Trong lai giống tuỳ theo mục đích mà người ta sử dụng mấy phương pháp lai phổ biến

Muốn chọn lọc lợn đực giống tốt chúng ta cần phải dựa vào khả năng sản xuất của các thế hệ: Trong mỗi thế hệ cần phải chú ý xem xét kỹ về ngoại hình thể chất, sinh trưởng phát dục và khả năng sản xuất của cá thể đang áp dụng chọn lọc.
Nhân giống là bước tiếp của công tác chọn lọc và cải tiến di truyền, có thể người làm công tác giống cải tiến giống trên cơ sở các giống heo đã có hay có thể nhập các nguồn gen quí và tốt. Từ đó, người chăn nuôi tiến hành các phương pháp nhân giống để tạo ra đàn heo giống tốt cung cấp cho các trại .
1. Nhân giống thuần chủng
- Là phương pháp chọn con đực và cái trong cùng một giống cho giao phối với nhau tạo ra đàn con có mang hoàn toàn các đặc điểm giống như cha mẹ. Ví dụ : Đực Yorkshire x cái Yorkshire tạo ra đàn con Yorkshire thuần... Với cách này, người chăn nuôi có thể nhập các giống ngoại tốt và tạo ra đàn con thuần chủng ở nước ta. Cũng thông qua phương pháp này chúng ta có thể chọn các đực và cái của các dòng heo khác nhau trong cùng một giống cho dao dòng và kết quả sẽ được thế hệ con tốt hơn bố mẹ. Để tăng về số lượng cá thể của một giống ta chỉ có một cách duy nhất là cho các cá thể trong cùng một giống giao phối với nhau. Phương pháp này được gọi là nhân giống thuần chủng. Tùy loại giống mà nó có thể là:

  • Nhân giống thuần chủng địa phương,
  • Nhân giống thuần chủng nhập ngoại,
  • Nhân giống thuần chủng mới tạo thành.
- Nói chung nhân giống thuần chủng là phương pháp giao phối cận thân hay giao phối đồng huyết. Phương pháp giao phối này sẽ gây nên một hậu quả là thế hệ sau có thể bị đồng huyết dẫn tới suy hoá cận huyết. Suy thoái cận huyết là hiện tương các con sinh ra có thể bị dị tật, bị sụt giảm về năng suất, về khả năng chống đỡ bệnh tật, v.v. (ngược lại với ưu thế lai).
- Làm thế nào việc nhân giống thuần chủng vẫn được tiến hành mà hạn chế được hiện tượng suy hoá cận huyết do đồng huyết gây nên? Điều quan trọng nhất và trước hết phải làm là chọn lọc các cá thể tốt và có kế hoạch ghép đôi giao phối cụ thể, khi các thế hệ con được sinh ra thì kiểm tra theo dõi kỹ và chọn lọc loại thải ngay các cá thể có biểu hiện suy hoá cận huyết. Điều quan trọng thứ hai là phải chú ý nuôi dưỡng thật tốt - theo đúng nhu cầu về dinh dưỡng và các tiêu chuẩn khác nhằm làm cho tiềm năng di truyền của các cá thể có thể được bộc lộ ở mức cao nhất.
- Trong quá trình tạo giống người ta thường chú ý tách giống ra thành các nhóm có những đặc điểm khác nhau nhất định, mỗi nhóm như vậy được gọi là một dòng của giống. Khi một giống mới được hình thành và tạo ra thì cần tách ra được ít nhất là 3-5 dòng khác nhau. Vì vậy khi cho các cá thể trong cùng một dòng giao phối với nhau để tăng nhanh về số lượng cá thể thì gọi là nhân giống thuần chủng theo dòng. Nhân giống thuần chủng theo dòng cũng sẽ xẩy ra các hiện tượng và hậu quả tương tự như nhân giống thuần chủng, nhiều khi còn ở mức độ cao hơn, vì vậy mọi công việc tiếp theo sau khi các thế hệ sau ra đời thì phải thực hiện giống như nhân giống thuần chủng và ở mức độ chặt chẽ, khắt khe hơn. Mục tiêu quan trọng của công tác nhân giống thuần chủng là để giữ các giống thuần và để bảo tồn vốn gen của các giống vật nuôi.

