tức là sao chép/di chuyển dữ liệu là một trong những thao tác phổ biến nhất khi bạn làm việc với ứng dụng trên Windows.

Khi bạn sao chép/di chuyển một đối tượng X [có thể là hình vẽ, đoạn văn bản, file, thư mục] từ vị trí Nguồn sang vị trí Đích thì trước tiên đối tượng X được sao chép vào vùng nhớ đệm có tên là Clipboard của Windows, sau đó bản sao trong Clipboard mới được sao chép ra vị trí Đích. Nếu bạn di chuyển thì đối tượng X sẽ bị xóa khỏi vị trí Nguồn nhưng vẫn còn nguyên trong Clipboard.

Dưới đây là thao tác cắt dán ở trong chương trình Paint nhưng cũng đúng cho mọi chương trình khác như Word, Excel, Powerpoint, AutoCAD, PhotoShop, 3D Studio Max, …

Xét ví dụ vẽ 1 hình tròn rồi sao ra thành 4 bản  như hình bên.

Vào Paint bằng cách chọn Start|All Programs|Accessories|Paint.

Bước 1: Đánh dấu đối tượng cần sao chép.

  • Đầu tiên cần tạo ra đối tượng cần sao chép: vẽ hình tròn bằng cách chọn Shapes trên thanh menu Shape, rồi chọn biểu tượng hình tròn.
  • Tiếp đó khoanh vùng đối tượng cần sao chép: chọn menu Select và chọn Rectangular selection. Tiếp đó rê chuột tạo hình vuông nét đứt để khoanh lại đối tượng cần sao chép.

Bước 2: “Copy” – sao chép đối tượng vào Clipboard: Chọn menu Clipboard, rồi chọn Copy để tạo ra một bản sao của hình tròn trong Clipboard. Cách khác là bấm nút phải chuột để ra một menu và chọn Copy hoặc bấm CTRL + C.

Bước 3: “Paste” – sao chép bản sao trong Clipboard ra các vị trí cần thiết:

  • Chọn menu Clipboard, rồi chọn Paste [phím tắt là CTRL + V]. Sau đó bạn thu được bản sao của hình tròn, tiếp đó bạn rê chuột hình tròn này ra vị trí ưng ý.
  • Lập lại thao tác Paste – Rê chuột di chuyển để thu được những bản sao khác.


Nếu bạn muốn di chuyển hình tròn sang vị trí khác thì trong bước 2 thay Copy bằng Cut [phím tắt là CTRL + X].

Bạn nên nhớ phím tắt cho thao tác cắt dán: CTRL + C[sao chép], CTRL + X[di chuyển], CTRL + V[dán dữ liệu ra vị trí đích].

7. Tạo file mới, mở file cũ, lưu file hiện hành và hộp thoại Open, Save as

Tạo file mới, mở file cũ và lưu file hiện hành là ba thao tác quen thuộc gần như có ở tất cả các phần mềm ứng dụng. Dưới đây minh họa các thao tác này trong chương trình Paint, nhưng cũng đúng cho mọi phần mềm khác như: Word, Excel, PowerPoint, Photoshop, AutoCAD, 3D-Studio Max v.v.

Khái niệm file, đường dẫn thư mục sẽ được nói ở bài sau; ở đây bạn đọc hiểu mỗi bức vẽ trong Paint được gọi là một file. Mở Paint bằng cách chọn Start|All prograsm|Accessories|Paint.

Lưu file lần đầu

Ngay khi bạn chạy Paint, Paint cho bạn một file ảnh trắng để vẽ. Paint tạm đặt tên file ảnh này là Untitled – nghĩa là “không được đặt tên”, tên này được hiển thị trên thanh tiêu đề.

Mặc dầu bạn thấy file ảnh trên màn hình nhưng thực chất chỉ là tạm thời, khi tắt máy nó sẽ mất. Nếu bạn muốn giữ lại thì phải thực hiện lưu file vào máy tính bằng cách bấm vào nút  và chọn Save hoặc Save as [lần đầu lưu file Save sẽ giống Save As].

Hộp thoại Save As hiện ra như hình dưới trên. Nếu bạn không muống lưu file thì bấm vào Cancel [nghĩa là “hủy bỏ”] để hủy bỏ thao tác lưu file này đi và quay về file ảnh và file ảnh vẫn ở trạng thái chưa được lưu.

Nếu bạn muốn lưu file thì trong hộp thoại Save As, bạn phải làm 2 việc:

  • chỉ ra vị trí để cất file trong máy tính: bạn chọn Computer rồi chọn thư mục cần lưu
  • đặt tên file, bao gồm:
    • gõ phần tên file trong ô File name
    • chọn kiểu file trong mục Save as type

[khái niệm đường dẫn thư mục và kiểu file sẽ được nói ở bài sau]

Xong việc bấm vào nút Save và bạn sẽ thấy tên file mà bạn chọn xuất hiện trên thanh tiêu đề.

