Trọng tâm của con người ở đâu

Aikido liên quan chặt chẽ đến trọng tâm, thăng bằng và trọng lực.

Theo quan niệm của aikido, trọng tâm con người nằm ở Đan điền [một điểm nằm phía dưới rốn khoảng 5cm] và mọi di chuyển đều xuất phát từ Đan điền. Biết được nguyên tắc này giúp ta di chuyển vững vàng mạnh mẽ và cũng giúp ta biết cách chi phối sự di chuyển của người khác. Chỉ cần tác động đến trọng tâm của một người là ta có thể chi phối sự thăng bằng của người đó. Để làm được điều này, bạn cần phải vận dụng hai điều: kết nối và sức hút trái đất.

Bằng cách kết nối bạn có thể làm lệch thăng bằng trọng tâm của đối phương, khi đó đối phương đương nhiên phải ngã xuống [vì chịu sức hút của trái đất]. Nói cho cùng, thực hành aikido chẳng qua chỉ là việc xô ngã người khác, nhưng xô một cách khôn khéo, đẹp mắt và có kiểm soát.

Để hiểu rõ những khái niệm trên, bạn hãy thử làm thí nghiêm sau. Trong lúc uke đang đứng yên trong tư thế thư giãn và thoải mái, bạn đặt tay lên vai hay phần cánh tay bên trên cùi chỏ của uke. Hãy tìm cách kết nối trọng tâm của bạn và trọng tâm của uke với nhau, sao cho khi bạn di chuyển thì uke cũng di chuyển theo. Lưu ý rằng uke di chuyển do sự kết nối với bạn chứ không phải vì bị bạn dùng tay xô kéo, do đó cánh tay bạn không được co gập lại trong lúc di chuyển. Bạn thử làm như vậy ở nhiều hướng và góc độ khác nhau để xem vị trí nào là tối ưu, có thể khiến uke di chuyển mà bạn ít tốn công nhất.

Dù bạn thấy thí nghiệm trên đơn giản hay có vẻ khó hiểu thì cũng cứ làm thử, qua đó bạn sẽ học được nhiều điều. Chẳng hạn bạn sẽ thấy rằng không cần tốn sức mấy mà vẫn làm người khác mất thăng bằng được. Khi thực hiện một đòn ném, cái chính chỉ là chiếm thăng bằng và nương theo trớn của đối phương mà đẩy thêm một chút, sức hút trái đất sẽ làm đối phương phải ngã xuống.

Nói một cách khác, việc bạn kết nối với đan điền của đối phương để chiếm thăng bằng là một hình thức khiến đối phương trở thành "vô trọng lượng". Khi một người đang đứng tấn vững vàng thì bạn khó mà xô đẩy, nhưng nếu người đó đứng nhón chân nghiêng ngả thì bạn chỉ cần dùng ngón tay đẩy nhẹ là anh ta té liền. Tình trạng lảo đảo như vậy có thể xem như "vô trọng lượng". Khi bạn chi phối được trọng tâm của ai thì người đó đã bị đưa vào tình trạng "vô trọng lượng".

Như vậy, xét theo các nguyên tắc thăng bằng thì mục đích chính của bạn là chiếm cho được trọng tâm của đối phương và làm cho anh ta mất thăng bằng, đưa anh ta vào tình trạng mất ổn định và vô trọng lượng.

Điều này cần phải xảy ra ngay khi bạn mới vào đòn, ngay trong giai đoạn Hợp. Ở cuối giai đoạn Hợp thì giữa bạn và uke phải có một mối tương quan nào đó khiến uke rơi vào tình trạng vô trọng lượng. Nói cách khác, khi uke tấn công thì bạn phải Hợp để tránh đòn mà không cần kháng cự. Cùng lúc đó bạn Kết nối với uke sao cho lúc uke vừa kết thúc đòn tấn công thì bạn đã kiểm soát được trọng tâm và thăng bằng của uke, và uke đã ở trong tình trạng vô trọng lượng.

Khi uke đã bị vô trọng lượng thì phần còn lại của đòn ném chỉ là chuyện nhỏ, bởi vì mất thăng bằng rồi thì uke trước sau gì rồi cũng té xuống thôi. Khi ấy bạn có thể điều chỉnh để uke té theo bất cứ hướng nào bạn muốn, và chuyện uke ngã xuống phải là chuyện đương nhiên chứ không cần phụ thuộc vào đòn thế đặc biệt nào cả.

Tóm lại khi thực hiện bất cứ một đòn thế nào, không cần đợi đến lúc đối phương ngã xuống, một khi đã làm đủ các yếu tố sau: Hợp đúng cách, dẫn dắt luồng khí của đối phương và "đụng" được trọng tâm đối phương thì đòn thế đó coi như đã kết thúc.