2. Nhân giống tạp giao (hai giống trở lên)


- Đây là phương pháp lai tạo, trong chăn nuôi heo chúng ta có thế sử dụng các phương pháp lai tạo khác nhau :
  • Lai kinh tế (tạo F1): Cho hai giống khác nhau kết hợp với nhau, các con sinh ra được đem nuôi thương phẩm, không giữ lại làm giống. Đây là phép lai đơn giản nhất, phổ biến nhất, đem lại hiệu quả kinh tế nhanh nhất. Công thức phổ biến nhất là cho một giống nội (thường là con cái) lai với một giống ngoại (thường là con đực) như (Landrace x A), thế hệ con sinh ra (F1) có ưu thế lai cao để nuôi lấy thịt. Người ta cũng có thể tổ chức lai kinh tế phức tạp nhiều giống (thường là 4 giống). Người ta đồng thời chia 4 giống thành 2 cặp lai để tạo ra con lai F1 (PiDu x LY), sau đó cho hai nhóm con lai F1 lai với nhau tạo ra con lai F2 và các con lai F2 này cũng chỉ được đem nuôi thương phẩm.
  • Lai cải tiến: Khi chúng ta có một giống heo đã khá hoàn chỉnh đã có được nhiều đặc điểm tốt, tuy nhiên vẫn còn một vài đặc điểm chưa tốt cần phải cải tiến để giống heo trở nên hoàn thiện theo yêu cầu của con người. Trong trường hợp này người ta chọn một giống có các đặc điểm tốt (giống đi cải tiến) tương phản với các đặc điểm chưa tốt của giống ta có để cho lai với giống ta đang có (giống bị cải tiến). Giống đi cải tiến chỉ được dùng một lần để tạo ra con lai thế hệ thứ nhất (F1), sau đó người ta cho con lai F1 lai trở lại với giống bị cải tiến một hoặc nhiều lần, đồng thời ta phải tiến hành kiểm tra đánh giá các tính trạng đang muốn cải tiến, chọn lọc những cá thể đạt yêu cầu đề ra. Khi nào các tính trạng cần cải tiến đạt yêu cầu thì ngừng ngay việc lai, tiến hành cho tự giao để cố định tính trạng đến khi các con mới đã có tính ổn định thì nhân rộng chúng ra. Trong giống cải tiến thì tỷ lệ máu của giống đi cải tiến thường rất thấp (chỉ 1/4 đến 1/8) giống bị cải tiến là 3/4 - 7/8.
  • Lai cải tạo: Khi chúng ta có một giống lợn có được một số đặc điểm tốt, tuy nhiên vẫn còn nhiều đặc điểm chưa tốt cần phải cải tạo để giống vật nuôi trở nên hoàn thiện theo yêu cầu của người sử dụng. Trong trường hợp này người ta chọn một giống heo có các đặc điểm tốt tương phản với các đặc điểm chưa tốt của giống ta có để cho lai với giống heo ta đang có . Giống bị cải tạo được dùng một lần để tạo ra con lai thế hệ thứ nhất (F1), sau đó người ta cho con lai F1 lai trở lại với giống đi cải tạo một hoặc nhiều lần, đồng thời ta phải tiến hành kiểm tra/đánh giá các tính trạng đang muốn cải tạo, chọn lọc những cá thể đạt theo yêu cầu đề ra. Khi nào các tính trạng cần cải tạo đạt yêu cầu thì ngừng ngay việc lai, tiến hành cho tự giao để cố định tính trạng đến khi các con mới đã có tính ổn định thì nhân rộng chúng ra. Trong giống cải tạo thì tỷ lệ máu của giống bị cải tạo thường rất thấp (chỉ 1/4 đến 1/8) và giống đi cải tạo là 3/4 - 7/8.
  • Lai luân phiên hay lai nhiều giống/lai tạo giống: Trong phép lai này người ta sử dùng nhiều hơn hai giống cho lai tạo với nhau (có thể là 3, 4 giống hay nhiều giống hơn nữa). Người ta lần lượt cho các giống tham gia vào tổ hợp lai, mỗi giống có thể được tham gia một, hai hay nhiều lần trong quá trình lai. Trong quá trình lai người ta theo dõi/kiểm tra các sản phẩm tạo ra để chọn lọc lấy những cá thể đạt yêu cầu để tiếp tục lai cho đến khi có được một tổ hợp lai như ý muốn. Đến đây người ta ngừng công việc lai, tiến hành chọn lấy các cá thể tốt cho chúng tự giao với nhau để cố định các đặc điểm/tính trạng và hình thành giống mới

Mục đích của công tác lai tạo giống là tạo ra con lai (hoặc giống mới) sản xuất sữa và thịt có hiệu quả trong điều kiện nuôi dưỡng và môi trường của địa phương.