Sau khi lưu file bạn có thể tiếp tục sửa chữa nhưng những sửa chữa này lại không được tự động lưu tiếp vào file bạn vừa lưu. Muốn chúng lưu tiếp vào bạn lại phải bấm vào  và chọn Save [hoặc phím tắt CTRL + S]. Như vậy làm đến đâu bạn phải lưu file đến đấy. Chú ý nếu bạn chọn Save as thì những sửa chữa của bạn lại được lưu thành file khác chứ không tiếp vào file bạn đang làm việc [xem mục dưới đây để phân biệt Save và Save as]

Khi làm việc, máy có thể bị mất điện hoặc “treo” do xung đột phần mềm và gây ra mất dữ liệu nếu bạn chưa kịp lưu. Để tránh rủi ro này, hãy tập thói quen thường xuyên lưu file bằng cách bấm CTRL + S.

Save hay Save As

Giả sử bạn đang sửa chữa một file, “save” là lưu những gì bạn vừa sửa chữa vào chính file đó; “save as” [“lưu thành”] là lưu những gì bạn vừa sửa chữa thành một file khác do bạn chỉ định.

Nếu bạn mới mở chương trình và đang tạo nội dung cho file thì thao tác “save” sẽ trở thành “save as”. Nếu bạn đã có file “bức vẽ cũ.BMP”, bạn lấy ra sửa chữa và “save as” thành file “bức vẽ mới.BMP” thì file “bức vẽ cũ.BMP” sẽ được giữ nguyên; file “bức vẽ mới.BMP” sẽ là file “bức vẽ cũ.BMP” cộng với tất cả những gì bạn vừa sửa chữa.

Thông báo lưu file mỗi khi thoát khỏi chương trình

Khi bạn thoát khỏi chương trình Paint [bằng cách bấm vào nút ], nếu trước đó bạn không làm gì thì chương trình sẽ thoát. Nếu bạn có vẽ hoặc sửa chữa file cũ gì đó mà chưa lưu file thì Paint sẽ hỏi bạn “Do you want to save changes to ” trong đó Name là tên file mà bạn sửa chữa. Nếu bạn đang vẽ trên một file mới chưa lưu thì file mới đó có tên tạm là Untitled [“không được đặt tên”] như hình vẽ dưới đây.

Câu trả lời là:

  • “Don’t Save” để không lưu và thoát ra. Mọi thứ bạn làm sẽ mất.
  • “Cancel” [hoặc bấm phím Esc – ở góc trái trên của bàn phím] để hủy bỏ việc thoát ra và quay lại tiếp tục vẽ với Paint [còn việc lưu hay không lưu sẽ quyết định sau].
  • “Save” để lưu lại [và sau đó thoát ra].
    • Nếu bạn đang làm việc với file mới chưa lưu thì tiếp đến bạn sẽ gắp hộp thoại Save as như ở phần trên
    • Nếu bạn đang làm việc với một file cũ thì mọi sửa đổi được lưu vào file cũ này và sau đó chương trình sẽ thoát ra.

Tạo file mới và mở file cũ

Ngay khi mở Paint, Paint đã tạo một file mới cho bạn cho dù file mới này chưa được lưu và có tên tạm thời là Untitled.

Nếu bạn đang làm việc với một file [dù là file mới hay file cũ, đã lưu hay chưa lưu] và muốn tạo một file mới khác hoặc mở một file cũ khác để làm việc thì bấm vào  và chọn New [để tạo mới] hoặc Open [để mở cũ].

Nếu bạn chọn Open thì hộp thoại Open hiện ra [như hình dưới] và bạn chọn vị trí của file cũ mà bạn định mở; cuối cùng bấm Open.

Paint là một chương trình nhỏ, chức năng hạn hẹp: mỗi chương trình Paint chỉ làm việc với một file. Thế nên khi tạo một file mới hoặc mở một file cũ bạn phải đóng file hiện hành lại. Nếu file hiện hành của bạn chưa lưu thì nó sẽ hỏi Do you want to save changes to trong đó Name là tên file hiện hành [có thể là Untitled] như ở phần trên.

Để tránh việc đóng file hiện hành lại bạn có thể mở nhiều chương trình Paint cùng lúc và mỗi chương trình Paint làm việc với một file. Tức là bạn phải lặp thao tác chọn Start|All programs|Accessories|Paint.

