Trọng tâm của kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất là gì

Trọng tâm của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất [1961 – 1965] ở miền Bắc là gì?

A.Công nghiệp nhẹ.

B. Công nghiệp nặng.

C. Cải tạo xã hội chủ nghĩa.

D.Xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Đáp án chính xác
Xem lời giải

Nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất [1961 – 1965] ở miền Bắc là

Nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất [1961 – 1965] ở miền Bắc là

A. cải tạo chủ nghĩa xã hội.

B. công nghiệp và nông nghiệp.

C. xây dựng chủ nghĩa xã nội.

D. công nghiệp nặng.

Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất [1961-1965]

Sau khi căn bản hoàn thành nhiệm vụ cải tạo các thành phần kinh tế [1958-1960], kinh tế xã hội miền Bắc có những chuyển biến quan trọng và mở ra một điều kiện mới để đưa miền Bắc tiến lên theo con đường XHCN. Trước tình hình thực tiễn như vậy, tháng 9/1960 Đảng ta đã tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III sau 9 năm kể từ tháng 2/1951, Đảng ta mới tiến hành Đại hội nhiệm kỳ.

Trong diễn văn khai mạc Đại hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát: “Đại hội lần thứ II là Đại hội kháng chiến. Đại hội này là Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà”. Báo cáo chính trị của Đại hội đã xác định cách mạng nước ta trong giai đoạn mới có hai chiến lược cách mạng cùng song song phải tiến hành là: Cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam. Đại hội thông qua đường lối chung của cách mạng Việt Nam, đường lối phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở miền Bắc nước ta và thông qua báo cáo sửa đổi Điều lệ Đảng và phương hướng nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất [1961-1965].

Để thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III đề ra, từ ngày 23/3 đến ngày 30/3/1961 Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã tiến hành Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ hai [vòng 2] tại thị xã Vĩnh Yên. Đại hội đã đánh giá kết quả sau 3 năm cải tạo các thành phần kinh tế theo hướng XHCN trên địa bàn tỉnh, đã xác lập được quan hệ sản xuất mới, chế độ người bóc lột người căn bản bị xóa bỏ, người lao động thực sự trở thành người làm chủ. Uy tín và vai trò lãnh đạo của Đảng ngày càng được nâng cao, chính quyền và các đoàn thể quần chúng đã được trưởng thành lên một bước. Căn cứ vào đường lối cách mạng do Đại hội Đảng toàn quốc vạch ra và tình hình thực tiễn của tỉnh. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ II [vòng 2] đã xác định trong kế hoạch Nhà nước 5 năm [1961-1965] nhiệm vụ của tỉnh cần tập trung là:

Ra sức phát triển nông nghiệp toàn diện, đồng thời phát triển công nghiệp địa phương và thủ công nghiệp phục vụ nông nghiệp, tăng cường thương nghiệp quốc doanh và thương nghiệp HTX, cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hóa cho nhân dân.

Hoàn thành công cuộc cải tạo XHCN đối với nông nghiệp tư bản tư doanh. Trọng tâm là cải tạo nông nghiệp, phấn đấu đưa một số HTX có đủ điều kiện lên bậc cao.

Tăng cường công tác xây dựng Đảng, chính quyền, các đoàn thể quần chúng để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo trong thời kỳ mới.

Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ II [vòng 2], Đảng bộ thị xã Vĩnh Yên đã tiến hành Đại hội đại biểu thị Đảng bộ lần thứ II từ ngày 5/11 đến ngày 10/11/1961. Về dự Đại hội có 31 đại biểu thay mặt cho hơn 300 đảng viên trong Đảng bộ. Đồng chí Trần Quốc Phi, Phó Bí thư Tỉnh ủy về dự và chỉ đạo Đại hội. Đại hội đã thông qua phương hướng nhiệm vụ của Đảng bộ thị xã trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất là:

1. Hoàn thành công cuộc cải tạo XHCN đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp, buôn bán nhỏ và công thương nghiệp tư bản tư doanh.

