Trung bình 100km2 có bao nhiêu km đường biển năm 2024

2. Vai trò của Biển Đông đối với thế giới và Việt Nam?

Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, Châu Âu - Châu Á, Trung Đông - Châu Á. Đây được coi là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế giới. Mỗi ngày có khoảng 150 -200 tàu các loại qua lại Biển Đông. Nhiều nước và vùng lãnh thổ ở khu vực Đông Á có nền kinh tế phụ thuộc sống còn vào tuyến đường biển này như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Xin-ga-po và cả Trung Quốc. Hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải đi qua Biển Đông. Biển Đông có những eo biển quan trọng như eo biển Ma-lắc-ca, eo biển Đài Loan là những eo biển khá nhộn nhịp trên thế giới. Do đó, Biển Đông có vai trò hết sức quan trọng đối với tất cả các nước trong khu vực về địa - chiến lược, an ninh quốc phòng, giao thông hàng hải và kinh tế.

Xét về an ninh, quốc phòng, Biển Đông đóng vai trò quan trọng là tuyến phòng thủ hướng đông của đất nước. Các đảo và quần đảo trên Biển Đông, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, không chỉ có ý nghĩa trong việc kiểm soát các tuyến đường biển qua lại Biển Đông mà còn có ý nghĩa phòng thủ chiến lược quan trọng đối với Việt Nam.

Nước ta giáp với Biển Đông ở ba phía Đông, Nam và Tây Nam. Các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam là một phần Biển Đông trải dọc theo bờ biển dài khoảng 3.260 km, từ Quảng Ninh đến Kiên Giang, với nhiều bãi biển đẹp như Trà Cổ, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò, Cam Ranh, Vũng Tàu... Như vậy, cứ 100 km2 lãnh thổ đất liền có 1 km bờ biển, tỷ lệ này cao gấp 6 lần tỷ trung bình của thế giới [600 km2 đất liền có 1 km bờ biển]. Không một nơi nào trên lục địa của Việt Nam lại cách xa bờ biển hơn 500 km.

Việt Nam có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa rộng lớn theo Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982; có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm giữa Biển Đông và hàng nghìn đảo lớn, nhỏ, gần và xa bờ, hợp thành phòng tuyến bảo vệ, kiểm soát và làm chủ các vùng biển và thềm lục địa.

Biển Đông đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựngvà bảo vệ Tổ quốc, cả trong lịch sử, hiện tại và tương lai. Không chỉcung cấp nguồn thức ăn cho cư dân ven bờ từ hàng nghìn năm nay, Biển Đông còn tạo điều kiện để phát triển các ngành kinh tế và làcửa ngõ để Việt Nam có quan hệ trực tiếp với các vùng miền của đất nước, giao thương với thị trường khu vực và quốc tế, là nơi trao đổi và hội nhập của nhiều nền văn hoá.

Về kinh tế, Biển Đông tạo điều kiện để Việt Nam phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn như thủy sản, dầu khí, giao thông hàng hải, đóng tàu, du lịch…

Ngoài ra, ven biển Việt Nam còn chứa đựng tiềm năng to lớn về quặng sa khoáng như titan, zircon, thiếc, vàng, đất hiếm… trong đó cát nặng, cát đen là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước.

Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm ở trung tâm Biển Đông, rất thuận lợi cho việc đặt các trạm thông tin, xây dựng các trạm dừng chân và tiếp nhiên liệu cho tàu thuyền... phục vụ cho tuyến đường hàng hải trên Biển Đông.

Bản đồ Việt Nam và Biển Đông

Là một quốc gia có bờ biển dài, Việt Nam đang phải đối mặt với các vấn đề ô nhiễm môi trường biển, trong đó, ô nhiễm rác thải nhựa, hay còn gọi là “ô nhiễm trắng” đang là vấn đề cấp bách, gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, sức khỏe con người và sự phát triển bền vững của quốc gia.

Rác thải từ nhựa “bủa vây” các cảng cá khu vực miền Trung

“Nước mắt” của biển

Việt Nam có hơn 3.260km đường bờ biển [chưa kể bờ các đảo], trải dài theo hướng Bắc - Nam, trung bình cứ 100km2 đất liền có 1km bờ biển. Dọc bờ biển còn có 114 cửa sông, trung bình 20km có một cửa sông và hơn 50 vịnh, đầm, phá. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển, song, cũng luôn tiềm ẩn ô nhiễm rác thải. Một điều đáng lưu ý là việc phân loại, thu hồi và xử lý rác thải tại Việt Nam còn rất hạn chế. Lượng chất thải nhựa và túi nilon ở Việt Nam chiếm khoảng 8-12% chất thải rắn sinh hoạt. Nhưng 10% số lượng chất thải nhựa và túi nilon không được tái sử dụng mà thải bỏ hoàn toàn ra ngoài môi trường. Lượng chất thải nhựa và túi nilon thải bỏ ở Việt Nam xấp xỉ khoảng 2,5 triệu tấn/năm, đây là một “gánh nặng” cho môi trường, thậm chí có thể dẫn đến thảm họa “ô nhiễm trắng”.