[Chú ý rằng điều này là khá bất tiện so với các phần mềm lớn như Word, Excel, PhotoShop, AutoCAD … chúng đều cho phép một chương trình mở nhiều file cùng lúc.]

Phím tắt CTRL + O/S/N

Ba thao tác mở file cũ, lưu file mới, tạo file hiện hành có ở khắp mọi phần mềm ứng dụng. Và tất cả các phần mềm ứng dụng đều chung nhau phím tắt cho 3 thao tác này:

CTRL + Ođể Open – mở file cũ;

CTRL + Sđể Save – lưu file hiện hành;

CTRL + Nđể create a New file – tạo file mới.

Làm việc với Windows bạn sẽ thường xuyên gặp hộp thoại, thông báo và menu ngữ cảnh. Mục 7 đã nói về hộp thoại và thông báo, mục 6 có nói chút ít về menu ngữ cảnh và vì thế ở đây nhấn mạnh thêm lần nữa.

Thao tác bấm nút phải chuột là một thao tác quan trọng đến mức trên bàn phím người ta đã đặt riêng một phím, là phím Properties

 [nằm giữa CTRL phải và ALT phải], làm phím tắt cho thao tác này. Đã bao giờ bạn dùng phím Properties?

Khi gặp một đối tượng và bạn muốn xem các tính chất của nó hoặc muốn sửa đổi nó nhưng không biết làm thế nào thì hãy bấm nút phải chuột vào nó. Một menu [bảng chọn] gọi là menu ngữ cảnh sẽ xuất hiện đưa ra những thao tác bạn có thể thực hiện lên đối tượng.

Ở hình dưới là menu ngữ cảnh khi bấm nút phải chuột vào một biểu tượng trên màn hình nền. Bạn có thể chọn đổi tên [Rename], xóa [Delete], đưa biểu tượng vào thanh Taskbar hoặc Start Menu [Pin to Start Menu hoặc Taskbar] và nhiều thao tác khác.

Một ví dụ điển hình khác là menu ngữ cảnh cắt dán: khi có một đối tượng [hình vẽ, đoạn văn bản, biểu tượng trên màn hình nền, file, thư mục …] để thực hiện sao chép/di chuyển bạn luôn bấm nút phải chuột vào nó để ra menu và chọn Copy hoặc Cut; tiếp đó đến nơi bạn cần sao chép/di chuyển bấm nút phải chuột và chọn Paste.

Các ví dụ khác:

  • Muốn sửa thanh taskbar àbấm nút phải chuột vào vùng trống trên thanh taskbar
  • Muốn thay ảnh nền màn hình àbấm nút phải chuột vào vùng trống của màn hình
  • Muốn xóa biểu tượng trên nền màn hình àbấm nút phải chuột vào biểu tượng
  • … muốn sửa một cái gì àbấm nút phải chuột vào cái đó.

Để tắt menu ngữ cảnh bạn bấm chuột ra ngoài menu hoặc bấm ESC.

Phím ESC nằm ở góc trái trên của bàn phím. Đúng như tên gọi của nó “escape” [phát âm /ɪˈskeɪp/] có nghĩa là trốn thoát – nó dùng để thoát khỏi mọi chương trình nhỏ, hộp thoại, menu ngữ cảnh, thông báo.

Mỗi khi bạn gặp một hộp thoại, menu ngữ cảnh, thông báo thì điều đó nghĩa là bạn đã làm một thao tác gì trước đó. Để hủy thao tác này đi và do đó sẽ thoát khỏi hộp thoại, menu ngữ cảnh và thông báo mà bạn đang gặp thì bấm ESC.

Bạn cũng thường bấm ESC khi muốn hủy việc nhập dữ liệu vào một hộp text, chả hạn:

  • Trong hộp tìm kiếm của menu Start, bạn đang gõ dở và muốn quay lại từ đầu àbấm ESC
  • Trong hộp địa chỉ của Internet Explorer, bạn đang gõ dở địa chỉ mới nhưng lại muốn quay lại địa chỉ cũ àbấm ESC
  • Trong Excel, khi bạn đang sửa dữ liệu của một ô và không muốn nữa àbấm ESC

9. Bàn phím và các thao tác xử lí kí tự đơn giản

Cách gõ nhanh bằng 10 ngón


Nguyên lí của việc gõ phím nhanh là: gõ bằng cả 10 ngón tay, chỉ di chuyển ngón tay và không di chuyển cổ tay, chỉ nhìn vào màn hình mà không nhìn vào bàn phím. Không nhớ được vị trí các phím kí tự và di chuyển cổ tay nhiều là nguyên nhân gây gõ chậm. Để gõ nhanh bạn cần:

  • Đặt ngón tay đúng vị trí: Đặt ngón trỏ tay trái và ngón trỏ tay phải lên phím F và phím J – hai phím duy nhất có gờ nhỏ giúp bạn tìm nhanh chúng trên bàn phím. Tiếp đến đặt các ngón giữa, ngón nhẫn, ngón út còn lại lên các phím D, S, A [tay trái] và K, L [tay phải]. Đến đây bạn đã đặt cả 10 ngón tay lên hàng phím trung tâm của bàn phím.
  • Di chuyển ngón tay đúng cách: Để gõ một phím, di chuyển ngón tay gần với phím đó nhất thay vì di chuyển cả bàn tay. Ví dụ để gõ phím “P” thì đưa ngón nhẫn trái từ phím “L” lên phím “P”. Dùng ngón cái để gõ phím cách [phím dài nhất].


Để tập gõ nhanh bạn có thể dùng các phần mềm luyện gõ bàn phím bằng 10 ngón như Ultrakey, Ultimate Typing, Typing Instructor Platinum v.v.

Cách bấm tổ hợp phím tắt

Tổ hợp phím tắt là một tổ hợp các phím được bấm đồng thời trên bàn phím để thực hiện một thao tác nào đó thay vì dùng chuột. Ví dụ thay vì di chuyển chuột và nhấp vào chữ X [] để thoát khỏi chương trình thì bạn có thể bấm ALT + F4 [bấm phím ALT và phím F4 đồng thời].

Cách bấm tổ hợp phím A + B + C [bấm phím A, phím B và phím C cùng lúc]: đầu tiên bấm và giữ phím A, sau đó bấm thêm phím B, trong lúc giữ cả phím A và B thì bấm thêm phím C. Như vậy đến tận thời điểm cuối cùng thì ta mới có tổ hợp phím A, B, C được bấm đồng thời.

Phần phụ lục liệt kê các phím tắt thường dùng trong Windows.

Các thao tác gõ kí tự

Để thử nghiệm các phím trên bàn phím, cách tốt nhất là dùng một chương trình soạn thảo văn bản, chả hạn như Wordpad [có sẵn trong Windows]. Các thao tác với Wordpad cũng đúng cho MS Word Excel, PowerPoint, v.v. Mở WordPad: chọn Start|All Programs|Accessories|WordPad. Các thao tác tạo file mới [CTRL + N], mở file cũ [CTRL + O], lưu file hiện hành [CTRL + S] của WordPad cũng giống hệt như với Paint đã nói ở phần trước. Phần này chỉ nói về các phím tắt trong soạn thảo.

Di chuyển con trỏ

Khi mở WordPad, bạn sẽ thấy con trỏ “|” nhấp nháy, đây là vị trí mà kí tự bạn gõ sẽ được chèn vào. Dùng các phím mũi tên ←,↑,→,↓để di chuyển con trỏ.

Bấm HOME để đưa con trỏ về đầu dòng, bấm ENDđể về cuối dòng.

Khi văn bản dài, bấm CTRL + HOME– nhảy về đầu văn bản, CTRL + END– nhảy về cuối văn bản; bấm Page Up để lên một trang màn hình, Page Down để xuống một trang màn hình.

Tạo khoảng cách

  • Phím “cách” [spacebar] – phím dài nhất bàn phím để tạo ra một khoảng cách giữa các kí tự. Bởi phím này hay được dùng nhiều nhất nên người ta thiết kế nó dài cho dễ bấm.
  • PhímTABđể tạo ra một khoảng cách lớn hơn, có thể bằng 4 phím “cách”.

Viết hoa/viết thường

  • Shift:
    • SHIFT + phím kí tựàviết hoa kí tự đó. Ví dụ Shift + “a” = “A”
    • SHIFT + phím 2 kí tựàlấy kí tự trên của phím đó. Ví dụ SHIFT + 3# = #
  • Caps lock: bật/tắt chế độ viết hoa/viết thường. Khi đèn Caps Lock sáng, mọi kí tự bạn gõ vào sẽ thành hoa.

Xóa kí tự

Ở vị trí con trỏ đang nhấp nháy, bạn bấm

  • DELETE: xóa kí tự bên phải con trỏ
  • BACKSPACE[phím ß, nằm trên phím Enter]: xóa kí tự bên trái con trỏ.

Xuống dòng và nối dòng

  • BấmENTERđể xuống dòng.
  • Ngắt dòng: Nếu di chuyển con trỏ đến giữa dòng và bấm Enter thì dòng sẽ được ngắt đôi tại vị trí đó.
  • Nối dòng: Để nối hai dòng gần nhau thì ta xóa khoảng trống giữa hai dòng đó đi bằng cách hoặc bạn di chuyển con trỏ đến cuối dòng trên và bấm DELETE. Hoặc bạn di chuyển con trỏ xuống đầu dòng dưới và bấm BACKSPACE.

