Trường đại học Kiến trúc có bảo nhiều khoa

THEO DÒNG LỊCH SỬ

Năm 1924:trường Mỹ thuật Đông Dương được thành lập tại Hà Nội theo nghị định của Toàn quyền Đông dương.

Năm 1926: Ban Kiến Trúc trực thuộc trường Mỹ thuật Đông Dương được hình thành.

Năm 1942:trường Mỹ thuật Đông Dương phân ra thành trường Mỹ nghệ thực hành Hà Nội và trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông dương. Theo nghị định ngày 02/02/1942, Ban Kiến Trúc được nâng lên thành trường Kiến Trúc vẫn trực thuộc trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.

Năm 1944:trường Kiến Trúc được hợp nhất vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Quốc gia Paris. Do hoàn cảnh chiến tranh nên dời về Đà Lạt với tên gọi trường Kiến Trúc Đà Lạt.

Cuối năm 1948: trường Kiến Trúc Đà Lạt được hợp nhất vào Viện Đại học Đông Dương với tên gọi mới là trường Cao đẳng Kiến Trúc.

Năm 1950: trường Cao đẳng Kiến Trúc trực thuộc Viện đại học Hà Nội và chuyển về Sài Gòn.

Năm 1967: Viện đại học Hà Nội tại miền Nam Việt Nam được đổi tên thành Viện đại học Sài Gòn và trở thành trường Đại học Kiến Trúc.

Tháng 4/1975: Ban Quân Quản tiếp nhận trường Đại học Kiến Trúc Sài Gòn.

Tháng 27/10/1976: Trường Đại học Kiến trúc TP.Hồ Chí Minh được thành lập theo quyết định số 426/TTg ngày 27/10/1976 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 14/12/1976: Trường Đại học Kiến Trúc TP.Hồ Chí Minh được chuyển về Bộ Xây dựng.

Từ năm 1995 đến 2000:theo quyết định của Thủ tướng chính phủ, trường Đại học Kiến Trúc là thành viên của Đại học Quốc gia TP.HCM trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Cuối năm 2000:trường Đại học Kiến Trúc TP.Hồ Chí Minh được tách ra khỏi Đại học Quốc gia TP.HCM và trở thành trường độc lập.

Từ năm 2002:theo quyết định của Thủ tướng chính phủ, trường Đại học Kiến Trúc TP.Hồ Chí Minh trực thuộc Bộ Xây dựng.

ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP.HỒ CHÍ MINH - THƯƠNG HIỆU TUỔI 40

Cơ sở chính của trường hiện vẫn trú đóng tại địa chỉ 196, Pasteur, quận 3, TP.HCM

Nơi đây đã trở thành ngôi nhà thân yêu của lớp lớp thế hệ sinh viên Kiến trúc. Dù đã qua nhiều lần sửa chữa, cải tạo vì dấu ấn của thời gian, nhưng trường được giữ gìn, bảo quản gần như nguyên vẹn so với thiết kế ban đầu năm 1972.

Ngoài cơ sở chính tại 196 Pasteur - TP.HCM, Đại học Kiến trúc TP.Hồ Chí Minh hiện nay

Nhà trường đã có 05 cơ sở đào tạo chuẩn hóa, hiện đại, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, phục vụ tốt công tác dạy và học [03 cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh, 01 cơ sở tại thành phố Cần Thơ; 01 cơ sở tại thành phố Đà Lạt].

Trường hiện có 09 Khoa, 09 phòng chức năng và 07 trung tâm trực thuộc. Tổng số công chức, viên chức Nhà trường hiện tại gồm 415 người, trong đó có 307 giảng viên [05 Phó giáo sư, 43 Tiến sĩ, 236 Thạc sĩ]; đội ngũ viên chức các phòng ban, Trung tâm, Thư viện có 108 người [13 Thạc sĩ]; toàn Trường có 08 Nhà giáo ưu tú.

THÀNH TÍCH TIÊU BIỂU

- Huân chương Độc lập hạng Ba [năm 2011]

- Huân chương Lao động hạng Nhất [Lần thứ nhất năm 2005; Lần thứ hai năm 2016]

- Huân chương Lao động hạng Nhì [năm 1993]

- Huân chương Lao động hạng Ba

- Cờ thi đua Thủ tướng Chính phủ tặng đơn vị hoàn thành Xuất sắc toàn diện nhiệm vụ công tác, dẫn đầu phòng trào thi đua yêu nước năm 2006, 2008, 2010, 2012

- Cờ thi đua Bộ trưởng Bộ Xây dựng tặng đơn vị có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện kế hoạch công tác năm 2003, 2005, 2010, 2012.

- Cờ truyền thống của UBND TP.Hồ Chí Minh tặng nhân kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Trường.

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

- Đa dạng hóa các ngành đào tạo thuộc lĩnh vực kiến trúc, xây dựng và các lĩnh vực gần

- Quy mô đào tạo giữ mức như hiện nay để tập trung nâng cao chất lượng đào tạo

- Chương trình đào tạo theo hướng vừa nghiên cứu phát triển, vừa ứng dụng thực nghiệm đảm bảo đạt chuẩn quốc gia, từng bước quốc tế hóa chương trình.

- Phát triển đội ngũ giảng viên "ba trong một": Giảng viên là nhà sư phạm, là chuyên gia lĩnh vực nghề và là nhà khoa học.

Video liên quan

Chủ Đề