Trong ca dao nhân vật trữ tình thường là đối tượng nào dưới đây

Trang Chủ Diễn Đàn > E - CÁC CÂU LẠC BỘ > CLB Học Tập > Học Online >

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌCNGUYỄN BÍCH NGỌCNHÂN VẬT VÀ ĐỐI TƯỢNG TRỮ TÌNHTRONG CA DAO QUẢNG NINHLUẬN VĂN THẠC SĨNGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAMTHÁI NGUYÊN, 2017ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌCNGUYỄN BÍCH NGỌCNHÂN VẬT VÀ ĐỐI TƯỢNG TRỮ TÌNHTRONG CA DAO QUẢNG NINHChuyên ngành: Văn học Việt NamMã ngành: 60.22.01.21LUẬN VĂN THẠC SĨNGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAMNgười hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN HẰNG PHƯƠNGTHÁI NGUYÊN, 2017LỜI CẢM ƠNTrước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến PGS.TS.Nguyễn Hằng Phương - Người đã tận tình hướng dẫn, động viên, tạo điều kiện tốtnhất cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Ngữ Văn, phòng Đào tạotrường Đại học Khoa học Thái Nguyên đã dạy dỗ, tạo điều kiện cho tôi trong quátrình học tập.Xin cảm ơn sự quan tâm và ủng hộ của gia đình, bạn bè. Đó chính là nguồnđộng viên tinh thần rất lớn để tôi theo đuổi và hoàn thành luận văn này.Học viênNGUYỄN BÍCH NGỌCiMỤC LỤCLỜI CẢM ƠN ............................................................................................. iMỤC LỤC .................................................................................................. iiMỞ ĐẦU ................................................................................................... 11. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 12. Lịch sử vấn đề ........................................................................................ 23. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu ......................................................... 74. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu .................................................. 85. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 96. Cấu trúc của luận văn ............................................................................. 97. Đóng góp của luận văn ........................................................................... 9Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TẾ LIÊN QUANĐẾN ĐỀ TÀI ........................................................................................... 111.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, đời sống văn hóa ởQuảng Ninh .............................................................................................. 111.1.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên ......................................................... 111.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội ................................................................ 121.1.3. Đời sống văn hóa............................................................................ 141.2. Một số vấn đề lí luận ......................................................................... 151.2.1. Nhân vật trữ tình ............................................................................ 151.2.2. Đối tượng trữ tình........................................................................... 181.3. Tổng quan về văn học dân gian Quảng Ninh .................................... 191.3.1. Khái quát về văn học dân gian Quảng Ninh .................................. 191.3.2. Diện mạo ca dao Quảng Ninh ........................................................ 25Chương 2. NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG CA DAO QUẢNGNINH ........................................................................................................ 332.1. Khảo sát nhân vật trữ tình ................................................................. 332.2. Diện mạo và tâm trạng của nhân vật trữ tình .................................... 342.2.1. Diện mạo nhân vật trữ tình............................................................. 34ii2.2.2. Tâm trạng nhân vật trữ tình ............................................................ 52Chương 3. ĐỐI TƯỢNG TRỮ TÌNH TRONG CA DAO QUẢNGNINH ....................................................................................................................................693.1. Khảo sát đối tượng trữ tình trong ca dao Quảng Ninh ...................... 693.2. Diện mạo và cung bậc cảm xúc của đối tượng trữ tình trong ca daoQuảng Ninh .............................................................................................. 703.2.1. Diện mạo đối tượng trữ tình ........................................................... 703.2.2. Cung bậc cảm xúc của đối tượng trữ tình ...................................... 85KẾT LUẬN ............................................................................................. 98TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 101PHỤ LỤCiiiMỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tàiCó thể nói văn học dân gian giống như là cội nguồn, là bầu sữa mẹ trong trẻo,mát lành nuôi dưỡng nền văn học dân tộc ngay từ buổi đầu. Bởi lẽ ngay từ khi thoátkhỏi thời kì hồng hoang nguyên thủy, con người đã biết mở rộng tâm hồn đến với thếgiới xung quanh. Họ đã biết yêu, biết ghét, có đầy đủ những cung bậc, trạng thái cảmxúc khác nhau và đó cũng là lúc ca dao, dân ca xuất hiện như một phương tiện giúphọ giãi bày những tâm tư trong tâm hồn. Với tư cách là hình thái văn học đầu tiên củadân tộc, văn học dân gian nói chung, ca dao nói riêng đã phải trải qua mọi biến cốthăng trầm của lịch sử, thời gian nhưng vẫn có một sức sống bất diệt giống như nhàvăn Serdin từng nhận xét: “Nghệ thuật nằm ngoài sự băng hoại của thời gian, chỉmình nó là không thừa nhận cái chết”.Ca dao Việt Nam có một vị trí vô cùng quan trọng trong lịch sử văn hóa dân tộc,trong đời sống sinh hoạt và tinh thần của người dân Việt từ bao đời nay “Ca dao tự vạchcho mình một lối đi, dẫu không hào nhoáng, song hết sức hiên ngang, hết sức độc lập.Phát sinh vì Dân Tộc, sống còn nhờ Dân Tộc, ca dao là kết tinh thuần tuy của tinh thầnDân Tộc” [31]. Không những thế, ở mỗi địa phương lại có những mảng ca dao riêngbiệt, góp phần tạo nên sự phong phú đa dạng cho kho tàng ca dao dân tộc.