Trong học tập để tạo nên sự phát triển em sẽ giải quyết mâu thuẫn theo cách nào dưới đây

Mâu thuẫn có thể xảy ra trong mọi tình huống. Vì thế, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn là một trong những yêu cầu cần thiết cho mọi người, đặc biệt là người sinh hoạt và làm việc trong môi trường tập thể.

Trong học tập để tạo nên sự phát triển em sẽ giải quyết mâu thuẫn theo cách nào dưới đây

Show

Trong môi trường làm việc, mâu thuẫn xảy ra là điều không thể tránh khỏi. Làm thế nào để giải quyết và hạn chế tối đa những tranh cãi, xung đột là chìa khóa giúp bạn giữ gìn, phát triển được nhiều mối quan hệ. Dưới đây là những bí quyết giúp bạn hoàn thiện kỹ năng giải quyết mâu thuẫn nơi làm việc của mình.

1. Bình tĩnh

Một trong những lý do khiến mâu thuẫn trở nên nghiêm trọng hơn là sự tức giận. Khi giận dữ, chúng ta thường không lắng nghe những gì người khác nói. Điều đó có thể làm cho xung đột "leo thang", khiến tình hình trở nên rắc rối hơn.

Trong học tập để tạo nên sự phát triển em sẽ giải quyết mâu thuẫn theo cách nào dưới đây
Kiểm soát cảm xúc bản thân để không trở nên nóng giận khi giao tiếp trong công việc (Nguồn: unsplash)

Bình tĩnh là giải pháp quan trọng nhất khi mâu thuẫn xảy ra. Theo Thomas Jefferson, “Không gì trao cho một người nhiều ưu thế hơn người khác bằng việc luôn luôn bình tĩnh và không bối rối trong mọi hoàn cảnh.” Bạn hãy kiềm chế bản thân trước những cơn nóng giận để có cái nhìn bao quát toàn vẹn vấn đề.

2. Xác định mối quan tâm chung

Bắt đầu một cuộc nói chuyện khi xảy ra mâu thuẫn là điều không dễ dàng. Tuy nhiên, bạn và đồng nghiệp cần phải xác định quan điểm chung của mọi người khi nhìn nhận vấn đề đang tranh cãi là gì. Đó có thể là mục tiêu chung của cả nhóm, những quy định được đặt ra từ khi bắt đầu hoặc lợi ích mà dự án mang lại… Khi có cùng quan điểm, bạn và mọi người mới có thể dễ dàng giải quyết mâu thuẫn đang gặp phải, tránh tình trạng mỗi người một cách nhìn nhận vấn đề, không ai giống ai, dẫn đến việc không tìm ra giải pháp.

Hãy nhớ rằng, đây phải là mục tiêu chung mà bạn và đối phương thực sự quan tâm, không phải những suy đoán cho rằng họ cũng có cùng mối quan tâm với mình. Việc này sẽ giúp mọi người thấy được bạn thật sự muốn điều tốt nhất cho tập thể chứ không phải cho cá nhân nào.

3. Lắng nghe để thấu hiểu

Lắng nghe là một trong những kỹ năng giao tiếp cần thiết nơi công sở. Bên cạnh việc giữ bình tĩnh thì tập trung vào lời nói của người khác cũng là một yếu tố bắt buộc khi giải quyết vấn đề. Bạn vẫn nên chú ý nghe đồng nghiệp nói kể cả khi bạn đã hiểu hết quan điểm của họ. Hãy đặt mình vào hoàn cảnh của đối phương và tuyệt đối không ngắt lời. Điều này sẽ giúp họ tin tưởng và sẵn sàng chia sẻ với bạn những suy nghĩ của mình.

Trong học tập để tạo nên sự phát triển em sẽ giải quyết mâu thuẫn theo cách nào dưới đây
Lắng nghe một cách nghiêm túc sẽ khiến đồng nghiệp cảm thấy được bạn tôn trọng (Nguồn: squarespace)

Hãy đảm bảo bạn đang lắng nghe nghiêm túc, không giả vờ mà phải hiểu những gì đối phương nói. Bằng cách chủ động đặt ra những câu hỏi để tìm hiểu suy nghĩ của họ, kết hợp với không khí cởi mở và thân thiện, vấn đề sẽ được giải quyết theo cách tích cực hơn. Không chỉ kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, khả năng giao tiếp của bạn cũng sẽ được cải thiện đáng kể khi học cách lắng nghe đồng nghiệp của mình đấy!

4. Nói rõ quan điểm cá nhân

Bên cạnh việc lắng nghe và thấu hiểu người khác, bạn cũng cần phải nói lên suy nghĩ của mình. Khi nói lên ý kiến cá nhân, bạn cần trình bày rõ ràng và chi tiết. Điều này không chỉ tạo cơ hội để bạn giải tỏa khúc mắc của bản thân mà còn giúp mọi người dễ dàng nắm bắt được những gì bạn muốn đề cập.

Trong học tập để tạo nên sự phát triển em sẽ giải quyết mâu thuẫn theo cách nào dưới đây
Hãy trình bày một cách cẩn thận và chi tiết những suy nghĩ của mình (Nguồn: pifonline)

Một trong những cách để giảm thiểu mâu thuẫn là hãy thẳng thắn thừa nhận ngay từ đầu, nếu bạn hoặc nhóm của bạn mắc phải những thiếu sót. Làm như vậy sẽ giúp người nghe xác định được vấn đề và tập trung hơn. Sau đó, hãy trình bày lý do hoặc giải thích cho những khiếm khuyết.

5. Quan tâm đến tương lai, không phải quá khứ

Nếu mâu thuẫn đã xảy ra, thay vì chú ý đến những sai lầm hoặc ai nên làm gì trong quá khứ, bạn hãy tập trung vào vấn đề ở hiện tại. Điều quan trọng cần làm là giải quyết và tìm ra "nút thắt" của vấn đề, sau đó tìm ra những giải pháp để hoàn thành các mục tiêu chung trong tương lai.

6. Đặt câu hỏi phù hợp

Một cách hữu ích để có thêm thông tin giải quyết mâu thuẫn là đặt câu hỏi cho mọi người. Câu hỏi mở sẽ là phương án tối ưu trong tình huống này. Ví dụ khi hỏi: “Bạn có thể cho tôi biết những gì xảy ra từ lúc bắt đầu được không?” kết hợp với giọng điệu chu đáo và đĩnh đạc, đối phương sẽ ít rơi vào trạng thái phòng thủ và cởi mở hơn khi trò chuyện và dễ dàng nói ra những khó khăn với bạn.

Trong học tập để tạo nên sự phát triển em sẽ giải quyết mâu thuẫn theo cách nào dưới đây
Đặt câu hỏi phù hợp có thể giúp gợi mở thêm nhiều thông tin để giải quyết vấn đề (Nguồn: unsplash)

Hạn chế đặt những câu hỏi đóng, như “Bạn đã làm nó phải không?”, “Bạn là người mắc lỗi đúng không?”. Những cách đặt câu hỏi này thường dùng để xác nhận thông tin chứ không mang tính gợi mở. Khi mâu thuẫn xảy ra, việc đưa ra liên tiếp những thắc mắc như vậy sẽ khiến người khác cảm thấy đang bị tra khảo và khó chịu.

7. Cùng nhau đưa ra giải pháp

Trình bày suy nghĩ cá nhân, đặt câu hỏi và trả lời thẳng thắn giữa bạn và đồng nghiệp… trở nên quan trọng vì những thông tin có được sẽ là cơ sở để lựa chọn phương án giải quyết mâu thuẫn của mọi người.

Trong học tập để tạo nên sự phát triển em sẽ giải quyết mâu thuẫn theo cách nào dưới đây
Kỹ năng hợp tác, cùng nhau giải quyết vấn đề rất quan trọng trong công việc (Nguồn: unsplash)

Việc cùng nhau đưa ra giải pháp là rất quan trọng. Nếu đối phương không đồng ý với phương hướng mà bạn đưa ra, hãy cố gắng thuyết phục họ tham gia vào quá trình giải quyết. Khi tất cả mọi người cùng tham gia, mâu thuẫn vừa nhanh chóng được "gỡ bỏ", vừa đáp ứng mong muốn và lợi ích của đôi bên.

Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn là một yếu tố không thể thiếu đối với người đi làm trong cuộc sống hiện nay. Hãy trang bị kỹ năng này để trở nên chuyên nghiệp và làm việc có hiệu quả hơn bạn nhé!

Anh Thư (Tổng hợp)

Trong học tập để tạo nên sự phát triển em sẽ giải quyết mâu thuẫn theo cách nào dưới đây


 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GDCD LỚP 10

BÀI 1. THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN BIỆN CHỨNG

Câu 1: Đối tượng nghiên cứu của Triết học Mác – Lênin là:

Những vấn đề chung nhất, phổ biến nhất của thế giới.

Những vấn đề quan trọng của thế giới đương đại.

Những vấn đề cần thiết của xã hội.

Những vấn đề khoa học xã hội

Câu 2: Định nghĩa nào dưới đây là đúng về Triết học?

Triết học là khoa học nghiên cứu về thế giới, về vị trí của con người trong thế giới.

Triết học là khoa học nghiên cứu về vị trí của con người trong thế giới.

Triết học là hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó.

Triết học là hệ thống các quan điểm chung nhất về tự nhiên, xã hội và tư duy.

Câu 3: Sự phát triển của loài người là đối tượng nghiên cứu của:

A. Môn Xã hội học.                                              B. Môn Lịch sử.

C. Môn Chính trị học.                               D. Môn Sinh học.

Câu 4: Sự phát triển và sinh trưởng của các loài sinh vật trong thế giới tự nhiên là đối tượng nghiên cứu của bộ môn khoa học nào dưới đây?

      A.Toán học.                                        B. Sinh học.

      B.Hóa học.                                          D. Xã hội học.

Câu 5: Nội dung nào dưới đây là đối tượng nghiên cứu của Hóa học?

A.Sự cấu tạo chất và sự biến đổi các chất.

B.Sự phân chia, phân giải của các chất hóa học.

C.Sự phân tách các chất hóa học.

D.Sự hóa hợp các chất hóa học.

Câu 6: Hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí con người trong thế giới là nội dung của:

A. Lí luận Mác – Lênin.                            B. Triết học.

C. Chính trị học.                                       D. Xã hội học.

Câu 7: Nội dung dưới đây không thuộc kiến thức Triết học?

A. Thế giới tồn tại khách quan.                B. Mọi sự vật hiện tượng luôn luôn vận động.

C. Giới tự nhiên là cái sẵn có.                   D. Kim loại có tính dẫn điện.

Câu 8: Khẳng định nào dưới đây là đúng?

A.Triết học là khoa học của các khoa học.

B.Triết học là một môn khoa học.

C.Triết học là khoa học tổng hợp.

D.Triết học là khoa học trừu tượng.

Câu 9: Triết học có vai trò nào dưới đây đối với hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người?

A.Vai trò đánh giá và cải tạo thế giới đương đại.

B.Vai trò thế giới quan và phương pháp đánh giá.

C.Vai trò định hướng và phương pháp luận.

D.Vai trò thế giới quan và phương pháp luận chung.

Câu 10. Toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống gọi là

A. Quan niệm sống của con người.          B. Cách sống của con người.

C. Thế giới quan.                                      D. Lối sống của con người.

Câu 11. Hãy chọn thứ tự phát triển các loại hình thế giới quan dưới đây cho đúng.

Tôn giáo → Triết học → huyền thoại.

Huyền thoại → tôn giáo → Triết học.

Triết học → tôn giáo →huyền thoại.

Huyền thoại → Triết học → tôn giáo.

Câu 12: Vấn đề cơ bản của Triết học hiện đại là vấn đề quan hệ giữa

A. Tư duy và vật chất.                              B. Tư duy và tồn tại.

C. Duy vật và duy tâm.                            D. Sự vật và hiện tượng.

Câu 13: Giữa sự vật và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào là nội dung.

A.Mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của Triết học.

B.Mặt thứ hai vấn đề cơ bản của Triết học.

C.Khái niệm vấn đề cơ bản của Triết học.

D.Vấn đề cơ bản của Triết học.

Câu 14: Nội dung nào dưới đây là cơ sở để phân chia thế giới quan duy vật và duy tâm?

A.Cách trả lời mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của Triết học.

B.Cách trả lời thứ hai vấn đề cơ bản của Triết học.

C.Cách giải quyết vấn đề cơ bản của triết học.

D.Mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của Triết học.

Câu 15: Vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Giới tự nhiên tồn tại khách quan, không ai sáng tạo ra là quan điểm của

A. Thế giới quan duy tâm.                                    B. Thế giới quan duy vật.

C. Thuyết bất khả tri.                                D. Thuyết nhị nguyên luận.

Câu 16: Thế giới quan duy tâm có quan điểm thế nào dưới đây về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức?

A.Vật chất là cái có trước và quyết định ý thức.

B.Ý thức là cái có trước và sản sinh ra giới tự nhiên.

C.Vật chất và ý thức cùng xuất hiện.

D.Chỉ tồn tại ý thức.

Câu 17: Theo nghĩa chung nhất, phương pháp là

A. Cách thức đạt được chỉ tiêu.                B. Cách thức đạt được ước mơ.

C. Cách thức đạt được mục đích.             D. Cách thức làm việc tốt.

Câu 18: Phương pháp luận là

A.Học tuyết về phương pháp nhận thức khoa học và cải tạo thế giới.