Chế độ chèn/đè kí tự

Nếu bấm phím INSERTthì kí tự mà bạn sắp gõ vào sẽ đè lên kí tự đang có. Bấm INSERT lần nữa để quay lại chế độ đè như mặc định.

Các thao tác cắt dán kí tự

Giống như mọi thao tác cắt dán đối tượng qua Clipboard trong Windows, cắt dán kí tự [sao chép/di chuyển kí tự] cũng gồm 3 bước:

  • Bước 1: đánh dấu phần văn bản cần sao chép/di chuyển [sẽ nói ở phần dưới đây]
  • Bước 2: sao chép/di chuyển đoạn văn bản này vào bộ nhớ đệm Clipboard bằng cách bấm CTRL + C[để sao chép] hoặc CTRL + X[để di chuyển]
  • Bước 3: sao chép [dán] đoạn văn bản đang nằm trong Clibboard vào vị trí ưng ý bằng cách bấm CTRL + V

Để đánh dấu [“bôi đen”] đoạn văn bản để sao chép/di chuyển, có thể làm theo một trong các cách:

  • SHIFT + phím di chuyển ←,↑,→,↓để bôi đen bằng các phím di chuyển.
  • SHIFT + HOME/ENDđể đánh dấu từ vị trí con trỏ đến đầu dòng/cuối dòng.
  • Rê chuột lên đoạn văn bản cần đánh dấu. Nếu muốn đánh dấu nhiều đoạn văn bản rời nhau: giữ phím CTRLtrong lúc đánh dấu các đoạn văn bản.
  • CTRL + A: đánh dấu toàn bộ văn bản.

10. Gõ tiếng Việt

Để gõ tiếng Việt bạn cần phần mềm gõ tiếng Việt; tài liệu này chọn phần mềm Unikey [tác giả Phạm Kim Long] – phần mềm gõ tiếng Việt [miễn phí] phổ biến nhất hiện nay.

Để hiểu về việc gõ tiếng Việt bạn cần nắm được 3 khái niệm bảng mã, font chữ kiểu gõ; còn để làmbạn chỉ cần thực hiện 3 thao tác: chạy chương trình gõ tiếng Việt, bật chế độ gõ tiếng Việt của chương trình, chọn bảng mã và font chữ khớp nhau là gõ được tiếng Việt.

Khái niệm: bảng mã – font chữ – kiểu gõ

Định nghĩa chặt chẽ về bảng mã, font chữ thì khá phức tạp, nhưng có thể hiểu nôm na như dưới đây.

Bàn phím chỉ có 104 kí tự nhưng thực tế Windows có thể lưu trữ được nhiều kí tự hơn, chả hạn Windows có thể lưu trữ được các kí tự â, ă, á, à, ã, ả, ạ … nhưng các kí tự này không hiện trên bàn phím. Tập tất cả các kí tự mà Windows có thể lưu giữ được gọi làbảng mã. Bởi mỗi quốc gia có ngôn ngữ riêng với nhiều kí tự chữ viết đặc biệt nên người ta đã xây dựng một bảng mã toàn cầu, gọi làbảng mã  Unicode, chứa tất cả các kí tự đặc biệt của mọi ngôn ngữ trên thế giới. Kể từ phiên bản Windows XP năm 2002, Microsoft cài đặt bảng mã Unicode trong các phiên bản Windows và Office.

Bảng mã Unicode chứa đầy đủ mọi kí tự dấu của tiếng Việtcho dù các kí tự dấu này không xuất hiện trên bàn phím. Nhiệm vụ củaphần mềm gõ tiếng Việt,còn gọi làbộ gõ tiếng Việt, là giúp người dùng lấy ra các kí tự đặc biệt trong bảng mã của Windows.Phần mềm bộ gõ sẽ qui định kiểu gõ,tức là cách kết hợp các phím trên bàn phím để lấy ra được các kí tự dấu đặc biệt. Ba kiểu gõ tiếng Việt thông dụng hiện nay là: kiểu gõ Telex[oo = ô, aa = â, ee = ê, …], kiểu gõ VIQR[a^ = ô, a. = ạ, a~ = ã, …], kiểu gõ VNI[a1 = á, a2 = à, a3 = ả, …]. Cách gõ Telex là nhanh nhất vì ít phải di chuyển ngón tay hơn so với các kiểu khác và vì thế mà nó trở thành kiểu gõ ưa chuộng  nhất hiện nay.