2. Nâng cao trình độ văn hóa cho cán bộ và nhân dân, đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ phụ trách HTX nông nghiệp và thủ công nghiệp, đào tạo công nhân lành nghề, nâng cao năng lực quản lý kinh tế và tài chính trong các HTX nói chung.

3. Ra sức phát triển nông nghiệp một cách toàn diện, đồng thời phát triển thủ công nghiệp nhằm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, phục vụ cho kiến thiết cơ bản về yêu cầu sinh hoạt của nhân dân hàng ngày.

4. Cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân địa phương, làm cho nhân dân thị xã ăn no, mặc ấm, tăng cường sức khỏe, có nhà ở cho mọi người, mở mang sự nghiệp phúc lợi công cộng, xây dựng đời sống mới vui tươi, lành mạnh.

5. Ra sức xây dựng lực lượng hậu bị để góp phần vào việc củng cố quốc phòng, tăng cường giữ gìn an ninh của địa phương.

Báo cáo nhấn mạnh 5 nhiệm vụ trên có liên hệ mật thiết với nhau và đều nhằm đảm bảo xây dựng bước đầu cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, góp phần tăng cường lực lượng về mọi mặt của miền Bắc, làm cho miền Bắc trở thành cơ sở vững chắc của nhân dân cả nước trong cuộc đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà. Riêng công tác Đảng phải thực sự làm cho các chi bộ trở thành hạt nhân lãnh đạo ở các HTX và đường phố, muốn vậy cần coi trọng giáo dục chính trị, nâng cao trình độ tư tưởng cho Đảng viên, đẩy mạnh hơn nữa công tác đấu tranh nội bộ để chống tư tưởng tiểu tư sản, quét sạch tư tưởng phong kiến, đồng thời làm tốt công tác phát triển Đảng. Đại hội đã bầu Ban chấp hành khóa mới gồm 11 ủy viên chính thức và hai ủy viên dự khuyết, bầu 5 đồng chí vào Ban Thường vụ. Đồng chí Lưu Văn Sơn được bầu làm Bí thư.

Bước vào thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất được Đảng bộ thị xã cụ thể hóa trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã lần thứ II, Đảng bộ chú trọng việc động viên cán bộ, đảng viên và nhân dân phát huy những thuận lợi, củng cố khối công nông liên minh, tăng cường đoàn kết để hoàn thành công cuộc cải tạo XHCN. Phấn đấu xây dựng bước đầu cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH. Sau hơn một năm triển khai thực hiện nghị quyết của Đại hội đề ra, Đảng bộ thị xã đã thu được thắng lợi một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.

Về phong trào HTX và sản xuất nông nghiệp: 98,93% số hộ nông dân đã vào HTX cùng với 92% diện tích canh tác, 525 con trâu bò và hầu hết nông cụ sản xuất đã được công hữu. Như vậy, thị xã đã hoàn thành việc tổ chức HTX nông nghiệp ở khắp các khu với 9 HTX, HTX nhỏ nhất có 17 hộ, 68 khẩu; HTX lớn nhất có 210 hộ với 1.072 nhân khẩu. Trong số 9 HTX có 4 HTX có quy mô toàn khu bằng 44,44%.

Để làm tốt công tác quản lý, lãnh đạo trong các HTX, Thị ủy đã cử 14 đồng chí trong ban quản trị đi dự các lớp bồi dưỡng của tỉnh và 47 cán bộ là đội trưởng sản xuất đi dự lớp bồi dưỡng của thị xã. Qua các chương trình bồi dưỡng đã làm cho cán bộ quản lý HTX thấy rõ vai trò trách nhiệm của mình, đồng thời cũng nâng cao trình độ trong công tác quản lý cũng như về tinh thần trách nhiệm.