B.Học thuyết về các cách thức, quan điểm nghiên cứu khoa học.

C.Học thuyết về các phương pháp cải tạo thế giới.

D.Học thuyết về phương án nhận thức khoa học.

Câu 19: Nội dung nào dưới đây thuộc kiến thức triết học?

A.Hiện tượng oxi hóa của kim loại.

B.Mọi sự vật hiện tượng luôn luôn vận động.

C.Sự hình thành và phát triển của xã hội.

D.Hơi nước gặp lạnh ngưng tụ thành mưa.

Câu 20: Trong các câu tục ngữ dưới đây, câu nào có yếu tố biện chứng?

A. An cư lạc nghiệp.                                 B. Môi hở rang lạnh.

C. Đánh bùn sang ao.                                D. Tre già măng mọc.

Đáp án

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

A

C

B

B

A

Câu

6

7

8

9

10

Đáp án

B

D

B

D

C

Câu

11

12

13

14

15

Đáp án

B

B

A

A

B

Câu

16

17

18

19

20

Đáp án

B

C

A

B

D

Câu 21. Quan niệm cho rằng ý thức là cái có trước là cái sản sinh ra giới tự nhiên, sản sinh ra vạn vật, muôn loài thuộc thế giới quan của trường phái triết học nào ?

A. Duy vật              B. Duy tâm                 C. Nhị nguyên luận               D. Duy tân.

Câu 22. Quan niệm cho rằng: giữa vật chất và ý thức thì vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người, không do ai sáng tạo ra, không ai có thể tiêu diệt được thuộc thế giới quan của trường phái triết học nào sau đây:

A. Duy vật              B. Duy tâm                 C. Nhị nguyên luận   D. Duy tân.

Câu 23. Ở các ví dụ sau, ví dụ nào thuộc kiến thức triết học ?

A.Trong một tam giác vuông, bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông

B.Mọi sự vật hiện tượng đều có quan hệ nhân quả.

C.Cạnh tranh là một quy luật tất yếu của mọi nền sản xuất hàng hoá

D.Không có sách thì không có kiến thức, không có kiến thức thì không có CNXH.

Câu 24. Những quy luật chung nhất, phổ biến nhất về sự vận động và phát triển của giới tự nhiên, đời sống xã hội và lĩnh vực tư duy là đối tượng nghiên cứu của :

A. Triết học             B. Sử học                    C. Toán học                 D. Vật

BÀI 2. THẾ GIỚI VẬT CHẤT TỒN TẠI KHÁCH QUAN

BIẾT

Câu 1. Em đồng ý với quan điểm nào sau đây:

A.Giới tự nhiên con người sản phẩm của Chúa trời

B.Giới tự nhiên cái có sẵn, phát triển không ngừng. Con người xã hội loài người sản phẩm của sự phát triển của giới tự nhiên.

C.Con người khi sinh ra đã chịu sự chi phối của số mệnh

D.Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên.

HIỂU

Câu 2. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây ?

A.Con người không thể nhận thức được thế giới khách quan

B.Con người vừa có thể nhận thức được vừa không thể nhận thức được thế giới khách

quan

C.Không có cái gì con người không thể nhận thức được, chỉ có những cái con người chưa nhận thức được thôi

D.Con người nhận thức được tất cả mọi sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan.

Câu 3. Quan niệm nào sau đây phản ánh đúng nguồn gốc con người ?

A.Bà Nữ Oa dùng bùn vàng nặn ra con người thổi vào đó sự sống

B.Tổ tiên của loài người ông Adam bà Eva

C.Con người sản phẩm của giới tự nhiên, tồn tại trong môi trường tự nhiên cùng phát triển với môi trường tự nhiên.

D.Con người sản phẩm của sự phát triển của chính bản thân mình.

Câu 4. Quan niệm nào sau đây không phản ánh đúng nguồn gốc của xã hội loài người ?

A.Xã hội loài người sản phẩm của Chúa

B.Xã hội loài người sản phẩm của quá trình phát triển giới tự nhiên

C.Xã hội loài người phát triển qua nhiều giai đoạn

D.Con người có thể cải tạo hội.

Câu 5.  Con người có thể cải tạo thế giới khách quan trên cơ sở

A.Sự tồn tại của thế giới khách quan

B.Theo ý muốn của con người

C.Tôn trọng quy luật khách quan

D.Không cần quan tâm đến quy luật khách quan

VẬN DỤNG

Câu 6. Trong các sự vật, hiện tượng sau, sự vật, hiện tượng nào không tồn tại khách quan ?

A. Từ trường trái đất                                             B. Ánh sáng

C. Mặt trời                                                            D. Diêm vương

BÀI 3. SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN

CỦA THẾ GIỚI VẬT CHẤT

Câu 1: Vận động là mọi sự biến đổi nói chung của các sự vật, hiện tượng trong

A.Giới tự nhiên và tư duy.

B.Giới tự nhiên và đời sống xã hội

C.Thế giới khách quan và xã hội.

D.Đời sống xã hội và tư duy.

Câu 2: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, ý kiến nào dưới đây là đúng?

A.Mọi sự biến đổi của sự vật hiện tượng là khách quan.

B.Mọi sự biến đổi đều là tạm thời.

C.Mọi sự biến đổi của sự vật, hiện tượng xuất phát từ ý thức của con người.

D.Mọi sự vật, hiện tượng không biến đổi.

Câu 3: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phát triển theo chiều hướng vận động nào dưới đây?

A.Ngắt quãng.                                                B. Thụt lùi.

C.Tuần hoàn.                                       D. Tiến lên.

Câu 4: Hình thức vận động nào dưới đây là cao nhất và phức tạp nhất?

A. Vận động cơ học.                                 B. Vận động vật lí

C. Vận động hóa học                                D. Vận động xã hội.

Câu 5: Bằng vận động và thông qua vận động, sự vật hiện tượng đã thể hiện đặc tính nào dưới đây?

A. Phong phú và đa dạng.                                                B. Khái quát và cơ bản.

C. Vận động và phát triển không ngừng              D. Phổ biến và đa dạng.

Câu 6: Ý kiến nào dưới đây về vận động là không đúng?

A.Vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của sự vật, hiện tượng.

B.Vận động là mọi sự biến đổ nói chung của các sự vật hiện tượng trong tự nhiên và đời sống xã hội.

C.Triết học Mác – Lênin khái quát có năm hình thức vận động cơ bản trong thế giới vật chất.

D.Trong thế giới vật chất có những sự vật, hiện tượng không vận động và phát triển.

Câu 7: Nội dung nào dưới đây thể hiện hình thức vận động cơ học?

A.Sự di chuyển các vật thể trong không gian.

B.Sự tiến bộ của những học sinh cá biệt.

C.Quá trình bốc hơi của nước.

D.Sự biến đổi của nền kinh tế.

Câu 8: Nội dung nào dưới đây thể hiện hình thức vận động vật lí?

A.Quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

B.Sư thay đổi thời tiết của các mùa trong năm.

C.Quá trình điện năng chuyển hóa thành quang năng.

D.Quá trình thay thế các chế độ xã hội trong lịch sử.

Câu 9: Sự biến đổi của công cụ lao động từ đồ đá đến kim loại thuộc hình thức vận động nào dưới đây?

A. Cơ học                                            B. Vật lí

C. Hóa học                                           D. Xã hội

Câu 10: Hiện tượng thủy triều là hình thức vận động nào dưới đây?

A. Cơ học                                            B. Vật lí

C. Hóa học                                           D. Sinh học

Câu 11. Vận động viên điền kinh chạy trên sân vận động thuộc hình thức vận động nào dưới đây?

A. Cơ học                                            B. Vật lí

C. Sinh học                                          D. Xã hội

Câu 12: Các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất có mối quan hệ với nhau như thế nào?

A.Độc lập tách rời nhau, không có mối quan hệ với nhau.

B.Có mối quan hệ hữu cơ với nhau và có thể chuyển hóa lẫn nhau.

C.Tồn tại riêng vì chúng có đặc điểm riêng biệt.

D.Không có mối quan hệ với nhau và không thể chuyển hóa lẫn nhau.

Câu 13. Câu nào dưới đây thể hiện hình thức vận động vật lí?

Â.Sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.

B.Sự thay đổi các chế độ xã hội trong lịch sử.

C.Sự biến đổi của công cụ lao động qua các thời kì.

D.Sự chuyển hóa từ điện năng thành nhiệt năng.

Câu 14. Để sự vật hiện tượng có thể tồn tại được thì cần phải có điều kiện nào dưới đây?

A. Luôn luôn vận động.                            B. Luôn luôn thay đổi.

C. Sự thay thế nhau.                                 D. Sự bao hàm nhau.

Câu 15. Ý kiến nào dưới đây là đúng khi bàn về mối quan hệ giữa các hình thức vận động?

A.Hình thức vận động thấp bao hàm các hình thức vận động cao.

B.Hình thức vận động cao bao hàm các hình thức vận động thấp.

C.Các hình thức vận động không bao hàm nhau.

D.Các hình thức vận động không có mối quan hệ với nhau.

Câu 16. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, ý kiến nào dưới đây là đúng?

A.Sự vật và hiện tượng không biến đổi.

B.Sự vật và hiện tượng luôn không ngừng biến đổi.

C.Sự vật và hiện tượng trong xã hội lặp đi lặp lại.

D.Sự vật và hiện tượng biến đổi phụ thuộc vào con người.

Câu 17. Sự biến đổi nào dưới đây được coi là sự phát triển?

A.Sự biến đổi của sinh vật từ đơn bào đến đa bào.

B.Sự thoái hóa của một loài động vật theo thời gian.

C.Cây khô héo mục nát.

D.Nước đun nóng bốc thành hơi nước.

Câu 18. Trong thế giới vật chất, quá trình phát triển của các sự vật và hiện tượng vận động theo xu hướng nào dưới đây?

A.Vận động theo chiều hướng đi lên từ thấp đến cao.

B.Vận động đi lên từ thấp đến cao và đơn giản, thẳng tắp.

C.Vận động đi lên từ cái cũ đến cái mới.

D.Vận động đi theo một đường thẳng tắp.

Câu 19. Sự vận động nào dưới đây không phải là sự phát triển?

A.Bé gái → thiếu nữ →người phụ nữ trưởng thành →bà già.

B.Nước bốc hơi →mây →mưa →nước.

C.Học lực yếu →học lực trung bình → học lực khá

D.Học cách học →biết cách học.

Câu 20. Câu nào dưới đây nói về sự phát triển?

A. Rút dây động rừng                   B. Nước chảy đá mòn.

C. Tre già măng mọc                     D. Có chí thì nên.

Câu 21. Sự phát triển trong xã hội được biểu hiện ntn?

A.Sự thay thế chế độ xã hội này bằng một chế độ xã hội khác tiến bộ hơn.

B.Sự tác động qua lại giữa các kết cấu vật chất ở mọi nơi trên thế giới.

C.Sự xuất hiện các hạt cơ bản.

D.Sự xuất hiện các giống loài mới.

Câu 22. Khi xem xét các sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất, chúng ta phải lưu ý những điều gì dưới đây?

A.Xem xét sự vật hiện tượng trong trạng thái bất biến.

B.Xem xét sự vật hiện tượng trong trạng thái vận động, biến đổi không ngừng.

C.Xem xét sự vật hiện tượng trong hoàn cảnh cụ thể của nó để tránh nhầm lẫn.

D.Xem xét sự vật hiện tượng trong hình thức vận động cao nhất của nó.

Câu 23. Theo quan điểm của Triết học duy vật biện chứng thì quan điểm nào dưới đây là đúng?

A.Mọi sự vận động đều là phát triển.

B.Vận động và phát triển không có mối quan hệ với nhau.

C.Không phải bất kì sự vận động nào cũng là phát triển.

D.Không phải sự phát triển nào cũng là vận động.

Câu 24. Khẳng định giới tự nhiên đã phát triển từ chưa có sự sống đến có sự sống, là phát triển thuộc lĩnh vực nào dưới đây?

A. Tự nhiên                                          B. Xã hội

C. Tư duy                                             D. Đời sống.

Câu 25. Trí tuệ của con người đã phát triển không ngừng, từ việc chế tạo ra công cụ lao động thô sơ đến những máy móc tinh vi là thể hiện sự phát triển trong lĩnh vực nào dưới đấy?

A. Tự nhiên                                             B. Xã hội

C. Tư duy                                                            D. Lao động

Câu 26. Em không đồng ý với quan điểm nào dưới đây khi bàn về phát triển?

A.Sự phát triển diễn ra quanh co, phức tạp, không dễ dàng.

B.Cần xem xét và ủng hộ cái mới, cái tiến bộ

C.Cần giữ nguyên những đặc điểm của cái cũ

D.Cần tránh bảo thủ, thái độ thành kiến về cái mới.

Câu 27. Câu tục ngữ nào dưới đây không thể hiện sự phát triển?

A. Góp gió thành bão                               B. Kiến tha lâu cũng đầy tổ

C.Tre già măng mọc                                 D. Đánh bùn sang ao.

