Trường trung học cơ sở trưng vương đà nẵng

Điều này khiến nhiều phụ huynh lo lắng vì khoảng cách khá xa so với địa điểm trường THCS Trưng Vương hiện nay. Theo phản ánh của phụ huynh, phòng học của trường Tiểu học Lê Đình Chinh xuống cấp do bỏ hoang không sử dụng từ hơn 1 năm nay. Đã có một số phụ huynh làm đơn xin chuyển trường cho con sang học ở các trường THCS lân cận.

Phụ huynh xin chuyển trường

Trường THCS Trưng Vương đang làm thủ tục để bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công. Để thực hiện công tác tuyển sinh lớp 6, năm học 2020 - 2021, BGH trường THCS Trưng Vương đang mượn tạm một phòng của trường Tiểu học Phù Đổng, cùng nằm trên trục đường Yên Bái để phụ huynh đến nộp hồ sơ. 

Khi chúng tôi đến, bà của em T.N.M.T, học sinh lớp 7/2 đang làm thủ tục xin chuyển cho cháu về học tại trường THCS Sào Nam. "Ba mẹ cháu hay đi công tác xa, không có người đưa đón nên cháu sang ở với ông bà. Năm tới trường chuyển lên học ở địa điểm mới, cũng khá xa. Ông bà không có điều kiện đưa đón nên xin chuyển cháu về học trường gần nhà" – bà của e T. cho biết.

Cơ sở vật chất của tại địa điểm trường Tiểu học Lê Đình Chinh cũ được phụ huynh cho là xuống cấp, không an toàn cho HS

T. không phải là trường hợp duy nhất xin chuyển trường. Thầy Lê Xuân Tiến – Phó Hiệu trưởng trường THCS Trưng Vương cho biết: "Mấy hôm nay rải rác cũng có một số phụ huynh xin rút hồ sơ, chuyển con sang các trường THCS lân cận. Nhà trường chưa thống kê số liệu nhưng cũng tạo điều kiện cho phụ huynh nộp hồ sơ sau khi đã giải thích cho phụ huynh về việc thuê địa điểm mới để dạy – học trong năm học tới".

Theo như thầy Lê Xuân Tiến thông tin thì trước đó, trường có dự định mượn CSVC của Cung thiếu nhi Đà Nẵng để dạy – học. "Tuy nhiên, sau khi khảo sát thì CSVC không đáp ứng được. Quy cách của các phòng học tại Cung thiếu nhi chỉ phù hợp với dạy các môn năng khiếu nên sức chứa tối đa chỉ khoảng 25-30 HS. Với đặc điểm của HS Tiểu học như năm học vừa rồi trường Tiểu học Lý Tự Trọng thuê là phù hợp nhưng sĩ số mỗi lớp học của trường THCS Trưng Vương khoảng 45 HS thì không thể tổ chức lớp học được. 

Mặt khác, nếu thuê CSVC của Cung thiếu nhi thì không đủ số lượng phòng học, trường vẫn phải tìm thuê thêm một địa điểm khác. Vì vậy, trường đã làm tờ trình gửi UBND quận Hải Châu về phương án sử dụng địa điểm cũ của trường Tiểu học Lê Đình Chinh để tổ chức dạy học trong quá trình xây mới trường THCS Trưng Vương" - thầy Tiến thông tin.

Kể từ khi có thông tin trường THCS Trưng Vương sử dụng địa điểm cũ của trường Tiểu học Lê Đình Chinh làm nơi dạy – học trong năm học sắp tới, nhiều phụ huynh đã đến xem xét và không đồng ý với chủ trương này. 

Trên trang fanpage của trường THCS Trưng Vương, ngay dưới thông báo về địa điểm học tập mới trong năm học 2020 – 2021, phụ huynh Bạch Ngọc Mộng Hằng bày tỏ quan điểm: "Môi trường học tập của các em mà BGH nhà trường quá xem nhẹ, nhà trường cũ kỹ xuống cấp rất tệ, lỡ các cháu học có chuyện gì thì khi đó nhà trường trả lời sao với phụ huynh. Sao nhà trường không lấy sự an toàn cho HS. Chúng tôi đang rất lo lắng cho sự lựa chọn của BGH. Không thể chấp nhận một cái trường bỏ hoang xuống cấp vậy được". Thậm chí, đã có phụ huynh đề xuất phương án "ký xin đồng loạt cho con học buổi tối tại một trường nào tại quận Hải Châu. Chịu khó một năm học chính quy dạng bổ túc".

