Trong đo cao hình học quy ước “mia trước” là

  • Máy thủy bình là một thiết bị có cấu tạo quang học và đọc số đọc trên mia. Mia thủy chuẩn thực chất là thước dài, có khoảng cách chia nhỏ nhất đến cm hay mm tùy vào từng loại mia. Để đọc được số trên mia thì chúng ta cần phải dựa vào lưới chỉ chữ thập và mia máy thủy chuẩn để đọc số.
  • Căn cứ vào mia, khi đo thủy chuẩn hình học ta đọc được các số trên mia, từ đó tính ra chênh cao giữa hai điểm đặt mia và khoảng cách từ máy tới mia.Trước khi thực hiện đó, cần bặn chỉnh tiêu cực và kính ngắm để đọc dễ dàng.

Trong đo cao hình học quy ước “mia trước” là

Mia là phụ kiện đo đạc cần thiết trong việc cho ra kết quả đo đạc chính xác


 

  • Lưới chữ thập thực chất được cấu tạo gồm dây trên, dây giữa, dây dưới, tạo thành hệ lưới. Dùng để đọc các chỉ số trên, giữa, dưới của mia thủy chuẩn. Thường thì trong khi đọc mia thủy chuẩn người ta chỉ đọc chỉ giữa của mia, nhưng để tăng độ chính xác của phép đo, người ta có thể đọc luôn cả 3 chỉ, để kiểm tra xem độ chính xác của chỉ số giữa mà ta đọc.
                                Dây giữa = (Dây Trên + Dây Dưới)/2
  • Ví dụ : Cách đọc chỉ số mia bằng máy thủy bình. Ở hình bên dưới ta có chỉ số đọc mia như sau:
                                Dây trên: 1783
                                Dây dưới: 1675
                                Vậy: Dây giữa = (1783 + 1675)/2 = 1729 (mm)

 

Trong đo cao hình học quy ước “mia trước” là

 

  • Trước tiên, ta ngắm máy bắt vào mia thủy chuẩn, lúc này thông qua ống kính của máy thủy bình ta có thể nhìn thấy lưới chữ thập trong máy và tiến hành đọc số tại vị trí chỉ giữa của lưới chữ thập cắt mia thủy chuẩn tại số nào, thì đó là số đọc chỉ giữa của mia tại vị trí đó.
  • Độ tin cậy và chính xác của số đọc mia, phụ thuộc vào khả năng ước lượng của người đứng máy đọc mia.
Chú ý:
  • Nếu không thấy lưới chữ thập thì ta điều chỉnh kính mắt (1-hình 1) để nhìn rõ lưới chữ thập.
  • Nếu nhìn không rõ số đọc trên mia ta điều chỉnh ốc điều quang (3-hình 1) để nhìn rõ số đọc trên mia.
  • Khi sử dụng mia, ta nên chú ý rút hết đoạn mia đến khi nút bấm đoạn mia trong nhô khỏi ra ngoài.

Ví dụ : Cách đo độ chênh cao giữa 2 điểm A và B: Bước 1: Trước tiên, ta đặt máy tại giữa 2 điểm A và B, sao cho máy tương đối nằm giữa 2 điểm A và B là tốt nhất. Bước 2: Cân bằng máy chính xác, sau đó dùng máy đọc số đọc mia tại điểm A, được a = 1729, tiếp theo đọc số đọc mia tại điểm B, được b = 1690. Lúc này ta tính độ chênh cao giữa 2 điểm A và B như sau: dH= a - b = 1729 - 1690 = 39 mm.

Vậy điểm B cao hơn điểm A là 39 mm

 

Trong đo cao hình học quy ước “mia trước” là

Lưu ý: Ở cách đọc này sẽ cho ta biết được khoảng cách từ máy đến điểm bất kỳ khi ta đặt mia tại đó.
Ví dụ :  Cách tính khoảng cách từ máy thủy bình Nikon đến mia: Bước 1: Đưa máy ngắm về mia A ta đọc được chỉ số trên là (1783 mm) và tương tự ta đọc được chỉ số dưới là (1675 mm). Bước 2: Ta lấy chỉ số trên trừ chỉ số dưới ta được: (T – D) x 100 (mm) =>: ∆d= 1783 –1675 = 108

Bước 3: Lấy số mới vừa trừ được ta nhân 100 để có được khoảng cách giữa máy và mia 

(108 x 100 = 10800 mm = 10.8 m).

Trong đo cao hình học quy ước “mia trước” là


Trên đây là cách đo và hướng dẫn đọc kết quả trên mia chi tiết và dễ hiểu nhất, Quý khách hàng nếu còn bất cứ thắc mắc nào vui lòng để lại lời nhắn trên Website: https://dodacvienthong.com/, liên hệ Hotline: 0988 932 779 để có báo giá nhanh và chính xác nhất các thiết bị đo đạc, trắc địa và phụ kiện đi kèm. Trân trọng!

Bài viết này nhằm đưa ra các kiến thức tổng quát nhất về cao độ – độ cao của một điểm và phương pháp đo độ cao 1 điểm trong thực tế bằng phương pháp hình học, sử dụng máy thủy bình.

Như đã biết, trái đất của chúng ta có 1/4 diện tích là đất liền và 3/4 còn lại là nước biển. Vì thế, mặt nước biển toàn cầu là bề mặt tổng quát của trái đất.

Đo độ cao 1 điểm là đo chênh lệch độ cao của điểm cần đo so với một điểm đã biết cao độ. Vì vậy, trên thực tế, để xác định cao độ của 1 điểm, ta phải dựa vào các mốc độ cao quốc gia hoặc dựa vào các mốc độ cao giả định.

