Trường hợp e muốn giảm RAM vật lý từ 16 GB xuống 4GB với laptop/ PC thì phải làm sao ạ?

Nếu máy của bạn đang thiếu Ram. bạn không có tiền để nâng cấp thêm Ram hoặc máy của bạn đã hết khe cắm ram rồi và bạn ngại thay nó. Vậy chúng ta có cách gì để dùng tạm thời. Bài viết dưới đây, Hoàng Hà PC sẽ giải thích cho bạn khái niệm cũng như cách set RAM ảo trên máy tính Windows. giúp máy bạn chạy ổn định hơn.

Ram Ảo Là Gì?

Trước khi tìm hiểu về cách set Ram ảo trên máy tính Windows. Đầu tiên, chúng ta cùng tìm hiểu thế nào là RAM ảo?

Ram ảo là một phần dung lượng nằm trong ổ cứng máy tính. Nó có nhiệm vụ mô phỏng bộ nhớ Ram vật lý để giúp máy chạy mượt hơn, ít bị lag, giật khi dung lượng Ram vật lý đã sử dụng hết.

Việc set Ram ảo trên máy tính Windows sẽ giúp máy hoạt động tốt hơn, các chương trình hay phần mềm trò chơi và đồ họa cũng chạy mượt mà, trơn tru hơn. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lạm dụng Ram ảo này vì nó có thể làm giảm tuổi thọ trên máy tính bạn khi phải xử lý và đảm nhiệm quá quá nhiều chức năng.

Trường hợp e muốn giảm RAM vật lý từ 16 GB xuống 4GB với laptop/ PC thì phải làm sao ạ?

Ram ảo là gì?

Tại Sao Cần Set RAM Ảo Trên Máy Tính?

Như đã đề cập ở trên, việc set Ram ảo trên máy tính là cần thiết khi dung lượng Ram vật lý đã sử dụng hết. Việc set Ram ảo giúp máy hoạt động có hiệu suất tốt hơn, phần mềm, chương trình có dung lượng nặng vẫn có thể chạy mượt và trơn tru.

Với những loại máy có dung lượng Ram chỉ từ 4GB trở xuống, cách set Ram ảo trên máy tính Windows như một vị cứu tinh giúp bạn có thể trải nghiệm những phần mềm Photoshop, game, thiết kế đồ họa mà không tốn bất cứ phí nào. Tuy nhiên, việc set Ram ảo chỉ là biện pháp tạm thời giúp bạn giải quyết vấn đề ngay trước mắt, về lâu về dài bạn nên nâng cấp bộ nhớ Ram để yên tâm sử dụng máy mà không bị lag hay giật và có thể kéo dài được tuổi thọ của máy tính.

Khi Nào Cần Set RAM Ảo Trên Máy Tính?

Những trường hợp bạn phải cần set Ram ảo trên máy tính là khi muốn chạy một ứng dụng hoặc phần mềm nào đó có dung lượng nặng nhưng bộ nhớ Ram vật lý của máy tính hạn chế. Khi mở các chương trình, phần mềm đó lên máy sẽ dễ bị đơ, lag, hay chạy ì ạch. Lúc này, bạn cần tạo một set Ram ảo để giải quyết vấn đề trên.

Khi bộ nhớ Ram vật lý hết hạn, Ram ảo sẽ tính toán và tự động lấy bộ nhớ tạm thời của ứng dụng bất kỳ có thời gian không sử dụng lâu nhất để dùng tạm. Khi nào bạn sử dụng lại ứng dụng đó, Ram ảo sẽ lập tức trả lại bộ nhớ tạm thời đã mượn của ứng dụng về lại cho Ram vật lý. Quá trình đó lặp đi lặp lại liên tục cho đến khi bạn tắt bớt ứng dụng.

Ưu điểm của cách làm này là giải quyết vấn đề nhanh chóng, tức thời, không tốn tiền nâng cấp Ram vẫn có thể sử dụng được những chương trình mong muốn. Nhưng nhược điểm là nếu sử dụng Ram ảo thường xuyên sẽ dẫn đến tuổi thọ của máy giảm. Sau khi đã biết về khái niệm, lý do và khi nào cần set Ram ảo, bây giờ chúng ta bắt đầu tìm hiểu các cách set Ram ảo trên máy tính Windows.

Xem thêm: RAM PC, RAM máy tính, RAM Laptop bảo hành chính hãng, giá rẻ, new 100%. Giá Cực Rẻ !