Kết thúc Truyện Kiều, để lý giải cho thuyết “tài mệnh tương đố” của mình, Tố Như tiên sinh đã quay về với tư tưởng Phật giáo khi ông viết : “ Thiện căn ở tại lòng ta Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài” Trong cuộc sống đời thường, chúng ta cũng hay dùng cụm từ “ có tâm, có tầm” để chỉ những người vừa có tri thức, hiểu biết, lại vừa có đạo đức, có tấm lòng. Vậy “tâm” là gì? Trong mỗi con người “cái tâm” “nằm” ở đâu? Hình dáng nó ra làm sao ? Làm thế nào để có thể “nhận biết”nó,“điều khiển”hay“làm chủ”được nó ? Đó là những câu hỏi mà ai cũng muốn hỏi, nhưng không phải ai cũng có thể trả lời được. Nhìn một cách chung chung và dễ “thấy” thì con người ta cấu tạo bởi hai thành phần: phần vật chất [thấy được, sờ được] gọi là “thân” hay xác và phần tinh thần [không thấy, không sờ được] gọi là phần hồn hay “tâm”. Đạo Phật gọi thân là “sắc” đối lại với tâm là “danh”, nên thay vì nói “thân và tâm” thì dùng từ “sắc và danh” để chỉ hai thành phần cấu tạo nên con người.Trong đó, “danh” [tâm] bao gồm cả bốn yếu tố:thọ [chỉ cảm xúc], tưởng [tưởng tượng], hành [ý muốn] và thức [nhận biết]. Đặc biệt, hai yếu tố hành và nhất là thức đóng vai trò quan trọng vì chúng là cội nguồn gây ra “nghiệp”. Cũng theo đạo Phật, cần nói thêm thức ở đây lại bao gồm từ cái nhận biết của năm giác quan [thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác] tương ứng với: nhãn thức, nhĩ thức, tị thức, thiệt thức và thân thức đến một thức nữa là ý thức. Ngoài ra còn hai thức khác là mạt-na thức [còn gọi là tâm tư-lương] và quan trọng hơn cả là a-lại-da thức [còn gọi là tâm tập-khởi]. Tổng cộng có tám thức. Như vậy “cái tâm” trong con người bao hàm các thành phần thọ, tưởng, hành, thức; trong đó thức có vai trò quan trọng và chứa đến tám yếu tố khác nhau. Cho nên tâm còn được gọi là tâm thức, là trung tâm của cảm giác, của tình cảm, của ý thức và hành động. Ngoài những phân tích kể trên, trong kinh điển Phật giáo nói chung, cũng như các từ điển Phật học khác, chữ “tâm” còn được hiểu, được định nghĩa, được phân tích bằng nhiều tư duy hết sức phong phú, sâu sắc và đa dạng. Chữ “tâm” còn là từ ghép của rất nhiều từ mà khi tổng hợp lại ta thấy chúng đều xoay quanh hai nguồn gốc trên cơ thể con người là “tim [heart] và “óc”[mind], tương ứng với tình cảm và ý thức của con người. Nghĩa là cùng xác nhận cái gốc đã sinh ra tâm. Xét về tầm quan trọng của “tâm” đối với con người, kinh Hoa Nghiêm dạy rằng: “nhứt thiết duy tâm tạo”, nghĩa là tất cả mọi việc đều do tâm tạo ra, tâm làm chủ. Chỉ có tâm là hiện hữu, là thật; còn vạn vật đều là mộng, là ảo. Đức Phật đã dạy :“tâm sanh ra vạn pháp”.Trong đó, tâm sanh ra những điều tốt nhất [cực lạc] nhưng cũng đồng thời sanh ra những điều tệ hại nhất [địa ngục] cho cuộc đời. Bởi vậy, nếu muốn không còn tạo ác nghiệp dẫn đến khổ lụy, dẫn đến sanh tử luân hồi thì chúng sinh phải làm sao “nhận ra” tâm mình và “làm chủ”được tâm mình. Để “nhận diện” được tâm, phải thấy rằng: cùng một sự thật, tâm có thể biểu lộ qua hai bộ mặt, hai trạng thái khác nhau. Một, theo hướng tích cực, tâm là tâm sáng, tâm thiện, tâm bình hướng đến “chân tâm”, đó là “tâm giác ngộ”, là trạng thái tinh tấn, giải thoát của tâm; ở đó, tâm tự do, không bị trói buộc và nhận thức đúng đắn. Hai, theo hướng tiêu cực, tâm là tâm mê, tâm ác,tâm loạn, đó chính là “tâm vô minh”, là trạng thái vẩn đục, ô trược của tâm; ở đó, tâm bị trói buộc, nô lệ, nhận thức sai lầm. Xa hơn nữa, trong đạo Phật , tu là để hướng tới , đạt tới chân tâm [ tức tâm Phật]. Ngộ [nhận ra] và chứng được chân tâm