Tự đánh giá về quy trình xây dựng kế hoạch dạy học môn Khoa học

Trong chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 cấp THCS, môn Khoa học tự nhiên [KHTN] được xây dựng trên cơ sở tích hợp kiến thức của các ngành Vật lí, Hóa học, Sinh học và Khoa học Trái Đất đồng thời có thêm một số chủ đề liên phân môn được sắp xếp sao cho vừa bảo đảm liên hệ theo logic tuyến tính vừa tích hợp đồng tâm, hình thành các nguyên lý, quy luật chung của thế giới tự nhiên.

KHBD [hay còn gọi là giáo án] là kịch bản lên lớp của GV với đối tượng HS và nội dung cụ thể trong một không gian và thời gian nhất định. Nói một cách khác, KHBD là bản thiết kế cho tiến trình dạy học một bài học cụ thể, là bản kế hoặch mà người GV dự định sẽ thực hiện giảng dạy trên lớp đối với nhóm đối tượng HS nào đó.

KHTN là môn học mới, lần đầu được áp dụng vào chương trình dạy học. Do đó nhiều thầy cô giáo còn gặp bỡ ngỡ và có nhiều băn khoăn trong việc xây dựng kế hoặch bài dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Bài này sẽ chia sẽ với Quý Thầy Cô từ ý kiến của chuyên gia, người tham gia biên soạn module 4.

Cấu trúc KHBD

Trước hết chúng ta cần nắm được cấu trúc KHBD bao gồm các nội dung cốt lõi như sau:

Theo cấu trúc KHBD theo hình trên, mục tiêu bài dạy gồm các mục tiêu về năng lực [năng lực KHTN và năng lực chung] và phầm chất định hướng phát triển cho HS trong bài học. Phần thiết bị dạy học và học liệu trình bày cụ thể các thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức cho HS hoạt động nhằm đạt được mục tiêu của bài dạy. Tiến trình dạy học được trình bày thành các hoạt động học. Các hoạt động học trong tiến trình bài dạy thường là: Mở đầu/xác định nhiệm vụ/đặt vấn đề; Hình thành kiến thức mới/thực hiện nhiệm vụ, giải quyết vấn đề; Luyện tập; Vận dụng. Trong mỗi hoạt động học trình bày cụ thể mục tiêu, nội dung, sản phẩm và cách thức tổ chức [gồm 4 bước: Chuyển giao nhiệm vụ; Thực hiện nhiệm vụ; Báo cáo, thảo luận; Kết luận, nhận định]. Ngoài ra phần phụ lục để trình bày thông tin về nội dung bài dạy [nếu có], phiếu học tập, công cụ đánh giá, …

Các bước xây dựng KHBD

Khi tiến hành xây dựng KHBD theo CTGDPT thông 2018, GV cần dựa theo yêu cầu cần đạt [YCCĐ] trong CTGDPT môn KHTN, kết hợp tham khảo thêm SGK, SGV do địa phương lựa chọn để xác định được những nội dung cụ thể cần dạy và mục tiêu về phẩm chất và năng lực, từ đó xây dựng tiến trình các hoạt động dạy học của bài dạy. GV có thể xây dựng KHBD theo các bước được trình bày tóm tắt như dưới đây:

Bước 1: Xác định mục tiêu của bài dạy

Năng lực KHTN: Đối chiếu phần động từ trong YCCĐ với các biểu hiện của năng lực KHTN để xác định thành tố của năng lực KHTN.

Ví dụ: Bài học “Sự chuyển thể và tính chất của chất” [Môn KHTN – Lớp 6]. Từ các YCCĐ:

– “Nêu được khái niệm về sự nóng chảy; sự sôi; sự bay hơi; sự ngưng tụ, đông đặc” xác định được năng lực thành tố là Nhận thức KHTN.

– “Tiến hành được thí nghiệm về sự chuyển thể [trạng thái] của chất” xác định được năng lực thành tố là tìm hiểu thế giới tự nhiên.

  – “Vận dụng được kiến thức về sự chuyển thể và tính chất của chất để giải thích hiện tượng trong đời sống” xác định được năng lực thành tố là vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

Năng lực chung và phẩm chất: Đối chiếu YCCĐ của bài dạy, phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học với biểu hiện của các phẩm chất, năng lực chung được mô tả trong CTGDPT tổng thể 2018, GV xác định được các phẩm chất và năng lực chung hướng đến của bài dạy.

Ví dụ: Bài học “Sự chuyển thể và tính chất của chất” [Môn KHTN – Lớp 6], mục tiêu về năng lực chung và phầm chất được xác định gồm:

Năng lực giao tiếp hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về tính chất của chất, các quá trình chuyển thể của chất. Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.

Phẩm chất: Cẩn thận, trung thực và thực hiện an toàn trong quá trình làm thí nghiệm về sự chuyển thể của chất.

Bước 2. Xác định chuỗi các hoạt động học và mục tiêu của từng hoạt động

Chuỗi hoạt động dạy học cần thể hiện được tiến trình tổ chức dạy học gồm: [1] Mở đầu/xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập – [2] Hình thành kiến thức mới/ giải quyết vấn đề/ thực thi nhiệm vụ đặt ra – [3] Luyện tập – [4] Vận dụng. Tùy thuộc vào từng kiểu bài dạy, GV có thể linh hoạt trong việc xác định chuỗi các hoạt động dạy học.