Trong quá trình cải tạo quan hệ sản xuất, Đảng bộ luôn coi trọng gắn liền việc phát triển sản xuất với lãnh đạo tư tưởng, lãnh đạo tổ chức, nắm vững được đường lối, phương châm của Đảng theo tinh thần nghị quyết của Đại hội Đảng bộ lần thứ II đã xác định. Do đó, phong trào HTX trên địa bàn thị xã tiến lên từng bước vững chắc và có một số HTX đang xây dựng được cơ sở vật chất tốt. Song, bên cạnh những thành tích đạt được, phong trào HTX vẫn còn những tồn tại như việc cải tiến kỹ thuật, cải tiến công cụ còn chậm. Tiến độ quản lý kế hoạch và công tác sử dụng lao động còn yếu. Tinh thần tiết kiệm trong xây dựng HTX còn thấp. Tác phong quan liêu xa rời thực tế còn xuất hiện ở một số cán bộ lãnh đạo. Những khuyết, nhược điểm trên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến kết quả củng cố và phát triển của HTX và sản xuất.

Về HTX tiểu thương, thủ công nghiệp cũng có những bước phát triển mới. Toàn thị xã năm 1962 đã thành lập được 14 tổ hợp tác tiểu thương gồm 279 hộ, đạt 94%. Một thành tích nổi bật là lãnh đạo thị xã đã vận động các hộ tiểu thương sang sản xuất nông nghiệp hoặc kiêm sản xuất nông nghiệp. Việc làm trên đã góp phần giải quyết khó khăn, nâng cao đời sống cho nhân dân. Tính đến năm 1962, toàn thị xã có 100% số thợ thủ công tham gia HTX, trang bị trên 50 máy lớn nhỏ cho các ngành nghề sản xuất, đào tạo 48 thợ kỹ thuật, xây dựng 463 m3 nhà xưởng để sản xuất. Với những thành tích đạt được, ngành thủ công nghiệp thị xã Vĩnh Yên trở thành đơn vị khá nhất trong toàn tỉnh, được UBND tỉnh tặng Bằng khen. Điểm nổi bật trong nhiệm kỳ là Đảng bộ thị xã đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể phát động một phong trào thi đua XHCN sôi nổi, rộng khắp nhằm hoàn thành thắng lợi kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất [1961-1965] và phương hướng nhiệm vụ của Đại hội Đảng bộ đề ra. Phong trào thi đua mang tính toàn quốc được Đảng bộ thị xã phát động như phong trào đuổi kịp và vượt “HTX Đại Phong” trong nông nghiệp, trong công nghiệp có phong trào “Vượt sóng Duyên Hải”, trong lực lượng vũ trang có phong trào thi đua “Cờ ba nhất”, trong giáo dục có phong trào “Tiếng trống Bắc Lý” và thi đua “Hai tốt”. Ngoài những phong trào thi đua mang tính toàn quốc trên, Đảng bộ thị xã Vĩnh Yên còn phát động phong trào thi đua đuổi kịp các điển hình tiên tiến trong sản xuất của tỉnh như phong trào trồng cây theo HTX Lạc Trung, phong trào chăn nuôi theo HTX Hòa Loan của Vĩnh Tường… Chính nhờ các phong trào trên mà đã tạo ra khí thế thi đua XHCN trên tất cả các lĩnh vực, tạo nên bước chuyển biến quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ do Đại hội Đảng bộ đề ra.

Cùng với sự phát triển về kinh tế, trên lĩnh vực văn hóa xã hội của thị xã cũng có những chuyển biến tốt.

Về quy mô trường lớp các trường phổ thông đều được mở rộng. Về phổ thông cấp I năm học 1961-1962 có 16 lớp, 17 giáo viên và 892 học sinh; sang năm học 1962-1963 tăng lên 26 lớp, 25 giáo viên và 1.260 học sinh. So với chỉ tiêu kế hoạch, số lớp tăng 40%, giáo viên tăng 8%, học sinh tăng 5%. Phổ thông cấp II năm học 1962-1963 có 14 lớp, 25 giáo viên và 820 học sinh. So với năm học 1961-1962 đều tăng.