Được sinh ra và lớn lên trên quê hương Quảng Ninh, nơi được coi là địa đầuvùng Đông Bắc Tổ quốc - một trong những cái nôi đầu tiên xuất hiện loài người - nơihội tụ, giao thoa nhiều dân tộc khác nhau như Kinh, Tày, Dao, Sán Chỉ, Hoa, SánDìu… nên tôi có cơ hội tìm hiểu, tiếp xúc với một nền văn hóa đa dạng và đậm bảnsắc riêng. Và văn học với chức năng giống như một tấm gương phản ánh hiện thựccuộc sống khách quan vào trong tác phẩm với những cảm xúc của con người mộtcách chân thực nhất đã lưu giữ được những điều đó. Đặc biệt, ở thể loại ca dao - vốnlà tiếng nói của tình cảm, khúc tâm tình giàu nhạc điệu lại phản ánh sâu sắc đời sốngnội tâm của con người Quảng Ninh qua các thời kì. Đây chính là mảnh đất màu mỡ,tạo nên nguồn thi liệu quý giá, phong phú để khám phá, tìm hiểu về cuộc sống sinhhoạt, lao động, tâm tư tình cảm, khát vọng của con người lao động trên quê hương từxa xưa, nhất là những cư dân sống vùng ven biển và những người thợ mỏ. Trong khiđó, chưa có một công trình nào nghiên cứu để làm rõ đời sống tinh thần, tâm trạngcủa nhân vật và đối tượng trữ tình trong các bài ca dao.1Ngay trong nội dung chương trình dạy học Ngữ văn địa phương Quảng Ninhlớp 6, 7 có những bài nội dung dạy về ca dao như: Ngữ văn địa phương lớp 6: có bàiđọc thêm về “Ca dao vùng mỏ”; Ngữ văn địa phương lớp 7 ở bài 18 - Tiết 74 theophân phối chương trình mới dừng lại ở việc hướng dẫn học sinh sưu tầm các bài cadao, dân ca, tục ngữ lưu hành ở địa phương; Bài 33 - tiết 134, 135 theo phân phốichương trình giáo viên tổ chức, đánh giá, nhận xét các bài cảm nhận của cá nhân họcsinh về ca dao đã sưu tầm ở tiết 74 chứ chưa có bài dạy nào cụ thể định hướng cáchthức phân tích, đi sâu khai thác để giúp các em cảm nhận được tiếng nói của tâm hồnnhân vật và đối tượng trữ tình gửi gắm qua các bài ca dao.Từ những lí do trên, chúng tôi chọn: “Nhân vật và đối tượng trữ tình trong cadao Quảng Ninh”, đặc biệt ở mảng ca dao vùng mỏ, vùng biển làm đề tài cho luậnvăn tốt nghiệp của mình. Mong rằng công trình nghiên cứu này sẽ góp một phần côngsức nhỏ bé vào việc khám phá, giữ gìn, bảo tồn cho nền văn học dân gian nói chungvà ca dao Quảng Ninh nói riêng; khơi dậy tình yêu đối với văn học dân gian của dântộc đồng thời tạo thêm một nguồn tư liệu về văn học dân gian để giúp giáo viên Ngữvăn ở Quảng Ninh có thể thực hiện tốt các tiết dạy Ngữ văn địa phương một cáchthuận lợi hơn.2. Lịch sử vấn đềCa dao nảy sinh và xuất hiện ở Quảng Ninh từ rất sớm, nhất là ca dao vùngbiển. Còn mảng ca dao vùng mỏ ra đời muộn hơn một chút vì nó gắn liền với quátrình đấu tranh của công nhân mỏ.Trước Cách mạng tháng tám, do nhân dân ta vẫn phải chịu ách áp bức một cổhai tròng, chưa được giải phóng, điều kiện kinh tế xã hội còn nghèo nàn, lạc hậu chonên các nhà nghiên cứu khoa học chưa có điều kiện thâm nhập thực tế ghi chép, sưutầm, xuất bản phát hành thành sách để lưu truyền cho thế hệ con cháu về sau. Chínhvì thế, ca dao dân ca chủ yếu là tiếng hát cất lên từ trong lao động, lưu truyền trongđời sống để giãi bày tâm tư, tình cảm trong tâm hồn, làm xua đi những vất vả, lo âu,mệt mỏi trong cuộc sống thường ngày. Những bài ca dao ấy nếu có giá trị thì cũngchỉ được lưu truyền bằng miệng, dựa vào trí nhớ của nhân dân mà thôi.2Sau khi cách mạng tháng tám năm 1945 thành công, đặc biệt là sau khi miền Bắcđược giải phóng khỏi ách thống trị của thực dân Pháp, tại Đại hội Văn nghệ toàn quốclần thứ II [tháng 2 năm 1957], Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định những đóng góp tolớn của các văn nghệ sĩ đối với cách mạng, kháng chiến. Người nhấn mạnh vai trò quantrọng của người nghệ sĩ trong thời bình và đưa ra lời khuyên: Các văn nghệ sĩ muốn hoànthành tốt nhiệm vụ thì phải học tập, phải “trau dồi tư tưởng, trau dồi nghệ thuật, đi sâuvào quần chúng. Phải đi sát sự thực. Và trong lúc tiến tới thì chúng ta phải trau dồi đạođức cách mạng, trước hết là đức khiêm tốn” [24, tr. 325, 326]. Làm theo lời căn dặn củaBác, các nhà văn, nhà thơ hăng hái lên đường, hòa nhập vào cuộc sống của nhân dânđể hiểu, cảm nhận và khơi nguồn sáng tạo. Đây cũng là thời điểm thuận lợi để các nhànghiên cứu văn học dân gian có điều kiện đi sâu vào quần chúng, sưu tầm, nghiên cứu,tập hợp lại các bài ca dao, dân ca đã bị thất lạc, còn lưu truyền trong dân gian thành cácbản thảo, tập tài liệu.Trước năm 1955, Sở Văn hóa - Thông tin khu Hồng Quảng đã cho xuất bảnmột tập tài liệu tuyên truyền có tựa đề là “Đời sống thợ mỏ thời Tây qua một số bàica dao… ”. Cuốn khảo cứu này dày khoảng 20 trang, mang tính chất tài liệu tuyêntruyền là chủ yếu. Tuy nhiên, từ đó đến trước những năm 1968 việc thu thập, tìmkiếm và biên soạn một cách thống nhất các bài ca dao của vùng mỏ và vùng biển cònbị bỏ ngỏ và thực hiện chưa đồng bộ.Từ đó đến năm 1969, ba nhà biên soạn Lý Biên Cương, Trần Nhuận Minh vàSỹ Hồng đã kết hợp với Ty Văn hóa Quảng Ninh xuất bản tập “Ca dao vùng mỏ”[chống Mỹ cứu nước] gồm 160 bài đã sưu tầm.