Câu 28. Sự vận động theo hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ

kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn là:

A. Sự tăng trưởng B. Sự phát triển           C. Sự tiến hoá             D. Sự tuần hoàn

Câu 29. Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng là:

A.Cái mới ra đời giống như cái cũ

B.Cái mới ra đời tiến bộ, hoàn thiện hơn cái cũ

C.Cái mới ra đời lạc hậu hơn cái cũ

D.Cái mới ra đời thay thế cái cũ

Câu 30. Các sự vật, hiện tượng vật chất tồn tại được do:

A.Chúng luôn luôn vận động

B.Chúng luôn luôn biến đổi

C.Chúng đứng yên

D.Sự cân bằng giữa các yếu tố bên trong của sự vật, hiện tượng

Câu 31. Sự biến đổi của công cụ lao động từ đồ đá đến kim loại thuộc hình thức vận động nào ?

A. Hoá học             B. Vật lý                     C. Cơ học                    D. Xã hội

Câu 32. Mọi sự biến đổi nói chung của các sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên và xã hội là

A. Sự phát triển         B. Sự vận động                    C. Mâu thuẫn            D. Sự đấu tranh

Câu 33. Cây ra hoa kết trái thuộc hình thức vận động nào ?

A. Hoá học             B. Sinh học                            C. Vật lý                     C. Cơ học

Câu 34. Hiện tượng thanh sắt bị han gỉ thuộc hình thức vận động nào ?

A. Cơ học               B. Vật lý                     C. Hoá học                            D. Sinh học

 

BÀI 4. NGUỒN GỐC VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN

CỦA SỰ VẬT, HIỆN TƯỢNG

Câu 1. Theo Triết học Mác – Lênin mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập

A. Vừa xung đột nhau, vừa bài trừ nhau.

B. Vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau.

C. Vừa liên hệ với nhau, vừa đấu tranh với nhau.

D. Vừa chuyển hóa, vừa đấu tranh với nhau.

Câu 2. Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó có

A. Hai mặt đối lập                                     B. Ba mặt đối lập

C. Bốn mặt đối lập                                                D. Nhiều mặt đối lập.

Câu 3. Trong một chỉnh thể, hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau, Triết học gọi đó là

A. Mâu thuẫn                                       B. Xung đột

C. Phát triển                                         D. Vận động.

Câu 4. Mặt đối lập của mâu thuẫn là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng, chúng phát triển theo những chiều hướng

A. Khác nhau                                                        B. Trái ngược nhau

C. Xung đột nhau                                     D. Ngược chiều nhau

Câu 5. Để trở thành mặt đối lập của mâu thuẫn, các mặt đối lập phải

A. Liên tục đấu tranh với nhau

B. Thống nhất biện chứng với nhau

C. Vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau

D. Vừa liên hệ với nhau, vừa đấu tranh với nhau

Câu 6. Hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau, Triết học gọi đó là

A. Sự khác nhau giữa các mặt đối lập                  B. Sự phân biệt giữa các mặt đối lập

C. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập                    D. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập.

Câu 7. Hai mặt đối lập vận động và phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau, nên chúng luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau, Triết học gọi đó là

A. Sự đấu trah giữa các mặt đối lập.                     B. Sự tồn tại giữa các mặt đối lập

C. Sự phủ định giữa các mặt đối lập                     D. Sự phát triển giữa các mặt đối lập

Câu 8. Theo quan điểm Triết học, mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng

A. Sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập                B. Sự phủ định giữa các mặt đối lập

C. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập                    D. Sự điều hòa giữa các mặt đối lập

Câu 9. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập được hiểu là, hai mặt đối lập

A. Cùng bổ sung cho nhau phát triển

B. Thống nhất biện chứng với nhau

C. Liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề để cho nhau tồn tại

D. Gắn bó mật thiết với nhau, chuyển hóa lẫn nhau

Câu 10. Theo quan điểm Triết học, mâu thuẫn là

A. Một tập hợp                                                     B. Một thể thống nhất

C. Một chỉnh thể                                                   D. Một cấu trúc

Câu 11. Nội dung nào dưới đây không đúng về mâu thuẫn trong Triết học?

A. Bất kì mặt đối lập nào cũng tạo thành mâu thuẫn

B. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.

C. các mặt đối lập của mâu thuẫn vừa thống với nhau, vừa đấu tranh với nhau.

D. Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó có hai mặt đối lập

Câu 12. Biểu hiện nào dưới đây là mâu thuẫn theo quan điểm Triết học?

A. Giai cấp nông dân đấu tranh chống lại địa chủ trong xã hội phong kiến

B. Nam và Lan hiểu lầm nhau dẫn đến to tiếng

C. Mĩ thực hiện chính sách cấm vận I-ran

D. Hai gia đình hàng xóm tranh chấp đất đai

Câu 13. Kết quả của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là

A. Sự vật hiện tượng được giữ nguyên trạng thái cũ.

B. Sự vật, hiện tượng cũ được thay thế bằng sự vật, hiện tượng mới.

C. Sự vật, hiện tượng bị biến đổi theo chiều hướng tích cực

D. Sự vật, hiện tượng bị tiêu vong.

Câu 14. Điều kiện để hình thành một mẫu thuẫn theo quan điểm Triết học là

A. Có hai mặt đối lập ràng buộc, tác động lẫn nhau.

B. Có hai mặt đối lập liên hệ chặt chẽ với nhau

C. Có những mặt đối lập xung đột với nhau.

D. Có nhiều mặt đối lập trong một sự vật.

Câu 15. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập có biểu hiện là, các mặt đối lập luôn luôn

A. Xung đột với nhau                               B. Có xu hướng ngược chiều nhau

C. Tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau             D. Mâu thuẫn với nhau.

Câu 16. Nội dung nào dưới đây đúng khi nói về mâu thuẫn Triết học

A. Mâu thuẫn Triết học là phương thức tồn tại của thế giới vật chất

B. Mẫu thuẫn là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng

C. Mâu thuẫn là cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng

D. Mâu thuẫn là khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng

Câu 17. Nội dung nào dưới đây không đúng về sự thống nhất giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn?

A. Hai mặt đối lập cùng tồn tại trong một mâu thuẫn

B. Hai mặt đối lập cùng gạt bỏ nhau.

C. Hai mặt đối lập làm tiền đề tồn tại cho nhau

D. Hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau.

Câu 18. Ý kiến nào dưới đây về sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là đúng?

A. Đấu tranh và thống nhất đều là tương đối.

B. Đấu tranh và thống nhất đều là tuyệt đối.

C. Đấu tranh là tuyệt đối, thống nhất là tương đối.

D. Đấu tranh là tương đối, thống nhất là tuyệt đối.

Câu 19. Sự vật, hiện tượng nào dưới đây là mặt đối lập của mâu thuẫn theo quan điểm Triết học?

A. Bảng đen và phấn trắng                                   B. Thước dài và thước ngắn

C. Mặt thiện và ác trong con người.         D. Cây cao và cây thấp.

Câu 20. Mỗi sinh vật có quá trình đồng hóa thì phải có quá trình dị hóa, nếu chỉ có một quá trình thì sinh vật sẽ chết, theo quan điểm Triết học đây là

A. Quy luật tồn tại của sinh vật                B. Sự đồng nhất giữa các mặt đối lập

C. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập      D. Sự liên hệ giữa các mặt đối lập

Câu 21. Biểu hiện nào dưới đây lí giải đúng về nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng?

A. Sự biến đổi về lượng và chất               B. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.

C. Sự phủ định biện chứng.                                  D. Sự chuyển hóa của các sự vật

Câu 22. “Trải qua nhiều cuộc đấu tranh giữa giai cấp nông dân và giai cấp địa chủ trong xã hội phong kiến, mà đỉnh cao là thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã dẫn đến việc thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Đoạn văn trên thể hiện những quy luật nào của Triết học?

A. Quy luật mâu thuẫn, quy luật lượng – chất, quy luật phủ định của phủ định.

B. Quy luật mâu thuẫn, quy luật phủ định của phủ định, quy luật biến đổi.

C. Quy luật lượng – chất, quy luật phủ định của phủ định, quy luật tiến hóa.

D. Quy luật lượng – chất, quy luật vận động, quy luật phủ định của phủ định.

Câu 23. Trong đời sống văn hóa ở nước ta hiện nay, bên cạnh những tư tưởng văn hóa tiến bộ còn tồn tại những hủ tục lạc hậu. Cần làm gì để xây dựng nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa theo quan điểm mâu thuẫn Triết học?

A. Giữ nguyên đời sống văn hóa như hiện nay.               B. Đấu tranh xóa bỏ những hủ tục cũ

C. Tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới.                              D. Phát huy truyền thống văn hóa dân tộc.

Câu 24. Cần làm gì để giải quyết mâu thuẫn trong cuộc sống theo quan điểm Triết học?

A. Thực hiện chủ trương “dĩ hòa vi quý”.                        B. Tránh tư tưởng “đốt cháy giai đoạn”

C. Tiến hành phê bình và tự phê bình.                  D. Điều hòa mẫu thuẫn.

Câu 25. Nhằm trục lợi, nhiều kẻ xấu đã thực hiện hành vi “rải đinh” trên đường giao thong. Theo quan điểm mâu thuẫn Triết học, cách nào dưới đây sẽ giải quyết triệt để tình trạng này?

A. Tham gia dọn sạch đinh trên đường.

B. Đấu tranh ngăn chặn, xử lí những kẻ rải đinh.

C. Chú ý điều khiển phương tiện tránh những vật sắc nhọn trên đường.

D. Đặt biển cảnh báo tại những đoạn đường có tình trạng “đinh tặc”.

Câu 26. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là :

A.Các mặt đối lập luôn tác động, loại bỏ, bài xích, thủ tiêu lẫn nhau, chuyển hoá cho

nhau.

B.Các mặt đối lập luôn tác động, gắn bó, gạt bỏ nhau

C.Các mặt đối lập luôn tác động, gạt bỏ, bài trừ lẫn nhau

D.Các mặt đối lập triệt tiêu nhau.

Câu 27. Hiểu như thế nào là không đúng về sự thống nhất giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn triết học?

A.Hai mặt đối lập cùng tồn tại trong một chỉnh thể

B.Hai mặt đối lập liên hệ, gắn với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau

C.Không mặt này thì không có mặt kia

D.Hai mặt đối lập hợp lại thành một khối thống nhất.

Câu 28. Mặt đối lập của mâu thuẫn là:

A.Những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm của sự vật trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng chúng đi theo chiều hướng trái ngược nhau

B.Những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm của sự vật trong quá trình vận động của sự vật, hiện tượng, chúng đi theo chiều hướng khác nhau

C.Những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm của sự vật trong quá trình vận động của sự vật, hiện tượng, chúng phát triển theo cùng một chiều

D.Những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm của sự vật trong quá trình vận động của sự vật, hiện tượng, chúng không chấp nhận nhau.

Câu 29. Khi mâu thuẫn được giải quyết thì có tác dụng như thế nào ?

A.Sự vật hiện tượng có sự chuyển biến tích cực

B.Sự vật hiện tượng tự mất đi được thay thế bằng một sự vật, hiện tượng khác

C.Sự vật, hiện tượng phát triển

D.Sự vật, hiện tượng vẫn tồn tại.

Câu 30. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi nào ?

A.Các mặt đối lập còn tồn tại

B.Các mặt đối lập bị thủ tiêu, chuyển thành cái khác

C.Các mặt đối lập đấu tranh gay gắt với nhau

D.Một mặt đối lập bị thủ tiêu, mặt kia còn tồn tại

Câu 31.Trong các ví dụ sau, ví dụ nào không phải là mâu thuẫn theo quan niệm  triết học?

thuẫn giữa giai cấp thống trị giai cấp bị trị trong hội có giai cấp đối kháng,

A.Mâu thuẫn giữa các học sinh tích cực các học sinh cá biệt trong lớp,

B.Mâu thuẫn giữa hai nhóm học sinh do sự hiểu nhầm lẫn nhau.

C.Sự xung đột giữa nhu cầu phát triển kinh tế yêu cầu bảo vệ môi trường.

Câu 32. Mâu thuẫn là một chỉnh thể trong đó hai mặt đối lập vừa...........,vừa..........

A. đấu tranh với nhau -tồn tại cùng nhau             B.  tồn tại cùng nhau -thống nhất với nhau

C. thống nhất với nhau -đấu tranh với nhau         D. thống nhất với nhau-tồn tại cùng nhau

Câu 33. Mặt đối lập của mâu thuẫn đó là những khuynh hướng tính chất đặc điểm mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng chúng phát triển theo những ....

A. chiều hướng cùng chiều                                   B. chiều hướng tiến lên   

C. chiều hướng trái ngược nhau                           D. chiều hướng đi xuống

BÀI 5. CÁCH THỨC CỦA SỰ PHÁT TRIỂN.

Câu 1. Trong Triết học, khái niệm chất dùng để chỉ

A.Những thuộc tính bản chất nhất của sự vật và hiện tượng

B.Những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác.

C.Những thành phần cơ bản để cấu thành sự vật, hiện tượng

D.Những yếu tố, thuộc tính, đặc điểm căn bản của sự vật, hiện tượng

Câu 2. Để phân biệt sự vật, hiện tượng này với các sự vật và hiện tượng khác, cần căn cứ vào yếu tố nào dưới đây?