Với thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Hai tốt”, trường phổ thông cấp II Tô Hiệu được chọn làm điểm về Hội nghị điển hình chất lượng giáo dục toàn miền Bắc năm 1962. Nhà trường được báo cáo điển hình tại hội nghị. Sau hội nghị, nhà trường được đón đoàn chuyên gia giáo dục của Liên Xô đến thăm quan. Đi đôi với phát triển giáo dục, các hoạt động văn hóa của thị xã cũng được tăng cường như tủ sách, thư viện được triển khai để phục vụ nhân dân. Thời gian này thị xã đã xây dựng được một nhà đọc sách cho thiếu niên. Phong trào văn nghệ cũng có bước phát triển khá. Ngoài việc biểu diễn tại địa phương, tốp múa rối của thị xã được 4 lần tham gia hội diễn ở Trung ương và 3 lần đoạt giải Nhì miền Bắc và được công nhận là thành viên của ngành múa rối nước Việt Nam.

Công tác y tế có nhiều cố gắng trong việc chăm sóc và bảo vệ sứa khỏe cho người dân. Ở hầu hết các khu phố, các HTX đều có cán bộ y tế, nữ hộ sinh và các vệ sinh viên, do đó công tác tuyên truyền vận động trong nhân dân giữ gìn vệ sinh, phòng bệnh đạt kết quả tốt. Phong trào thể dục thể thao đã lôi cuốn hàng nghìn người tham gia luyện tập thường xuyên.

Những chuyển biến mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực về kinh tế, văn hóa xã hội ở địa bàn thị xã đã thể hiện tính ưu việt của chế độ mới, cuộc sống mới đang từng ngày, từng giờ làm thay đổi diện mạo của thị xã tỉnh lỵ. Để có được thành tích trên, báo cáo tổng kết trước Đại hội Đảng bộ thị xã nhiệm kỳ II [1961-1962] đã khẳng định sự cần thiết phải tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, không chỉ có đường lối, chủ trương đúng đắn mà còn phải có con người cụ thể trực tiếp lãnh đạo.

Thực hiện chủ trương trên, trong nhiệm kỳ Đảng bộ đã có nhiều cố gắng trong công tác xây dựng Đảng, từng bước nâng cao chất lượng đảng viên và các cấp ủy Đảng. Về công tác phát triển đảng viên: Trong nhiệm kỳ Đảng bộ đã phát triển được 45 đảng viên mới, trong đó có 35 đồng chí trực tiếp sản xuất, 10 đồng chí là cán bộ quản lý. Nhìn chung chất lượng đảng viên mới đều đạt được yêu cầu đề ra. Đi đôi với việc phát triển Đảng, Đảng bộ còn củng cố một bước về tổ chức cơ sở Đảng, về tư tưởng cho một số đảng viên kém vươn lên khá. Các chi ủy được kiện toàn và ngày càng được nâng cao về chất lượng. Phong trào thi đua xây dựng chi bộ “4 tốt” cũng có tác động lớn đến việc nâng cao chất lượng của các tổ chức cơ sở Đảng. Đảng bộ thường xuyên quan tâm đến việc cử cán bộ đi đào tạo bồi dưỡng để nâng cao nhận thức, như chương trình sơ cấp và trung cấp lý luận hàng năm do tỉnh tổ chức. Song, bên cạnh những ưu điểm trong công tác xây dựng Đảng, Đảng bộ thị xã cũng còn bộc lộ những thiếu sót như việc phát triển đảng viên chưa đồng đều ở các chi bộ, còn có chi bộ không kết nạp được đảng viên; tinh thần đấu tranh phê bình và tự phê bình chưa thường xuyên.

Khuyết điểm lớn nhất trong chỉ đạo sản xuất là chưa nhận thức rõ mối quan hệ nông nghiệp và thủ công nghiệp trên địa bàn thị xã; do đó, chưa phát huy được tiềm năng của tiểu thủ công nghiệp và thủ công nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp và ngược lại.

Sau 2 năm đầu thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất [1961-1965] được Đại hội Đảng bộ thị xã cụ thể hóa bằng phương hướng nhiệm vụ trong nghị quyết của nhiệm kỳ II. Đảng bộ và nhân dân thị xã đã căn bản hoàn thành công cuộc cải tạo XHCN và bước vào giai đoạn còn lại của kế hoạch 5 năm, giai đoạn phát triển kinh tế văn hóa với nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH, thực hiện một bước công nghiệp hóa XHCN, nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa cho nhân dân.

