Trường hợp được xử lý kỉ luật vắng mặt

Bạn đọc có email minhduongx@xxx hỏi: Công ty tôi đã 3 lần gửi thông báo xử lý kỷ luật đến người lao động nhưng họ vẫn không có mặt. Công ty có được tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động trong trường hợp này không?

Ảnh minh họa: Báo Người lao động

Luật gia Sa Thị Mỹ Hạnh, Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:

Điểm c Khoản 1 Điều 123 Bộ luật Lao động 2012 quy định nguyên tắc xử lý kỷ luật [XLKL] lao động như sau:

c] Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;

Khoản 4, Khoản 5 Điều 123 Bộ luật Lao động 2012 quy định các trường hợp không được XLKL đối với người lao động như sau:

4. Không được XLKL lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:

a] Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;

b] Đang bị tạm giữ, tạm giam;

c] Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 126 của Bộ luật này;

d] Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

5. Không XLKL lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

Về trình tự XLKL lao động, Khoản 1, Khoản 2 Điều 30 Nghị định 05/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động quy định như sau:

1. Người sử dụng lao động gửi thông báo bằng văn bản về việc tham dự cuộc XLKL lao động cho Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên cơ sở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở, người lao động, cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật của người lao động dưới 18 tuổi ít nhất 5 ngày làm việc trước khi tiến hành cuộc họp.

2. Cuộc họp XLKL lao động được tiến hành khi có mặt đầy đủ các thành phần tham dự được thông báo theo quy định tại Khoản 1 Điều này. Trường hợp người sử dụng lao động đã 03 lần thông báo bằng văn bản, mà một trong các thành phần tham dự không có mặt thì người sử dụng lao động tiến hành cuộc họp XLKL lao động, trừ trường hợp người lao động đang trong thời gian không được XLKL quy định tại Khoản 4 Điều 123 của Bộ luật Lao động.

Như vậy, trường hợp công ty đã 3 lần gửi thông báo xử lý kỷ luật đến người lao động nhưng người lao động không có mặt thì công ty có quyền tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động vắng mặt người lao động, trừ các trường hợp nêu tại Khoản 4 Điều 123 của Bộ luật Lao động.

Tư vấn pháp luật

Hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19008088 - gọi đường dây nóng: 0979310518; 0961360559 để nhận được câu trả lời nhanh chóng, kịp thời hoặc gửi email cho chúng tôi: hoặc đến số 6 Phạm Văn Bạch, Hà Nội và 198 Nguyễn Thị Minh Khai, P6, Q3, TPHCM để được Luật sư tư vấn trực tiếp vào các ngày thứ Ba, thứ Sáu hàng tuần.

Chuyên mục được thực hiện với sự hỗ trợ từ Công ty Luật TNHH YouMe

  -   Thứ năm, 02/01/2020 14:00 [GMT+7]

Bạn đọc có email huyenanhxx@x gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Công ty tôi đang tiến hành xử lý kỷ luật sa thải một người lao động. Tuy nhiên, công ty đã 2 lần gửi thông báo hợp lệ cho họ nhưng họ không đến tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật. Tuần tới, công ty tôi sẽ gửi thông báo lần 3 cho người lao động đó. Nếu lần này họ vẫn không tham gia thì cuộc họp có được tiến hành không?  

Luật gia Nguyễn Thị Trang - Công ty Luật TNHH YouMe trả lời: 

Khoản 1 Điều 123 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động như sau:

1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:

a] Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động; b] Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở; c] Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật; d] Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.

Khoản 12 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP sửa đổi Điều 30 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định về trình tự xử lý kỷ luật lao động như sau:

1. Người sử dụng lao động gửi thông báo bằng văn bản về việc tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động cho ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc ban chấp hành công đoàn cấp trên cơ sở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở, người lao động, cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật của người lao động dưới 18 tuổi ít nhất 5 ngày làm việc trước khi tiến hành cuộc họp.

2. Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động được tiến hành khi có mặt đầy đủ các thành phần tham dự được thông báo theo quy định tại Khoản 1 điều này. Trường hợp người sử dụng lao động đã 3 lần thông báo bằng văn bản, mà một trong các thành phần tham dự không có mặt thì người sử dụng lao động tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, trừ trường hợp người lao động đang trong thời gian không được xử lý kỷ luật.

Như vậy, tại cuộc họp lần thứ 3 nếu người lao động vẫn không tham gia thì cuộc họp vẫn được tiến hành theo quy định đã được trích dẫn trên.

Tư vấn pháp luật

Hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19008088 - gọi đường dây nóng: 0979310518; 0961360559 để nhận được câu trả lời nhanh chóng, kịp thời hoặc gửi email cho chúng tôi: hoặc đến số 6 Phạm Văn Bạch, Hà Nội và 198 Nguyễn Thị Minh Khai, P6, Q3, TPHCM để được Luật sư tư vấn trực tiếp vào các ngày thứ Ba, thứ Sáu hàng tuần. Chuyên mục được thực hiện với sự hỗ trợ từ Công ty Luật TNHH YouMe.

Bình luận:

Bạn nghĩ gì về nội dung này?

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

Gửi bình luận

Chủ Đề