Từ 1-4-2023 đến 31-3-2023

Ngân hàng Nhà nước đề xuất lùi thời hạn giảm tỉ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn - Ảnh: DUYÊN PHAN

Ngân hàng Nhà nước [NHNN] vừa lấy ý kiến dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 22 về các giới hạn, tỉ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, trong đó đề xuất 2 phương án lùi thời hạn siết tỉ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn.

Theo NHNN, đến nay tình hình dịch COVID-19 trên thế giới vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, Việt Nam vẫn có nguy cơ cao lây nhiễm bệnh từ bên ngoài.

Nửa đầu năm nay, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế - xã hội. Thống kê cho thấy tổng sản phẩm trong nước [GDP] 6 tháng đầu năm 2020 tăng 1,81%, mức tăng thấp nhất trong 6 tháng các năm giai đoạn 2011 - 2020.

Doanh nghiệp đứng trước nguy cơ thiếu nguyên liệu sản xuất, thu hẹp quy mô và tạm dừng hoạt động, đồng thời áp lực kiểm soát lạm phát, tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm tăng cao sẽ ảnh hưởng đến an sinh xã hội.

Do vậy, theo NHNN, việc xem xét lùi lộ trình đối với tỉ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung, dài hạn là cần thiết nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng hỗ trợ khách hàng vay vốn phục hồi sản xuất, kinh doanh sau dịch.

Để giảm chi phí vốn và triển khai lãi suất ưu đãi cho khách hàng, các ngân hàng cần tiếp tục duy trì tỉ trọng nguồn vốn ngắn hạn trong cơ cấu huy động vốn. Do vậy, việc giảm tỉ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn từ mức 40% về 37% kể từ ngày 1-10-2020 theo lộ trình tại thông tư 22 có thể dẫn đến phương án cơ cấu nguồn vốn của các ngân hàng gặp khó khăn.

Bên cạnh đó, do áp lực của dịch COVID-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh, lượng tiền gửi của khách hàng tại các ngân hàng dự kiến còn giảm.

Do đó, để đảm bảo thực hiện các chính sách ưu đãi lãi suất, duy trì dư nợ trung dài hạn ổn định cho khách hàng, NHNN đề xuất xem xét lùi lộ trình theo 2 phương án.

Phương án 1: lùi thời hạn áp dụng tỉ lệ này thêm 6 tháng. Trong đó, từ ngày 1-1-2020 đến hết 31-3-2021 sẽ duy trì ở mức 40%. Từ 1-4-2021 đến 31-3-2022 giảm về 37%. Từ 1-4-2022 đến hết 31-3-2023 giảm thêm về 34%. Từ 1-4-2023 áp dụng tỉ lệ 30%.

Với phương án 2, NHNN đề xuất duy trì tỉ lệ 40% đến 30-9-2021 sau đó giảm về 37% từ ngày 1-10-2021 đến 30-9-2022. Từ 1-10-2022 đến 30-9-2023 áp dụng tỉ lệ 34%. Từ 1-10-2023 giảm về mức 30%.

Theo Bộ Tài chính, Biểu cam kết thuế nhập khẩu của Việt Nam trong khuôn khổ Hiệp định AJCEP được ký kết trên cơ sở Danh mục mục hàng hóa AHTN 2022. Nhằm triển khai thực hiện cam kết trong Hiệp định AJCEP, tuân thủ Hiệp định hải quan ASEAN liên quan đến việc áp dụng Danh mục Biểu thuế hài hòa ASEAN [AHTN] phiên bản 2022 của ASEAN và Danh mục hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa phiên bản 2022 [HS] của Tổ chức Hải quan thế giới, Bộ Tài chính đã tiến hành chuyển đổi biểu thuế AJCEP từ AHTN 2017 sang AHTN 2022 để làm cơ sở ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt AHKFTA của Việt Nam cho giai đoạn 2022-2028.

 

Do thay đổi Danh mục từ AHTN 2017 sang AHTN 2022, biểu thuế bao gồm 56 dòng hàng ảnh hưởng bởi việc thay đổi mã hàng, tách gộp dòng. Đối với những dòng hàng này, Bộ Tài chính đã xây dựng thuế suất theo nguyên tắc không làm xói mòn cam kết quốc tế quy định tại Điều 16 [Xóa bỏ và cắt giảm thuế quan] của Hiệp định AJCEP, đồng thời đảm bảo chính sách mặt hàng chung của Nhà nước.

Một số nhóm hàng chính có sự thay đổi thuế suất khi chuyển đổi Biểu thuế AJCEP theo AHTN 2017 là: Thủy sản – động vật thân mềm [nhóm 0307], chế phẩm thực phẩm – xúc xích [nhóm 1601], sơn và vecni [nhóm 3208], tấm và phim để tạo ảnh, đã phơi sáng và đã tráng, trừ phim dùng trong điện ảnh [nhóm 3705, lốp loại bơm hơi bằng cao su, chưa qua sử dụng [nhóm 4011].

Thuế suất AJCEP được xây dựng trên nguyên tắc tuân thủ cam kết theo Lộ trình cắt giảm thuế quan của Việt Nam quy định tại Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản.

Về tổng thể, Biểu thuế AJCEP gồm 11.444 dòng thuế, trong đó gồm 11.388 dòng thuế theo cấp độ 8 số và 56 dòng thuế được chi tiết theo cấp độ 10 số.

Lộ trình cắt giảm thuế quan trong Biểu thuế ban hành được áp dụng cho các giai đoạn: [i] Từ 01/12/2022 đến 31/3/2023; [ii] Từ 01/4/2023 đến 31/3/2024; [iii] Từ 01/4/2024 đến 31/3/2025; [iv] Từ 01/4/2025 đến 31/3/2026; [v] Từ 01/4/2026 đến 31/3/2027; và [vi] Từ 01/4/2027 đến 31/3/2028.

Về danh mục cam kết: Theo kết cấu mới, số dòng thuế thuộc các danh mục cam kết theo AHTN 2017 đều tăng hơn so với AHTN 2012, tuy nhiên, xét về tỷ lệ của từng danh mục trên tổng biểu thuế thì hầu như không thay đổi. Tỷ lệ xóa bỏ thuế nhập khẩu của Việt Nam theo Hiệp định AJCEP đạt 91 - 92%.

Về mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt: Theo lộ trình cắt giảm thuế quan AJCEP, mức thuế suất bình quân [tính các dòng có thuế suất] cho giai đoạn 2022 – 2028 tính trên tổng biểu thuế Nghị định ban hành vào khoảng 1,34%.

Chủ Đề