Trong khối EU có bao nhiêu nước?

Liên minh châu Âu là tổ chức kinh tế​-chính trị lớn ở châu Âu. Đây là hình thức liên minh cao nhất trong các hình thức tổ chức kinh tế khu vực trên thế giới hiện nay. Vậy hiện nay, Liên minh châu Âu có bao nhiêu nước?

Liên minh châu Âu là gì?

EU là viết tắt của từ European Union có nghĩa là liên minh Châu Âu, là liên minh kinh tế — chính trị bao gồm nhiều quốc gia thành viên thuộc châu Âu. Liên minh châu Âu được thành lập bởi Hiệp ước Maastricht vào ngày 1 tháng 11 năm 1993 dựa trên Cộng đồng châu Âu [EC]. Với hơn 500 triệu dân, Liên minh châu Âu chiếm khoảng 22%. Đây được xem là tổ chức thương mại quốc tế lớn nhất và có quyền lực nhất trên thế giới.

Liên minh châu Âu đã phát triển thị trường chung thông qua hệ thống luật pháp tiêu chuẩn áp dụng cho tất cả các nước thành viên nhằm đảm bảo sự lưu thông tự do của con người, hàng hóa, dịch vụ và vốn. EU duy trì các chính sách chung về thương mại, nông nghiệp, ngư nghiệp và phát triển địa phương. 19 nước thành viên đã chấp nhận đồng tiền chung [đồng Euro], tạo nên khu vực đồng Euro. Liên minh châu Âu đã phát triển vai trò nhất định trong chính sách đối ngoại, có đại diện trong Tổ chức Thương mại Thế giới, G7, G20 và Liên Hợp Quốc. Liên minh châu Âu đã thông qua việc bãi bỏ kiểm tra hộ chiếu bằng Hiệp ước Schengen giữa 22 quốc gia thành viên và 4 quốc gia không phải là thành viên Liên minh châu Âu.

Là tổ chức quốc tế, Liên minh châu Âu hoạt động thông qua hệ thống chính trị siêu quốc gia và liên chính phủ hỗn hợp. Những thể chế chính trị quan trọng của Liên minh châu Âu bao gồm Ủy ban châu Âu, Nghị viện châu Âu, Hội đồng Liên minh châu Âu, Hội đồng châu Âu, Tòa án Công lý Liên minh châu Âu và Ngân hàng Trung ương châu Âu. Liên minh châu Âu có nguồn gốc từ Cộng đồng Than Thép châu Âu từ 6 quốc gia thành viên ban đầu vào năm 1951. Từ đó cho đến na, Liên minh châu Âu đã lớn mạnh hơn về số lượng cũng như chất lượng thông qua việc tăng cường thẩm quyền của Liên minh châu Âu.

Quá trình phát triển của Liên minh châu Âu

Ban đầu, Liên minh châu Âu bao gồm 6 quốc gia thành viên là Bỉ, Đức, Italy, Luxembourg, Pháp và Hà Lan. Các nước Đan Mạch, Ireland và Anh gia nhập vào năm 1973. Hy Lạp gia nhập năm 1981. ​

Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha gia nhập năm 1986. Áo, Phần Lan và Thụy Điển gia nhập năm 1995. ​

Đến ngày 1/5/2004, EU đã chính thức kết nạp thêm 10 thành viên mới là Cyprus, Séc, Estonia, Hungary, Latvia, Lithuania, Malta, Ba Lan, Slovakia, Slovenia.

Ngày 1/1/2007, Romania và Bulgaria, gia nhập EU và ngày 1/7/2013 là Croatia, nâng tổng số thành viên của Liên Minh châu Au lên 28 Quốc Gia thành viên.

Đặc điểm chính trị, tài chính của Liên minh châu Âu

Tất cả các công dân của các nước thành viên được quyền tự do đi lại và cư trú trong lãnh thổ của các nước thành viên. Có nghĩa là nếu bạn là công dân của một nước thuộc thành viên EU thì bạn có thể di chuyển hay cư trú ở bất kỳ quốc gia nào. Không cần những loại giấy tờ thông quan như thẻ Visa, thẻ cư trú…

Thực hiện một chính sách đối ngoại và an ninh chung trên cơ sở hợp tác liên chính phủ với nguyên tắc nhất trí để vẫn bảo đảm chủ quyền quốc gia trên lĩnh vực này. Có nghĩa là nếu một quốc gia bị đe dọa chiến tranh thì các quốc gia khác phải có trách nhiệm hỗ trơ và giúp sức cho thành viên đó.