Bước vào giai đoạn mới, Đảng bộ và nhân dân thị xã đứng trước những khó khăn phức tạp như cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành công nghiệp và thủ công nghiệp chưa phát triển, nên chưa có khả năng phục vụ đắc lực cho nông nghiệp và các ngành khác. Sản xuất nông nghiệp chưa vững chắc do trình độ canh tác lạc hậu, thiên tai lại thường xuyên xảy ra. Mặt khác, thị xã còn là nơi tập trung đông người nên việc quản lý lao động, quản lý thị trường cũng gặp không ít khó khăn.

Trong khi Đảng bộ và nhân dân thị xã đang tập trung cao độ để khắc phục khó khăn hoàn thành các chỉ tiêu còn lại thì một nguồn động viên to lớn đối với Đảng bộ và nhân dân là ngày 2/3/1963 Hồ Chủ tịch về thăm Đảng bộ và nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc tại khu Đồi Cao thị xã Vĩnh Yên. Người khen ngợi Đảng bộ và nhân dân chống hạn, cải tiến quản lý HTX. Trong thành tích chung đó có sự đóng góp quan trọng của Đảng bộ và nhân dân thị xã Vĩnh Yên.

Để tiếp tục hoàn thành kế hoạch Nhà nước 5 năm [1961-1965] từ năm 1962 đến năm 1964, Đảng bộ thị xã đã tiến hành Đại hội Đảng bộ lần thứ III [từ ngày 23/12 đến ngày 26/12/1962]. Phần phương hướng nhiệm vụ trong nhiệm kỳ Đại hội xác định là: “Ra sức phát triển nông nghiệp toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc, phải giải quyết vấn đề lương thực, coi trọng cả lúa và hoa màu; chú ý phát triển rau xanh đồng thời coi trọng chăn nuôi, tiếp tục phát triển nghề cá, nghề phụ, phát triển cây công nghiệp, cây lấy gỗ và cây ăn quả, nâng cao đời sống nhân dân lên một bước”. Cụ thể phải đảm bảo diện tích gieo trồng là 1.670 mẫu lúa, 1.528 mẫu hoa màu, 140 mẫu cây công nghiệp, khai hoang phục hóa 156 mẫu. Phấn đấu đạt sản lượng 1.312 tấn thóc; ngoài ra tăng cường nuôi lợn, gà, trâu, bò, đảm bảo thực phẩm cho nhu cầu địa phương và làm nghĩa vụ đối với Nhà nước.

Đi đôi với ngành thủ công nghiệp, phải đẩy mạnh sản xuất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, vật liệu xây dựng và tiêu dùng cho nhân dân địa phương; đồng thời phát triển hàng xuất khẩu, đưa tăng giá trị sản lượng lên 1 triệu 74 ngàn đồng.

Đại hội bầu Ban chấp hành khóa III gồm 11 đồng chí ủy viên chính thức, 2 ủy viên dự khuyết, 5 ủy viên Thường vụ, đồng chí Lưu Văn Sơn được bầu làm Bí thư. Sau một năm thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ III, ngày 10/2/1964 Đảng bộ thị xã tiến hành Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ IV để tổng kết công tác năm 1963 của nhiệm kỳ III và đề ra phương hướng nhiệm vụ năm 1964, phấn đấu hoàn thành vượt mức những chỉ tiêu trong kế hoạch 5 năm. Đại hội đã bầu Ban chấp hành khóa IV gồm 13 đồng chí ủy viên chính thức và 2 ủy viên dự khuyết, bầu Ban Thường vụ gồm 5 đồng chí, đồng chí Lưu Văn Sơn được bầu làm Bí thư. Về thực hiện nhiệm vụ năm 1963, ngoài những khó khăn mang tính chủ quan, năm 1963 còn là diễn biến thời tiết phức tạp, hạn hán kéo dài, nhưng với quyết tâm của Đảng bộ, nên sản xuất nông nghiệp vẫn giành được thắng lợi, mọi chỉ tiêu đề ra đều vượt so với kế hoạch.