Bảng mã có liên quan chặt chẽ vớifont chữ. Thực ra mỗi kí tự, chả hạn “a”, trong bảng mã được định nghĩa một cách trừu tượng, chỉ có cái thể hiện [hình dáng, đường nét] cụ thể của chữ cái “a” mới được qui định cụ thể qua font chữ [dáng chữ]. Ví dụ cùng là chữ cái “a”, “m”, “g” trong bảng mã nhưng hình dáng cụ thể của nó có thể là a m g[nét đứng, không chân, kiểu in máy] nếu thể hiện bằng font chữ Arial, hoặc  a m g[nét nghiêng, có chân, kiểu viết tay] nếu thể hiện bằng font chữ Freestyle Script.

Trước năm 2002, khi bảng mã Unicode chưa phổ biến và chưa được đưa vào Windows, người Việt Nam đã tự làm ra quá nhiều bảng mã, mỗi bảng mã lại đi kèm với một bộ font riêng, dẫn đến tình trạng văn bản tiếng Việt soạn ở máy này không hiển thị đúng ở máy khác [do thiếu font, khác bảng mã]. May thay sau năm 2002, khi Windows hỗ trợ Unicode và các font chữ Unicode có sẵn trong Windows [như Times New Roman, Arialtrong Windows XP, Calibri, Cambria, trong Windows 7] hiển thị các kí tự tiếng Việt rất đẹpnên vấn đề thống nhất bảng mã và font chữ tiếng Việt được giải quyết triệt để. Ngày nay để gõ tiếng Việt bạn chỉ cần mỗi phần mềm bộ gõ tiếng Việt, không phải cài thêm font chữ gì, chỉ cần dùng luôn font chữ Unicode sẵn có trong Windows là có thể gõ được tiếng Việt. Việc dùng các font chữ có sẵn của Windows cũng đảm bảo luôn là khi mang sang máy tính cài Windows khác, văn bản của bạn sẽ được hiển thị tiếng Việt đúng đắn.

Nếu bạn có thói quen dùng font chữ cũ và bảng mã cũ [mà chúng tôi không muốn nêu tên ra đây] thì hãy chuyển sang bảng mã Unicode với font Unicode như Times New Roman, Arial hay Calibri, Cambria để tránh rắc rối cho chính bạn và người khác.

Sử dụng Unikey để gõ tiếng Việt

Để gõ được tiếng Việt theo bảng mã Unicode và kiểu gõ Telex [kiểu gõ phổ biến nhất hiện nay] bạn cần làm 3 bước: chạy Unikey, bật chế độ gõ tiếng Việt và chọn font chữ đúng.

Bước 1 – Chạy Unikey

Nếu Unikey đã được cài đặt trên máy của bạn thì thông thường sẽ có biểu tượng Unikey trên nền màn hình [như hình vẽ] [hoặc trong Start|All Programs|Unikey], bạn chỉ việc kích đúp chuột vào đó để chạy Unikey. Nếu không có biểu tượng Unikey, bạn cần tìm file UnikeyNT.exe ở đâu đó trong ổ cứng để chạy. Nếu vẫn không có nữa thì bạn phải download Unikey trên Internet về.

Khi Unikey chạy, nó sẽ tạo ra biểu tượng chữ V [để gõ tiếng Việt] hoặc chữ E [để gõ tiếng Anh] ở đầu phải của thanh taskbar [vùng notification].


Ngoài ra Unikey có thể hiện ra hộp thoại như hình trên [giao diện hộp thoại này có thể là tiếng Anh – khác với ở đây là tiếng Việt]. Nếu bạn muốn tinh chỉnh Unikey thì làm tiếp như dưới đây, còn không thì có thể bấm vào nút Đóng [Close]để đóng hộp thoại này lại và chuyển sang bước 2.

Chú ý nút “Đóng” ở đây không có nghĩa là thoát khỏi Unikey, nó chỉ đóng mỗi hộp thoại thôi; thực tế Unikey vẫn đang chạy – thể hiện qua biểu tượng  hoặc  trên thanh taskbar. Nếu muốn thoát khỏi Unikey thì bấm nút phải chuột vào biểu tượng  hoặc   và chọn Kết thúc.

Nếu hộp thoại không hiện ra thì bạn có thể mở nó bằng cách kích đúp chuột vào biểu tượng  hoặc  trên thanh taskbar.