Được quyền bầu cử và ứng cử chính quyền địa phương và Nghị viện châu Âu tại bất kỳ nước thành viên nào mà họ đang cư trú. Nghị viện Châu Âu là tổ chức đứng đầu và quản lý bộ máy của EU. Tất cả công dân thuộc EU đều có quyền lựa chọn và bầu cử những vị trí mình mong muốn.

Tất cả thành viên trong liên mình Châu Âu đều sử dụng chung một loại tiền tệ là đồng Euro, chỉ có nước Anh là ngoại lệ sử dụng thêm đồng Bảng Anh. Bạn có thể sử dụng đồng Euro để mua, bán, trao đổi tất cả hàng hóa, dịch vụ trong khối.

Ngoài những ngân hàng các nước thành viên thì ngân hàng trung ương châu Âu [ESCB] là ngân hàng quản lý toàn bộ hoạt động tiền tệ của khối.

Tuy vẫn tồn tại nhiều mâu thuẩn và bất ổn nhưng liên minh Châu Âu vẫn là tổ chức kinh tế hàng đầu thế giới vào thời điểm hiện tại.

Liên minh châu Âu có bao nhiêu nước?

1 .  Bỉ 2. Đức3 . Hà Lan4 . Luxembourg5 . Pháp6 . Đan Mạch7 . Ireland8 . Hy Lạp9 . Bồ Đào nha10 . Tây ban nha11 . Thụy điển12 . Ba lan13 . Estonia14 . Hungary15 . Latvia16 . Litva17 . Malat18 . Séc19 . Síp20 . Slovakia21 . Slovenia22 . Bulgaria23 . Romania24 . Croatia25 . Ý26 . Áo27 . Phần lan28 . Anh

Trong đó nước Anh là thành viên trên danh nghĩa của EU vì trong năm 2017 nước này đã tổ chức trưng cầu ý dân và bỏ phiếu. Kết quả cuối cùng là người Anh quyết định rời khỏi liên minh Châu Âu.

Trên đây là nội dung bài viết Liên minh châu Âu có bao nhiêu nước? Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

là khu vực gồm 27 nước châu Âu, cho phép công dân của các nước thành viên được tự do sinh sống, đi lại, làm việc và học tập tại bất kỳ quốc gia nào trong các nước thành viên. Công dân ngoài khối có quyền cư trú hợp pháp tại các nước thành viên hoặc các nước được miễn visa đến các nước EU cũng có thể tự do đi lại đến một số quốc gia trong khối.

Theo trang web chính thức của Liên minh châu Âu, mục đích của liên minh là thúc đẩy hòa bình, thiết lập một hệ thống kinh tế và tiền tệ thống nhất, thúc đẩy hòa nhập và chống phân biệt đối xử, phá bỏ các rào cản về thương mại và biên giới, khuyến khích phát triển công nghệ, khoa học, bảo vệ môi trường và thúc đẩy các mục tiêu như xây dựng thị trường toàn cầu cạnh tranh và tiến bộ xã hội.

Để đảm bảo được tính hiệu quả, minh bạch và dân chủ trong toàn khối, EU tập trung xây dựng một thể chế quản lý trong đó các quyết định được thực hiện một cách công khai và gắn bó chặt chẽ nhất có thể với quyền lợi của người dân. EU hoạt động dựa trên nền tảng pháp quyền. Mọi quyết định, chính sách EU thực hiện đều dựa trên các hiệp ước, được các nước EU đồng ý một cách tự nguyện và dân chủ. Luật pháp và công lý được duy trì bởi một cơ quan tư pháp độc lập. Các nước EU đã trao quyền tài phán cuối cùng cho Tòa án Công lý châu Âu, nơi đưa ra các phán quyết được tất cả mọi người tôn trọng và tuân theo.