Các giống bò chuyên dụng (thịt và sữa) có đặc điểm nổi bật về sức sản xuất . Tuy vậy chúng ta không thể nhập những giống này về nuôi thuần với quy mô rộng lớn vì một số lý do sau: - Tiền nhập bò giống rất cao. - Bò thuần nhập nội có yêu cầu cao về chuồng trại, chăm sóc nuôi dưỡng mà trong điều kiện chăn nuôi thiếu đầu tư khó đáp ứng được. - Khả năng sinh sản thấp.

- Không thích hợp với khí hậu nóng ẩm nhiệt đới và khả năng chống chịu kém đối với kí sinh trùng (ve, ruồi, muỗi) và bệnh do kí sinh trùng gây ra.

Mong muốn của chúng ta là có một giống bò tập hợp được những đặc điểm quý của bò Vàng Việt Nam và khả năng sản xuất cao của bò ngoại. Để đạt được mục đích trên, phương pháp phổ biến nhất, hiệu quả nhất là thông qua con đường lai tạo.

Vì khối lượng bò Vàng rất nhỏ (bò cái khoảng 180kg) không thể mang thai bò ngoại (đực giống ngọai 800-1000kg), vì vậy mà con đường lai tạo phải được tiến hành qua 2 bước.

Trước hết là sử dụng đực Zebu (Sind, Sahiwal, Brahman) để cải tạo bò Vàng tạo ra con lai Zebu. Con lai Zebu về cơ bản giữ được những đặc điểm qúy của bò Vàng nhưng khối lượng tăng lên rõ rệt (bò cái 270-320kg tùy mức độ lai máu). Với khối lượng như vậy con lai Zebu có đủ khả năng mang thai bò chuyên thịt hoặc chuyên sữa và điều rất quan trọng nữa là bò mẹ đủ sữa nuôi bê lai từ bò bố hướng sữa hoặc hướng thịt.

Thực tế cho thấy, việc lai tạo ra con lai không khó, chỉ thông qua kỹ thuật TTNT trong một vài thế hệ. Tuy nhiên để con lai sống được và cho năng suất cao đúng với tiềm năng di truyền của nó thì dinh dưỡng có ý nghĩa quan trọng nhất. Vì vậy trước khi chúng ta muốn lai tạo cải tiến chất lượng đàn bò địa phương thì điều trước tiên cần làm là cải tiến nguồn thức ăn cho chúng. Mọi chương trình cải tạo giống, mọi thử nghiệm giống năng suất cao sẽ thất bại nếu chúng ta không bảo đảm được điều kiện nuôi dưỡng mà trong đó quan trọng nhất là thức ăn và dinh dưỡng.  

Trong công tác cải tiến giống bò địa phương cần tiến hành đồng thời công việc chọn lọc đàn bò cái nền địa phương và tiến hành lai tạo một cách có kế họach.

1. Các phương pháp lai tạo phổ biến

- Lai kinh tế (lai cố định) - Lai tạo giống

- Lai tạo có hệ thống

Trong lai giống tuỳ theo mục đích mà người ta sử dụng mấy phương pháp lai phổ biến

Lai tạo giống (mục đích tạo giống mới)

Thường áp dụng cho bò sữa. Có 3 phép lai phổ biến
-  Lai luân hồi 2 máu: trong phép lai này bò đực của hai giống có thể thay phiên làm bố để tạo ra con lai, bò cái lai F1 thu được có thể dùng làm giống.

-  Lai luân hồi 3 máu: Trong phép lai này bò đực của 3 giống được thay phiên làm bố, con lai có thể dùng làm giống.

Phép lai luân hồi sẽ khống chế tỷ lệ máu của các nhóm giống trong con lai, không cho giống nào chiếm ưu thế về tỷ lệ máu.