Cách Set RAM Ảo Trên Máy Tính Windows

Cách set Ram ảo trên máy tính Windows rất đơn giản, bạn có thể thực hiện theo những bước sau đây:

Đối với win 10

Bước 1: Kiểm tra dung lượng RAM và số bit của Windows 10.

Click chuột phải vào biểu tượng This PC. Chọn Properties để mở cửa sổ System.

Trường hợp e muốn giảm RAM vật lý từ 16 GB xuống 4GB với laptop/ PC thì phải làm sao ạ?

Sau đó, bạn có thể thấy ở mục System hiển thị như sau:

- Installed memory (RAM): số RAM hiện tại trên máy tính/laptop của bạn.

- System type: cho bạn biết máy tính đang dùng Windows 10 32- bit hay Windows 10 64-bit.

Như trên hình thì máy tính của mình đang có RAM vật lí 16GB và Windows 10 64-bit.

Trường hợp e muốn giảm RAM vật lý từ 16 GB xuống 4GB với laptop/ PC thì phải làm sao ạ?

Bước 2: Sau khi đã kiểm tra cấu hình xong, bạn bắt đầu set ram ảo win 10 bằng cách click Advanced system settings.

Trường hợp e muốn giảm RAM vật lý từ 16 GB xuống 4GB với laptop/ PC thì phải làm sao ạ?

Bước 3: Hộp thoại System Properties mở ra. Chọn tab Advanced, click vào Settings.

Trường hợp e muốn giảm RAM vật lý từ 16 GB xuống 4GB với laptop/ PC thì phải làm sao ạ?

Bước 4: Hộp thoại Performance Options mở ra. Bạn cũng chọn tab Advanced rồi click Change để thay đổi thiết lập ram ảo Win 10.

Trường hợp e muốn giảm RAM vật lý từ 16 GB xuống 4GB với laptop/ PC thì phải làm sao ạ?

Bước 5: Bỏ dấu tick ở ô Automatically manage paging file size for all drives để tắt tính năng tự động set ram ảo Win 10. Click chọn ổ đĩa cài Windows rồi chọn Custom size.

Trường hợp e muốn giảm RAM vật lý từ 16 GB xuống 4GB với laptop/ PC thì phải làm sao ạ?

Bước 6: Điền giá trị vào các ô Initial sizeMaximum size. Ở đây có 2 trường hợp xảy ra:

Trường hợp 1: Nếu bạn đang dùng Win 10 32-bit + dung lượng RAM vật lý nhỏ hơn 3GB/ hoặc đang dùng Win 10 64-bit + dung lượng RAM vật lý nhỏ hơn 4.5GB.

► Mục Initial size nhập số gấp 1.5 lần dung lượng RAM vật lý, ở mục Maximum size nhập số gấp 3 lần dung lượng RAM vật lý.

Ví dụ: Máy tính có 8GB RAM + Windows 10 64-bit, mình sẽ set ram ảo win 10 64bit như sau:

+ Initial size : 8G = 8192MB x 1.5 = 12288 MB

+ Maximum size: 4GB = 8192MB x 3 = 24576 MB

Trường hợp 2: Nếu bạn đang dùng Win 10 32-bit + dung lượng RAM vật lý lớn hơn 3GB/ hoặc đang dùng Win 10 64-bit + dung lượng RAM vật lý lớn hơn 4.5GB.

► Mục Initial size và Maximum size số dung lượng bằng một nửa dung lượng RAM vật lý.

Hiện tại máy tính của mình đang dùng Windows 10 64-bit + RAM 8GB, nên mình sẽ có cách set ram ảo Win 10 như sau:

+ Initial size = Maximum size : 16GB = 8192MB / 2 = 4096MB.

Đối với win 7, 8

Đầu tiên, là cách set Ram ảo trên máy tính Windows 7,8:

- Trên Desktop nhấn chuột phải vào My Computer chọn Properties để cửa sổ System xuất hiện. Tại đây bạn có thể kiểm tra số Ram hiện tại của máy tính tại Installed memory (RAM) và biết máy tính bạn dùng Windows 32 bit hay 64 bit tại System type.

- Sau khi cửa sổ System hiển thị chọn mục Advanced system settings.

- Hộp thoại System Properties xuất hiện, tiếp tục chọn tab Advanced. Tại mục Performance chọn Settings.