Các nước thành viên khối EU

Danh sách 27 nước thành viên chính thức của khối EU:ÁoBa Lan [Poland]BỉBồ Đào NhaBulgariaCroatiaCộng hòa SécĐan MạchĐảo Síp ĐứcEstoniaHà LanHungaryHy Lạp Ireland Latvia LithuaniaLuxembourg Malta PhápPhần LanRomaniaSlovakiaSloveniaTây Ban NhaThụy Điển [Sweden]Ý [Italy]

Phân biệt Liên minh châu Âu EU và khối Schengen

Dù có chung 1 số quốc gia thành viên, nhưng khối Schengen và Liên minh châu Âu [EU] là hai mô hình hợp tác quốc tế khác nhau. Việc phân biệt rõ ràng để hiểu được quyền lợi tương ứng có được khi nắm giữ passport hoặc quyền cư trú hay visa của từng quốc gia cụ thể, tránh nhầm lẫn và vượt quá ranh giới của mỗi khu vực. Ví dụ như: một người có visa Schengen thì có thể di chuyển tự do giữa các nước châu Âu trong khối Schengen, bao gồm các nước Schengen là thành viên của EU, nhưng chưa chắc sẽ được bước sang biên giới của các nước châu Âu là thanh viên của EU nhưng không thuộc khối Schengen.

  • Liên minh châu Âu [European Union – viết tắt EU] là một liên minh gồm 27 nước châu Âu, hợp tác sâu sắc về kinh tế và chính trị, có bộ máy chính trị chung và hệ thống pháp luật rõ ràng, nghiêm ngặt bắt buộc các nước thành viên phải tuân thủ. Trên trường quốc tế, trong hầu hết các hoạt động hợp tác về kinh tế, chính trị, EU được xem là một quốc gia thống nhất, một thị trường chung. Ủy ban châu Âu [European Commision] bao gồm các ủy viên từ 27 nước thành viên, đại diện cho toàn bộ liên minh châu Âu để làm việc với các nước bên ngoài.
  • Trong khi Schengen là hiệp ước đơn thuần tập trung duy nhất vào sự tự do di chuyển, đi lại giữa các nước thành viên. Mỗi nước sẽ tự chủ động về chính sách chính trị, kinh tế của mình để tận dụng được tốt nhất sự tự do biên giới trong khối Schengen.

Schengen chỉ nhắm đến mục đích di chuyển thường xuyên và ở lại ngắn hạn, tối đa 90 ngày [cho mỗi giai đoạn 180 ngày] tại một quốc gia trong khối. EU cũng cho phép công dân trong khối di chuyển, đi lại tự do giữa các nước trong khối, nhưng ngoài ra, nếu muốn, người dân của một nước còn có quyền ở lại lâu dài cho mục đích sinh sống, học tập, làm việc, và thậm chí là định cư tại một nước thành viên khác.

Xét về địa lý, châu Âu có 44 quốc gia, trong đó:
  • 22 quốc gia vừa là thành viên Schengen và là thành viên EU
ÁoBa Lan [Poland]BỉBồ Đào NhaCộng hòa SécĐan MạchĐứcEstoniaHà LanHungaryHy LạpLatviaLithuaniaLuxembourgMaltaPhápPhần LanSlovakiaSloveniaTây Ban NhaThụy Điển [Sweden]Ý [Italy]
  • 4 quốc gia là thành viên Schengen nhưng không phải thành viên EU

– Iceland, Liechtenstein, Na Uy, Thụy Sỹ.

  • 5 quốc gia không phải là thành viên Schengen nhưng là thành viên EU

– Bulgaria, Croatia, Cyprus, Ireland, Romania.

  • 15 quốc gia / vùng lãnh thổ châu Âu không thuộc Schengen, không thuộc Liên minh châu Âu [EU]
AlbaniaAndorraBelarusBosnia and HerzegovinaKosovoMoldovaMonacoMontenegroNorth MacedoniaNgaSan MarinoSerbiaUkraineAnh quốcVatican City [Holy See]

Lợi ích của passport EU

Passport Liên minh châu Âu mang đến những đặc quyền quan trọng sau: 

Tự do đi lại, sinh sống và làm việc trong khối

Vì hộ chiếu châu Âu về bản chất là thị thực cho phép thường trú ở châu Âu, nên quyền lợi cao nhất của công dân EU là có thể tự do đi lại và sinh sống ở bất kỳ quốc gia nào trong Liên minh. Công dân EU có thể xin làm việc hay học tập ở quốc gia EU khác mà không cần bất kỳ giấy phép gì, sinh sống và hưởng mọi quyền lợi về việc làm, các lợi ích thuế, quyền lợi an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe của quốc gia đó. 