Từ mục tiêu chung của bài dạy, GV xác định mục tiêu cụ thể của từng hoạt động tương ứng và bước đầu định hướng hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học và phương án đánh giá đáp ứng mục tiêu cụ thể của các hoạt động và mục tiêu chung của bài dạy. Tùy thuộc vào thời lượng được phân bố cho cả bài học, dựa trên kinh nghiệm giảng dạy, dung lượng kiến thức, độ khó của nhiệm vụ, trình độ của HS, điều kiện cơ sở vật chất…GV có thể dự kiến được thời lượng tương ứng của từng hoạt động.

Bước 3. Xây dựng các hoạt động dạy học cụ thể

Việc xây dựng các hoạt động dạy học cụ thể dựa trên cơ sở đã xác định được mục tiêu dạy học, chuỗi các hoạt động dạy học; định hướng hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học; phương án đánh giá. Mỗi hoạt động học cần thể hiện được: Mục tiêu hoạt động, nội dung, sản phẩm và cách thức tổ chức. Ở đây, “Nội dung” là nội dung của nhiệm vụ mà GV giao cho HS trong bước “Chuyển giao nhiệm vụ” hay nội dung hoạt động học của HS. “Nội dung” có thể là câu hỏi, bài tập, xử lí tình huống, thực hiện thí nghiệm, … có tác dụng kích thích HS huy động kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm đã có để thực hiện các thao tác tư duy và các hành động học tập cụ thể, từ đó tạo ra “kết quả” thực hiện nhiệm vụ. Phần “Sản phẩm” chính là câu trả lời tương ứng với “nội dung” do GV biên soạn. “Sản phẩm” chính là căn cứ để GV định hướng cho HS thực hiện nhiệm vụ, định hướng thảo luận và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS. Đồng thời, “sản phẩm” cũng chính là vấn đề GV cần kết luận, cần “chốt” kiến thức/ kĩ năng cho HS ghi vào vở sau mỗi hoạt động học tập. “Sản phẩm” cần tương thích và đáp ứng mục tiêu dạy học. Khi thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học cụ thể không cần nêu cụ thể lời nói của GV, HS mà tập trung mô tả rõ hoạt động cụ thể của GV và HS qua các bước tổ chức thực hiện một hoạt động học gồm: [1] Chuyển giao nhiệm vụ; [2] Thực hiện nhiệm vụ; [3] Báo cáo, thảo luận; [4] Kết luận, nhận định.

Ví dụ: Bài “Sự chuyển thể và tính chất của chấtMôn KHTN lớp 6

Hoạt động 2: Thực hiện thí nghiệm về sự chuyển thể của chất [khoảng 35 phút]

a] Mục tiêu: HS làm được thí nghiệm về sự nóng chảy của nến; thí nghiệm đun sôi và làm ngưng tụ nước; trình bày được quá trình diễn ra sự chuyển thể [trạng thái]: nóng chảy, đông đặc; bay hơi, ngưng tụ; sôi; nêu được khái niệm về sự nóng chảy; sự sôi; sự bay hơi; sự ngưng tụ, đông đặc.

b] Nội dung: Nhóm HS thực hiện các bài thí nghiệm: [1] Làm nóng chảy nến; [2] Đun sôi và làm ngưng tụ nước. Từ kết quả ở các thí nghiệm HS rút ra khái niệm về các sự chuyển thể và sự sôi.

c] Sản phẩm: Kết quả các bài thí nghiệm và trình bày được kết quả trên bảng nhóm hoặc giấy A3 theo hướng dẫn của phiếu học tập [Xem phần phụ lục]. ­d] Tổ chức thực hiện

Phụ lục 1. Phiếu học tập trong hoạt động 2:

PHIẾU HỌC TẬP

[Thời gian làm việc nhóm: 20 phút]

Thí nghiệm 1. Làm nóng chảy nến

Bước 1: Cắt nhỏ một mẫu nến vào bát sứ.

Bước 2: Đun nóng bát sứ bằng đèn cồn. Quan sát biến đổi thể.

Bước 3: Sau khi nến chuyển sang thể lỏng, tắt đèn cồn, để nguội.

Phụ lục 2. Bảng kiểm để học sinh đánh giá đồng đẳng ở hoạt động 2

Phụ lục 3. Đáp án để HS đánh giá đồng đẳng theo bảng kiểm

Bước 4: Hoàn thiện kế hoạch bài dạy

Sau khi đã biên soạn được KHBD, GV cần tiến hành rà soát lại xem mục tiêu bài dạy đã bao phủ đầy đủ yêu cầu cần đạt chưa, việc phân phối thời lượng cho từng hoạt động và tổng thời lượng đã hợp lý chưa. GV cũng cần xem xét lại sự phù hợp giữa các mục tiêu và chuỗi các hoạt động dạy học, sự phù hợp giữa các PPDH, phương tiện dạy học trong từng hoạt động, sự phù hợp của các phương án đánh giá, sự liên kết giữa các hoạt động trong kế hoạch dạy học, sự đa dạng của các hoạt động và phương án dự phòng trong những trường hợp cần thiết

Kết luận:

Trên đây là chia sẻ với Thầy Cô cách xây dựng kế hoặch bài dạy nhằm phát triển năng lực KHTN của GV. Nguyễn Thị Lan Anh, trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng. Hy vọng giúp ích cho các Thầy Cô dạy học môn Khoa tự nhiên trong quá trình biên soạn kế hoặch bài dạy của mình.

công nghệ dạy họcdạy họcKế hoặch bài dạyKhoa học tự nhiênthủ thuật dạy học

Video liên quan

Chủ Đề