Tự đánh giá bản thân trong quá trình thử việc

TỰ ĐÁNH GIÁ SAU THỬ VIỆC

Home kiến thức tự đánh giá sau thử việc

Báo cáo thử việc không nên chỉ có kết quả làm việc. Có những thông tin này trong bản báo cáo, bạn sẽ ghi điểm tuyệt đối với sếp.

Bạn đang xem: Tự đánh giá sau thử việc

Báo cáo kết quả sau tháng đầu làm việc là văn bản được hầu hết các công ty yêu cầu ứng viên của mình thực hiện. Thời điểm thực hiện là ngay sau khi họ đã kết thúc kì thử việc của ứng viên. Đây là một loại văn bản được các nhà tuyển dụng rất quan tâm.

Đây cũng là cơ sở để nhà tuyển dụng quyết định là có tuyển dụng, ký hợp đồng việc làm với bạn hay không.

Tự đánh giá bản thân trong quá trình thử việc

Vậy thì văn bản báo cáo nhận việc gồm những gì và viết như thế nào để lấy được thiện cảm từ nhà tuyển dụng? Soạn văn bản báo cáo nàynhư thế nào để ký được những hợp đồng làm việc có giá trị?

Mời bạn tham khảo những thông tin dưới đây để tìm ra đáp án nhé!


Contents

3 Cách viết báo cáo thử việc cập nhật mới nhất 20206 Câu hỏi thường gặp

Báo cáo thử việc là gì?

Báo cáo thử việc như một bản nhật ký ghi lại những gì bạn đã làm được. Cùng với đó là những điều đã rút ra và đã cảm nhận được trong môi trường doanh nghiệp. Thêm vào đó là cả cảm nhận của bạn về doanh nghiệp bạn sẽ gắn bó. Quan trọng nhất là trong văn bản báo cáo này bạn phải tự đánh giá năng lực của bản thân sau thời gian thử việc.

Bên cạnh đó, văn bản này cũng là những đóng góp của bạn để cải thiện doanh nghiệp. Thông qua những đóng góp của bạn trong báo cáo quá trình thử việc, ban lãnh đạo sẽ đánh giá được sự nhiệt huyết của bạn với doanh nghiệp.

Ngoài ra, báo cáo đánh giá thử việc cũng là căn cứ để bạn thỏa thuận lương với doanh nghiệp. Bạn có thể có được mức lương cao hơn dự kiến nếu bản báo cáo kết quả thử việc của bạn xuất sắc.

Tại sao cần làm báo cáo thử việc

Thông qua báo cáo , nhà tuyển dụng cũng như ban lãnh đạo của doanh nghiệp sẽ đánh giá được thực tế năng lực làm việc của bạn. Từ đó đánh giá xem bạn có phù hợp với vị trí mà họ đang cần tuyển dụng hay không. Nói cách khác, báo cáo sau thời gian thử việc chính là căn cứ để bạn được trở thành nhân viên chính thức.

Tự đánh giá bản thân trong quá trình thử việc

Bên cạnh đó, thông qua văn bản báo cáo này, bạn cũng sẽ tự nhìn lại cả một quá trình thử việc ở doanh nghiệp. Qua đó đưa ra đánh giá mình có phù hợp với công việc cũng như doanh nghiệp này hay không. Và dẫn đến quyết định nhận việc hay không.

Ngoài ra, bằng việc làm báo cáo này, bạn sẽ có cơ hội để đóng góp cho doanh nghiệp. Đây là cơ hội để bạn trình bày về ưu điểm và nhược điểm của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra những giải pháp cũng như mong muốn nguyện vọng để phát triển doanh nghiệp trong tương lai.

Cách viết báo cáo thử việc cập nhật mới nhất 2020

Mẫu báo cáo của mỗi ngành nghề, doanh nghiệp sẽ rất khác nhau. Tuy chỉ phục vụ một vài mục đích nhất định, nhưng mỗi ngành khác nhau sẽ có cách trình bày khác nhau. Thậm chí, với những doanh nghiệp có tính chuyên nghiệp cao thì họ sẽ có mẫu báo cáo kết quả thử việc riêng.

Dưới đây là gợi ý cách viết báo cáo thử việc một số ngành nghề cơ bản để bạn tham khảo:

Báo cáo thử việc nhân viên kinh doanh

Về cơ bản, báo cáo của nhân viên kinh doanh nên có các phần sau:

Công việc được giao, thời gian được giao việcKết quả công việc được giaoĐánh giá quá trình thực hiện công việc của bản thânNguyện vọng, những ý kiến đóng góp để phát triển doanh nghiệp

Trong đó, bạn nên chú ý trình bày thêm những hiểu biết của mình về đối tượng khách hàng của doanh nghiệp. Cũng như trình bày thêm về thị trường. Cùng với đó là đưa ra những đề xuất để mở rộng thị trường cho doanh nghiệp.

Bởi nhiệm vụ chính của nhân viên kinh doanh là giúp doanh nghiệp cải thiện doanh thu. Mở rộng thị trường. Mở rộng tệp khách hàng. Nên việc thể hiện những nhìn nhận, đánh giá về các vấn đề này là rất quan trọng và cần thiết.