A. Lượng                                             B. Chất

C. Độ                                                   D. Điểm nút

Câu 3. Những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác là khái niệm

A. Lượng                                             B. Hợp chất

C. Chất                                                             D. Độ

Câu 4. Trong Triết học, độ của sự vật và hiện tượng là giới hạn mà trong đó

A.Chưa có sự biến đổi nào xảy ra

B.Sự biến đổi về lượng làm thay đổi về chất của sự vật

C.Sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất.

D.Sự biến đổi của chất diễn ra nhanh chóng

Câu 5. Trong cách thức vận động, phát triển, mỗi sự vật và hiện tượng đều có hai mặt thống nhất với nhau, đó là

A. Độ và điểm nút                                                B. Điểm nút và bước nhảy

C. Chất và lượng                                      D. Bản chất và hiện tượng.

Câu 6. Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau ntn?

A.Chất biến đổi trước, hình thành lượng mới tương ứng

B.Lượng biến đổi nhanh, chất biến đổi chậm

C.Lượng biến đổi trước và chậm, chất biến đổi sau và nhanh

D.Chất và lượng biến đổi nhanh chóng.

Câu 7. Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng được gọi là

A. Độ                                                   B. Lượng

C. Bước nhảy                                       D. Điểm nút.

Câu 8. Trong Triết học, điểm nút là điểm giới hạn mà tại đó

A. Các sự vật thay đổi                              B. Sự vật và hiện tượng thay đổi về chất

C. Lượng mới ra đời                                 D. Sự vật mới hình thành, phát triển.

Câu 9. Khi sự biến đổi về lượng đạt đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng thì

A. Sự vật thay đổi                                     B. Lượng mới hình thành

C. Chất mới ra đời                                                D. Sự vật phát triển

Câu 10. Điều kiện để chất mới ra đời là gì?

A. Tang lượng liên tục                              B. Lượng biến đổi trong giới hạn cho phép

C. Lượng biến đổi đạt tới điểm nút          D. Lượng biến đổi nhanh chóng

Câu 11. Khái niệm dung để chỉ những thuộc tính cơ bản vốn có của sự vật, hiện tượng, biểu thị trình độ phát triển, quy mô tốc độ vận động của sự vật, hiện tượng là

A. Bước nhảy                                      B. Chất

C. Lượng                                                         D. Điểm nút

Câu 12. Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật và hiện tượng được gọi là

A. Độ                                                   B. Lượng

C. Chất                                                             D. Điểm nút

Câu 13. Trong Triết học, chất mới ra đời lại bao hàm

A. Một hình thức mới.                              B. Một diện mạo mới tương ứng

C. Một lượng mới tương ứng                   D. Một trình độ mới tương ứng.

Câu 14. Cách hiểu nào dưới đây về mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất là đúng?

A.Mọi sự biến đổi về lượng đều dẫn đến sự biến đổi về chất

BLượng biến đổi dần dần đạt tới một giới hạn nhất định làm cho chất biến đổi

C.Chất mới ra đời vẫn giữ nguyên lượng cũ

D.Lượng biến đổi liên tục làm cho chất thay đổi

.Câu 15. Cách giải thích nào dưới đây đúng khi nói về cách thức vận độngphát triển của sự vật và hiện tượng?

A.Do sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đối về chất

B.Do sự đấu tranh giữa các mặt đối lập

C.Do sự phủ định biện chứng

D.Do sự vận động của vật chất

Câu 16. Biều hiện nào dưới đây chỉ ra cách thức làm thay đổi chất của sự vật, hiện tượng?

A.Liên tục thực hiện các bước nhảy

B.Kiên trì tích lũy về lượng đến một mức cần thiết

C.Bổ sung cho chất những nhân tố mới

D.Thực hiện các hình thức vận động.

Câu 17. Hiện tượng nào dưới đây thể hiện mặt lượng của sự vật?

A.Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2015 cao hơn so với năm 2014

B.Muối tồn tại ở dạng tinh thể màu trắng, vị mặn dễ hòa tan trong nước.

C.Lan là một học sinh thong minh, nhiệt tình giúp đỡ bạn

D.Cuốn tiểu thuyết mới ra mắt được bạn đọc nồng nhiệt đón nhận

Câu 18. Việt Nam là một quốc gia ở Đông Nam Á với số dân 90,73 triệu người (năm 2014), lãnh thổ tiếp giáp với 3 nước Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc và tiếp giáp biển Đông. Chỉ ra mặt lượng trong thông tin trên.

A. Việt Nam                                                         B. 90,73 triệu.

C. Cam – pu – chia                                               D. Ở Đông Nam Á.

Câu 19. Trong những câu dưới đây, câu nào thể hiện mối quan hệ lượng đổi dẫn đễn chất đổi

A. Mưa dầm thầm lâu                               B. Học thầy không tày học bạn

C. Góp gió thành bão                                D. Ăn vóc học hay

Câu 20. Để thực hiện tốt quy luật lượng – chất, cần tránh tư tưởng nào dưới đây?

A. Nôn nóng đốt cháy giai đoạn               B. Ngại khó ngại khổ

C. Dĩ hòa vi quý                                        D. Trọng nam khinh nữ.

Câu 21. Trong ba năm học ở phổ thong năm nào bạn A cũng đạt danh hiệu học sinh giỏi, nên mặc dù điểm xét tuyển vào trường đại học X là 25 điểm nhưng bạn vẫn vượt qua và trở thành sinh viên đại học. Điểm nút trong ví dụ trên là

A. Ba năm học phổ thông                         B. Sinh viên đại học

C. Học sinh giỏi                                        D. 25 điểm

Câu 22. Dựa vào quy luật lượng – chất để lí giải tại sao việc kết hôn của các cô gái Việt Nam với người nước ngoài thông qua môi giới thường tan vỡ?

A.Do không hòa hợp được về văn hóa

B.Chưa đủ thời gian tìm hiểu nhau để xây dựng tình yêu đích thực

C.Trình độ các cô dâu Việt Nam còn thấp

D.Người nước ngoài có lối sống tự do, phóng khoáng trong hôn nhân

.Câu 23. Để tạo ra sự biến đổi về chất trong học tập và rèn luyện, em chọn phương án nào dưới đây?

A.Cái dễ không cần học vì có thể tự hiểu được.

B.Kiên trì học tập từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp

C.Chép bài của những bạn học giỏi trong giờ kiểm tra

D.Sử dụng “phao” trong thi học kì

Câu 24. Quan điểm nào dưới đây không phản ánh đúng mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất?

A.Lượng đổi làm cho chất đổi

B.Mỗi chất lại có một lượng tương ứng

C.Chất và lượng là hai mặt thống nhất trong một sự vật

D.Chất mới ra đời vẫn giữ nguyên lượng cũ

Đáp án

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

B

B

C

C

C

Câu

6

7

8

9

10

Đáp án

B

D

B

C

C

Câu

11

12

13

14

15

16

17

Đáp án

C

A

C

B

A

B

A

Câu

18

19

20

21

22

23

24

Đáp án

B

C

A

D

B

B

D

         

Câu 1. Khái niệm dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật, hiện tượng biểu thị trình độ phát triển, số lượng, quy mô, tốc độ vận động của sự vật, hiện tượng là:

A. Mặt đối lập                                           B. Chất                       

C. Lượng                                                  D. Độ

Câu 2. Khái niệm dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật, hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật, hiện tượng đó và phân biệt nó với sự vật, hiện tượng khác là

A. Điểm nút                                                          B. Chất                                   

C. Lượng                                                  D. Độ

Câu 3. Khoảng giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa dẫn tới sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng là:

A. Điểm nút                                                          B. Bước nhảy             

C. Lượng                                                  D. Độ

Câu 4. Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng được gọi là:

A. Điểm nút                                                          B. Bước nhảy             

C. Chất                                                      D. Độ

Câu 5. Phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo ........... từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu

A. chiều hướng cân bằng                          B. chiều hướng thụt lùi

C. chiều hướng tiến lên                             D. chiều hướng ổn định

Câu 7. Để chất mới ra đời nhất thiết phải:

A. Tích lũy dần về lượng.

B. Tạo ra sự biến đổi về lượng.

C. Tạo ra sự thống nhất giữa chất và lượng.

D. Tạo ra sự biến đổi về lượng đạt đến một giới hạn nhất định.

Câu 8. Khái niệm chất được dùng để chỉ:

A. Quy mô của sự vật, hiện tượng.

B. Trình độ của sự vật, hiện tượng.

C. Cấu trúc lien kết của sự vật, hiện tượng.

D. Thuộc tính cơ bản vốn có của sự vật, hiện tượng.

Câu 10. Chất theo nghĩa triết học:

A. Chất liệu tạo nên sự vật đó.

B. Phân biệt nó với svht khác.

C. Thuộc tinh cơ bản,vốn có, tiêu biểu cho svht.

D. Thuộc tinh cơ bản,vốn có, tiêu biểu cho svht, phân biệt nó với svht khác.

Câu 11. Sự biến đổi về lượng diễn ra một cách:

A. Dần dần.                                                          C. Chầm chậm.

B. Từ từ.                                                   D. Tăng tốc.

Câu 14. Mặt chất và mặt lượng trong mỗi sự vật, hiện tượng luôn

A. Tách rời nhau.                                      C. Ở bên cạnh nhau.

B. Thống nhất với nhau.                           D. Hợp thành một khối.

Câu 15. Khi chất mới ra đời thì:

A. Lượng mất đi

B. Lượng cũ thay đổi.

C. Lượng cũ vẫn giữ nguyên

D. Lượng cũ bị thay thế bằng một lượng mới tương ứng

Câu 16: Em không đồng ý với quan điểm nào trong các quan điểm sau: Để tạo ra sự biến đổi về chất trong học tập, rèn luyện thì học sinh cần phải:

A. Học từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp

B. Cái dễ thì không cần phải học tập vì ta đã biết và có thể làm được

C. Kiên trì, nhẫn lại, không chùn bước trước những vấn đề khó khăn

D. Tích luỹ dần dần

Câu 17: Giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất thì:

A. Chất biến đổi chậm, lượng biến đổi nhanh chóng

B. Lượng biến đổi chậm, chất biến đổi nhanh chóng

C. Cả chất và lượng cùng biến đổi từ từ

D. Cả chất và lượng cùng biến đổi nhanh chóng.

Câu 18: Sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng bao giờ cũng bắt đầu từ:

A. Sự biến đổi về lượng                                                          

B. Sự thay đổi những thuộc tính cơ bản của lượng

C. Quá trình biến đổi trạng thái của lượng                             

D. Sự thay đổi lượng đặc trưng

Câu 19. Độ của sự vật hiện tượng là

A. Sự biểu hiện mối quan hệ qua lại giữa chất và lượng

B. Giới hạn của sự vật, hiện tượng

C. Sự thống nhất, liên hệ qua lại và phụ thuộc lẫn nhau giữa chất và lượng

D. Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất

Câu 20. Câu nào sau đây không phản ánh đúng mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng:

A. Lượng biến đổi dẫn đến chất biến đổi

B. Chất quy định lượng

C. Chất và lượng luôn có sự tác động lẫn nhau

D. Cả chất lượng cùng biến đổi nhanh chóng.

Câu 22. Nếu dùng các khái niệm “trung bình”, “khá”, “giỏi” … để chỉ chất của quá trình học tập của học sinh thì lượng của nó là gì?

A. Điểm số kiểm tra hàng ngày

B. Điểm kiểm tra cuối các học kỳ

C. Điểm tổng kết cuối các học kỳ

D. Khối khối lượng kiến thức, mức độ thuần thục về kỹ năng mà học sinh đã tích luỹ, rèn luyện được.

Câu 23.  Câu nói nào sau đây không nói về lượng và chất ?

A. Dốt đến đâu học lâu cũng biết.                        B. Góp gió thành bão.

C. Năng nhặt chặt bị                                             D. Chị ngã em nâng.

Câu 26. Câu nào trong các câu tục ngữ sau đây nói về lượng và chất:

A. Dốt đến đâu học lâu cũng biết.                        B. Học một biết mười.

C. Lá lành đùm lá rách.                                         D. Môi hở răng lạnh.

Câu 27. Sự biến hoá nào sau đây được coi là sự phát triển?

A. Sự biến hoá của sinh vật từ đơn bào đến đa bào

B. sự thoái hoá của một loài động vật

C. Sự thụt lùi của nền kinh tế.

D. Sự suy thoái của một chế độ xã hội.

Câu 28.  Sự dao động của con lắc” thuộc hình thức vận động cơ bản nào của thế giới vật chất?

A. Vận động cơ học                                              B. Vận động xã hội              

C. Vận động sinh học                                           D. Vận động đều

Câu 29. Câu nào thể hiện mối quan hệ lượng đổi dẫn đến chất đổi?

A. Chín quá hoá nẫu                                             B. Có công mài sắt có ngày nên kim

C. Đánh bùn sang ao                                             D. Kiến tha lâu đầy tổ

Câu 30. Đối với mỗi quốc gia, lượng là..............., diện tích lãnh thổ của nước ấy

A. tài sản                                                               C. dân số

B. sản phẩm                                                          D. thu nhập người dân                      

Câu 31. Đối với mỗi phân tử nước, .............. là số nguyên tử tạo thành nó, tức 2 nguyên tử hidrô và 1 nguyên tử ôxi

A. Chất                       B. lượng                       C. chất mới                      D. Độ

Câu 32. Hành động nào sau đây không trái với quy luật của sự phát triển?