Diện tích gieo trồng năm 1963 tăng 22,23% so với năm 1962, tổng sản lượng lương thực đạt 2.488 tấn. Bình quân lương thực đầu người đạt 34 kg/tháng. Chăn nuôi đạt 99,1% so với kế hoạch, riêng đầu lợn vượt 37% so với kế hoạch đề ra.

Sản xuất thủ công nghiệp phát triển khá toàn diện với trên 200 mặt hàng. Tổng giá trị sản lượng đạt 1,3 triệu đồng, bằng 126% kế hoạch. Với thành tích trên, ngành thủ công nghiệp thị xã Vĩnh Yên được Ban Liên hiệp thủ công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc tặng cờ luân lưu 5 năm liền. Đạt được kết quả trên, Đảng bộ đã rút ra một số nguyên nhân chủ yếu là:

- Đảng bộ đã tập trung cao độ để khắc phục khó khăn, không quản gian khổ khắc phục thiên tai, tập trung lực lượng làm công tác trọng tâm, đồng thời đẩy mạnh các mặt hoạt động khác.

- Trong công tác lãnh đạo của các cấp ủy đã đi sâu, đi sát để chỉ đạo đối với từng công việc.

- Công tác tư tưởng được quan tâm thường xuyên, kết hợp với việc phát động các phong trào thi đua yêu nước rộng khắp.

Song song với quá trình lãnh đạo và phát triển kinh tế ở địa phương Đảng bộ thị xã rất quan tâm đến sự nghiệp phát triển văn hóa, giáo dục, y tế nhằm từng bước nâng cao dân trí, cải thiện đời sống nhân dân. Do đó mà tất cả các lĩnh vực trên tiếp tục có bước phát triển khá.

Ngành giáo dục phổ thông, năm học 1963-1964 cấp I có 29 lớp với 29 giáo viên, 1.302 học sinh. So với năm học 1962-1963 tăng 3 lớp, 3 giáo viên, 40 học sinh. Cấp II năm học 1963-1964 có 27 giáo viên so với năm học 1962-1963 tăng 3, số lớp giữ nguyên 14, số học sinh giảm 26 em. Chất lượng học sinh chuyển lớp đạt 90%, học sinh tốt nghiệp đạt 85%. Giáo dục mẫu giáo có 3 lớp với 73 học sinh, vỡ lòng có 10 lớp với 400 học sinh, đáp ứng được nhu cầu học tập của các cháu ở từng độ tuổi.

Phong trào văn hóa, văn nghệ vẫn tiếp tục được duy trì và có bước phát triển, góp phần làm cho đời sống tinh thần của người dân được nâng lên một bước, tạo ra một mức sống mới ở địa phương.

Thành tích nổi bật về công tác y tế là ngành y tế thị xã đã tổ chức tiêm phòng một số bệnh thông thường cho trẻ em như tiêm phòng bệnh yết hầu cho 657 em, chủng đậu cho trên 2000 em, phun thuốc trừ muỗi cho 1.993 hộ, do đó các dịch bệnh thông thường đã được ngăn chặn không để xảy ra.

Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ III năm 1962 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng ở các cấp, các ngành. Năm 1963, Đảng bộ tập trung vào việc giáo dục chính trị tư tưởng cho từng cán bộ đảng viên thông qua việc tổ chức cho đảng viên học tập các nghị quyết của Trung ương và của tỉnh về “Cuộc chỉnh huấn mùa xuân”. Nghị quyết của Bộ Chính trị về “Cải tiến công tác giáo dục lý luận và chính trị của Đảng” [1962], nghị quyết của Tỉnh ủy về xây dựng chi, Đảng bộ “4 tốt”.

Thông qua việc học tập văn kiện, Điều lệ, nghị quyết của Đảng mà nhận thức của từng cán bộ, đảng viên đã được nâng lên một bước đáng kể. Những tư tưởng mơ hồ, bảo thủ, rụt rè đã được khắc phục. Nhìn chung từ Đảng bộ thị xã xuống cơ sở cơ bản được đoàn kết thống nhất. Tinh thần gương mẫu, trách nhiệm của từng cán bộ, đảng viên có nhiều chuyển biến tốt. Vai trò lãnh đạo của các tổ chức cơ sở Đảng cũng được tăng cường lên một bước. Tỉ lệ xếp loại đảng viên khá từ 45% năm 1962 tăng lên 65% năm 1963. Tỉ lệ đảng viên kém từ 8% năm 1962 xuống còn 2% năm 1963. Chi bộ khá từ 30% năm 1962 tăng lên 50% năm 1963. Đặc biệt là không còn chi bộ kém. Toàn Đảng bộ có 8 chi bộ đạt “4 tốt”, 6 chi bộ đạt “3 tốt” và 2 chi bộ đạt “2 tốt”.