tức là chứng Niết bàn. Đó là một trạng thái, một cảnh giới của tâm không còn tham sân si, chứng đắc vô ngã và thoát ra khỏi sinh diệt, sinh tử luân hồi, chỉ ở Đấng Giác ngộ có được mà thôi. Tương tự, khi so sánh tâm thiện với tâm ác , chúng ta hay hình dung trong mỗi con người luôn tồn tại một “ông thiện” bên cạnh một “ông ác”, nói khác là luôn hiện hữu đồng thời một “ông Bụt” bên cạnh một con “quỹ dữ”. “Làm chủ” được tâm mình có nghĩa là khống chế được con “quỹ dữ” và phát huy được tâm thiện trong con người. Từ đó, con người suy nghĩ và hành động theo hướng tích cực. Nên trong một ý nghĩa rộng hơn, đạo Phật cho rằng hễ “tâm bình thì thế giới bình” bằng ngược lại “ tâm loạn ắt thế giới sẽ loạn”. Xét như trên, ý nghĩa của chữ “tâm” trong đạo Phật quả là vừa thâm sâu lại vừa bao trùm, vừa gần gủi nhưng cũng rất mơ hồ, trừu tượng, thật khó mà “nhận diện” cho thật rõ ràng, nhất là đối với những ai “ngoại đạo”, những người theo văn hóa phương Tây, cũng có thể là trong các bạn trẻ, phần đông chưa có điều kiện nghiên cứu về giáo lý của đạo Phật. Tuy nhiên, qua những điều vừa trình bày , các bạn cũng như tôi, có thể đã bắt đầu “nhìn thấy” được phần nào “bóng dáng” của nó. Ít ra, khi ta quay về với ý nghĩa của chữ “tâm” bình thường và gần gủi nhất sau đây, cũng có thể tạm hiểu “cái tâm” là gì, mà vận dụng ý nghĩa của nó vào cuộc sống đời thường. Đó là, ngày nay, người ta hay sử dụng cụm từ “có tâm, có tầm” để chỉ năng lực của một người vừa có chuyên môn, hiểu biết vừa có tấm lòng. Nói theo truyền thống là vừa có “tài” vừa có “đức”. Như vậy, tâm ở đây là đạo đức, là tấm lòng, là tâm thiện. Xã hội đã nhìn nhận người có tài mà thiếu đức [không có tâm] thì không thể đảm đương, không thể thành công và cũng không bền trong vai trò lãnh đạo , nếu không nói là mang họa đến cho xã hội và cho chính bản thân mình. Lịch sử thế giới với những cuộc chiến tranh tàn khốc xuất phát từ cái tâm đầy tham vọng của những nhân vật lịch sử đã chứng minh điều này. Quay lại cuộc sống đời thường với những con người bình thường như chúng ta, cái ý nghĩa gần gủi nhất mà ta được hiểu thì “tâm” chính là “tấm lòng”, như Trịnh Công Sơn đã từng mong mỏi : “ Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng…”Qủa là một lời khuyên đầy ý nghĩa, vì bất cứ việc gì xuất phát từ “tấm lòng” và thực hiện với tất cả “tấm lòng” đều có cơ may mang lại kết quả tốt đẹp, không chỉ cho riêng mình, cho xã hội mà còn cho cả cộng đồng rộng lớn hơn là thế giới, là nhân loại. Ngược lại, những việc làm không thực sự xuất phát từ cái “tâm” trong sáng, tâm thiện, mà lại từ cái “tâm” ác, tâm tham thì hậu quả sẽ thật khó lường. Hãy đặt ngược vấn đề và thử tưởng tượng : “Trong cuộc sống, nếu không một ai có tấm lòng …điều gì sẽ xảy ra ? Cuộc sống quanh ta trong xã hội hiện nay cần lắm những con người có tấm lòng. Những “tấm lòng vàng” dang rộng vòng tay giúp đỡ những con người khốn khó bất hạnh. Xã hội cũng đang cần lắm những “tấm lòng son” để xử sự với nhau tử tế hơn, nhân bản hơn, công bằng hơn trong ước mong “hãy sống với nhau thật thà” như một lời trăn trối của nhạc sĩ họ Trịnh ngày nào mà nay vẫn còn văng vẵng bên tai !

Cầu mong cho tất cả chúng ta, ai cũng có được một “cái tâm” an, để mọi gia đình đều được hạnh phúc, xã hội yên vui và thế giới thanh bình. Xin mượn bốn câu thơ sau đây trong bài “Tâm Xuân” của Nguyên Đạo để kết thúc bài viết này :

“Vườn đời thấm giọt sương Tâm, Cho cây trổ lộc, ươm mầm ra hoa Đạo Vàng tỏa ánh trăng ngà

Hương Thiền xông ngát đậm đà ý Xuân”…

* THẢO NGUYÊN

Video liên quan

Chủ Đề