A. Kiên trì, nhẫn nại.                                            B. Nôn nóng, nữa vời.

C. Đốt cháy giai đoạn.                                          D. Thiếu kiên nhẫn.

Câu 33. Đoạn thơ sau: “Dù bay lên sao hỏa, Sao kim cũng bay từ mặt đất. Dù lớn tựa thiên thần cũng dòng sữa ngọt mẹ nuôi. Phải cần mẫn như con ong kéo mật. Phải cần cù như con nhện chăng tơ. Quả chín trên cây là quả chín dần dà.” Nói về:

A. Quy luật phủ định của phủ định.                      C. Quy luật mâu thuẫn.

B. Quy luật lượng đổi, chất đổi.                           D. Khuynh hướng của sự phát triển.

Câu 34. Những hành động nào sau đây trái với qui luật của sự phát triển?

Thiếu kiên trì, nôn nóng, đốt cháy giai đoạn.                   

Cố gắng vượt khó, ra sức học tập tích lũy kiến thức.

C. Rèn luyện từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.  

D. Không ngừng học tập để tránh tụt hậu.

Câu 35. Em không đồng ý với ý kiến nào sau đây?

A. Con người là chủ nhân của các giá trị vật chất.     

B. Con người là động lực của mọi biến đổi xã hội.

C. Các vị thần đã quyết định các biến đổi lịch sử.      

D. Con người sáng tạo ra lịch sử trên cơ sở nhận thức và vận động của qui luật khách quan.

Câu 36. Trong các dạng vận động dưới đây dạng vận động nào được xem là sự phát triển?

A. Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thay đổi trong năm

B. Chiếc xe ô tô từ điểm A đến điểm B

C. Tư duy trong quá trình học tập                            

D. Các nguyên tử quay quanh hạt nhân của nó

Câu 37: Theo quan điểm của Triết học Mác- Lênin, vận động là :

A. Mọi sự thay đổi về vật chất của các sự vật, hiện tượng

B. Mọi sự thay đổi về vị trí của các sự vật, hiện tượng

C. Mọi sự biến đổi nói chung của các sự vật, hiện tượng

D. Mọi sự di chuyển nói chung của các sự vật, hiện tượng

Câu 38: Sự vận động của thế giới vật chất là

A. Quá trình mang tính chủ quan                           B. Quá trình mang tính khách quan

C. Do thượng đế quy định                                     D. Do một thế lực thần bí quy định

BÀI 6. KHUYNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT, HIỆN TƯỢNG.

Câu 1. Phủ định siêu hình là sự phủ định được diễn ra do

A. Sự phát triển của sự vật, hiện tượng    B. Sự tác động từ bên ngoài

C. Sự tác động từ bên trong                                 D. Sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng

Câu 2. Khẳng định nào dưới đây đúng về phủ định siêu hình?

A. Phủ định siêu hình kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật cũ.

B. Phủ định siêu hình thúc đẩy sự vật, hiện tượng phát triển.

C. Phủ định siêu hình xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật.

D. Phủ định siêu hình là kết quả của quá trình giải quyết mâu thuẫn.

Câu 3. Câu tục ngữ nào dưới đây là đúng khi nói về phủ định siêu hình?

A. Tre già măng mọc                                 B. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

C. Con hơn cha là nhà có phúc                 D. Có mới nới cũ

Câu 4. Biểu hiện nào dưới đây không phải là phủ định siêu hình?

A. Người nông dân xay hạt lúa thành gạo ăn                   B. Gió bão làm cây đổ

C. Người tối cổ tiến hóa thành người tinh khôn.             D. Con người đốt rừng

Câu 5. Câu nào dưới đây là biểu hiện của sự phủ định siêu hình?

A. Nước chảy đá mòn.                              B. Dốt đến đâu học lâu cũng biết

C. Con hơn cha là nhà có phúc                 D. Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh

Câu 6. Tục ngữ nào dưới đây là phủ định siêu hình?

A. ở bầu thì tròn, ở ống thì dài                 B. cây có cội, nước có nguồn

C. kiến tha lâu cũng đầy tổ                                   D. có thực mới vực được đạo

Câu 7. Khái niệm dùng để chỉ việc xóa bỏ sự tồn tại của sự vật, hiện tượng gọi là phủ định

A. biện chứng                                      B. siêu hình

C. khách quan                                      D. chủ quan.

Câu 8. Nội dung nào dưới đây là đặc trưng của phủ định siêu hình?

A. Sự phủ định diễn ra do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài.

B. Sự phủ định diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật

C. Sự phủ định diễn ra do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên

D. Sự phủ định diễn ra do ảnh hưởng của hoàn cảnh sống.

Câu 9. Sự phủ định diễn ra do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài hoặc xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật, hiện tượng là phủ định

A. Tự nhiên                                          B. Siêu hình

C. Biện chứng                                      D. Xã hội

Câu 10. Phủ định biện chứng là sự phủ định diễn ra do

A. Sự tác động của ngoại cảnh                 B. Sự phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng

C. Sự tác động của con người                  D. Sự tác động thường xuyên của sự vật, hiện tượng

Câu 11. Sự phủ định diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật và hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật và hiện tượng là phủ định

A. Biện chứng                                      B. Siêu hình

C. Khách quan                                                 D. Chủ quan

Câu 12. Khẳng định nào dưới đây không đúng về phủ định biện chứng?

A. Phủ định biện chứng kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật, hiện tượng cũ

B. Phủ định biện chứng diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng

C. Phủ định biện chứng đảm bảo cho các sự vật, hiện tượng phát triển liên tục

D. Phủ định biện chứng không tạo ra và không liên quan đến sự vật mới

Câu 13. Khẳng định nào dưới đây là đúng khi nói về phủ định biện chứng?

A. Bão làm đổ cây                                                B. Đổ hóa chất xuống hồ làm cá chết

C. Cây lúa trổ bông                                               D. Sen tàn mùa hạ

Câu 14. Một trong những đặc điểm cơ bản của phủ định biện chứng là

A. Tính khách quan                                               B. Tính chủ quan

C. Tính di truyền                                       D. Tính truyền thống

Câu 15. Một trong những đặc điểm cơ bản của phủ định biện chứng là

A. Tính kế thừa                                         B. Tính tuần hoàn

C. Tính thụt lùi                                          D. Tính tiến lên

Câu 16. Phủ định biện chứng có những đặc điểm nào dưới đây?

A. Tính khách quan và tính kế thừa          B. Tính truyền thống và tính hiện đại

C. Tính dân tộc và tính kế thừa                D. Tính khách quan và tính thời đại

Câu 17. Khẳng định nào dưới đây là đúng khi nói về phủ định biện chứng

A. Có trăng quên đèn                                B. Có mới nới cũ

C. Mèo nhỏ bắt chuột nhỏ                                   D. Rút dây động rừng

Câu 18. Nguyên nhân của sự phủ định nằm ngay trong bản thân sự vật hiện tượng. Điều này thể hiện đặc điểm nào dưới đây của phủ định biện chứng?

A. Tính khách quan                                               B. Tính truyền thống

C. Tính kế thừa                                         D. Tính hiện đại

Câu 19. Cái mới không ra đời từ hư vô mà ra đời từ trong long cái cũ. Điều này thể hiện đặc điểm nào dưới đây của phủ định biện chứng?

A. Tính truyền thống                                B. Tính thời đại

C. Tính khách quan                                               D. Tính kế thừa

Câu 20. Phủ định của phủ định được hiểu là sự phủ định

A. Lần thứ nhất                                        B. Lần hai, có kế thừa

C. Từ bên ngoài                                        D. Theo hình tròn

Câu 21. Biểu hiện nào dưới đây không phải là phủ định biện chứng?

A. Xã hội tư bản chủ nghĩa thay thế xã hội phong kiến

B. Các giống loài mới thay thế giống loài cũ

C. Con người dùng hóa chất tiêu diệt sinh vật

D. Học sinh đổi mới phương thức học tập

Câu 22. Câu tục ngữ nào dưới đây không phải là phủ định biện chứng?

A. Sông lở cát bồi                                     B. Uống nước nhớ nguồn

C. Tức nước vỡ bờ                                               D. Ăn cháo đá bát

Câu 23. Khẳng định nào dưới đây phù hợp với quan điểm phủ định biện chứng?

A. Tự phê bình là đánh giá ưu điểm và khuyết điểm của bản thân, nhằm phát huy cái tốt khắc phục cái xấu.

B. Phê bình là đánh giá khuyết điểm của bản thân, nhằm khắc phục cái xấu

C. Phê bình là chỉ ra khuyết điểm của người khác để họ sữa chữa cho tốt

D. Tự phê bình là đánh giá ưu điểm và khuyết điểm, nhằm phát huy điểm mạnh của bản thân

Câu 24. Câu nào dưới đây thể hiện đặc điểm kế thừa của phủ định biện chứng?

A. Người có lúc vinh, lúc nhục.                B. Giấy rách phải giữ lấy lề

C. Một tiền gà, ba tiền thóc                                  D. Ăn cây nào, rào cây nấy

Câu 25. Trường hợp nào dưới đây là phủ định biện chứng?

A. Đầu tư tiền sinh lãi                               B. Lai giống lúa mới

C. Gạo đem ra nấu cơm                            D. Sen tàn mùa hạ

Câu 26. Ví dụ nào dưới đây là biểu hiện của phủ định siêu hình?

A. Xóa bỏ hoàn toàn nền văn hóa phong kiến

B. Xây dựng nên văn hóa tiên tiến

C. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại

D. Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc

Câu 27. Quá trình phát triển từ trứng → tằm → nhộng →bướm → trứng là biểu hiện của

A. Phủ định biện chứng                            B. Phủ định siêu hình

C. Phủ định quá khứ                                             D. Phủ định hiện tại

Câu 28. Câu nào dưới đây là phủ định biện chứng?

A. Hết ngày đến đêm                                B. Hết mưa là nắng

C. Hết hạ sang đông                                             D. Hết bĩ cực đến hồi thái lai

Câu 29. Phương pháp học tập nào dưới đây không phù hợp với yêu cầu của phủ định biện chứng?

A. Học vẹt                                                            B. Lập kế hoạch học tập

C. Ghi thành dàn bài                                             D. Sơ đồ hóa bài học

Câu 30. Khuynh hướng phát triển tất yếu của sự vật, hiện tượng là quá trình

A. Phủ định quá khứ                                             B. Phủ định của phủ định

C. Phủ định cái cũ                                     D. Phủ định cái mới

Câu 31. Theo Triết học Mác – Lênin cái mới phủ định cái cũ, nhưng rồi nó lại bị cái mới hơn phủ định. Đó là sự

A. Phủ định sạch trơn                               B. Phủ định của phủ định

C. Ra đời của các sự vật                           D. Thay thế các sự vật, hiện tượng.

Câu 32. Trong quá trình vận động và phát triển vô tận của các sự vật hiện tượng, cái mới xuất hiện phủ định cái cũ, nhưng rồi nó lại bị cái mới hơn phủ định. Điều này chỉ ra

A. Nguồn gốc phát triển của sự vật, hiện tượng

B. Cách thức phát triển của sự vật, hiện tượng

C. Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng

D. Quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng

Câu 33. Cái mới ra đời phải trải qua quá trình đấu tranh giữa

A. Cái mới và cái cũ                                             B. Cái hoàn thiện và cái chưa hoàn thiện

C. Cái trước và sau                                               D. Cái hiện đại và truyền thống

Câu 34. Sự vận động đi lên, cái mới ra đời thay thế cái cũ nhưng ở trình độ cao hơn, hoàn thiện hơn, đó là

A. Cách thức phát triển của sự vật và hiện tượng

B. Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng

C. Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng

D. Hình thức phát triển của sự vật và hiện tượng

Câu 35. Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng là

A. Cái mới ra đời thay thế cái cũ                          B. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập

C. Quá trình lượng đổi dãn đễn chất đổi              D. Xóa bỏ sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.

Câu 36. Theo quan điểm duy vật biện chứng, cái mới ra đời

A. Dễ dàng                                                                       B. Không đơn giản, dễ dàng

C. Không quanh co, phức tạp                               D. Vô cùng nhanh chóng

Câu 37. Câu nào dưới đây nói về khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng

A. Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã.                           B. Con vua thì lại làm vua

C. Tre già măng mọc                                             D. Đánh bùn sang ao

Câu 38. Câu nào dưới đây không nói về khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng?

A. Trời nắng tốt dưa, trời mưa tốt lúa                  B. Tre già măng mọc

C. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài                            D. Nước chảy đá mòn

Câu 39. Theo quan điểm Triết học, quan điểm nào dưới đây không cản trở sự phát triển của xã hội?

A. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ                                   B. Môn đăng hộ đối

C. Trời sinh voi, trời sinh cỏ                                 D. Trọng nam, khinh nữ.

Câu 40. Khẳng định nào dưới đây là đúng khi nói về khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng?