Quyền dân chủ

Hoạt động của EU được thiết lập dựa trên nền dân chủ đại diện. Trở thành công dân châu Âu cũng có nghĩa là được hưởng các quyền lợi về chính trị. Mọi công dân EU trưởng thành đều có quyền ứng cử và bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử vào Nghị viện châu Âu. Công dân EU có quyền ứng cử và bỏ phiếu tại quốc gia cư trú hoặc quốc gia quê hương của mình.

Miễn giảm thuế

Công dân EU còn có quyền được giảm thuế. Châu Âu là nơi có nhiều thiên đường thuế và cung cấp môi trường thuận lợi cho các vấn đề như đánh thuế trên tiền tăng vốn, thu nhập và các tập đoàn.

Ví dụ, Luxembourg là một điểm đến phổ biến cho các chủ doanh nghiệp do luật thuế cho phép miễn thuế đối với cổ tức của công ty và thu nhập vốn dài hạn trên cổ phiếu. 

Các chương trình quốc tịch, thường trú cho phép tự do đi lại & quyền lợi Liên minh châu Âu

Nếu anh chị nhà đầu tư và gia đình muốn có quyền tự do đi lại hoặc quyền lợi công dân châu Âu thì có thể cân nhắc thực hiện một trong các phương án sau để cả gia đình không cần phải xin visa khi đi du lịch châu Âu hoặc lấy thẳng quyền công dân châu Âu:

  • Chương trình đầu tư lấy thẳng quốc tịch châu Âu của các nước thành viên EU như Malta, Bulgaria với mức đầu tư tối thiểu từ 257.000 EUR. Thời gian thực hiện đầu tư và xét duyệt hồ sơ trong vòng khoảng 2 năm, và hầu hết các thủ tục có thể được tiến hành ngay tại Việt Nam. Nhà đầu tư chỉ phải đến châu Âu hoàn tất thủ tục lấy quốc tịch khi đã có kết quả chấp thuận.
  • Chương trình đầu tư lấy quyền cư trú của các quốc gia thành viên EU như Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Ireland, Đảo Síp, tiến đến nhập tịch châu Âu sau khoảng 5 năm có quyền cư trú. Mức đầu tư tối thiểu từ 280.000 EUR, thời gian thực hiện đầu tư và xét duyệt hồ sơ tối thiểu chỉ từ 2 tháng. Hầu hết các thủ tục có thể được tiến hành ngay tại Việt Nam. Nhà đầu tư chỉ phải đến châu Âu hoàn tất thủ tục lấy quyền cư trú khi đã có kết quả chấp thuận. Khi có quyền cư trú, gia đình nhà đầu tư có thể tự do đi lại các nước trong khối Schengen. Sau khi có quốc tịch, cả gia đình có thể tự do sinh sống, làm việc và học tập tại bất kỳ quốc gia EU nào.  
  • Chương trình đầu tư bất động sản nhận quốc tịch các nước Caribbean và những nước được miễn visa đến hầu hết các nước EU như Grenada, Dominica, St. Kitts and Nevis, hay Montenegro với mức đầu tư tối thiểu từ 200.000 USD, hoặc trao tặng chính phủ từ 150.000 USD. Thời gian thực hiện đầu tư và xét duyệt hồ sơ nhanh chóng chỉ trong vòng 3-6 tháng, toàn bộ quy trình thủ tục có thể được thực hiện ngay tại Việt Nam, nhà đầu tư không cần bay sang những nước này một lần nào.

Anh chị nhà đầu tư quan tâm muốn tự do đi lại hay hưởng quyền công dân khối Liên minh châu Âu, vui lòng liên hệ IMM Group để được tư vấn so sánh chi tiết chương trình của các quốc gia và các dự án đầu tư để có sự lựa chọn phù hợp nhất cho gia đình mình.

Chủ Đề