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, ước tính, có khoảng 3,1 triệu tấn chất thải nhựa được thải ra trên đất liền hàng năm ở Việt Nam. Ít nhất 10% trong số chất thải chưa được quản lý tốt này bị rò rỉ vào đường thủy. Điều này khiến Việt Nam trở thành một trong 5 nước gây ô nhiễm rác thải nhựa đại dương hàng đầu trên thế giới.

Theo báo cáo “Tác động của ô nhiễm đại dương đối với các loài sinh vật biển, đa dạng sinh học và các hệ sinh thái” của Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên [WWF], tại Việt Nam, 80% rác thải nhựa xuất phát từ đất liền, từ những hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người, 20% còn lại xuất phát từ hoạt động nghề cá, nuôi trồng thủy sản, tàu bè trên biển.

Mặt khác, trong những năm qua, ngành du lịch biển phát triển mạnh mẽ, mỗi năm thu hút hàng trăm triệu lượt khách du lịch trong nước và nước ngoài. Vì vậy, nhiều bãi biển đẹp như vịnh Hạ Long, tại một số đảo như Cát Bà, Phú Quốc, Côn Đảo, Cù Lao Chàm... đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm môi trường, nhất là lượng rác thải nhựa ngày một gia tăng.

Theo nghiên cứu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tác động của rác thải nhựa, cộng với việc các hệ sinh thái biển đang bị khai thác quá mức, thiếu tính bền vững dẫn đến tình trạng suy giảm đa dạng sinh học. Việc xả thải rác thải nhựa tràn lan trên biển đã gây ra hiện tượng “ô nhiễm trắng” và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các loài thủy, hải sản như: Có gần 300 loài sinh vật biển bị vướng hay ăn phải các mảnh rác thải nhựa trên biển, gây phá hủy tế bào, tác động xấu tới hệ tiêu hóa…, hoặc làm tắc khí quản gây ngạt thở.

Đây chính là nguyên nhân gây tử vong cho nhiều loài động vật. Việc trong sinh vật biển chứa nhiều mảnh vi nhựa các rác thải nhựa trôi nổi trên biển cũng là nguyên nhân gây phá hủy, hay suy giảm đa dạng sinh học và làm thay đổi cấu trúc, thành phần của hệ sinh thái biển.

Hành động vì đại dương xanh

Trước thực trạng trên, Chính phủ Việt Nam đã đặc biệt quan tâm và nỗ lực giải quyết vấn đề này thông qua việc đổi mới căn bản chính sách về bảo vệ môi trường. Điển hình như việc thông qua Luật Bảo vệ môi trường [sửa đổi]; trong đó, luật hóa các nội dung liên quan đến chất thải nhựa như quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn về nhựa…

Túi nilon theo các dòng biển tràn vào các bãi tắm, gây ảnh hưởng đến khách du lịch

Xác định rõ, biển và đại dương là nguồn sống, không gian sinh tồn vô cùng quan trọng của con người và là nền tảng cơ bản cho phát triển bền vững. Với nhận thức trên, Việt Nam đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030; Chương trình quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững đến năm 2020, tầm nhìn 2030; triển khai thực hiện Đề án Việt Nam chủ động chuẩn bị và tham gia xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa đại dương. Gần đây nhất, Việt Nam đã tham gia Chương trình đối tác hành động toàn cầu về nhựa tại Việt Nam và đặt mục tiêu đến năm 2030, giảm 75% rác thải nhựa đại dương…

Năm 2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường phát động chủ đề Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam [từ ngày 1 đến ngày 8/6] “Khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo”. Nhằm hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Ngày Đại dương thế giới năm 2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục đề nghị các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo, phối hợp tổ chức tuyên truyền quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, luật pháp quốc tế về biển, đảo; các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Việt Nam trên biển; vị trí, vai trò và tầm quan trọng của biển, đảo và đại dương; của tài nguyên, môi trường biển, đảo trong phát triển bền vững; tăng cường kiểm soát việc thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải, rác thải nhựa ven biển và trên các hải đảo; khuyến khích các nghiên cứu về biển, đảo, hoạt động sản xuất kinh doanh thân thiện với môi trường biển; tổ chức các hoạt động có sự tham gia của cộng đồng; phát động các phong trào cộng đồng, ra quân làm vệ sinh môi trường biển, thu gom xử lý rác thải, không thải rác thải nhựa ra môi trường…

Được biết, để chung tay với chính quyền và nhân dân khu vực biên giới biển, đảo bảo vệ môi trường biển và giảm thiểu rác thải nhựa trên đại dương, từ năm 2016 đến nay, BĐBP đã duy trì thường xuyên Chiến dịch “Hãy làm sạch biển” [do Bộ Tư lệnh BĐBP và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung tâm Tin tức VTV24, Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp phát động trên phạm vi toàn quốc] với các hoạt động thu gom, xử lý rác thải, vận động nhân dân bảo vệ môi trường. Chiến dịch này đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ và góp phần thay đổi ý thức bảo vệ môi trường biển của nhân dân ở khu vực biên giới biển, đảo.

Chủ Đề