A. Cái mới sẽ bị cái mới hơn phủ định                 B. Cái mới sẽ không bao giờ bị xóa bỏ

C. Cái mới không tồn tại được lâu                                   D. Cái mới không ra đời từ trong lòng cái cũ.

Câu 41. Câu nào dưới đây không đúng ki nói về triển vọng của cái mới?

A. Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời       B. Song có khúc người có lúc

C. Ăn chắc, mặc bền                                             D. Sai một li đi một dặm

Câu 42. Xã hội loài người từ khi xuất hiện đến nay đã tuần tự phát triển từ thấp đến cao tuân theo quy luật

A. Phát triển                                                     B. Vận động

C. Nhận thức                                                   D. Khách quan

Câu 43. Sự vật, hiện tượng sẽ không có sự phát triển nếu

A. Cái cũ không mất đi                                         B. Cái tiến bộ không xuất hiện.

C. Cái cũ không bị đào thải                                              D. Cái tiến bộ không được đồng hóa

Câu 44. Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói về sự phát triển

A. Máy bay cất cánh                                                         B. Nước bay hơi

C. Muối tan trong nước                                        D. Cây ra hoa kết quả.

Câu 45. Con đường phát triển của sự vật, hiện tượng diễn ra theo

A. Đường cong                                                     B. Đường xoáy trôn lốc

C. Đường thẳng                                                    D. Đường gấp khúc

Câu 46. Cái mới ra đời, kế thừa và thay thế cái cũ nhưng ở trình độ ngày càng cao hơn, hoàn thiện hơn là thể hiện khuynh hướng nào dưới đây của sự vật và hiện tượng?

A. Phát triển                                                     B. Thụt lùi

C. Tuần hoàn                                                    D. Ngắt quãng

Câu 47. Câu viết của Lênin “Cho rằng lịch sử thế giới phát triển đều đặn không va vấp, không đôi khi nhảy lùi những bước rất lớn là không biện chứng, không khoa học, không đúng về mặt lí luận”, là thể hiện điều gì dưới đây của sự vật, hiện tượng?

A. Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng

B. Cách thức phát triển của sự vật, hiện tượng

C. Nguồn gốc phát triển của sự vật, hiện tượng

D. Chu kì phát triển của sự vật, hiện tượng.

Đáp án

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

B

C

D

C

A

Câu

6

7

8

9

10

Đáp án

A

B

A

B

B

Câu

11

12

13

14

15

Đáp án

A

D

C

A

A

Câu

16

17

18

19

20

Đáp án

A

D

A

D

B

Câu

21

22

23

24

25

Đáp án

C

D

A

B

B

Câu

26

27

28

29

30

Đáp án

A

A

D

A

B

Câu

31

32

33

34

35

Đáp án

B

C

A

B

A

Câu

36

37

38

39

40

Đáp án

B

C

C

A

A

Câu

41

42

43

44

45

46

47

Đáp án

C

A

A

D

B

A

A

         

BÀI 7: THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN

ĐỐI VỚI NHẬN THỨC

Câu 1. Nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng, đem lại cho con người hiểu biết về các đặc điểm bên ngoài của chúng là giai đoạn nhận thức nào dưới đây?

A. Nhận thức lí tính                                                          B. Nhận thức cảm tính

C. Nhận thức biện chứng                                      D. Nhận thức siêu hình

Câu 2. Quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng, được gọi là

A. Nhận thức                                                   B. Cảm giác

C. Tri thức                                                        D. Thấu hiểu

Câu 3. Quá trình nhận thức diễn ra phức tạp, gồm

A. Hai giai đoạn                                                    B. Ba giai đoạn

C. Bốn giai đoạn                                                   D. Năm giai đoạn

Câu 4. Nhận thức cảm tính được tạo nên do sự tiếp xúc

A. Trực tiếp với các sự vật, hiện tượng                B. Gián tiếp với các sự vật, hiện tượng

C. Gần gũi với các sự vật, hiện tượng                  D. Trực diện với các sự vật, hiện tượng

Câu 5. Nhận thức cảm tính đem lại cho con người những hiểu biết về các đặc điểm nào dưới đây của sự vật, hiện tượng?

A. Đặc điểm bên trong                                          B. Đặc điểm bên ngoài

C. Đặc điểm cơ bản                                                          D. Đặc điểm chủ yếu

Câu 6. Nhận thức cảm tính giúp cho con người nhận thức sự vật, hiện tượng một cách?

A. Cụ thể và sinh động                                         B. Chủ quan và máy móc

C. Khái quát và trừu tượng                                              D. Cụ thể và máy móc

Câu 7. Để hoạt động học tập và lao động đạt hiệu quả cao, đòi hỏi phải luôn

A. Gắn lí thuyết với thực hành                             B. Đọc nhiều sách

C. Đi thực tế nhiều                                                           D. Phát huy kinh nghiệm bản thân

Câu 8. Nhận thức gồm hai giai đoạn nào dưới đây?

A. So sánh và tổng hợp                                        B. Cảm tính và lí tính

C. Cảm giác và tri giác                                          D. So sánh và phân tích

Câu 9. Nhận thức cảm tính cung cấp cho nhận thức lí tính những

A. Những tài liệu cụ thể                                       B. Tài liệu cảm tính

C. Hình ảnh cụ thể                                                            D. Hình ảnh cảm tính

Câu 10. Câu nào dưới đây là biểu hiện của nhận thức lí tính

A. Muối mặn, chanh chua                                     B. Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa

C. Ăn xổi ở thì                                                      D. Lòng vả cũng như lòng sung.

Câu 11. Những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội được gọi là

A. Lao động                                                     B. Thực tiễn

C. Cải tạo                                                         D. Nhận thức

Câu 12. Hoạt động thực tiễn gồm mấy hình thức?

A. Hai                                                              B. Ba

C. Bốn                                                              D. Năm

Câu 13. Quá trình hoạt động thực tiễn cũng đồng tời là quá trình phát triển và hoàn thiện

A. Phương thức sản xuất                                      B. Phương thức kinh doanh

C. Đời sống vật chất                                             D. Đời sống tinh thần

Câu 14. Mội dung nào dưới đây không thuộc hoạt động thực tiễn?

A. Hoạt động sản xuất của cải vật chất                B. Hoạt động chính trị xã hội

C. Hoạt động thực nghiệm khoa học                    D. Trái Đất quay quanh mặt trời

Câu 15. Ý kiến nào dưới đây đúng khi nói về thực tiễn?

Thực tiễn là toàn bộ hoạt động tinh thần

Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất

Thực tiễn chỉ là những hoạt động lao động

Thực tiễn chỉ là những hoạt động khách quan

Câu 16. Việc làm nào dưới đây không phải là hoạt động sản xuất vật chất

A. Sáng tạo máy bóc hành tỏi                               B. Nghiên cứu giống lúa mới

C. Chế tạo rô-bốt làm việc nhà                             D. Quyên góp ủng hộ người nghèo

Câu 17. Trường hợp nào dưới đây không phải là hoạt động chính trị - xã hội

A. ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt                            B. ủng hộ trẻ em khuyết tật

C. thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ                           D. trồng rau xanh cung ứng ra thị trường

Câu 18. Hình thức hoạt động thực tiễn cơ bản và quan trọng nhất, quy định các hoạt động khác là hoạt động nào dưới đây?

A. Kinh doanh hàng hóa                                       B. Sản xuất vật chất

C. Học tập nghiên cứu                                          D. Vui chơi giải trí

Câu 19. Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.                    B. Thực tiễn quyết định toàn bộ nhận thức.

C. Thực tiễn là động lực của nhận thức.               D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức.

Câu 20. Câu nào dưới đây thể hiện vai trò của thực tiễn là cơ sở của nhận thức?

A. Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa         B. Con hơn cha, nhà có phúc

C. Gieo gió gặt bão                                                           D. Ăn cây nào rào cây ấy

Câu 21. Câu nào dưới đây không thể hiện vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?

Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước

Sao dày thì mưa, sao thưa thì nắng

Tháng bảy heo may chuồn chuồn bay thì bão

Cái rang cái tóc là vóc con người

Câu 22. Câu nào dưới đây thể hiện thực tiễn là động lực của nhận thức?

A. Cái ló khó cái khôn                                          B. Con vua thì lại làm vua

C. Con hơn cha là nhà có phúc                             D. Kiến tha lâu cũng đầy tổ

Câu 23. Bác Hồ từng nói: “Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn là lí luận suông”. Câu nói của Bác có nghĩa: thực tiễn là

A. Cơ sở của nhận thức                                        B. Động lực của nhận thức

C. Mục đích của nhận thức                                               D. Tiêu chuẩn của chân lí

Câu 24. Câu nào dưới đây không nói về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Học đi đôi với hành                                         B. Đi một ngày đàng, học một sang khôn

C. Trăm hay không bằng tay quen                                    D. Dốt đến đâu học lâu cũng biết

Câu 25. Trong cuộc sống học tập, lao động sản xuất, thực nghiệm khoa học, hoạt động chính trị - xã hội, chúng ta cần phải coi trọng

A. Hoạt động thực tiễn                                         B. Nghiên cứu khoa học

C. Đào tạo nhân lực                                                          D. Hoạt động sản xuất

Câu 26. Để đánh giá một người theo quan điểm của Triết học, nên xem xét ở góc độ nào dưới đây?

A. Ấn tượng ban đầu ntn                                      B. Thông qua các mối quan hệ

C. Quan sát một vài lần việc họ làm                     D. Gặp gỡ nhiều lần.

Câu 27. Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí

A. Cá không ăn muối cá ươn                                B. Học thày không tày học bạn

C. Ăn vóc học hay                                                            D. Con hơn cha là nhà có phúc

Câu 28. Các nhà khoa học tìm ra vắc – xin phòng bệnh và đưa vào sản xuất. điều này thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn

A. Cơ sở của nhận thức                                        B. Mục đích của nhận thức

C. Động lực của nhận thức                                               D. Tiêu chuẩn của chân lí

Câu 29. Con người quan sát mặt trời, từ đó chế tạo các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời điều này thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Mục đích của nhận thức                                               B. Động lực của nhận thức

C. Cơ sở của nhận thức                                        D. Tiêu chuẩn của chân lí

Câu 30. Con người thám hiểm vòng quanh trái Đất và chụp ảnh trái đất từ vệ tinh. Điều này thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Tiêu chuẩn của chân lí                                      B. Động lực của nhận thức

C. Cơ sở của nhận thức                                        D. Mục đích của nhận thức

Câu 31. Những tri thức về Toán học đều bắt nguồn từ

A. Thực tiễn                                                     B. Kinh nghiệm

C. Thói quen                                                    D. Hành vi

Câu 32. Tri thức của con người có thể đúng đắn hoặc sai lầm, do đó cần phải đem những tri thức đó kiểm nghiệm qua

A. Thực tiễn                                                     B. Thói quen

C. Hành vi                                                        D. Tình cảm

Câu 33. Việc làm nào dưới đây không phải là vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa thực tiễn và nhận thức?

A. Làm kế hoạch nhỏ                                            B. Làm từ thiện

C. Học tài liệu sách giáo khoa                              D. Tham quan du lịch

Câu 34. Chỉ có đem những tri thức mà con người thu nhận được kiểm nghiệm qua thực tế mới đánh giá được tính đúng đắn hay sai lầm của chúng. Điều này thể hiện, thực tiễn là

A. Cơ sở của nhận thức                                        B. Mục đích của nhận thức

C. Động lực của nhận thức                                               D. Tiêu chuẩn của chân lí

Câu 35. Các tri thức khoa học chỉ có giá trị khi được vận dụng vào thực tiễn. điều này thể hiện, thực tiễn là

A. Cơ sở của nhận thức                                        B. Mục đích của nhận thức

C. Động lực của nhận thức                                               D. Tiêu chuẩn của chân lí

Câu 36. Luôn vận động và đặt ra những yêu cầu mới cho nhận thức là thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn?

A. Cơ sở của nhận thức                                        B. Mục đích của nhận thức

C. Động lực của nhận thức                                               D. Tiêu chuẩn của chân lí

Câu 37. Thực tiễn là động lực của nhận thức vì

Luôn đặt ra những yêu cầu mới

Luôn cải tạo hiện thực khách quan

Thường hoàn thiện những nhận thức chưa đầy đủ

Thường kiểm nghiệm tính đúng đắn hay sai lầm

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

B

A

A

A

B

Câu

6

7

8

9

10

Đáp án

A

A

B

B

B

Câu

11

12

13

14

15

Đáp án

B

B

A

D

B

Câu

16

17

18

19

20

Đáp án

B

D

D

B

A

Câu

21

22

23

24

25

Đáp án

D

A

C

D

A

Câu

26

27

28

29

30

Đáp án

B

A

A

C

C

Câu

31

32

33

34

35

36

37

Đáp án

A

A

C

D

B

C

A

         

BÀI 9: CON NGƯỜI LÀ CHỦ THỂ CỦA LỊCH SỬ

LÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI

Câu 1. Chủ thể nào dưới đây sáng tạo ra lịch sử xã hội loài người?