Phương pháp này đã rất lạc hâu do mất nhiều thời gian và độ chính xác không cao. Do vậy ta không bàn đến nó nữa.

Khi đo cao hình học, người ta sử dụng một thiết bị có tia ngắm nằm ngang để xác định chênh cao 2 điểm. Máy thủy bình là máy trắc địa thích hợp nhất cho phương pháp này do độ chính xác cao, dễ thao tác và giá thành rẻ.

Đo cao lượng giác là phương pháp đo cao sử dụng các công thức tính toán phức tạp hơn từ kết quả đo của nhiều điểm. Thiết bị chuyên dụng cho phép đo này là máy toàn đạc. Tuy nhiên trong xây dựng chi tiết, kết quả đo cao độ bằng máy toàn đạc chỉ mang tính tham khảo, không được dùng làm cơ sở để tiến hành thi công.

Trường hợp này, điểm cần đo cao độ là B, điểm đã biết cao độ là A, điểm A và B tương đối gần nhau thì ta làm như sau:

Hướng dẫn cách đo cao độ hình học từ giữa bằng máy thủy bình

Công ty Hải Ly xin gửi đến Quý Khách phần hướng dẫn cách tính cao độ hình học từ giữa bằng máy thủy bình cơ học, ở phần hướng dẫn này chúng tôi đi chi tiết nhất về cách đo cao giữa 2 điểm, cách kiểm tra sai số góc i để quý khách dễ sử dụng nhất.

Cách đo cao độ hình học từ giữa bằng máy thủy bình cơ học

a. Mẫu sổ thủy chuẩn của máy thủy bình trong đo cao độ

 Mẫu 1:

Trong đo cao hình học quy ước “mia trước” là

Mẫu 2: Cột Trạm: Ta có thể ghi là trạm số mấy hay ghi ký hiệu gì mà ta dễ nhớ và dễ dàng kiểm tra, nếu có sai xót.

Trong đo cao hình học quy ước “mia trước” là

Cột Mia Trước: Dùng để ghi chỉ số trên, giữa, dưới của vị trí đặt mia trước.

Cột Mia Sau: Dùng để ghi chỉ số trên, giữa, dưới của vị trí đặt mia sau.

Cột Chênh Cao, Tổng chênh cao: Dùng để ghi độ chênh cao tại trạm máy và tổng chênh cao qua các trạm máy.

Cột Ghi Chú: Dùng để ghi chú, hay ký hiệu gì để ta dễ dàng xác định vị trí trạm đó ở đâu.

   b. Cách kiểm tra sai số góc i của máy trong đo cao độ máy thủy bình:

- Sai số góc i là độ lệch của tia ngắm so với mặt nước biển. Cách kiểm tra như sau:

Bước 1: Trên mặt đất bằng phẳng ta đặt 2 mia cách nhau 40 – 45 m. Sau đó ta đặt máy ở giữa 2 mia sao cho khoảng cách từ máy đến 2 mia xấp xỉ 20m.

Trong đo cao hình học quy ước “mia trước” là

Bước 2: Ngắm máy về điểm thứ nhất ta đọc chỉ số mia tại A là (a1 = 1413 mm) và tương tự ngắm máy về điểm 2 ta đọc chỉ số tại mia B là (b1 = 1068 mm).

 Bước 3: Ta trừ a1 cho b1 để có được chênh cao giữa 2 điểm A và B

=> Chênh cao giữa 2 điểm A và B khi ta đặt máy ở giữa h1 = a1 – b1 = 1413 – 1068 = 345 mm

Bước 4: Ta dời máy lại gần 1 trong 2 mia (ở đây ta chon mia B) và làm tương tự. Ta ngắm máy về điểm thứ nhất ta đọc chỉ số mia tại A là (a2 = 1379 m) và tương tự ngắm máy về điểm 2 ta đọc chỉ số tại mia B là (b2 = 1032 m)

Bước 5: Ta trừ a2 cho b2 để có được chênh cao giữa 2 điểm A và B

  •  Chênh cao giữa 2 điểm A và B khi ta đặt máy ở gần B h2 = a2 – b2 = 1379 – 1032 = 347 mm

Bước 6: Vậy chênh cao giữa 2 điểm A và B khi ta đặt máy ở giữa và đặt máy gần B thì độ chênh cao lệch nhau sẽ là:

∆H = h1 – h2 = 345 – 347 = - 0002 mm

  •  Lưu ý: Khi ta kiểm tra độ sai số góc i của máy thì ∆H không được lệch quá ±3mm (tức là ≤ ±0,003 m). Nếu sai số quá lớn ta nên mang máy đến các trung tâm kiểm định để hiệu chuẩn lại.

c. Hướng dẫn cách đo chênh cao giữa hai điểm A và B bằng máy thủy bình Nikon

Bước 1: Ta đặt máy ở giữa hai điểm (A và B). (Nhớ cân bằng máy chính xác)

Bước 2: Ngắm máy về điểm thứ nhất ta đọc       chỉ số mia tại A là (a1= 1,726 m) và tương tự ngắm máy về điểm 2 ta đọc chỉ số mia tại B là (b1= 1,259 m).

Trong đo cao hình học quy ước “mia trước” là

Lưu ý: Nên đặt máy ở giữa A và B để hạn chế sai số góc i.

Bước 3: Trừ a1 cho b1 để có được độ chênh cao giữa 2 điểm (∆d = 0,467 m).

  •  Vậy chênh cao giữa A và B được tính: ∆HAB= a1 – b1 = 1,726 – 1,259 = 0,467m

Lưu ý: Điểm B cao hơn điểm A là ∆HAB = 0,467m vì thế đọc chênh cao của điểm B sẽ là số dương.