Sẽ đảm bảo các điều kiện tối thiểu cho hoạt động dạy học

Bà Trần Thị Thúy Hà – Trưởng phòng GD&ĐT Hải Châu cho biết, có một số phụ huynh thậm chí đã đề nghị sẽ hỗ trợ kinh phí để trường THCS Trưng Vương thuê mướn địa điểm khác làm nơi học tập. "Không phải là quận không có kinh phí và cũng chưa cần phụ huynh tham gia xã hội hóa. Nếu phụ huynh thuê mướn địa điểm ở trung tâm quận, ngay gần trường THCS Trưng Vương hiện nay thì cũng chỉ được vài phòng học. Trường sẽ phải "xé lẻ" nhiều địa điểm, rất khó cho việc quản lý chuyên môn, ảnh hưởng đến chất lượng dạy học" – bà Thúy Hà cho biết.

Các phòng học của trường Tiểu học Lê Đình Chinh sẽ được sơn sửa, lắp đặt lại hệ thống đèn, quạt… để đảm bảo đáp ứng điều kiện dạy – học

Hiện nay, UBND quận Hải Châu đang lập dự toán để cải tạo, sửa chữa CSVC tại địa điểm cũ của trường Tiểu học Lê Đình Chinh. Theo đó, sẽ phải sơn sửa lại phòng ốc, làm mới cổng ngõ, bắt lại hệ thống điện nước, quạt mát, đèn chiếu sáng. Dự kiến khoảng gần 450 triệu đồng. 

"Những điều kiện tối thiểu để đảm bảo cho một ngôi trường hoạt động sẽ được đáp ứng. Thực tế, do hơn 1 năm nay trường Tiểu học Lê Đình Chinh chuyển sang cơ sở mới, không sử dụng nên nhìn bụi bẩn thôi chứ vẫn đảm bảo an toàn. Trước đó, quận cũng dự kiến cơ sở này sẽ cải tạo lại để làm trường mầm non trong thời gian sắp tới. Vì vậy, rất mong sự chia sẻ của phụ huynh để tới đây, trường THCS Trưng Vương có một cơ sở khang trang, hiện đại hơn" – bà Thúy Hà bày tỏ.

Theo thầy Lê Xuân Tiến, để hỗ trợ cho việc đi lại của HS, BGH trường THCS Trưng Vương sẽ có xe đưa đón. Trường sẽ hợp đồng với nhà xe và lấy thông tin những phụ huynh nào có nhuu cầu cho con em đến trường bằng xe đưa đón để thuận tiện cho việc di chuyển.  

"Sẽ có tuyến xe bus R17A đưa đón HS trường THCS Trưng Vương. Điểm đón trả sẽ ở trước nhà hát Trưng Vương [đường Hùng Vương] để HS có chỗ trú mưa, nắng trong khi chờ xe. Lộ trình của tuyến này sẽ trả khách ở đường 2/9, đối diện trường Tiểu học Lê Đình Chinh cũ, HS phải băng qua đường Núi Thành. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho HS, nhà trường sẽ cử các GV trẻ là Đoàn viên dẫn HS sang đường vào đầu và cuối giờ các buổi học" - thầy Lê Xuân Tiến thông tin.  

      

Mùa xuân năm 1975, trường THCS Trưng Vương vinh dự được thành lập , trên cơ sở vật chất từ trường tiểu học Thánh Tâm . Năm học đầu tiên 1975 - 1976, trường cấp II Trưng Vương có 48 lớp với 2340 học sinh, hai năm sau đổi tên là trường cấp I, II Trưng Vương, đến năm học 1980 - 1981 là trường PTCS Trưng Vương gồm 50 lớp với 2346 học sinh [cấp I: 26 lớp; cấp II: 24 lớp] .Sau đó số lượng học sinh cấp II tăng dần đến đầu năm học 1991 - 1992, trường được tách hẳn ra khỏi cấp I với tên gọi là trường cấp II Trưng Vương, nay là trường THCS Trưng Vương, trực thuộc sở Giáo dục - Đào tạo TP ĐN. Hiện nay [năm học 2004 - 2005], trường có 51 lớp với 2453 học sinh.Ba mươi năm qua, mặc dù nhà trường đã trải qua những bước thăng trầm đáng kể, đặc biệt có giai đoạn đời sống CB-GV hết sức khó khăn, cơ sở vật chất nhà trường còn nhiều thiếu thốn lại được giao nhiệm vụ nặng nề là một trong ba trường trọng điểm cải cách giáo dục của tỉnh QNĐN [từ năm 1981]. Nhưng rồi, nhờ biết vận dụng và phát huy sức mạnh của nội, ngoại lực, tất cả đều đã vượt qua, đến nay nhà trường đã khẳng định được vị trí của mình, đang từng bước phát triển toàn diện và tiến lên vững chắc.