A. Thần linh                                                     B. Thượng đế

C. Loài vượn cổ                                                           D. Con người

Câu 2. Lịch sử xã hội loài người được hình thành khi con người biết

A. Chế tạo và sử dụng công cụ lao động              B. Trao đổi thông tin

C. Trồng trọt và chăn nuôi                                                D. Ăn chín, uống sôi.

Câu 3. Khẳng định nào dưới đây không đúng về vai trò chủ thể lịch sử của con người?

Con người sáng tạo ra lịch sử của mình

Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất

Con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội

Con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội

Câu 4. Chủ thể nào dưới đây sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội

A. Các nhà khoa học                                        B. Con người

C. Thần linh                                                     D. Người lao động

Câu 5. Việc chế tạo ra công cụ lao động giúp con người

A. Có cuộc sống đầy đủ hơn                                B. Hoàn thiện các giác quan

C. Phát triển tư duy                                                          D. Tự sáng tạo ra lịch sử của mình

Câu 6. Để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của xã hội, con người phải

A. Thông minh                                                             B. Cần cù

C. Lao động                                                     D. Sáng tạo

Câu 7. Điều gì dưới đây xảy ra nếu con người ngừng sản xuất của cải vật chất?

A. Con người không có việc làm                          B. Con người không thể tồn tại và phát triển

C. Cuộc sống của con người gặp khó khăn          D. Con người không được phát triển toàn diện

Câu 8. Sản xuất của cải vật chất là quá trình lao động

A. Có động cơ và không ngừng sáng tạo             B. Có mục đích và không ngừng sáng tạo

C. Có kế hoạch và không ngừng sáng tạo            D. Có tổ chức và không ngừng sáng tạo

Câu 9. Con người là tác giả của các công trình khoa học. Điều này thể hiện vai trò chủ thể lịch sử nào dưới đây của con người?

A.Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị tinh thần

B.Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị nghệ thuật

C.Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất

D.Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị sống

Câu 10. Yếu tố nào dưới đây là giá trị vật chất mà con người sáng tạo nên?

A. Vịnh Hạ Long                                                  B. Truyện Kiều của Nguyễn Du

C. Phương tiện đi lại                                             D. Nhã nhạc cung đình Huế

Câu 11. Động lực nào dưới đây thúc đẩy con người không ngừng đấu tranh để cải tạo xã hội?

A. Nhu cầu khám phá tự nhiên                             B. Nhu cầu về một cuộc sống tốt đẹp hơn

C. Nhu cầu ăn ngon, mặc đẹp                               D. Nhu cầu lao động

Câu 12. Con người là chủ thể của lịch sử nên con người cần phải được

A. Quan tâm                                                    B. Chăm sóc

C. Tôn trọng                                                     D. Yêu thương

Câu 13. Các cuộc cách mạng có vai trò nào dưới đây?

A. Thay thế phương thức sản xuất                                   B. Xóa bỏ áp bức, bóc lột

C. Thiết lập giai cấp thống trị                               D. Thay đổi cuộc sống

Câu 14. Là chủ thể của lịch sử, con người cần được Nhà nước và xã hội

A. Tạo công ăn việc làm                                       B. Chăm sóc sức khỏe

C. Đảm bảo các quyền lợi chính đáng                  D. Đáp ứng đầy đủ các nhu cầu

Câu 15. Con người là chủ thể của lịch sử cho nên sự phát triển của xã hội phải vì con người. Điều này khẳng định.

A.Con người là chủ thể của sự phát triển xã hội

B.Con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội

C.Con người là động lực của sự phát triển xã hội

D.Con người là cơ sở của sự phát triển xã hội

Câu 16. Để tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội, con người phải không ngừng

A. Rèn luyện sức khỏe                                          B. Học tập nâng cao trình độ

C. ứng dụng thành tựu khoa học                          D. lao động sáng tạo

Câu 17. Cuộc cách mạng nào dưới đây giúp con người đấu tranh cải tạo xã hội

A. Cách mạng kĩ thuật                                          B. Cách mạng xã hội

C. Cách mạng xanh                                                           D. Cách mạng trắng

Câu 18. Nước ta đang xây dựng một xã hội vì con người, xã hội đó có mục tiêu

A. Dân chủ, công bằng, văn minh                                    B. Dân chủ, văn minh đoàn kết

C. Dân chủ, bình đẳng, tự do                               D. Dân chủ, giàu đẹp, văn minh.

Câu 19. Hành động nào dưới đây là vì con người?

A. Sản xuất bom nguyên tử                                  B. Sản xuất thực phẩm không đảm bảo vệ sinh

C. Phủ xanh đất trống, đồi núi trọc                       D. Chôn lấp rác thải y tế.

Câu 20. Xã hội nào dưới đây là xã hội phát triển vì con người?

A. Xã hội xã hội chủ nghĩa                                               B. Xã hội chiếm hữu nô lệ

C. Xã hội nguyên thủy                                          D. Xã hội phong kiến

Câu 21. Một xã hội phát triển vì con người phải là một xã hội mà ở đó con người được tạo điều kiện để

A. Học tập B. Lao động

Phát triển toàn diện

Có cuộc sống đầy đủ

Câu 22. Hành động nào dưới đây không vì con người?

A. Đốt rừng làm nương rẫy                      B. Tiêu hủy gia cầm mắc bệnh

C. Bỏ rác đúng rơi quy định                     D. Tham gia giao thông đi đúng phần đường quy định

Câu 23. Mục đích của mọi sự tiến bộ xã hội là vì

A. Sự tồn tại của con người                      B. Sự phát triển của con người

C. Hạnh phúc của con người                    D. Cuộc sống của con người

Câu 24. Yếu tố nào dưới đây là giá trị tinh thần mà con người sáng tạo nên?

A. Máy móc phục vụ trong nông nghiệp              B. Áo dài truyến thống của phụ nữ Việt Nam

C. Phương tiện sinh hoạt                                      D. Nhà ở

Câu 25. Hoạt động, biểu hiện nào dưới đây không đe dọa cuộc sống của con người?

A. Thất nghiệp                                                             B. Mù chữ

C. Tệ nạn xã hội                                               D. Lao động

Câu 26. Hành động nào dưới đây không góp phần vào sự tiến bộ và phát triển của đất nước?

A. Học tập để trở thành người lao động mới       B. Tham gia bảo vệ mt

C. Chung tay đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS                        D. Chỉ thích tiêu dùng hàng ngoại

Câu 27. Hiện nay, một số hộ nông dân sử dụng hóa chất cấm trong chăn nuôi. Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây?

A.Việc làm này giúp người nông dân tăng năng suất lao động

B.Việc làm này giúp người nông dân rút ngắn thời gian chăn nuôi

C.Việc làm này đi ngược lại với mục tiêu phát triển của chủ nghĩa xã hội

D.Việc làm này giúp người nông dân mua được thực phẩm rẻ hơn.

Câu 28. Hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới, lớp 10A có rất nhiều bạn tham gia các hoạt động bảo vệ mt do địa phương phát động, nhưng còn một số bạn không muốn tham gia. Nếu là một thành viên của lớp 10A, em chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A.Không tham gia vì sợ ảnh hưởng đến việc học

BTích cực tham gia và vận động các bạn cùng tham gia

C.Khuyên các bạn không nên tham gia

D.Chế giễu những bạn tham gia

Câu 29. Vào giờ sinh hoạt lớp, cô giáo nói: “Sáng chủ nhật, lớp ta cử 15 bạn tham gia dự án trồng rừng ngập mặn”. Cô giáo lấy tinh thần xung phong của các bạn trong lớp, nhưng chỉ có lác đác một số bạn giơ tay. Nếu là học sinh trong lớp, em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A.Chỉ tham gia khi cô giáo chỉ định.

B.Tìm sẵn lí do để từ chối khi cô giáo chỉ định

C.Xung phong tham gia và vận động các bạn tham gia

D.Lờ đi, coi như không biết.

Câu 30. Sản xuất của cải vật chất là đặc trưng riêng chỉ có ở con người. Đó là quá trình lao động có

A. Mục đích                                                     B. Lợi ích

C. Lợi nhuận                                                    D. Thu nhập

Câu 26. Hành động nào dưới đây không góp phần vào sự tiến bộ và phát triển của đất nước?

A. Học tập để trở thành người lao động mới       B. Tham gia bảo vệ mt

C. Chung tay đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS                        D. Chỉ thích tiêu dùng hàng ngoại

Câu 27. Hiện nay, một số hộ nông dân sử dụng hóa chất cấm trong chăn nuôi. Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây?

A.Việc làm này giúp người nông dân tăng năng suất lao động

B.Việc làm này giúp người nông dân rút ngắn thời gian chăn nuôi

C.Việc làm này đi ngược lại với mục tiêu phát triển của chủ nghĩa xã hội

D.Việc làm này giúp người nông dân mua được thực phẩm rẻ hơn.

Câu 28. Hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới, lớp 10A có rất nhiều bạn tham gia các hoạt động bảo vệ mt do địa phương phát động, nhưng còn một số bạn không muốn tham gia. Nếu là một thành viên của lớp 10A, em chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A.Không tham gia vì sợ ảnh hưởng đến việc học

B.Tích cực tham gia và vận động các bạn cùng tham gia

C.Khuyên các bạn không nên tham gia

D.Chế giễu những bạn tham gia

Câu 29. Vào giờ sinh hoạt lớp, cô giáo nói: “Sáng chủ nhật, lớp ta cử 15 bạn tham gia dự án trồng rừng ngập mặn”. Cô giáo lấy tinh thần xung phong của các bạn trong lớp, nhưng chỉ có lác đác một số bạn giơ tay. Nếu là học sinh trong lớp, em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A.Chỉ tham gia khi cô giáo chỉ định.

B.Tìm sẵn lí do để từ chối khi cô giáo chỉ định

C.Xung phong tham gia và vận động các bạn tham gia

D.Lờ đi, coi như không biết.

Câu 30. Sản xuất của cải vật chất là đặc trưng riêng chỉ có ở con người. Đó là quá trình lao động có

A. Mục đích                                                     B. Lợi ích

C. Lợi nhuận                                                    D. Thu nhập

Câu 31. Hành động lịch sử đầu tiên của con người là

A. Sản xuất tư liệu cần thiết cho đời sống            B. Trao đổi kinh nghiệm sản xuất

C. Giao lưu buôn bán                                            D. Xây dựng nhà để ở

Câu 32. Lịch sử phát triển của xã hội là lịch sử của con người hoạt động theo

A. Mục đích                                                     B. Khả năng

C. Văn hóa                                                       D. Truyền thống

Câu 33. Xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống tự do, hạnh phúc, mọi người có điều kiện phát triển toàn diện là mục tiêu cao cả của

A. Chủ nghĩa xã hội                                                          B. Chủ nghĩa tư bản

C. Chủ nghĩa không tưởng                                               D. Chủ nghĩa thực dân

Câu 34. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn được tự do…” là thể hiện mục tiêu xây dựng

A. Chủ nghĩa xã hội                                                          B. Con người mới

C. Tư tưởng mới                                                   D. Văn hóa mới

Câu 35. Con người là chủ thể lịch sử nên con người cần được tôn trọng và đảm bảo các

A. Quyền chính đáng                                            B. Quyền ưu tiên

C. Quyền bình đẳng                                                          D. Quyền mưu cầu lợi ích

Câu 36. Nhu cầu về cuộc sống tốt đẹp hơn là động lực thúc đẩy con người không ngừng đấu tranh để

A. Cải tạo xã hội                                                   B. Xây dựng xã hội

C. Cải tạo con người                                             D. Xây dựng văn hóa

Câu 37. Con người là mục tiêu phát triển của xã hội nên con người cần được

A. Bảo vệ                                                         B. Chăm sóc

C. Tự do                                                                       D. Hoàn thiện

Đáp án

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

D

A

C

B

B

Câu

6

7

8

9

10

Đáp án

C

B

B

A

C

Câu

11

12

13

14

15

Đáp án

B

C

A

C

B

Câu

16

17

18

19

20

Đáp án

D

B

A

C

A

Câu

21

22

23

24

25

Đáp án

C

A

B

B

D

Câu

26

27

28

29

30

Đáp án

D

C

B

C

A

Câu

31

32

33

34

35

36

37

Đáp án

A

A

A

A

A

A

A

         

Câu 38: Các quan điểm dưới đây, quan điểm nào là đúng nhất?

A.Con người làm ra lịch sử theo ý muốn chủ quan của mình.

B.Các quy luật khách quan chỉ chi phối tự nhiên.

C.Con người làm ra lịch sử theo sự mách bảo của thần linh.

D.Hoạt động của con người chịu sự chi phối của quy luật khách quan.

Câu 39: Điểm chủ yếu nhất để phân biệt con người với con vật là:

A. Bằng tôn giáo                                                B. Bằng ý thức                   

C. Bằng ngôn ngữ                                              D. Bằng lao động sản xuất

Câu 40: Chọn từ hoặc cụm từ đúng với phần chấm lửng (. . . . . ) trong văn bản dưới đây:

“ Hành động lịch sử đầu tiên của con người là sản xuất ra tư liệu cần thiết cho đời sống. Xã hội sẽ tiêu vong nếu con người ngừng . . . . . . . . . . ” ( Các Mác)

A. giao tiếp với nhau                                             B. hợp tác với nhau            

C. hoạt động                                                          D. lao động sản xuất

Câu 41: Đỉnh cao của sự phát triển xã hội là:

A.Con người được phát triển tự do         

KhB.ng còn chế độ bóc lột người

C.Con người sống trong một xã hội tự do phát triển cá nhân

D.Xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội và Chủ nghĩa cộng sản

Câu 42: Luận điểm sau đây của Phoi-ơ-bắc: “Không phải Chúa đã tạo ra con người theo hình ảnh của Chúa mà chính con người đã tạo ra Chúa theo hình ảnh của mình” đã bác bỏ luận điểm nào về nguồn gốc của loài người?