- Sau khi chọn Settings, hộp thoại Performance Options mở ra, bạn tiếp tục chọn tab Advanced, chọn Virtual memory và sau cùng nhấn Change để thay đổi thiết lập Ram.

- Tại cửa sổ Virtual memory bạn bỏ chọn nút tích ở mục Automatically manage paging file size for all drivers và tích vào ô Custom size để thực hiện đổi bộ nhớ cho Ram

- Sau đó, bạn có thể tùy ý nhập dung lượng bộ nhớ Ram mới theo ý muốn. Nhưng lưu ý, dung lượng bộ nhớ Ram mới chỉ tối đa gấp 3 lần Ram hiện tại.

- Sau khi hoàn thành việc nhập bộ nhớ nhấn vào Set và cuối cùng chọn OK để hoàn thành việc tạo Ram ảo cho máy tính.

Hi vọng những lời giải thích về việc Ram ảo là gì? và cách set Ram ảo trên máy tính Windows giúp máy của bạn chạy mượt mà hơn. Nếu bạn chưa biết làm hoặc cần giải đáp thắc mắc liên quan tới Ram ảo thì hãy liên hệ với Hoàng Hà PC nhé!

Nếu anh em để ý thì các nhà sản xuất bộ nhớ thường không để đơn vị bên cạnh thông số này, nó chỉ nằm trơ trọi là DDR4-3600 và cách hiểu đúng là 3600 MT/s. Thực ra thanh DDR4-3600 này không hoạt động ở 3600 MHz mà thực tế là 1800 MHz nhưng do bản chất là DDR tức double data rate - 2 transfer/chu kỳ xung, 1 MT/s lúc này tương đương 1 MHz thành ra 3600 MT/s tương đương 3600 MHz. Chúng ta có thể hiểu nếu dùng đơn vị Hz thì 3600 MHz này cơ bản có thể gọi là xung nhịp hữu ích.

Cũng từ con số trên mà chúng ta có thể tính ra được băng thông tối đa của mỗi thanh RAM với công thức đơn giản là: Tỉ lệ truyền tải X 64 bit độ rộng bus nhớ / 8 bit. Như vậy một thanh RAM DDR4-3600 như trên sẽ có băng thông là (3600 x 64)/8 = 28800 MB/s. Trong khi đó thanh RAM DDR4-3000 của ADATA sẽ có băng thông thấp hơn là (3000 x 64)/8 = 24000 MB/s. Như vậy anh em đã biết thanh RAM nào nhanh hơn với kết quả băng thông tính được.

Còn một thông số nữa mà anh em có thể hoặc không thèm quan tâm :D, đó là CL hay CAS Latency. Mình sẽ dành một bài khác nói cụ thể hơn. Với những anh em mới tập chơi PC thì mình nghĩ chỉ cần nắm thông số về dung lượng và tốc độ như trên là được.

Gắn RAM vào đâu trên bo mạch chủ? Dùng 1 thanh gắn khe nào, 2 thanh gắn sao?

Trường hợp e muốn giảm RAM vật lý từ 16 GB xuống 4GB với laptop/ PC thì phải làm sao ạ?

Trên bo mạch chủ luôn có các khe RAM, gọi là khe DIMM và có ký hiệu bên cạnh luôn để anh em dễ nhận biết. Các khe DIMM này thường nằm dọc, song song với nhau và vị trí ở bên phải CPU, gần cổng cấp nguồn cho bo mạch 24 pin. Trong hình trên anh em có thể thấy các khe DIMM được đánh số thứ tự DIMMA1, A2, B1, B2 để xác định kênh RAM - đơn kênh hay kênh đôi.

Trường hợp e muốn giảm RAM vật lý từ 16 GB xuống 4GB với laptop/ PC thì phải làm sao ạ?

Số lượng khe DIMM trên bo mạch chủ sẽ khác nhau tùy theo chipset hỗ trợ cũng như thiết kế của nhà sản xuất bo mạch chủ. Chẳng hạn như với chiếc bo mạch chủ MSI Z370 Pro Carbon AC mà mình đang dùng thì nó có 4 khe DIMM. Nếu gắn một thanh thì chúng ta có thể gắn ở các khe đánh số thứ tự là DIMM A1 và A2 - đây là những khe được thiết kế để chạy kênh đơn.

Trường hợp e muốn giảm RAM vật lý từ 16 GB xuống 4GB với laptop/ PC thì phải làm sao ạ?