Trên hộp thoại, bấm vào nút Mở rộng [hay Expand] và bạn nên chú ý đến các mục sau:

  • Bật hộp thoại này khi khởi động [Show this dialog box at strartup]: mỗi lần bạn chạy Unikey thì hộp thoại này hiện ra nhưng điều này là không cần thiết vì bạn chỉ cần dùng mỗi biểu tượng hoặc  trên thanh taskbar thôi.
  • Khởi động cùng Windows [Auto-run Unikey at boot time]: tự chạy Windows mỗi lần bạn bật máy [như vậy bạn không cần mất công chạy Unikey nữa].
  • Vietnamese interface [Giao dien tieng Viet]: chuyển đổi qua lại giữa giao diện tiếng Việt hay tiếng Anh của chương trình Unikey [chú ý đây không phải là chế độ gõ kí tự tiếng Việt hay tiếng Anh].

Bước 2 – Bật chế độ gõ tiếng Việt và chọn bảng mã Unicode, kiểu gõ Telex.

Bạn bấm chuột để có biểu tượng  [Vietnamese] nếu muốn gõ dấu tiếng Việt hoặc  [English] để tắt chế độ gõ dấu này đi. Bạn có thể dùng phím tắt CTRL + SHIFTđể chuyển đổi giữa 2 chế độ gõ dấu/không gõ dấu này.

Bạn [phải]chọn bảng mã Unicode và [nên] chọn kiểu gõ Telex bằng cách bấm nút phải chuột vào biểu tượng  hoặc  để có một menu hiện ra [như hình dưới] và chọn Unicode dựng sẵnKiểu gõ|Telex.

Thực tế, như bạn thấy ở hộp thoại của Unikey [xem hình trên], thì Unikey đã đặt mặc định bảng mã Unicode dựng sẵn và kiểu gõ Telexrồi nên thậm chí bạn không cần phải làm bước này nữa.

Bước 3 – Chọn font chữ Unicode và gõ tiếng Việt

Sau 2 bước trên bạn có thể gõ tiếng Việt ở bất kì nơi đâu trong Windows [trừ trong Notepad và các văn bản kiểu plaintext như .txt vì chúng không dùng bảng mã Unicode].

Rất nhiều phần mềm như Wordpad, Office [Word, Excel, PowerPoint, …], AutoCAD, PhotoShop, … có chức năng soạn thảo kí tự và bạn phải chọn font [dáng chữ] cho những kí tự bạn gõ vào. Hiển nhiên bạn phải chọn font Unicode và dưới đây là danh sách các font Unicode vừa có sẵn trong Windows vừa thể hiện các kí tự dấu tiếng Việt rất đẹp:

  • Từ thời Windows XP trở về trước: Times New Roman, Arial, Tahoma, Verdana, Courier New, Microsoft Sans Serif, MS Reference Sans Serif, Modern, Lucida Sans Unicode, Palatino Linotype. Times New Roman là font chữ mặc định trong Windows XP và Office 2003
  • Từ thời Windows Vista, Windows 7, 8: ngoài các font chữ ở trên, còn có thêm Calibri, Cambria, Candara, Consolas, Corbel, Constantia, Segoe UI. Calibri là font chữ mặc định trong Windows Vista, Windows 7, 8 và Office 2007, 2010, 2013.

Trong Office như Word, Excel, PowerPoint các font chữ Calibri, Times New Roman, Arial đã được thiết lập mặc định nên thậm chí bạn không cần phải chọn font mà gõ tiếng Việt luôn.


Trong Wordpad hay MS Word, để chọn font cho chữ: rê chuột bôi đen đoạn vân bản, bấm vào nút font chữ trên thanh công cụ như hình trên và chọn font chữ.

Cách gõ tiếng Việt theo kiểu Telex

Để thực hành gõ tiếng Việt, hiển nhiên bạn cần một chương trình soạn thảo, chả hạn như WordPad [chọn Start|All Programs|Accessories|WordPad]. Dưới đây là trích đoạn hướng dẫn gõ tiếng Việt theo kiểu Telex [kiểu gõ nhanh nhất và phổ biến nhất hiện nay] của chính phần mềm Unikey.

Để gõ các chữ cái Việt có dấu bạn phải gõ chữ cái chính trước, sau đó gõ các dấu thanh, dấu mũ, dấu móc. Khi gõ dấu bạn phải chú ý vị trí của dấu, ví dụ bạn có thể gõ “tóan” [sai chính tả] thay vì “toán” [đúng chính tả]. Unikey khuyên bạn nên gõ dấu ở cuối từ để Unikey tự đặt dấu ở vị trí đúng.

Phím Dấu
s Sắc
f Huyền
r Hỏi
x Ngã
j Nặng
w – Dấu trăng trong chữ ă,

– Dấu móc trong chữ ư, ơ.

– Chữ w đơn lẻ tự động

chuyển thành chữ ư.

z Xoá dấu đã đặt.