A.Con người là chủ thể sáng tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần.

B.Con người vừa là sản phẩm cả tự nhiên vừa là sản phẩm của xã hội.

C.Con người làm ra lịch sử của chính mình.

D.Chúa tạo ra con người.

Câu 43: Chọn từ đúng với phần chấm lửng (. . . . . ) trong văn bản dưới đây:

“ Xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có điều kiện phát triển  toàn diện là . . . . .  . . . cao cả của chủ nghĩa xã hội”.

A. nguyên tắc                                            B. điều kiện                             

C. lý do                                                     D. mục tiêu

Câu 44: Các ý kiến dưới đây, ý kiến nào là đúng nhất?

A.Con người thay đổi lịch sử với sự trợ giúp của các vị thần.

B.Các vị thần đã quyết định sự biến đổi của lịch sử.

C.Chỉ có cá nhân kiệt xuất mới làm nên lịch sử.

D.Con người sáng tạo ra lịch sử trên cơ sở nhận thức và vận động theo các quy luật khách quan.

Câu 45: Theo quan điểm triết học Mac – Lenin, yếu tố nào dưới đây quyết định sự tiến hóa từ vượn thành người?

A. Chọn lọc tự nhiên                                  B. Cuộc sống quần cư thành bầy đàn

C. Phát triển khoa học                                D. Lao động

Câu 46: Chọn từ đúng với phần chấm lửng (. . . . . ) trong văn bản dưới đây:

“Con người là chủ thể của lịch sử nên con người cần phải được tôn trọng, cần phải được đảm bảo các quyền chính đáng của mình, phải là  . . . . . . . phát triển của xã hội.”

A. trung tâm                                                                      B. tiêu chuẩn                 

C. điều kiện                                                                       D. mục tiêu

Câu 47: Lịch sử loài người được hình thành khi:

A. Con người tạo ra tiền tệ                                   B. Con người biết sáng tạo ra các giá trị tinh thần

C. Chúa tạo ra Adam và Eva                                D. Con người biết chế tạo ra công cụ lao động

Câu 48: Nhu cầu về một cuộc sống tốt đẹp hơn chính là động lực thúc đẩy con người không ngừng đấu tranh để:

A. phát triển kinh tế                                  B. nâng cao đời sống tinh thần

B. đảm bảo cho con người tồn tại                          D. cải tạo xã hội

Câu 49: Đỉnh cao của đấu tranh giai cấp là:

A. Chiến tranh biên giới                               B. Cải tạo xã hội

C. Thay đổi chế độ xã hội                            D. Các cuộc cách mạng xã hội

Câu 50: Chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần là:

A. Thần linh                                                  B. Các nhà khoa học

C. Do tự nhiên ban cho                                 D. Con người

Câu 51: Con người tạ ra các giá trị tinh thần dựa trên:

A. Sự mách bảo của thần linh                      B. Bản năng sinh tồn của con người

C. Các quy luật tự nhiên

Đời sống sinh hoạt hằng ngày, kinh nghiệm trong lao động sản xuất, trong đấu tranh…

Câu 52: Chọn từ hoặc cụm từ đúng với phần chấm lửng (. . . . . ) trong văn bản dưới đây:

“Cuộc cách mạng xã hội thay thế (1)  . . . . . . lỗi thời bằng (2). . . . . . . mới tiến bộ hơn.”

A. (1) công cụ lao động; (2) công cụ lao động                                                

B.(1) đối tượng lao động; (2) đối tượng lao động

C.(1) tư liệu lao động; (2) tư liệu lao động

D.(1) quan hệ sản xuất; (2) quan hệ sản xuất

Câu 53: Xây dựng củng cố và phát triển nền đạo đức ở nước ta hiện nay có ý nghĩa to lớn không chỉ trong chiến lược xây dựng và phát triển con người Việt nam hiện đại,mà còn góp phần xây dựng, phát triển:

A.Sự nghiệp  giáo dục thế hệ trẻ Việt Nam  

B.Xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

C.Nền dân chủ XHCN Việt Nam                 

D.Nền văn hoá tiên  tiến , đậm đà bản sắc dân tộc

TỰ LUẬN

Câu 1. Phân tích các yếu tố duy vật, duy âm về thế giới trong truyện và câu dẫn sau:

Truyện thần thoại Thần Trụ trời.

“Sống chết có mệnh, giàu sang do trời”. (Khổng tử)

Truyện thần thoại "Thần Trụ trời":

+ Yếu tố duy vật: đất đá, cột chống trời, cách làm cột,...

+ Yếu tố duy tâm: thần linh (thần Trụ trời)

"Sống chết có mệnh, giàu sang do trời."

+ Yếu tố duy vật: sống, chết, giàu, sang.

+ Yếu tố duy tâm: mệnh, trời

Câu 2.Dựa vào cơ sở nào để phân chia các hệ thống thế giới quan trong Triết học?

Cơ sở để giải quyết vấn đề cơ bản của Triết học là dựa trên nguyên tắc giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tư duy và tồn tại, xem cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào và con người có nhận thức được thế giới hay không để phân chia các hệ thống thế giới quan: Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm.

Thế giới quan duy vật khẳng định: Vật chất là bản chất của thế giới. Vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Thế giới vật chất là tự có không do ai sáng tạo ra và cũng không mất đi.

Thế giới quan duy tâm cho rằng: Ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên.

Câu 3.Bằng kiến thức đã học và thực tế cuộc sống, em hãy chứng minh một vài sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên tồn tại khách quan?

Vật chất quyết định ý thức và vật chất luôn luôn tồn tại khách quan ngoài ý muốn con người. Vật chất bao gồm: Sự vật, hiện tượng và những vật chất cụ thể khác. Con người cũng là một dạng đặc biệt của vật chất.

Vậy sự vật, hiện tượng trong tự nhiên là các dạng của vật chất.

Ví dụ:

Các sự vật như Trái đất và các sự vật trên trái đất (núi non, sông ngòi, ao hồ…) các sự vật bên ngoài trái đất như: Mặt trời, mặt trăng, sao, các hành tinh, các dãy thiên hà.

Các hiện tượng như: Nắng, mưa, gió, bão, sóng thần, lốc xoáy hay sáng, trưa, chiều, tối…..

Trước khi con người ra đời nó đã hiện diện và tồn tại cho đến bây giờ, chúng tồn tại khách quan không phụ thuộc và ý chí chủ quan của con người.

Câu 4.Hãy chứng minh rằng, vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất?

Sự vận động là mọi sự biến đổi nói chung của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống xã hội.

Mọi sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động. Bằng sự vận động và thông qua sự vận động mà các sự vật, hiện tượng tồn tại và thể hiện đặc tính của mình. Không thể có vật chất mà không có vận động và ngược lại.

Theo quan điểm duy vật biện chứng, vận động của các vật chất là tự thân vận động, bởi vì tất cả các dạng vật chất đều là một kết cấu vật chất bao gồm các yếu tố, các mặt, các quá trình liên hệ , tác động qua lại với nhau. Chính sự tác động đó đã dẫn đến sự biến đổi nói chung, tức là vận động. Quan điểm này đối lập với quan điểm duy tâm, siêu hình về vận động đi tìm nguồn gốc của vận động ở thần linh hoặc ở chủ thể nhận thức.

Vận động là hình thức tồn tại của vật chất nên các dạng vật chất được nhận thức thông qua sự vận động của chúng.

Vận động là một thuộc tính sở hữu của vật chất nên nó không do ai sáng tạo và cũng không thể tiêu diệt được. Nguyên lý này được chứng minh bằng định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.

Câu 6. Em hãy nêu một vài kết luận của bản thân qua việc nghiên cứu sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn.

Trong cuộc sống cần biết phân tích những mâu thuẫn trong nhận thức, trong rèn luyện phẩm chất đạo đức để thấy được các mặt của vấn đề.

Phải phân biệt đâu là đúng, đâu là sai, cái gì là tiến bộ, cái gì là lạc hậu để nâng cao nhận thức khoa học, phát triển nhân cách.

Biện pháp thường xuyên để giải quyết mâu thuẫn trong cuộc sống tập thể là phải tiến hành phê bình và tự phê bình, tránh thái độ xuê xoa, “dĩ hòa vi quý”, không dám đấu tranh chống lại những cái lạc hậu, tiêu cực.

Câu 7.Trong những câu dưới đây, câu nào thể hiện mối quan hệ lượng đổi dẫn đến chất đổi? Tại sao?

Chín quá hóa nẫu

Có công mài sắt có ngày nên kim

Kiến tha lâu cũng đầy tổ

Đánh bùn sang ao

Những câu thể hiện mối quan hệ lượng đổi dẫn đến chất đổi là:

+ Chín quá hóa nẫu: Lượng đã quá nhiều dẫn đến sự thay đổi về chất.

+ Có công mài sắt có ngày nên kim: Sự chăm chỉ cần cù sẽ dẫn đến thành công.

+ Kiến tha lâu cũng đầy tổ: Sự cần cù chăm chỉ, kiên nhẫn sẽ dẫn đến kết quả tốt.

Câu không thể hiện mối quan hệ lượng đổi dẫn đến chất đổi là:

+ Đánh bùn sang ao: Làm việc vô ích.

Câu 8.Chúng ta phải luôn luôn đổi mới phương pháp học tập. Theo em, đấy có phải là yêu cầu của phủ định biện chứng không? Tại sao?

Đây chính là yêu cầu của Phủ định biện chứng.

Vì mỗi môn học đều có phương pháp học khác nhau, giai đoạn khác nhau cũng cần có cách học khác nhau. Nên ta luôn phải đổi mới phương pháp để phù hợp với từng môn, từng giai đoạn học nhằm tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn. Có phương pháp học tập mới nhưng không quên phương pháp cũ mà phải biết kết hợp cả hai nhằm làm cho việc học tập tốt hơn. Như thế, chúng ta mới thành công trong việc học được.

Câu 9.trong khi chuẩn bị cho bài học Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, Hà nói với Hằng:

Chúng mình cố gắng thực hiện tốt các giờ thực hành, thí nghiệm của các môn học là vận dụng lí thuyết vào thực tiễn đấy.

Hằng liền bĩu môi:

Vận dụng lí thuyết vào thực tiễn phải là những vấn đề lớn có giá trị cao cơ. Việc thực hành, thí nghiệm của bọn mình chỉ có tác dụng bổ sung cho giờ học lí thuyết thôi, đâu phải là vận dụng lí thuyết vào thực tiễn.

Em đồng ý với ý kiến nào? Không đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?

Em đồng ý với ý kiến của Hà, không đồng ý với ý kiến của Hằng.

Vì:

+ Các giờ thực hành, thí nghiệm của các môn học là một hình tức vận dụng lí thuyết vào thực tiễn.

+ Bằng thực hành, thí nghiệm, học sinh tự nhận biết được tính đúng đắn hay sai lầm của kiến thức đã học, từ đó hiểu và nghi nhớ kiến thức tốt hơn, có thể áp dụng ra ngoài thực tế cuộc sống, biến những kiến thức thu nhận được thành có ích.

Câu 10.Em hãy cho biết: Vì sao nói con người là chủ thể của lịch sử?

Nói con người là chủ thể của lịch sử vì:

Con người tự sáng tạo ra lịch sử của mình: Lịch sử loài người hình thành khi con người biết chế tạo ra công cụ lao động, từ đó không còn lệ thuộc vào tự nhiên, tách mình ra khỏi thế giới loài vật, chuyển sang thế giới loài người và lịch sử xã hội bắt đầu.

Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội:

+ Để tồn tại và phát triển, con người phải lao động, tạo ra của cải vật chất để nuôi sống mình và xã hội.

+ Sản xuất ra của cải vật chất là đặc trưng riêng chỉ có ở con người. Đó là quá trình lao động có mục đích và không ngừng sáng tạo của con người, tạo của cải vật chất đảm bảo cho sự tồn tại của xã hội và thúc đẩy xã hội phát triển.

+ Con người sáng tạo ra các giá trị tinh thần của xã hội. Đời sống con người là nguồn đề tài vô tận cho các phát minh khoa học, cảm hứng sáng tạo văn học, nghệ thuật. Chính con người là tác giả của các công trình khoa học, các tác phẩm văn học, nghệ thuật,...

Con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội.

+ Nhu cầu về một cuộc sống tốt đẹp hơn là động lực thúc đẩy con người không ngừng đấu tranh để cải tạo xã hội. Biểu hiện cụ thể là các cuộc đấu tranh giai cấp, mà đỉnh cao là các cuộc cách mạng xã hội dẫn đến sự xuất hiện của phương thức sản xuất mới, thúc đẩy sự biến đổi về mọi mặt của đời sống xã hội.

Như vậy, lịch sử phát triển của xã hội là lịch sử của con người hoạt động theo mục đích của mình.