                                                   

1. Về xây dựng tình hình đội ngũ

Từ 68 CB-GV ở năm học đầu tiên, nay đã tăng lên 117 người [95 GV trực tiếp đứng lớp], 100% giáo viên đứng lớp đều đạt chuẩn về đào tạo, trong đó 85% giáo viên đã phấn đấu nâng cao trình độ trên chuẩn và 15 giáo viên được chuyển ngạch sang hệ trung học cao cấp

Đội ngũ CB-GV của nhà trường hiện nay đủ về số lượng, vững vàng về chất lượng, đoàn kết, luôn có ý thức trách nhiệm với mọi công việc được giao. Điểm lại, trong 30 năm, qua 08 đời Hiệu trưởng, đã có gần 200 CB-GV từng tham gia công tác tại trường, đến nay, có người đã về hưu, có người đã chuyển ngành và cũng có người đã vĩnh viễn ra đi, nhưng hình ảnh một người thầy mẫu mực, tận tụy. Với tấm lòng “vì học sinh thân yêu” một tinh thần luôn thi đua dạy tốt, mãi mãi còn đọng lại trong ký ức của mỗi học sinh đã từng được học tại ngôi trường này.

Mỗi thành viên trong nhà trường đã cùng góp sức xây dựng thành những tập thể chuyên môn tốt, tuy đặc điểm tình hình của mỗi tổ có khác nhau, nhưng giữa các tổ đã có sự hỗ trợ, động viên nhau cùng tiến, nên 100% tổ chuyên môn đều đã nhiều năm đạt danh hiệu tổ LĐXS và hàng trăm  SKKN về công tác quản lý, về đổi mới phương pháp giảng dạy, hoạt động GDNGLL... đã được Sở Giáo dục - Đào tạo công nhận. Với tinh thần phấn đấu không mệt mỏi trên tất cả các lĩnh vực công tác, nhiều thầy cô giáo đã vinh dự được tặng thưởng những danh hiệu cao quý của Nhà nước như:

- 02 giáo viên được phong tặng Nhà giáo ưu tú.

- 58 CB-GV nhận huy chương “Vì sự nghiệp giáo dục”.

- 05 CB-GV nhận huy chương “Vì thế hệ trẻ”.

- 06 CB-GV nhận huy chương “Vì sự nghiệp công đoàn”.

- 02 CB-GV nhận huy chương “Vì sự nghiệp thể thao”.

- 447 lượt thầy cô giáo đạt danh hiệu giáo viên giỏi các cấp.

07 CBQL và GV đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua liên tục trên 10 năm

- 92 lượt tổ chuyên môn đạt tổ LĐXS.

2. Về đào tạo:

Nhà trường được phân công giảng dạy và giáo dục cấp THCS chủ yếu cho con em nhân dân phường Hải Châu I và một số ít con em vùng lân cận trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Từ ngày thành lập đến nay, quy mô phát triển trường lớp khá ổn định, chỉ dao động trong khoảng từ 47 - 51 lớp với từ 2200 - 2500 học sinh. Chất lượng hai mặt giáo dục được duy trì và phát triển tốt. Học kỳ I năm học 2004 - 2005 có 74,7% học sinh học tập khá giỏi, 73,8% học sinh đạt hạnh kiểm tốt, tuy còn một tỷ lệ nhỏ [dưới 0,5%] học sinh bị xếp loại hạnh kiểm yếu nhưng không có khuyết điểm gì đáng lo ngại.

Chất lượng đại trà hàng năm đạt từ 95 - 97% trung bình trở lên, tốt nghiệp THCS từ 97-100%. Đặc biệt là số lượng học sinh được vào lớp 10 trường chuyên và các trường công lập trên địa bàn thành phố bao giờ trường Trưng Vương cũng chiếm tỷ lệ cao [trên 80%]. Ba mươi năm qua, nhà trường đã đào tạo xong cấp THCS cho gần 15.000 học sinh. Hiện nay phường Hải Châu I là một trong bốn phường đầu tiên của thành phố Đà Nẵng đạt chuẩn PCGD bậc trung học với một tỷ lệ khá an toàn.

Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, đào tạo nhân tài cho đất nước được nhà trường đặc biệt quan tâm và xác định là nhiệm vụ hàng đầu, vì vậy phong trào luôn được đẩy mạnh và liên tục đạt kết quả tốt. Đến nay đã có hơn 950 học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp, trong đó có một giải quốc tế [em Nguyễn Lê Thanh Ba, HCV Olympic môn tiếng Nga], 82 giải cấp quốc gia và hơn 850 giải cấp tỉnh, thành phố ở các bộ môn văn hóa. Tiêu biểu có những khuôn mặt đã để lại dấu ấn tốt đẹp cho nhà trường, cho các thầy cô giáo như các em: Lâm Tùng Giang, Lê Hồng Sơn, Hồ Sĩ Mậu Thúc, Tô Đông Vũ... Khi lên cấp THPT, các em vẫn tiếp tục phát huy được tài năng của mình và đạt giải cấp quốc tế ở các bộ môn Toán, Vật lý. Nhiều năm liền đội tuyển học sinh giỏi của trường đã giữ vững ngọn cờ giải nhất toàn đoàn khối THCS cấp Thành phố.