Đến năm 1980, Ty Văn hóa - Thông tin Quảng Ninh xuất bản cuốn “Ca daovùng mỏ [trước Cách mạng]” do nhà nghiên cứu Tống Khắc Hài chủ biên, tập hợp lạicác bài ca dao vùng mỏ được sáng tác, lưu truyền trước cách mạng tháng 8 năm 1945.Cuốn sách này là tập tư liệu sinh động, chia làm ba phần. Phần đầu tiên, tác giả giớithiệu vài nét về sự hình thành, giá trị và đóng góp của ca dao vùng mỏ, phần thứ hai làmột số các bài ca dao chọn lọc và phần thứ ba là các sáng tác vận động Cách mạngcùng vè dân gian ở nơi đây. Cuốn sách bước đầu đã thể hiện được về giá trị nội dung[lời tố cáo đanh thép, tình yêu thương và tiếng cười cay đắng, tiếng thét rực lửa cách3mạng của công nhân mỏ] và chỉ ra giá trị nghệ thuật của ca dao vùng mỏ là nghệ thuậthiện thực, chủ nghĩa hiện thực trong hình thức thơ ca dân gian. Những luận điểm mànhà nghiên cứu Tống Khắc Hài nêu ra đã đề cập tương đối đầy đủ giá trị của ca daovùng mỏ trước Cách mạng. Và trong bài viết còn đưa ra luận điểm ca dao vùng mỏphản ánh tình yêu thiên nhiên. Tuy nhiên, theo chúng tôi, thiên nhiên ở đây là phươngtiện nghệ thuật để con người bày tỏ tình cảm với quê hương, đất nước và thể hiện tìnhyêu lứa đôi chứ không phải đối tượng hướng tới.Trong giai đoạn hợp tác và hội nhập với quốc tế như hiện nay thì yếu tố vănhóa bản địa, văn học dân gian càng ngày được coi trọng hơn, là mảnh đất màu mỡthu hút các nhà nghiên cứu tìm tòi, sưu tầm một cách đầy đủ, hoàn chỉnh hơn. Năm2007, nhà biên soạn Vũ Thị Gái kết hợp với Sở Văn hóa - Thông tin Quảng Ninh đãxuất bản cuốn “Ca dao - dân ca vùng biển Quảng Ninh”. Trong cuốn sách, PGS.TSNguyễn Thị Huế trong bài giới thiệu “Đọc ca dao, dân ca vùng biển Quảng Ninh đôiđiều cảm nhận” đã nhận định ca dao vùng biển là bộ phận ca dao mang đậm chấtbiển vùng Quảng Ninh bởi nó thể hiện được tâm hồn người dân biển, tình yêu, niềmtự hào về quê hương; đồng thời bước đầu tác giả đã phác thảo được đặc điểm thi phápca dao của người Việt ở Quảng Ninh.Đến năm 2010, trong cuốn “Di sản văn hóa làng chài Vịnh Hạ Long” do Thạcsỹ Cao Đức Bình và Thạc sỹ Hoàng Quốc Thái đồng nghiên cứu và biên soạn đã đivào hướng “Phục dựng, bảo tồn và phát huy một số sinh hoạt văn hóa dân gian củangư dân làng chài Cửa Vạn [Vịnh Hạ Long]”. Cuốn sách đã thể hiện được quan điểmcủa tác giả về sự phong phú, giàu giá trị nhân văn, đậm tính trữ tình của các bài cadao - dân ca vùng biển. Công trình nghiên cứu đã bước đầu khái quát về nội dung vànghệ thuật cũng như hình thức lưu truyền gắn với môi trường diễn xướng của ca dao- dân ca vùng biển Quảng Ninh.Cũng trong năm 2010, Hội văn nghệ dân gian Quảng Ninh kết hợp với Tậpđoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam xuất bản cuốn “Ca dao vùng mỏ”do Tống Khắc Hoài chủ biên gồm hai phần: Ca dao Vùng mỏ trước Cách mạng tháng8/ 1945 và Ca dao Vùng mỏ sau ngày giải phóng 25/ 4/ 1955. Cuốn sách đã sưu tầmthêm được hơn vạn câu ca dao làm sống lại không khí sinh hoạt văn hóa xã hội sâurộng tại Vùng mỏ Quảng Ninh: lịch sử hình thành, truyền thống đấu tranh của giai4cấp công nhân mỏ - đây là một sản phẩm văn hóa phi vật thể vô giá không phải ởvùng đất nào, ngành nghề nào có được. Cuốn sách ghi lại nội dung nổi bật, phongphú, sinh động cuộc sống tinh thần, lao động và chiến đấu của ca dao vùng mỏ cũngnhư một số hình thức nghệ thuật đặc trưng.Năm 2011, trong cuốn “Địa chí Quảng Ninh” tập 3, ca dao vùng mỏ đượcgiới thiệu tại mục “Ca dao vùng mỏ trước Cách mạng tháng 8 - những sáng tác vănhọc đầu tiên của giai cấp công nhân”. Hai phương diện nội dung và nghệ thuật trongnhững sáng tác trước Cách mạng đã được đề cập đến một cách khái quát, đem đếncái nhìn tổng quan cho người đọc.Năm 2012, luận văn thạc sỹ của Lê Thị Nga với đề tài “Khảo sát ca dao - dânca người Việt lưu truyền ở Quảng Ninh” đã khảo sát diện mạo ca dao - dân ca ngườiViệt trên phương diện ngôn từ [nội dung, nghệ thuật biểu hiện] và trên phương diệndiễn xướng, nghiên cứu sự gắn bó mật thiết với chức năng thực hành - sinh hoạt củamột số hình thức dân ca tiêu biểu.Bên cạnh đó, còn rất nhiều các bài báo viết về ca dao vùng mỏ và ca dao vùng biểnở Quảng Ninh. Trên tạp chí Than - Khoáng sản vào ngày 11/11/2014, nhân kỉ niệm 78năm ngày truyền thống Công nhân Vùng mỏ - truyền thống ngành than [12/11/1936 12/11/2014] đăng bài “Từ ca dao vùng mỏ nghĩ về thợ mỏ ngày xưa” nhằm ôn lại cuộcsống của công nhân và giới thiệu về ca dao vùng mỏ trước Cách mạng.“Ca dao vùng mỏ là “mỏ đá quý” mà hiện vẫn chưa được khai thác nhiều…” làtiêu đề bài báo của tác giả Huỳnh Đăng đăng trên báo điện tử Báo Quảng Ninh ngày13/12/2015. Bài báo là cuộc trò chuyện xung quanh công trình nghiên cứu của ôngLê Văn Lạo - một lương y nhưng lại say mê khảo cứu văn hóa dân gian Quảng Ninh,đặc biệt là về công nhân vùng mỏ qua ca dao nơi đây.Tiếp theo, bài “Ca dao vùng mỏ trước Cách mạng: Giá trị văn hóa phi vật thểquý báu của Quảng Ninh” của nhà văn Vũ Thảo Ngọc in trên báo điện tử Báo QuảngNinh ngày 20/12/2015 đã giới thiệu lịch sử sưu tầm các bài ca dao vùng mỏ từ nhữngtư liệu đầu tiên cho đến cuốn “Ca dao vùng mỏ” xuất bản năm 2010 là cuốn sáchhoàn thiện nhất. Đồng thời, tác giả còn khẳng định giá trị của ca dao vùng mỏ trướcCách mạng đối với lịch sử và với văn hóa dân gian Quảng Ninh.5Cũng trên báo điện tử Quảng Ninh, trang “Văn hóa Đất và Người Quảng Ninh”tác giả Hoàng Long có bài viết “Người đi gom những câu ca trên vịnh Hạ Long” ngày12/ 2/ 2016. Bài báo ghi lại cuộc trò chuyện với nhà nghiên cứu Tống Khắc Hài khibiết tin công trình nghiên cứu, sưu tầm “Ca dao - dân ca của dân chài trên Vịnh HạLong” mà ông là chủ biên đã được trao giải nhì Giải thưởng Văn nghệ dân gian ViệtNam năm 2015. Bản thảo của cuốn sách gồm hai phần: phần đầu giới thiệu những nétđặc sắc về nội dung, nghệ thuật, nguồn gốc xuất xứ v.v.. trong ca dao, dân ca của dânchài Hạ Long như một nét đặc trưng chỉ riêng có ở đây. Phần thứ hai là tập hợp nhữngcâu ca dao, dân ca, hát chèo đường và hát đám cưới… của dân chài trên Vịnh Hạ Longdo ông cùng những cộng sự sưu tầm từ năm 1965 đến nay. Ông Hài nói: “Kho tàng cadao, dân ca làng chài trên Vịnh Hạ Long rất lớn, rất đồ sộ. Những gì đã in thành sáchcòn quá ít, quá nhỏ nhoi. Vậy mà trong xu thế đô thị hoá hiện nay, nếu không tổ chứcsưu tầm, gom nhặt nhanh thì chẳng còn cơ hội nào nữa! Những câu ca dao, dân ca củangười dân ở các làng chài tích luỹ từ bao đời nay sẽ “theo” người già về với cội nguồnmất thôi!” “Ca dao, dân ca thợ mỏ nặng về phản ánh hiện thực thống khổ của ngườithợ dưới ách áp bức bóc lột của chủ mỏ; còn ca dao, dân ca của dân chài trên VịnhHạ Long thì thiên về phản ánh khát vọng chinh phục thiên nhiên, tình yêu lứa đôi v.v..một cách hồn hậu. Chính đây là cái vốn quý đã góp phần làm cho “hòn ngọc” Hạ Longcàng trở nên lung linh hơn!”