Cùng với công tác xây dựng Đảng, công tác xây dựng và củng cố chính quyền, các đoàn thể quần chúng cũng được Đảng bộ quan tâm. Công tác chính quyền tập trung vào việc tổ chức nhân dân tham gia hoàn thành thắng lợi cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp và bầu cử Quốc hội khóa III của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Kết quả cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân thị xã đã chọn được các đại biểu đại diện cho các thành phần kinh tế, tôn giáo, tiêu biểu cho trí tuệ và quyền lợi nhân dân. Sau khi bầu cử HĐND, UBHC thị xã được kiện toàn, lực lượng công an, quân sự, tự vệ cũng được củng cố và phát triển. Chính quyền đã phát huy vai trò công tác quản lý kinh tế, tài chính, nâng cao tinh thần chấp hành chính sách pháp luật, nâng cao tinh thần làm chủ của nhân dân.

Các đoàn thể quần chúng như thanh niên, phụ nữ… tiếp tục động viên đoàn viên, thanh niên, hội viên phát huy truyền thống, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước góp phần vào thắng lợi thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội ở địa phương.

Từ ngày 15 đến ngày 20/7/1963 một sự kiện chính trị quan trọng trên địa bàn tỉnh là Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ III đã khai mạc trọng thể tại Vĩnh Yên. Đại hội đã kiểm điểm kết quả sau hơn 2 năm thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất và đề ra phương hướng nhiệm vụ chung để thực hiện những chỉ tiêu, kế hoạch 5 năm còn lại. Vinh dự lớn đối với Đảng bộ là được Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm và động viên Đại hội vào sáng ngày 16/7/1963. Sau khi căn dặn, Bác chúc Đại hội thành công và chúc Đảng bộ Vĩnh Phúc trở thành một trong những Đảng bộ khá nhất miền Bắc.

Bước sang năm 1964 để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ còn lại của kế hoạch 5 năm, Đảng bộ đã tập trung cao cho việc chỉ đạo cách ngành, các cấp, xây dựng kế hoạch thực hiện cho từng chỉ tiêu còn lại. Đồng thời phát động phong trào thi đua: “Mỗi người làm việc bằng hai để đền đắp cho đồng bào miền Nam ruột thịt”. Theo lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch tại hội nghị chính trị đặc biệt tháng 3/1964. Hưởng ứng phong trào thi đua trên, từ nông thôn đến thành thị, từ nhà máy, xí nghiệp đến công trường, cơ quan, trường học… ở đâu mọi người cũng đều làm việc với tinh thần khẩn trương, tích cực để giành thành tích cao nhất.

Trong các HTX nông nghiệp nổi lên phong trào thi đua vận động cải tiến quản lý HTX theo chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh, nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện và vững chắc. Nội dung của cuộc vận động gồm: Quản lý sản xuất [trong đó có phương hướng sản xuất là chủ yếu], quản lý lao động và quản lý tài vụ.

Các ngành công nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp Vĩnh Yên tích cực triển khai cuộc vận động “Nâng cao ý thức trách nhiệm, tăng cường quản lý kinh tế, tài chính, cải tiến kỹ thuật, chống tham ô lãng phí, quan liêu” [gọi tắt là 3 xây, 3 chống].

Đoàn thanh niên và Hội Phụ nữ đều là lực lượng nòng cốt trong phong trào thi đua tình nguyện hoàn thành vượt mức kế hoạch 5 năm. Trong quá trình thi đua, nhiều anh chị em đã đạt thành tích xuất sắc trên nhiều mặt công tác, xứng đáng là những “Trai oanh liệt, gái vẻ vang”.