Tự đánh giá bản thân trong quá trình thử việc

Báo cáo thử việc nhân viên văn phòng, Marketing

Đối với nhân viên văn phòng, nhân viên Marketing hay các công việc bàn giấy nói chung, báo cáo kết quả giai đoạn thử việc cũng gồm các phần sau:

Công việc được giao, thời gian được giao việcKết quả công việc được giaoĐánh giá quá trình thực hiện công việc của bản thânNguyện vọng, những ý kiến đóng góp để phát triển doanh nghiệp

Trong phần đóng góp ý kiến, bạn có thể tập trung vào quy trình làm việc. Môi trường làm việc của doanh nghiệp. Hoặc định hướng phát triển của doanh nghiệp. Cùng với đó là những thiếu sót tại doanh nghiệp mà bạn nhận thấy sau thời gian thử việc và giải pháp cải thiện.

Xem thêm: Top 5 Siro Ho Tốt Nhất Cho Trẻ, Mách Mẹ Cách Lựa Chọn Siro Ho Tốt Nhất Cho Bé!

Bởi đối với ban lãnh đạo, những nhân viên có thể đề xuất giải pháp cải thiện doanh nghiệp tốt hơn là những nhân viên tiềm năng. Khi đưa ra được các giải pháp cải thiện doanh nghiệp, bạn sẽ có cơ hội cao hơn để được nhận làm chính thức.

Báo cáo thử việc nhân viên IT, công nghệ thông tin

Nghề nhân viên IT, công nghệ thông tin vẫn thường bị cho là khô khan. Nên việc làm báo cáo sẽ khó khăn. Do không biết cách trình bày văn bản và câu từ sao cho mượt mà.

Tuy nhiên, trên thực tế thì báo cáo của nhân viên kỹ thuật thường vô cùng đơn giản. Nhà tuyển dụng khi nhận báo cáo của nhân viên kỹ thuật cũng không đánh giá nhiều về cách trình bày.

Yếu tố quan trọng nhất khi làm báo cáo của nhân viên kỹ thuật, công nghệ thông tin là thể hiện được kết quả công việc. Tốt nhất nên trình bày bằng bảng biểu và những con số.

Để giúp bạn hình dung rõ hơn cách viết bản báo cáo này, autocadtfesvb.com.net xin được gợi ý một số mẫu văn bản báo cáo này như sau. Bạn có thể tải xuống để sử dụng hoặc tham khảo nhé!

Lưu ý khi viết báo cáo thử việc

Dù viết gì trong báo cáo thử việc đi chăng nữa, bạn cũng cần lưu ý đến vấn đề chính tả. Đây là một trong những yếu tố tối quan trọng khi làm các văn bản mang tính thủ tục cao. Lỗi chính tả trong bản báo cáo này chính là lời tố cáo rằng bạn đã làm báo cáo một cách thiếu chỉn chu. Từ đó làm mất điểm với ban lãnh đạo doanh nghiệp.

Tự đánh giá bản thân trong quá trình thử việc

Báo cáo thử việc cần được viết với thái độ chân thành, thẳng thắn. Tránh sử dụng lối viết vòng vo, dài dòng. Nếu cần phải trình bày kết quả công việc chi tiết, bạn nên dùng bảng biểu. Hoặc sử dụng các loại biểu đồ thay vì dùng từ ngữ.

Việc sử dụng số liệu cụ thể để báo cáo kết quả công việc sẽ khiến bản báo cáo của bạn rõ ràng hơn.

Đặc biệt, nếu có đề đạt hay ý kiến đóng góp, bạn nên trình bày một cách rõ ràng. Tuy nhiên không nên trình bày thô thiển. Hãy khéo léo sử dụng ngôn ngữ để người đọc nắm được nội dung. Mà không gây ra cảm giác tiêu cực, chê bai hay phê phán.

Lời kết

Ở đâu cũng vậy, khi bắt đầu một công việc mới, chúng ta phải trải qua một thời gian thử việc. Sau thời gian thử việc này, ứng viên mới biết rằng mình có hợp với môi trường làm việc này không. Cũng như khối lượng công việc được giao của vị trí mình ứng tuyển có phù hợp không?

Tương tự như vậy, sau thời gian thử việc thì bộ phận nhân sự của doanh nghiệp cũng mới có thể đánh giá mức độ phù hợp của ứng viên.

Tự đánh giá bản thân trong quá trình thử việc

Do vậy, việc làm báo cáo thử việc là rất quan trọng. Bản báo cáo này chính là cầu nối giữa ứng viên với bộ phận nhân sự của doanh nghiệp. Thông qua bản báo cáo này, cả ứng viên lẫn doanh nghiệp đều có căn cứ để quyết định hợp tác hay không.

Với mức quan trọng như thế, nên khi làm báo cáo, bạn cần vô cùng cẩn trọng. Không nên mắc bất cứ sai sót gì trong bản báo cáo này. Đồng thời báo cáo với thái độ trung thực, tích cực. Một bản báo cáo chi tiết, đầy đủ và trung thực sẽ giúp bạn tăng cơ hội được nhận việc với mức lương tốt hơn.

autocadtfesvb.com.net hy vọng với những thông tin trên, bạn đã có thể hoàn thiện bản báo cáo thử việc. Đồng thời tránh được tất cả các lỗi thường gặp khi làm loại báo cáo hết sức đặc biệt này.

Để tham khảo thêm các thông tin về tìm việc làm khác, mời bạn truy cập trang web autocadtfesvb.com.net tại đây.

  • Cách làm hamburger bò ngon
  • Manager ở đâu trong my computer
  • Ta có thể nghe thấy tiếng vang khi nào
  • Far cry primal đánh giá