-  Lai cải tạo (còn gọi là lai cấp tiến): Một giống bò căn bản là xấu, chỉ có một vài tính trạng tốt cần giữ lại, cần cải tạo giống bò đó, bằng cách dùng bò cái của giống đó lai với bò đực của giống tốt. Con lai tiếp tục phối với đực của giống tốt đến khi đạt được mục tiêu đề ra thì dừng lại.

Ví dụ sử dụng bò đực Hà Lan (rất tốt về sản xuất sữa) lai liên tục với bò  địa phương (sữa rất kém nhưng thích nghi với điều kiện dinh dưỡng kém, chống chịu nóng, chống chịu bệnh ), qua vài bước lai con lai có sản lượng sữa cao, chống bệnh tốt. Sau 5 bước lai liên tiếp thì con lai rất gần với giống bò Hà Lan thuần.
-  Lai cải tiến: Một giống căn bản là tốt chỉ còn một vài đặc điểm xấu cần khắc phục, cần cải tiến. Dùng cái đó lai với đực giống có đặc điểm tốt. Con lai tạo ra cho lai lại với đực của giống cũ (đực đi cải tiến chỉ sử dụng một lần).

Lai tạo có hệ thống

Là chương trình lai tạo có quản lý và linh hoạt theo sự thay đổi của môi trường và nhu cầu thị trường., khai thác ưu thế lai.

Phương pháp thông thường là sử dụng lai luân hồi 2 máu.

Thí dụ  ở vùng nhiệt đới nóng không muốn con lai có tỷ lệ máu bò ôn đới cao thì con lai F1 cho phối lại với đực địa phuong:

Trong lai giống tuỳ theo mục đích mà người ta sử dụng mấy phương pháp lai phổ biến

Đối với vùng nhiệt đới có khí hậu ôn hoà hơn thì sau hai lần lai với bò đực ôn đới (thu được con lai có 3/4 máu ôn đới) mới lai ngược lại với bò đực địa phương.

Thí dụ về một vài giống lai -  Giống bò thịt Santa Gertrudis có 5/8 máu Shorthorn và 3/8 máu Brahman -  Giống bò sữa Jamaica Hope có 20% máu Sahiwal, 70- 75% máu Jersey và

5 -10% máu Holstein Friesian (năng suất sữa trung bình 2000-3000 kg/chu kỳ)

-  Giống bò sữa AMZ có 3/8- 1/2 máu Sahiwal; 5/8- 1/2 máu Jersey (năng suất sữa trung bình 2280 lít/275 ngày; cao nhất 4850 lít/chu kỳ)
 

-  Giống bò sữa AFS có 1/2 máu Sahiwal; 1/2 máu Holstein Friesian (năng suất sữa trung bình 2405 lít/265ngày, cao nhất 5500 lít) -  Bò lai HF của Việt Nam hiện nay là kết quả của phép lai cấp tiến giữa bò

đực giống HF và bò cái Vàng, năng suất trung bình 3800-4000 kg/chu kì.

Trong lai giống tuỳ theo mục đích mà người ta sử dụng mấy phương pháp lai phổ biến

Tiếp tục phối tinh HF thuần vào cái lai F3 HF ta có con lai F4 HF với tỷ lệ
máu LS giảm đi ½, còn 1/16 khi đó máu HF bằng 15/16.

Tiếp tục phối tinh HF thuần vào cái lai F4 HF ta có con lai F5 HF với tỷ lệ
máu LS giảm đi ½, còn 1/32 khi đó máu HF bằng 31/32.

Nếu cứ tiếp tục sử dụng tinh HF thuần từ các nước ôn đới phối cho bò lai HF Việt Nam thì con lai có máu HF cao (từ F4 trở lên) sẽ không thích nghi với khí hậu nóng và nuôi dưỡng kém vì vậy hiệu quả chăn nuôi không cao. Tùy thuộc vào khí hậu và mức độ đáp ứng dinh dưỡng mà quyết định dừng lai ở bước lai nào cho thích hợp.

Để cố định tỷ lệ máu HF người ta dùng phương pháp tự giao:
 

Trong lai giống tuỳ theo mục đích mà người ta sử dụng mấy phương pháp lai phổ biến

PGS.TS. Đinh Văn Ci, ThS. Nguyễn NgọcTn