Trong trường hợp gắn 2 thanh thì cần phải gắn theo đúng khe như A1 với B1 và A2 với B2. Một số bo mạch chủ khác thì họ sẽ đánh dấu khác nhưng nhìn chung khi cắm 2 thanh chạy kênh đôi thì chúng ta cần phải cắm sole.

Trường hợp e muốn giảm RAM vật lý từ 16 GB xuống 4GB với laptop/ PC thì phải làm sao ạ?

DDR3 (trên) và DDR4, anh em có thấy phần khuyết khác nhau?

Do thiết kế vật lý của thanh RAM DDR4 hiện tại khá dễ nhầm khi gắn do phần khuyết ở giữa chia đều số chân pin, không còn lệch hẳn sang một bên như DDR3 thành ra khi gắn vào anh em cần chú ý phải xem vị trí của phần khuyết này có khớp với gờ nổi trên khe DIMM hay không. Một khi đã lắp đúng vị trí thì chúng ta chỉ cần đè 2 đầu thanh RAM xuống bo mạch chủ là xong. Khi tháo ra thì ngược lại chúng ta mở đồng thời 2 ngàm giữ 2 đầu của khe DIMM, thanh RAM sẽ tự động được nhả ra và trồi lên.

Tại sao phải quan tâm đến chuyện kênh đơn (single-channel) và kênh đôi (dual-channel)?

Hiện tại các CPU phổ thông của Intel như dòng Core i3/i5/i7 hay AMD như Ryzen 1000/2000 series đều hỗ trợ tối đa 2 kênh RAM, riêng dòng CPU cao cấp HEDT của Intel thì một số phiên bản hỗ trợ 4 kênh RAM (quad-channel), tương tự như dòng Threadripper của AMD thành ra anh em có thể thấy bo mạch chủ Intel X299 hay AMD X399 có đến 8 khe DIMM.

Trường hợp e muốn giảm RAM vật lý từ 16 GB xuống 4GB với laptop/ PC thì phải làm sao ạ?

Trở lại với công thức tính băng thông RAM ở trên, một thanh RAM sẽ giao tiếp vi điều khiển bộ nhớ tích hợp bên trong CPU thông qua một bus có độ rộng 64-bit - thử hình dung RAM nối với CPU bằng 64 sợi dây dẫn vậy. Thế nhưng CPU hỗ trợ RAM kênh đôi, nếu chúng ta gắn 2 thanh RAM vào bo mạch chủ thì số lượng kết nối hay số sợi dây này sẽ tăng lên gấp đôi là 128-bit độ rộng bus hay 128 sợi dây. Theo công thức tính băng thông, một thanh RAM DDR4-3600 như Sniper X của G.Skill cho băng thông nếu chạy chỉ 1 cây RAM (kênh đơn) là 28800 MB/s, nếu chúng ta gắn 2 cây thì băng thông sẽ tăng gấp đôi thành 57600 MB/s.

Nên cho RAM chạy đơn kênh hay kênh đôi? Vd: gắn 1 thanh 8 GB hay 2 thanh 4 GB?

Dung lượng RAM là thứ anh em thường quan tâm đầu tiên bởi nó đi liền với giá tiền. Mình thấy đa phần anh em ráp máy với hầu bao không lớn sẽ chọn mua 1 thanh 8 GB khởi điểm. Mình nghĩ việc trang bị trước 1 thanh 8 GB chay kênh đơn cũng là giải pháp hay bởi sau này khi anh em có tiền nâng cấp máy thì chỉ cần mua thêm 1 thanh 8 GB nữa là xong. Với những bo mạch phổ thông thường sẽ có 4 khe RAM, giảm xuống còn 2 khe với các dòng bo giá rẻ hơn hoặc bo cỡ nhỏ như mini ITX hay mATX thành ra việc chọn RAM cũng là một vấn đề cần phải tính toán trước. Theo gợi ý của mình:

Trường hợp e muốn giảm RAM vật lý từ 16 GB xuống 4GB với laptop/ PC thì phải làm sao ạ?

Anh em cần xác định nhu cầu về dung lượng RAM tối đa của mình để đầu tư ban đầu tốt hơn. Chẳng hạn với như anh em lắp máy để chơi game là chính thì một hệ thống 16 GB RAM đã là đủ, với 4 khe thì có thể lên tối đa 32 GB. Nhưng với những ai có nhu cầu dựng video 4K bằng Premiere Pro chẳng hạn thì 32 GB có thể sẽ không đủ.