Mặc dù kế hoạch 5 năm chưa kết thúc nhưng với sự nỗ lực và cố gắng của Đảng bộ và nhân dân, thị xã Vĩnh Yên luôn là một đơn vị dẫn đầu trên nhiều lĩnh vực công tác được cấp trên khen thưởng như:

- Ủy ban nhân dân tỉnh tặng cờ thị xã khá nhất.

- Ban liên hiệp xã tỉnh tặng cờ luân lưu 5 năm liền.

- Ty thương nghiệp tặng cờ luân lưu.

- Hàng chục Bằng khen của Bộ Nội thương, UBND tỉnh, Tỉnh đoàn, Tỉnh đội, Ty Công nghiệp, Ty Văn hóa… tặng cho các đơn vị và cá nhân của thị xã có thành tích xuất sắc trên lĩnh vực sản xuất và công tác.

Giữa lúc Đảng bộ và nhân dân thị xã Vĩnh Yên cùng với nhân dân trong tỉnh và miền Bắc đang tập trung cao độ cho việc hoàn thành các chỉ tiêu còn lại của kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất thì chiến tranh xảy ra. Ngày 2/8/1964, đế quốc Mỹ đã dựng lên cái gọi là “Sự kiện Vịnh Bắc Bộ” và ngày 5/8/1964 chúng bắt đầu dùng máy bay ném bom, bắn phá miền Bắc nước ta nhằm phá hoại công cuộc xây dựng CNXH và ngăn chặn sự chi viện của hậu phương đối với tiền tuyến lớn miền Nam. Tình hình cả nước có chiến tranh. Kể từ đây quân và dân miền Bắc vừa trực tiếp chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, vừa xây dựng hậu phương vững mạnh toàn diện và chi viện cho cách mạng miền Nam.

Như vậy, sau gần 5 năm phấn đấu thực hiện kế hoạch Nhà nước do nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III đề ra, mặc dù còn một số chỉ tiêu chưa hoàn thành do chiến tranh ập đến. Nhưng với truyền thống lao động cần cù, dũng cảm, vượt mọi khó khăn gian khổ, tuyệt đối trung thành với đường lối lãnh đạo của Đảng, Đảng bộ và nhân dân thị xã Vĩnh Yên đã lãnh đạo nhân dân từng bước xác lập được quan hệ sản xuất mới một cách rõ nét trên địa bàn thị xã, xứng đáng là một trung tâm kinh tế, chính trị của cả tỉnh. Đời sống nhân dân được cải thiện một bước đáng kể. Hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh. Những kết quả trên là cơ sở vững chắc để Đảng bộ và nhân dân thị xã bước vào thực hiện nhiệm vụ cách mạng của thời kỳ mới.

Nguồn: Lịch sử Đảng bộ thành phố

Mục tiêu của kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất [1961-1965] là


Câu 19016 Nhận biết

Mục tiêu của kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất [1961-1965] là


Đáp án đúng: b

Phương pháp giải

Miền Bắc xây dựng bước đầu cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội [1961 – 1965] --- Xem chi tiết
...

Nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất [1961 – 1965] ở mi...

2
Nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất [1961 – 1965] ở miền Bắc là
xây dựng chủ nghĩa xã nội.công nghiệp nặng.cải tạo chủ nghĩa xã hội.công nghiệp và nông nghiệp.
An Vũ Exam24h

Gửi 3 năm trước

Exam24h Lịch Sử

1 Câu trả lời

Mới nhấtCũ nhấtPhiếu bầu
0
Đáp án đúng của câu này là:
xây dựng chủ nghĩa xã nội.
Exam24h An Vũ

Gửi 3 năm trước

Thêm bình luận

Câu trả lời của bạn

Đăng nhập Exam24h để tham gia cộng đồng Hỏi Đáp!
ĐĂNG KÝ MIỄN PHÍ
ĐĂNG NHẬP
ĐĂNG NHẬP
Tham gia ngay
THÊM CÂU HỎI

Câu hỏi liên quan

Video liên quan

Chủ Đề