Ví dụ: toansz = toan

Phím Chữ
aa â
dd đ
ee ê
oo ô
[ gõ nhanh chữ ư
] gõ nhanh chữ ơ

Ví dụ:

tieengs Vieetj = tiếng Việt
dduwowngf = đường

Trong trường hợp bạn gõ sai dấu mà vẫn chưa di chuyển ra khỏi từ đang gõ thì có thể gõ đè dấu mới. Ví dụ: toanfs = toán, toansz = toan.

Nhắc lại rằng bạn nên gõ phím dấu ở cuối từ để UniKey đặt dấu vào vị trí đúng chính tả tiếng Viêt. Ví dụ: để gõ chữ “hoàng“, thay vì gõ hofang hay hoafng, hãy gõ hoangf.

Khi bạn phải gõ từ tiếng Anh trong một văn bản tiếng Việt, nhiều chữ tiếng Anh như “w”, “s” bị hiểu là dấu tiếng Việt. Để tránh tình trạng này bạn chỉ cần gõ lặp kí tự bị hiểu nhầm đó thêm một lần nữa, Unikey sẽ khôi phục lại kí tự bạn cần.

Ví dụ:  WWindowws = Windows

11. Refresh – F5

Trạng thái của máy tính liên tục biến đổi, có nhiều khi trạng thái của máy tính đã thay đổi nhưng màn hình hiển thị thì vẫn ở trạng thái cũ. Để cập nhật lại việc hiển thị trạng thái mới này [gọi là refresh – làm tươi mới lại] bạn bấm phím F5.

Ví dụ 1: bạn vừa cài đặt một chương trình và theo cài đặt biểu tượng của chương trình sẽ xuất hiện trên màn hình nền. Tuy nhiên màn hình nền dường như bị chết cứng, bấm F5 để màn hình cập nhật thêm biểu tượng mới.

Ví dụ 2: bạn vào một trang web được một lúc, bạn biết trạng thái của nó phải thay đổi nhưng không thấy gì chuyển biến àbấm F5 để chương trình duyệt web cập nhật lại trạng thái mới.

12. Xử lý treo máy: CTRL+ALT+DELETE và Windows Task Manager

Có nhiều khi bạn chạy một chương trình nào đó và chương trình đó chiếm hết RAM và CPU của máy tính, khiến cho máy tính ngưng trệ lại và với mọi thao tác bạn làm máy đều không phản ứng lại [gọi là “not responding”] – tình trạng này được gọi là treo máy. Cách giải quyết là chờ cho đến khi trạng thái này hết. Nêu chờ lâu quá bạn phải cố đóng chương trình gây treo máy lại, nếu đóng cũng không được  bấm CTRL + ALT + DELETE và một màn hình xanh hiện ra như dưới đây:

Bạn có thể chọn:

  • Lock computer hoặc Switch off hoặc Log off: khóa máy, đăng xuất hoặc chuyển sang tài khoản khác [xem mục 15]
  • Start Task Manager: để chạy Windows Task Manager – chương trình quản lí tiến trình [các chương trình đang chạy] của Windows.

Nếu chỉ để mở Windows Task Manager, bạn chỉ cần bấm CTRL + SHIFT + ESC.

Với Window Task Manager, bạn bấm vào mục Application và tìm chương trình gây treo máy [làm cho máy “not responding”] rồi bấm End Task để đóng nó lại. Việc làm này có thể gây ra mất dữ liệu.


Ngoài chức năng đóng chương trình, bạn cũng có thể xem thông tin về việc sử dụng RAM và CPU của máy trong mục Performance.

13. Ba tùy chỉnh đơn giản với  giao diện Windows

Để thực hiện những thay đổi đơn giản về giao diện của Windows như ảnh màn hình nền, hình con chuột, đặt gadget, …, bạn bấm nút phải chuột vào màn hình nền và chọn một trong ba mục: Screen resolution, Gadgets, Personalize.

Screen resolution [độ phân giải màn hình]

Màn hình máy tính trông có vẻ rất mịn nhưng thực ra được tạo ra từ những điểm ảnh [pixel] rời rạc. Độ phân giải màn hình được cho bằng số điểm ảnh theo chiều rộng X số điểm ảnh theo chiều dài. Càng nhiều điểm ảnh, màn hình trông càng mịn [nét] và thể hiện được nhiều biểu tượng, hình vẽ hơn nhưng mọi thứ sẽ nhỏ hơn đi.

Bạn bấm vào thanh trượt trong mục Resolution để điều chỉnh độ phân giải, cuối cùng bấm OK để thực thi. Mục Displays giúp bạn kết nối máy laptop với máy chiếu.

Video liên quan

Chủ Đề