Trường hợp e muốn giảm RAM vật lý từ 16 GB xuống 4GB với laptop/ PC thì phải làm sao ạ?

Thế nên với nhu cầu lên tối đa 16 GB, anh em có thể bắt đầu với 2 thanh 4 GB cho chạy kênh đôi để tối ưu hiệu năng và băng thông RAM. Sau đó khi cần nâng cấp có thể tiếp tục mua thêm 1 cặp 4 GB nữa cùng loại xong. Với nhu cầu lên tối đa 32 GB, anh em nên mua 4 thanh 8 GB vừa lấp đầy các khe RAM trên một bo mạch chủ thông thường, vừa dễ mua hơn. Nếu có nhu cầu đến 64 GB thì với bo mạch chủ có 4 khe DIMM, anh em sẽ mua 4 cây 16 GB còn với những bo mạch chủ 8 khe DIMM hỗ trợ 4 kênh RAM thì còn ngại gì mà không "điền vào chỗ trống" với 8 cây 8 GB :D.

Lưu ý gì khi gắn RAM kênh đôi và nâng cấp RAM sau này?


Trường hợp e muốn giảm RAM vật lý từ 16 GB xuống 4GB với laptop/ PC thì phải làm sao ạ?

Khi đã quyết định đầu tư 1 thanh RAM trước và sau này mới nâng cấp, anh em chỉ việc mua thanh RAM với tốc độ, dung lượng mình muốn, gắn vào bo mạch chủ là xong. Thế nhưng khi anh em muốn gắn thêm RAM, đây là tình huống mình thấy anh em thắc mắc nhiều bởi không biết phải mua thanh thứ 2 ra sao thì anh em cần lưu ý: Phải mua thanh RAM y chang thanh đầu tiên anh em mua - đúng tới từng thông số như dung lượng, tốc độ, thậm chí là chỉ số CAS Latency. Thế nên tốt nhất khi đi mua thanh RAM thứ 2 để nâng cấp cho máy, anh em tốt nhất là tháo thanh RAM có sẵn trên máy mang theo ra cửa hàng và yêu cầu người ta bán cho một thanh y hệt vậy! RAM thường được bán theo kit, như hình trên là 1 kit 4 thanh y hệt nhau, mình cũng khuyến khích anh em nên mua RAM theo kit bởi nó đạt độ tương thích và hiệu năng cao nhất khi chạy kênh đôi.

Mình muốn đầu tư trước 1 thanh 8 GB, sau này nâng cấp lên 16 GB, vậy chạy 1 thanh kênh đơn có ảnh hưởng nhiều đến hiệu năng không?

Trên lý thuyết RAM chạy kênh đôi mang lại nhiều lợi thế, nhất là về mặt băng thông nhưng không phải tình huống sử dụng nào cũng bị tác động bởi thiết lập này. Chẳng hạn như khi anh em chơi game, 1 thanh 8 GB hay 2 thanh 4 GB không khiến tỉ lệ khung hình bị chênh lệch quá nhiều, máy vẫn khởi động nhanh và các tình huống truy xuất I/O chẳng hạn như copy/paste tập tin vẫn vậy. Tuy nhiên với những tác vụ kiểu như render, xuất phim hay biên soạn ứng dụng với những anh em làm lập trình chẳng hạn thì RAM kênh đôi mang lại hiệu năng cao hơn đáng kể so với RAM kênh đơn. Thêm nữa, RAM chạy kênh đôi sẽ giúp hệ thống tránh được hiện tượng thắt cổ chai do tốc độ truy xuất của CPU quá cao trong khi RAM với rộng bus chỉ 64-bit (kênh đơn) không thể đáp ứng kịp. Mình đã gặp tình huống này trong thực tế khi gắn chỉ 1 thanh 8 GB và cho export hình đã qua chỉnh sửa bằng Adobe Lightroom, thao tác này cực kỳ ỳ ạch và CPU bị throttle, chỉ đến khi gắn 2 thanh 4 GB vào thì mọi thứ mới trơn tru hơn dù có cùng mức dung lượng RAM.

Hy vọng qua bài này, anh em đã có những hình dung cơ bản nhất về RAM từ đó có thể tự tin tự ra mua RAM về tự gắn hoặc tự nâng cấp về sau. Cảm ơn anh em đã ủng hộ mình thực hiện series này. Bài tiếp theo sẽ là về ổ lưu trữ: SSD và HDD, tuần tới này sẽ có :D.