. Hội Văn nghệ dân gian Quảng Ninh đang trong quá trìnhthực hiện việc in ấn và phát hành cuốn sách “Ca dao dân ca của dân chài trên VịnhHạ Long”.Năm 2016, Nhà xuất bản Lao Động cho phát hành cuốn “Một số loại hìnhca dao, dân ca ở Quảng Ninh” do nhà báo Phạm Văn Học sưu tầm, nghiên cứu.Cuốn sách tập hợp, tuyển chọn những bài viết của tác giả đã đăng trên Báo QuảngNinh về một số loại hình ca dao, dân ca thuộc lĩnh vực Văn học dân gian QuảngNinh như: Ca dao Vùng mỏ, hát Soóng cọ của người dân tộc Sán Chỉ, hát giao duyêntrên Vịnh Hạ Long của dân chài, hát Đúm ở Hà Nam [Quảng Yên], hát Nhà tơ - Hátmúa cửa đình ở các huyện miền Đông, hát Then của người Tày, hát Sán cô củangười Dao... Ở mỗi bài viết, tác giả đã có những nhận xét, đánh giá tương đối xácđáng về đặc điểm nội dung, nghệ thuật nổi trội của mỗi loại hình ca dao, dân ca ở6Quảng Ninh, những kiến nghị nhằm bảo tồn, phát huy giá trị của chúng trong thựctiễn hiện nay. Tuy nhiên vẫn không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trìnhnghiên cứu.Tất cả các công trình nghiên cứu trên là những chỉ dẫn quý báu, định hướngcho chúng tôi có cái nhìn đầy đủ, toàn diện hơn, sâu sắc hơn về kho tàng ca dao QuảngNinh. Tuy nhiên, những bài viết trên mới chỉ nghiên cứu một vài phương diện về nộidung, nghệ thuật hay môi trường diễn xướng trên từng mảng ca dao riêng lẻ. Từnhững lí do đó, chúng tôi chọn đề tài: “Nhân vật và đối tượng trữ tình trong ca daoQuảng Ninh” nhằm tiếp bước quá trình tìm hiểu về ca dao Quảng Ninh, đặc biệt làca dao vùng biển và vùng mỏ, đi sâu vào khám phá, phân tích tâm trạng của nhân vậtvà đối tượng mà các bài ca dao hướng tới để hiểu thêm về cuộc sống vật chất và tinhthần của người lao động xưa.3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu3.1. Đối tượng nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu trong luận văn này là ca dao Quảng Ninh. Trong đó,chúng tôi tập trung vào nghiên cứu:- Nhân vật trữ tình trong ca dao Quảng Ninh- Đối tượng trữ tình trong ca dao Quảng Ninh3.2. Mục tiêu nghiên cứuLuận văn nhằm mục đích nghiên cứu, tìm hiểu hai hình tượng nghệ thuật đặctrưng của ca dao Quảng Ninh, khám phá những giá trị thẩm mĩ tinh túy trong tâm hồn,tình cảm, những cung bậc cảm xúc, diễn biến tâm trạng… của người dân lao động.Thông qua việc sưu tầm, tìm hiểu, nghiên cứu về các văn bản ca dao ở QuảngNinh, luận văn sẽ làm sống lại hiện thực khách quan về cuộc sống và tâm tư, tình cảmcủa ông cha ta ngày trước gửi gắm trong các bài ca dao. Từ đó góp phần kết nối giữaquá khứ và hiện tại, giúp cho con người thời nay không quên lịch sử, nguồn cội củaquê hương mình, có ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa nói chungvà văn học dân gian nói riêng thông qua các bài ca dao do nhân dân lao động xưasáng tác, làm phong phú hơn vốn hiểu biết và bồi dưỡng tâm hồn thông qua các bàica dao trữ tình mượt mà, đằm thắm.7Một trong những mục tiêu nữa mà luận văn muốn hướng tới là dùng kết quảsưu tầm, nghiên cứu để ứng dụng vào việc giảng dạy trong chương trình Ngữ văn địaphương ở các đơn vị trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu4.1. Nhiệm vụ nghiên cứuĐể thực hiện nhiệm vụ của đề tài, trước tiên cần tìm hiểu và nắm vững nhữngvấn đề lí luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài làm nền tảng khoa học cho việcnghiên cứu. Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến các điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinhtế - xã hội và đời sống văn hóa của nhân dân sống ở vùng mỏ và vùng ven biển QuảngNinh bởi đó là những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của văn học dân gian,trong đó có ca dao từ khi ra đời cho đến ngày nay ở mảnh đất vùng ven biển ĐôngBắc của Tổ quốc.Tập hợp các bài ca dao trong những cuốn sách sưu tầm về ca dao Quảng Ninhlàm có sở triển khai đề tài luận văn.Ngoài ra, trong điều kiện có thể, chúng tôi còn đi điền dã để sưu tầm thêmnhững bài ca dao đang được lưu truyền trong đời sống dân gian ở tỉnh Quảng Ninh.Trên cơ sở hệ thống những văn bản, tác phẩm đã được tập hợp, sưu tầm, chúngtôi khảo sát, phân loại, phân tích để từ đó rút ra những giá trị cơ bản về nội dung,nghệ thuật được phản ánh thông qua tâm trạng của nhân vật và đối tượng trữ tìnhtrong ca dao Quảng Ninh.4.2. Phương pháp nghiên cứu- Phương pháp điền dã văn học dân gian: Chúng tôi đi thực tế về các phường,xã, thu thập thêm những bài ca dao còn lưu truyền trong nhân dân, tìm hiểu về đờisống văn hóa của người dân Quảng Ninh từ cổ truyền đến hiện đại để hiểu sâu sắchơn về văn hóa, sức sống của văn học dân gian, trong đó có ca dao đối với con ngườinơi đây.- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Dựa trên cơ sở đi thực tế thu thập tàiliệu và nghiên cứu các văn bản hiện có, chúng tôi phối hợp với một số phương phápsử học, địa lí học, dân tộc học... để nghiên cứu.- Phương pháp thống kê: Phương pháp này giúp người nghiên cứu sau khi đọc,sưu tầm tác phẩm sẽ thống kê, xác định số lượng, tần số xuất hiện của nhân vật vàđối tượng trữ tình trong các bài ca dao để có được sự phân loại hợp lí nhất.8- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Từ kết quả thống kê, phân loại ở trên, phươngpháp phân tích, tổng hợp sẽ giúp chúng tôi đưa ra những lời nhận xét, đánh giá, làm nổibật sự phong phú, đa dạng trong đời sống tâm hồn của các nhân vật thông qua diễn biếntâm trạng của của nhân vật và đối tượng trữ tình trong các bài ca dao.- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Trong quá trình phân tích, tổng hợp chúngtôi cố gắng so sánh, đối chiếu với các thể loại văn học dân gian khác ở Quảng Ninhvà ca dao ở các vùng miền khác nhằm làm rõ những nét tương đồng hay dị biệt trongnhững trường hợp cần thiết.5. Phạm vi nghiên cứu5.1. Phạm vi tư liệu nghiên cứuTư liệu nghiên cứu chủ yếu ở các bài ca dao trong các cuốn sách:1. Tống Khắc Hài [chủ biên] [2010], Ca dao vùng mỏ Quảng Ninh, Hội vănnghệ dân gian Quảng Ninh, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.2. Vũ Thị Gái [2007], Ca dao - Dân ca vùng biển Quảng Ninh, Sở Văn hóathông tin Quảng Ninh.3. Thu thập thêm những bài ca dao về vùng biển và vùng mỏ còn lưu truyềntrong dân gian mà các tác giả chưa đưa vào tác phẩm hiện có.5.2. Phạm vi vấn đề nghiên cứuTrong giới hạn của luận văn, chúng tôi tập trung đi sâu vào việc tìm hiểu, hệthống hóa nhân vật và đối tượng trữ tình trong ca dao Quảng Ninh. Phạm vi khảo cứuchính là ca dao vùng biển và vùng mỏ Quảng Ninh.6. Cấu trúc của luận vănNgoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Nội dung củaluận văn gồm 3 chương:Chương 1. Một số vấn đề lí luận và thực tế liên quan đến đề tàiChương 2. Nhân vật trữ tình trong ca dao Quảng NinhChương 3. Đối tượng trữ tình trong ca dao Quảng Ninh7. Đóng góp của luận vănLuận văn là công trình nghiên cứu tương đối hệ thống, toàn diện về hai hìnhtượng nghệ thuật quan trọng trong thể loại ca dao ở Quảng Ninh - một vùng miền cótruyền thống văn hóa, văn học dân gian.9Nghiên cứu về nhân vật và đối tượng trữ tình trong ca dao Quảng Ninh giúpngười ta hiểu rõ hơn về đời sống, những tâm tư, tình cảm, khát vọng, ước muốn củanhân dân lao động xưa, đặc biệt là những người dân sống ở vùng mỏ và ven biển.Khơi dậy truyền thống yêu quê hương đất nước, trân trọng quá khứ của quê hươngvà có ý thức giữ gìn, trân trọng hiện tại.Cung cấp thêm một tài liệu thiết thực cho nhà trường THCS tại địa phươngQuảng Ninh giảng dạy.Góp phần giữ gìn, phát huy vốn văn hóa, văn học dân gian truyền thống củaquê hương.10Chương 1MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TẾ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀIĐể hiểu được nguồn cội sản sinh ra ca dao Quảng Ninh, trước hết phải nắmđược một cách khái quát về vùng đất mỏ này cũng như hiểu được một số khái niệmcơ bản có liên quan đến nội dung nghiên cứu trong luận văn.1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, đời sống văn hóa ở QuảngNinh1.1.1. Vài nét về điều kiện tự nhiênQuảng Ninh là một tỉnh ven biển, nằm ở địa đầu phía Đông Bắc. Nơi đây phầnlớn là đồi núi nhưng do kinh tế đặc biệt phát triển và là một cực của tam giác kinh tếnên Quảng Ninh được xếp vào nhóm các tỉnh đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng vănhóa châu thổ Bắc Bộ. Với toạ độ địa lý khoảng 106 độ 26' đến 108 độ 31' kinh độ Đôngvà từ 20 độ 40' đến 21 độ 40' vĩ độ Bắc, tỉnh Quảng Ninh có dáng một con cá sấu nằmchếch theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Phía Đông hướng ra phía Vịnh Bắc Bộ; phíaTây Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang; phía Tây Nam giáp tỉnh Hải Dương và thànhphố Hải Phòng; phía Bắc giáp huyện Phòng Thành và thị trấn Đông Hưng [tỉnh QuảngTây, Trung Quốc] với cửa khẩu Móng Cái và Trinh Tường.Diện tích toàn tỉnh Quảng Ninh là 8.239,243 km2. Trong đó diện tích đất liềnlà 5.938 km2 [chiếm 87%] còn vùng đảo, vịnh, biển [nội thuỷ] là 2.448,853 km2[chiếm 13%]. Riêng các đảo có tổng diện tích là 619,913 km2 với hơn 2000 hòn đảo[chiếm 2/3 số đảo cả nước] đã liên kết lại thành tuyến dài 200km theo hướng vòngcung, tạo thành bức tường vững chãi chống xâm lược. Trong sách “Đại Nam NhấtThống Chí” đã miêu tả vùng đất này “Lấy núi làm thành, chiếm chỗ cao, giữ chỗhiểm, núi che sau lưng, biển bọc quanh mình, thế đất hẻo lánh mà ổn định, trongvững, ngoài kín. Quả thật là nơi hình thẳng của nước Nam”. [21]Với vị trí địa lý đắc địa như trên cùng kiến tạo địa hình tự nhiên, có cả núi cao[chiếm 80% diện tích đất đai] và sông suối [có khoảng 30 sông suối] đã chia QuảngNinh thành 3 vùng: vùng núi gồm những dãy núi có độ cao từ 900 - 1100m với hướngchủ đạo là Đông Bắc - Tây Nam; vùng trung du và đồng bằng ven biển - nơi được bồiđắp phù sau màu mỡ quanh năm từ các con sông; vùng biển và hải đảo. Ba tiểu vùng11này đã góp phần tạo điều kiện cho Quảng Ninh thêm phong phú, đa dạng và phát triểnvề mọi mặt như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... Vì thế, từ xa xưa, đây đã là nơi giaothương, buôn bán sầm uất trong cả nước. Còn ngày nay, Quảng Ninh là tỉnh có nhiềuthành phố nhất Việt Nam, có 4 thành phố trực thuộc [Hạ Long, Móng Cái, Cẩm Phả,Uông Bí], 1 thị xã [Quảng Yên] và 9 huyện [Đông Triều, Tiên Yên, Hải Hà, Bình Liêu,Ba Chẽ, Cô Tô, Đầm Hà, Hoành Bồ, Vân Đồn].Như vậy, với điều kiện tự nhiên cùng sự đa dạng về dân tộc, khí hậu, đất đai,thổ nhưỡng... là một trong những điều kiện thuận lợi để Quảng Ninh phát triển kinhtế, chính trị và giao lưu văn hóa với các vùng trong nước và quốc tế, là mảnh đất màumỡ cho văn học dân gian phát triển ở Quảng Ninh.1.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hộiTrong thời kì hội nhập quốc tế, đất nước ta đang tích cực thực hiện công nghiệphóa, hiện đại hóa nhằm đưa Việt Nam sánh ngang với các nước năm châu như lời Báccăn dặn. Vì thế, việc xây dựng các vùng kinh tế trọng điểm là điều rất quan trọng.Được ví như một Việt Nam thu nhỏ, hội tụ đầy đủ các điều kiện thuận lợi [về vị tríđịa lý, địa hình, tự nhiên, nhân lực] để phát triển kinh tế - xã hội, Quảng Ninh nằmtrong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, là cửa ngõ quan trọng của hành lang kinh tếHà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14/9/2005 về pháttriển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng Sông Hồngđến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã xác định: “Hình thành các trung tâmkinh tế lớn tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và xây dựng khu kinh tế tổng hợp VânĐồn [Quảng Ninh]”.Năm 2010, Quảng Ninh là tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứngthứ 7 ở Việt Nam. Nền kinh tế ở Quảng Ninh phát triển rất đa dạng, trong đó có cácngành chủ lực như than, điện, cảng và du lịch đều ở mức cao.Về giao thông: Đường bộ có đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng; Có đườngbiên giới đất liền với Trung Quốc, Quảng Ninh có hệ thống