Ngoài việc học tập, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cũng được nhà trường quan tâm đúng mức và đạt được nhiều thành tích xuất sắc trong các hoạt động Đoàn đội, văn nghệ, TDTT, giáo dục truyền thống, giáo dục môi trường, phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội... bằng nhiều hình thức phong phú, có tác dụng giáo dục tích cực, thiết thực hỗ trợ cùng chuyên môn trong việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh. Nhiều học sinh cũ trở về thăm trường đã thành đạt trên nhiều lĩnh vực như các em: Nguyễn Văn Tuấn, Hoàng Tuấn Nhã, Phan Thu An, Lê Mạnh Hùng .v.v... là nguồn động viên lớn, thắp sáng thêm tình yêu và nghị lực cho các thầy cô giáo đang làm nhiệm vụ “trồng người”.

Bên cạnh việc giảng dạy và giáo dục học sinh, nhà trường còn góp phần vào nhiệm vụ chung của ngành trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi thành phố dự thi cấp quốc gia, đã hướng dẫn được gần 1.000 sinh viên thực tập sư phạm cho các trường đại học sư phạm Đà Nẵng, đại học Sư phạm Huế, trường TDTT TW3...

3. Về cơ sở vật chất:

Trường được xây dựng trước năm 1975, với tổng diện tích là 3468m2, sau năm 1975, nhà trường không ngừng tu sửa, chỉnh trang, xây mới một số hạng mục. Đến nay, khuôn viên nhà trường đã hoàn chỉnh với 30 phòng học, 16 phòng chức năng với đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học như phòng vi tính, phòng nghe nhìn, phòng bộ môn, thư viện đạt chuẩn theo QĐ 01 của Bộ GD-ĐT... giúp giáo viên có điều kiện tiếp cận, ứng dụng công nghệ thông tin vào việc soạn giảng, cải tiến phương pháp giảng dạy, phục vụ tốt việc thay sách giáo khoa, đổi mới giáo dục phổ thông. Đặc biệt, trong năm 2004, được sự quan tâm của lãnh đạo UBND thành phố, đã cho giải tỏa khu tập thể giáo viên, mở rộng khuôn viên nhà trường thêm gần 200m2 và hỗ trợ thêm 185 triệu đồng để xây dựng lại khu vệ sinh, nhà để xe giáo viên và bếp ăn tập thể phục vụ cho hơn 200 học sinh bán trú... Nói chung, cơ sở vật chất nhà trường tương đối đáp ứng được yêu cầu dạy và học, cảnh quan sư phạm nhà trường mỗi ngày thêm xanh - sạch - đẹp.

Nhìn lại, sau 30 năm, cùng với sự phát triển không ngừng của thành phố Đà Nẵng và phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” trong ngành GD-ĐT đang dấy lên sôi nổi, trường THCS Trưng Vương đã có những bước trưởng thành vững chắc, lập được nhiều thành tích rất đáng tự hào. Thành quả ấy không chỉ có sự nỗ lực, phấn đấu liên tục của nhà trường, của từng thầy cô giáo, của mỗi học sinh mà còn có sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo các cấp, sự chỉ đạo kịp thời, sâu sát của Sở GD-ĐT, sự hỗ trợ chặt chẽ của Hội CMHS, Hội khuyến học và sự liên kết thi đua của các trường bạn. Nhà trường đã không ngừng lớn mạnh, hoạt động và phát huy tốt chức năng của mình, góp phần xứng đáng vào thành tích chung của trường trong nhiều năm qua và nhà trường đã vinh dự được Nhà nước phong tặng các danh hiệu cao quý như: Huân chương Lao động hạng Ba [năm 1995], Huân chương Lao động hạng Nhì [năm 2000], hiện nay, nhà trường đã vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Huân chương Lao động hạng Nhất.

Với tất cả những thành quả lớn lao ấy, hôm nay, thầy trò trường THCS Trưng Vương có quyền tự hào và tin tưởng rằng: nhà trường sẽ tiếp tục trang sử của mình một cách xứng đáng như những gì đã có, đang có và chắc chắn sẽ có, nhằm góp phần tích cực trong việc đào tạo nguồn nhân lực mới có đủ phẩm chất và năng lực xây dựng đất nước, xây dựng thành phố Đà Nẵng thân yêu của chúng ta ngày một đàng hoàng hơn, tươi đẹp hơn.

Video liên quan

Chủ Đề