Từ các số 0, 1, 2;7, 8, 9 tạo được bao nhiêu số chẵn có 5 chữ số khác nhau

adsense

Câu hỏi:
Từ các số 0;1;2;7;8;9 tạo được bao nhiêu số chẵn có 5 chữ số khác nhau?


A. 120


B. 216


C. 312


D. 360

Lời Giải:
Đây là các bài toán về Hoán vị, Chỉnh hợp, Tổ hợp có áp dụng các phép đếm.

Gọi \(
\overline {abcde} \) là số cần tìm.

Nếu e=0, chọn 4 trong 5 số còn lại sắp vào các vị trí a,,b,c,d có \(
A_5^4 = 120\) cách.

Nếu e≠0, chọn e có 2 cách.

adsense

Chọn a≠0 và a≠e có 4 cách.

Chọn 3 trong 4 số còn lại sắp vào các vị trí b,c,d có \(A_4^3\) cách.

Như vậy có: \(
A_5^4 + 2.4.A_4^3 = 312\) số.

===============

====================
Thuộc chủ đề: Trắc nghiệm Tổ hợp

- Định nghĩa: Cho tập hợp A gồm n phần tử (n ≥ 1). Mỗi kết quả của sự sắp xếp thứ tự n phần tử của tập hợp A được gọi là một hoán vị của n phần tử đó.

- Nhận xét: Hai hoán vị của n phần tử khác nhau ở thứ tự sắp xếp.

Chẳng hạn, hai hoán vị abc và cab của ba phần tử a; b; c là khác nhau.

2. Số các hoán vị

Kí hiệu: Pn là số các hoán vị của n phần tử.

- Định lí: Pn = n.(n – 1).(n – 2)….2.1

- Chú ý: Kí hiệu n.(n – 1)…2.1 là n! (đọc là n là giai thừa), ta có: Pn = n!.

- Ví dụ 1. Có bao nhiêu cách xếp 10 học sinh thành một hàng ngang.

Lời giải:

Số cách xếp 10 học sinh thành một hàng ngang là 10! cách.

II. Chỉnh hợp

1. Định nghĩa.

- Cho tập hợp A gồm n phần tử (n ≥ 1).

Kết quả của việc lấy k phần tử khác nhau từ n phần tử của tập hợp A và sắp xếp chúng theo một thứ tự nào đó được gọi là một chỉnh hợp chập k của n phần tử đã cho.

- Ví dụ 2. Lớp 11A2 có 40 học sinh. Khi đó; mỗi cách chọn ra 4 bạn làm tổ trưởng tổ 1; tổ 2; tổ 3; tổ 4 chính là số chỉnh hợp chập 4 của 40 học sinh.

2. Số các chỉnh hợp

- Kí hiệu Ank là số các chỉnh hợp chập k của n phần tử (1 ≤ k ≤ n) .

- Định lí:Ank  =  n(n−1)...(n−k+ ​1)

- Ví dụ 3. Từ năm điểm phần biệt A; B; C; D; E  ta lập được bao nhiêu vectơ khác  có điểm đầu và điểm cuối là năm điểm đã cho.

Lời giải:

Một vectơ được xác định khi biết điểm đầu và điểm cuối của nó.

Số vecto khác 0→ có điểm đầu và điểm cuối là năm điểm đã cho chính là chỉnh hợp chập 2 của 5 phần tử:

Do đó, ta có: A52  =  5.4.3=  60 vectơ thỏa mãn đầu bài.

- Chú ý:

a) Với quy ước 0! = 1 ta có: Ank  =  n!(n−k)!;  1  ≤ k ≤n.

b) Mỗi hoán vị của n phần tử cũng chính là một chỉnh hợp chập n của n phần tử đó.

Vì vậy: Pn  =​​  Ann.

III. Tổ hợp

1. Định nghĩa.

- Giả sử tập A có n phần tử (n ≥ 1). Mỗi tập con gồm k phần tử của A được gọi là một tổ hợp chập k của n phần tử đã cho.

- Chú ý: Số k trong định nghĩa cần thỏa mãn điều kiện 1 ≤ k ≤ n. Tuy vậy, tập hợp không có phần tử nào là tập rỗng nên ta quy ước gọi tổ hợp chập 0 của n phần tử là tập rỗng.

- Ví dụ 4. Cho tập A = {3; 4; 5; 6}.

Ta liệt kê các tổ hợp chập 3 của A là: {3; 4; 5}; {3; 4; 6}; {3; 5; 6}; {4; 5; 6}.

2. Số các tổ hợp.

Kí hiệu Cnk là số các tổ hợp chập k của n phần tử ( 0 ≤ k ≤ n).

- Định lí: Cnk  =  n!k!(n−k)!.

Ví dụ 5. Cho 8 điểm phân biệt A; B; C; D; E; F; G; H, trong đó không có 3 điểm nào thẳng hàng, ta lập được bao nhiêu tam giác có 3 đỉnh là 8 điểm đã cho.

Gọi số chẵn có 5 chữ số # nhau là abcde ( a#0)

abcde là số chẵn nên e=0,2,8

a#0 nên a=1,2,7,8,9

Nếu e=0 thì có 5 cách chọn a, 4 chọn b, 3 chọn c, 2 chọn d ⇒ Có 5.4.3.2 = 120 cách chọn

Nếu e=2 thì có 4 cách chọn a, 4 chọn b, 3 chọn c, 2 chọn d ⇒ Có 4.4.3.2 = 96 cách chọn

Nếu e =8 thì có 4 cách chọn a, 4 chọn b, 3 chọn c, 2 chọn d ⇒ Có  4.4.3.2 = 96 cách chọn

  ⇒ Có 120 +96 +96 = 312 cách chọn

             Chúc bạn học tốt̉̉