cửa khẩu phân bố trêndọc tuyến biên giới [cửa khẩu Móng Cái, Hoành Mô, Bắc Phong Sinh], đặc biệt cửakhẩu quốc tế Móng Cái là nơi hội tụ giao lưu thương mại, du lịch, dịch vụ và thuhút các nhà đầu tư, là cửa ngõ giao dịch xuất nhập khẩu với Trung Quốc và cácnước trong khu vực. Đường biển có hệ thống cảng biển, cảng nước sâu như cảng12Cái Lân - cửa khẩu quốc tế đường biển có năng lực bốc xếp cho tàu hàng vạn tấn...tạo ra nhiều thuận lợi cho ngành vận tải đường biển giữa nước ta với các nước trênthế giới.Về các khu công nghiệp: có khu công nghiệp đóng tàu, khu công nghiệp CáiLân, Việt Hưng [Hạ Long], Hải Yên [Móng Cái]; Khu công nghiệp cảng biển Hải Hà[huyện Hải Hà]; Khu công nghiệp phụ trợ ngành than; Khu kinh tế Vân Đồn, Khukinh tế Cửa khẩu Móng Cái... Đặc biệt, việc hình thành vùng công nghiệp khai thácthan từ rất sớm bởi 90% trữ lượng than của cả nước thuộc về tỉnh Quảng Ninh. Vùngkhai thác than, chế biến, tiêu thụ than có phạm vi rất lớn, trải dài từ Đông Triều, UôngBí, Hoành Bồ, Hạ Long và Cẩm Phả... Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào cho ngànhcông nghiệp, sản xuất trong và ngoài nước, phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước.Với sự phát triển kinh tế ngày càng mạnh mẽ ở khắp các lĩnh vực: công nghiệp,nông nghiệp, thủy hải sản… Quảng Ninh là tỉnh đầu tàu của phía Bắc và cũng là nơitạo nguồn cảm hứng sáng tác cho nhiều tác gia, cho ra đời những tác phẩm nổi tiếnggắn với những loại hình văn học nghệ thuật mang nét đặc sắc rất riêng mà chỉ địaphương này mới có. Tiêu biểu có thể kể đến ca dao vùng mỏ hay ca dao vùng biển,hình thức hát giao duyên trên biển, hát đối, hát nhà tơ cửa đình…Không những thế, là một trong những cái nôi xuất hiện loài người từ rất sớmtrên trái đất với nền văn hóa Soi Nhụ, Hạ Long; là nơi ghi lại dấu ấn các đời vuaHùng; mảnh đất có bề dày lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước; hội tụ đầy đủcác yếu tố tự nhiên: rừng, núi, nước non, biển đảo, sông hồ... Quảng Ninh là mảnhđất lưu giữ lại rất nhiều di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh. Đến nay, toàntỉnh có 626 danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hóa các loại, trong đó có 125 ditích được xếp hạng, với 64 di tích được xếp hạng quốc gia, 61 di tích cấp tỉnh. Vì thế,Quảng Ninh là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Các hệ thống danhlam thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hóa có tầm vóc quốc gia và quốc tế như: di sảnthiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận về giá trịthẩm mĩ và địa chất, địa mạo và là một trong bảy Kì quan Thiên nhiên Mới của thếgiới. Với di tích văn hóa Yên Tử, bãi cọc Bạch Đằng, Đền Cửa Ông, Đình Quan Lạn,13Đình Trà Cổ, núi Bài Thơ, chùa Long Tiên, đình Quan Lạn, chùa Cái Bầu, chùa BaVàng, chùa Lôi Âm... thuận lợi cho phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịchthể thao, du lịch văn hóa tâm linh. Và chính những địa danh, những thắng cảnh tươiđẹp này đã khơi gợi cảm hứng sáng tác, cảm hứng ngợi ca vẻ đẹp, sự giàu có củathiên nhiên, đất nước, con người của người dân nơi đây và du khách thập phương khiđến với Quảng Ninh.1.1.3. Đời sống văn hóaNền văn hóa Việt Nam được xem là một nền văn hóa có bản sắc, có đặc tínhlà thống nhất trong sự đa dạng. Sự thống nhất ấy được minh chứng bằng một nền vănhóa chung đậm đà bản sắc dân tộc. Còn sự đa dạng được biểu hiện qua các đặc điểmnổi trội của các vùng văn hóa và các khía cạnh văn hóa trong đời sống con người. Tácgiả Ngô Đức Thịnh trong cuốn “Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam”[Nxb Khoa học xã hội, H, 1993] đã chia nước ta thành bảy vùng văn hóa là: Đồngbằng Bắc Bộ, Việt Bắc, Tây Bắc và vùng núi Bắc Bộ, Duyên hải Bắc Trung Bộ,duyên hải Trung và Nam Trung Bộ, Trường Sơn - Tây Nguyên, Nam Bộ. Sự phânchia đó dựa vào đặc trưng của từng vùng lãnh thổ có những tương đồng về hoàn cảnhtự nhiên, dân cư sinh sống, các mối quan hệ về nguồn gốc và lịch sử, trình độ pháttriển kinh tế - xã hội...Còn trong cuốn “Các vùng văn hóa Việt Nam” của Đinh Gia Khánh và CùHuy Cận [Nxb Văn học, 1995] lại dựa trên tiêu chí về địa lý, kinh tế, chính trị, vănhóa, xã hội mà chia Việt Nam thành chín vùng văn hóa, tiêu biểu là văn hóa ThăngLong Đông Đô - Hà Nội; Vùng văn hóa đồng bằng miền Bắc Việt Nam; Vùng vănhóa Việt Bắc...Trong cuốn “Cơ sở văn hóa Việt Nam” do Trần Quốc Vượng chủ biên [NXBGiáo dục, 1997] đã đưa ra cách hiểu của mình về vùng văn hóa “Điều kiện tự nhiênvà lịch sử, xã hội của mỗi vùng không giống nhau. Những nét khác nhau của các vùngđất về các phương diện ấy sẽ tạo ra phát triển của văn hóa có những điểm khácnhau”. Dựa vào đặc điểm tự nhiên và xã hội, về kinh tế, chính trị, văn hóa chia ViệtNam thành sáu vùng văn hóa như: Vùng văn hóa Tây Bắc; Vùng văn hóa Việt Bắc;Vùng văn hóa Bắc Bộ; Vùng văn hóa Trung Bộ; Vùng văn hóa Tây Nguyên; Vùngvăn hóa Nam Bộ.14Từ những quan điểm trên thì Quảng Ninh nằm trong vùng văn hóa Bắc Bộ vùng văn hóa được coi là cái nôi của quốc gia Đại Việt, có nền văn hóa dân gian lâuđời và phong phú. Quảng Ninh là ngôi nhà chung của rất nhiều dân tộc anh em, trongđó người Kinh chiếm phần lớn với hơn 1 triệu người, xếp thứ hai là dân tộc Dao, tiếpđó là người Tày, Sán Dìu, Sán Chay, người gốc Hoa… Cũng vì là đất nhập cư nênngười nơi khác mang vốn văn hoá truyền thống của mình đến với Quảng Ninh rấtnhiều. Họ sống ở các đô thị, nông thôn, các khu công nghiệp và vùng đồng bằng vensông, ven biển với nghề khai mỏ, đánh bắt cá, làm rừng... Với mật độ và sự phân bốdân cư như trên đã tạo nên sự đa dạng về sắc tộc, ngôn ngữ và văn hóa tín ngưỡngbởi họ còn giữ được bản sắc dân tộc trong ngôn ngữ, y phục, lễ hội và phong tục.Theo GS. TS. Nguyễn Xuân Kính, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hoá,Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam thì Quảng Ninh là vùng đất hội tụ vănhoá của cả nước nên rất phong phú về các giá trị Văn nghệ dân gian, và “hàng độc”của văn hoá, Văn nghệ dân gian Quảng Ninh phải nói đến dân ca, ca dao sông nướcvà ca dao Vùng mỏ. Có thể nói tỉnh Quảng Ninh là nơi giao thoa, thống nhất củanhiều nền văn hóa và cũng là cái nôi nuôi dưỡng, gìn giữ và phát triển văn học dângian trong đời sống của nhân dân từ xưa đến nay.1.2. Một số vấn đề lí luận1.2.1. Nhân vật trữ tìnhCa dao thuộc loại trữ tình, một trong ba loại [bên cạnh tự sự và kịch] của tácphẩm nghệ thuật ngôn từ. Đây là thể loại của thơ ca trữ tình dân gian. Là tác phẩmtrữ tình, ca dao phản ánh cảm xúc, tâm trạng, tức thế giới nội tâm, ý thức của conngười đối với thực tại. Nó là âm vang của trái tim, tâm hồn, là sự chất chứa, dồn nén,“bùng nổ” của suy nghĩ, cảm xúc trong những khoảnh khắc nhất định. Nếu tác phẩmtự sự “tái hiện đời sống trong toàn bộ tính khách quan của nó..., phản ánh hiện thựcqua các sự kiện, biến cố, hành vi của con người” [16, 373], thì tác phẩm trữ tình “phảnánh đời sống bằng cách bộc lộ trực tiếp ý thức của con người, nghĩa là con người tựcảm thấy mình qua những ấn tượng, ý nghĩa, cảm xúc chủ quan của mình đối với thếgiới nhân sinh” [16, 373]. Trong tác phẩm trữ tình, toàn bộ chất liệu đời sống, thựctại đều biểu hiện qua lăng kính cảm xúc, tâm trạng của chủ thể trữ tình. Nói cáchkhác, tác phẩm trữ tình, trong đó có ca dao, là tiếng nói của bản thân chủ thể trữ tình15và tất cả những gì biểu hiện qua chủ thể đó. Do đặc điểm đó, ca dao không lấy việcmiêu tả thiên nhiên, cảnh vật sinh hoạt, phong tục làm mục đích chính, dù không ítbài ca dao có những bức tranh này, dù ca dao có nhắc đến:Ai sinh ra tỉnh Tiên YênĐình Lập, Ba Chẽ kề bên Cái BầuBên non bên nước một màuNúi non xanh lá một màu thiên nhiên... Cảnh tiên vui thú tang bồngBồ Nâu, Đầu Gỗ, Hòn Chồng, Hòn HaiĐầu Gỗ đánh giặc mấy tàiNước nông cắm gỗ cọc cài lòng sông... Khen giời mới vẽ làm saoVẽ nên non nước làm nao lòng ngườiCa dao cũng không tường thuật những biến cố, sự kiện lịch sử, không kể lạicuộc đời những nhân vật lịch sử dù đôi khi, có những câu ca nhắc đến nhân vật, sựkiện lịch sử như những chiến thắng trên sông Bạch Đằng được tổng kết lại:Yên Hưng truyền thống Bạch ĐằngQuân Nam Hán thua trận, Tống Nguyên đầu hàngHay là những kinh nghiệm:Đánh giặc thì đánh giữa sôngChớ đánh vào bãi phải chông thì chìmMục đích chính của những bài ca dao này không phải là miêu tả, chép lại "nhữngđiều trông thấy", mà là để biểu hiện tình cảm của con người đối với hoặc gắn với cảnhvật, phong tục, sự kiện, nhân vật ấy và mượn cảnh vật, phong tục, lịch sử mà biểu hiệntình cảm của con người. Vì thế, ca dao ra đời để đáp ứng những nhu cầu, nội dung vàhình thức bộc lộ đời sống tâm tình của nhân dân qua nhiều thế hệ.Đã có nhiều tác giả đưa ra khái niệm về nhân vật trữ tình như Phương Lựutrong cuốn Lí luận văn học đã viết: “Thông thường nội dung tác phẩm trữ tình đượcthể hiện gắn liền với hình tượng nhân vật trữ tình. Đó là hình tượng người trực tiếpthổ lộ suy nghĩ, cảm xúc, tâm trạng trong tác phẩm. Nhân vật trữ tình không có diệnmạo, hành động, lời nói, quan hệ cụ thể như nhân vật tự sự và kịch. Nhưng nhân vật16trữ tình cụ thể trong giọng điệu, cảm xúc, trong cách cảm cách nghĩ. Qua nhữngtrang thơ ta như gặp tâm hồn người, tấm lòng người. Đó chính là nhân vật trữ tình[…] [12;359]Trong Từ điển thuật ngữ văn học, các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,Nguyễn Khắc Phi đã nêu cách hiểu về nhân vật trữ tình là “hình tượng nhà thơ trongthơ trữ tình, phương thức bộc lộ ý thức của tác giả - Nhà thơ hiện ra từ văn bản củakết cấu trữ tình... như một con người có đường nét hay một vai sống động có số phậncá nhân xác định hay có thế giới nội tâm cụ thể, đôi khi có cả nét chân dung... Đó làcái tôi được sáng tạo ra” [16, 162]Cũng theo Từ điển thuật ngữ văn học, “không được đồng nhất giản đơn nhânvật trữ tình với tác giả, phần lớn trong thơ trữ tình nhà thơ xuất hiện như “người đạidiện cho xã hội, thời đại và nhân loại” [Biêlinxki], nhà thơ đã tự nâng mình lên mộttầm khác với cái tôi đời thường cá biệt. Mặt khác lại phải thây nhân vật trữ tình là sảnphẩm tinh thần của nhà thơ”. [16, 162]Dựa theo cách hiểu trên có thể thấy, trong thơ trữ tình, không phải lúc nào chủthể trữ tình và nhân vật trữ tình cũng đồng nhất mặc dù hầu hết các bài ca dao chủ thểtrữ tình và nhân vật trữ tình thống nhất với nhau làm một và luồn biểu hiện cho tiếngnói chung của tập thể. Đỗ Bình Trị viết: “Trong dân ca - ca dao [của mọi dân tộc] khôngcó cái dấu ấn của cá nhân [“con người này”], ở đây, chủ thể trữ tình [tức là tác giả] luônluôn đồng nhất với nhân vật trữ tình [tức là nhân vật mà cảm nghĩ của nó được diễn tảtrong “bài ca” và đó không phải là một cá nhân riêng rẽ mà là một quần thể]. Có thểnói, đó là hiện thân trữ tình của quần chúng nhân dân” [33, tr.122].Như vậy chủ thể trữ tình và nhân vật trữ trong ca dao là đồng nhất và thường làphi cá thể hóa. Sự cá thể hóa không phát triển trong văn học dân gian nói chung vàtrong ca dao nói riêng. Diện mạo của các nhân vật trữ tình trong ca dao là cái chung.Do đặc điểm này, đồng thời do những đặc điểm Folklore về nguyên tắc điển hình hóa,tất cả các nhân vật được thể hiện trong văn học dân gian nói chung, ca dao nói riêngđều có tính tổng quát, khái quát rộng rãi. Nhân vật của ca dao trữ tình là "chàng trai""cô gái", "người mẹ", "người vợ ", "người vợ lính", "người lính thú", "người nông dân",...tất cả các nhân vật này đều mang tính khái quát. Chân dung, hoàn cảnh sống, nhữngnỗi niềm của từng kiểu loại nhân vật đều mang tính chất chung.17Việc xác định nhân vật trữ tình trong bài ca là ai, đang nói với ai, là rất quantrọng bởi xác định như thế nào, hiểu nội dung, giá trị trữ tình của bài ca dao như thếấy. Nhiều trường hợp, xác định bài ca là lời của ai nói với ai không khó. Tín hiệu giúpta xác định hiện ra ngay trong lời ca, qua nội dụng trò chuyện, tâm sự, qua tiếng gọi,lời nhắn. Lại có những trường hợp một bài ca gồm nhiều dị bản. Trong các dị bản,nhân vật trữ tình không phải lúc nào cũng là một mà có thể là người khác. Chính vìvậy phải căn cứ vào từng bài ca [từng dị bản] thì mới có thể xác định được nhân vậttrữ tình trong đó là ai và lời nói ấy là lời nói của ai nói với ai. Nhưng cũng có nhữngtrường hợp rất khó xác định nhân vật trữ tình là ai, mặc dù chủ đề của bài ca thì cóthể hiểu được. Vì thế, trong luận văn này, chúng tôi cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu đểnắm bắt được nhân vật trữ tình là ai, có tâm trạng như thế nào trong ca dao vùng biểnvà vùng mỏ Quảng Ninh.1.2.2. Đối tượng trữ tìnhSong hành với việc xác định nhân vật trữ tình trong bài ca là ai, thì việc xácđịnh nhân vật ấy đang nói với ai cũng rất quan trọng. Bởi lẽ đó chính là đối tượng đểtác giả dân gian [cũng tức là nhân vật trữ tình, như đã xác định ở phần trên] gửi gắmtình cảm, là nguyên nhân trực tiếp khơi dậy tình cảm, tâm sự của tác giả.Có trường hợp, nhân vật trữ tình và nhân vật trong bài ca là một. Ví nhưcâu ca dao:Thân em như trái bần trôi,Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâuNhưng nhân vật trong ca dao trữ tình không phải lúc nào cũng đồng nhất vớinhân vật trữ tìnhCon cò lặn lội bờ aoHỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?Chú tôi hay tửu hay tăm,Hay nước chè đặc hay nằm ngủ trưa.Ngày thì ước những ngày mưa,Đêm thì ước những đêm thừa trống canh18Trong bài ca này có hai nhân vật là “cô yếm đào” và “chú tôi”. “Cô yếm đào”tượng trưng cho người con gái đẹp, xứng đáng có người chồng tốt, chân chất, chămchi, hiền lành. Còn “chú tôi” thì đủ tật xấu: nghiện ngập đủ thứ và lười biếng. Đây làhai nhân vật trong bài ca. Còn một nhân vật nữa, nhân vật xưng “tôi”, đây mới chínhlà nhân vật trữ tình của bài ca. Nhân vật này “giới thiệu” kể về “chú tôi” để phê phán,chế giễu “chú tôi” và những hạng người như thế, còn nhân vật trữ tình là hiện thâncủa tác giả [ở đây tất nhiên là tác giả dân gian].1.3. Tổng quan về văn học dân gian Quảng Ninh1.3.1. Khái quát về văn học dân gian Quảng NinhVới tất cả những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên - xã hội,kinh tế, văn hóa, lịch sử... Quảng Ninh là một trong những tỉnh có nền văn học phongphú, đặc sắc ở các thể loại, đặc biệt môi trường sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gianđa sắc thái của người dân nơi đây là điều kiện để phát triển văn học dân gian. Khotàng đó đa dạng, có giá trị ở các thể loại, là kết tinh những sáng tác văn học dân giancủa tất cả các dân tộc anh em sinh sống ở các vùng, miền trên mảnh đất địa đầu vùngĐông Bắc của tổ quốc qua mỗi thời kì.1.3.1.1. Các loại hình văn học dân gianTheo nhà nghiên cứu Tống Khắc Hài, loại hình văn học dân gian ở QuảngNinh bao gồm truyện cổ, tục ngữ, phương ngôn; vè; ca dao.Loại hình truyện cổLoại hình truyện cổ trong văn học dân gian Quảng Ninh gồm có thể loại thầnthoại, truyền thuyết và truyện cười.Đầu tiên phải kể đến thể loại ra đời sớm nhất là Thần thoại. Nội dung đề cậpchính trong các tác phẩm là giải thích các hiện tượng thiên nhiên diễn ra trong thếgiới vũ trụ bao la bằng cách tư duy thần bí, mang đậm yếu tố duy tâm. Như truyện“Ông khổng lồ định gánh đá lấp bể” [truyện kể ở vùng bang Trới - Hoành Bồ] để lígiải sự hình thành các ngọn núi: núi Đá Trắng, núi Truyền Đăng hay “Truyện núiPhượng Hoàng” [Núi Hang Son - Uông Bí]… Tất cả các tác phẩm đều nhằm lí giảivà làm sáng rõ nguồn gốc, sự xuất hiện của các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thếgiới. Vì vậy, hầu hết mỗi ngọn núi, dòng sông đều có gốc nguồn từ thánh thần, từ ôngtrời, nhân vật khổng lồ có sức mạnh vô địch...19Thể loại truyền thuyết cũng phát triển rất mạnh. Yếu tố lịch sử trong các câuchuyện được sáng tạo theo tư duy thần thoại và các nhân vật lịch sử được kì ảo hóa,thần linh hóa. Trong đó có các truyền thuyết về rồng hoặc các địa danh gắn với rồngrất phong phú [Truyền thuyết về vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, truyền thuyết về đảoCái Bầu, đảo Trà Cổ, giếng Mắt Rồng…]. Tiêu biểu là truyền thuyết về vịnh Hạ Longđược dân gian sáng tạo với trí tưởng tượng phong phú cùng ý niệm về nguồn gốc“Con Rồng, cháu Tiên” mà những truyền thuyết khá ly kỳ về nơi đây đã ra đời để giảithích cho tên gọi đó. Một truyền thuyết được lưu truyền rộng rãi, phổ biến nhất đó là:Ngày xưa, khi nước Việt ta mới được thành lập, nhân dân đang sống yên bình bỗngbị giặc ngoại xâm đánh chiếm. Ngọc Hoàng động lòng thương tình nên cử Rồng Mẹcùng đàn Rồng Con của mình xuống hạ giới để giúp đỡ người Việt đánh giặc. ĐànRồng phun lửa thiêu cháy thuyền giặc và một phần nhả Châu Ngọc đã tạo thành mộtvức tường đá vững chắc khiến thuyền giặc đâm vào vỡ tan tành và ngăn bước tiếnquân giặc. Sau khi đánh tan giặc, đàn Rồng thấy cảnh vật thanh bình, con người thìhiền lành, chăm chỉ nên Rồng Mẹ đã quyết định cùng Rồng Con ở lại. Nơi Rồng Mẹđáp xuống chính là Vịnh Hạ Long còn nơi đàn Rồng Con hạ giới là vịnh Bái Tử Long.Bên cạnh các sự tích về rồng còn có các truyền thuyết về tiên, bụt, Phật [Truyềnthuyết đèo Bụt giữa Hòn Gai và Cẩm Phả, sự tích hang Trinh Nữ...]… cũng rất phongphú. Hang Trinh Nữ nằm trong quần thể vịnh Hạ Long, gắn với một câu chuyện tìnhbi thương. Xưa có một người con gái vạn chài xinh đẹp, nhà nghèo, gia đình cô phảiđi làm thuê cho tên chủ cai quản vùng đánh cá. Thấy cô xinh đẹp, hắn ép cô làm vợbé, cô không chịu vì cô đã có người yêu, chàng trai đó đang ra khơi đánh cá để chuẩnbị cho ngày cưới của họ. Không làm gì nổi cô, tên địa chủ đã đày cô ra một đảo hoangnhằm khuất phục ý chí của cô gái. Vừa đói vừa kiệt sức, trong một đêm mưa gió hãihùng, cô gái đã hoá đá nơi đây. Vì thế, ngay giữa lòng hang Trinh Nữ là bức tượngngười con gái bằng đá, nằm xoã mái tóc dài, mắt hướng ra khơi xa đang mỏi mòn chờmong và tuyệt vọng. Với người dân đánh cá, họ coi hang Trinh Nữ là ngôi nhà thânyêu của họ, còn những đôi trai gái yêu nhau lại coi đây là biểu tượng, nơi thề nguyệncủa tình yêu.20

Video liên quan

Chủ Đề