Tự học thiết kế đồ họa mắt bao lâu

Một bài chia sẻ rất dài của chị Vũ Thu Hương về sự thật đằng sau việc học thiết kế đồ họa. , bản thân làm trong nghề thiết kế mà tôi đọc còn thấy choáng váng 

. Còn bạn, nhà thiết kế đồ họa tương lai, nếu muốn giỏi nghề thì nên đọc thật chậm và “nhai” thật kỹ nha! Quan điểm của mỗi người một khác, bài viết này giá trị bởi đấy là kinh nghiệm sau hơn 8 năm học tập và công tác trong ngành đồ họa.

Một số liên kết hữu ích: 

Hãy share đến người nào đang phân vân chọn trường học học đồ họa nhé. Đại Học đồ họa – Trung tâm đồ họa – Du học hay dù là Tự học đồ họa thì mình tin rằng bài viết sẽ giúp ích rất nhiều cho định hướng của các bạn. Bài viết được tổng hợp bởi blog Tôi học đồ họa!

Mình đã từng học tại đại học [cả thảy là 8 năm cho 3 bậc: cao đẳng – đại học – thạc sĩ] và dạy cho Trung Tâm uy tín [trong chừng 7 năm với vai trò giảng viên chính thức], dạy khóa riêng [5 năm với khoảng 70 học viên], và chừng đó, quan điểm riêng của mình thế này.

Kì 1: bn cht ca Trung tâm đào to thiết kế

Chiêu mầu nhiệm của các trung tâm là “Có việc ngay và lương cao”. Câu quảng cáo này ẩn đằng sau 2 mạch đề:

Có việc ngay ?

Bản chất của các trung tâm là đạo tạo thợ [trung tâm uy tín sẽ đào tạo ra thợ giỏi, bắt nghề nhanh], và kiến thức chủ yếu là kĩ năng về thao tác, không có kĩ năng tư duy và sáng tạo [kỹ năng của designer chuyên nghiệp], thế nên, việc tiệm cần với nghề là rất thuận lợi trong giai đoạn đầu, nên có việc ngay không khó.

Nhưng vấn đề là hạn sử dụng [HSD] của những kiến thức này rất ngắn, 5 năm là nhiều.

Điều tai hại hơn, kiến thức thao tác này ko cung cấp cho học viên nền tảng cơ bản để tự học trong suốt hành trình nghề nghiệp sau này. Vì thế, đa số gặp bế tắc sau vài năm đi làm, và không có vị trí cao. Khi nhận ra, thường đã hơi muộn, quay lại học thì gặp nhiều cản trở khách quan và tâm lí.

Lương cao ?

Các trung tâm thường nhắm vào nghề hot để đạo tạo, nhưng không bao giờ nói với bạn, khi nào nó hết hot. Cái gì nóng rồi mà chả nguội, mà khi nguội, nó sẽ đi về đâu? Cứ nhìn vào tuổi thọ của trung tâm bạn sẽ biết tuổi thọ kiến thức mà bạn học [và trừ đi vài năm, vì nó phải xuất hiện trước để đón sóng nghề].

Cách khác là đưa ra các nhân vật lương cao, nhưng họ không bao giờ nói thật, những người này đã học kiến thức cơ bản ở một trường Đại Học rồi. Từ đó, tạo ra ẢO ẢNH là đi đường tắt, và “vinh quang” thì thật dễ dàng.

Mình đảm bảo 100% là các bạn đó đã học cơ bản đầy đủ.

Một thực tế đau lòng là một trung tâm đào tạo ra học viên không qua đại học, nhưng đã không bao giờ nhận họ là nhân viên chính thức, đặc biệt trong vai trò giảng viên, vì đơn giản, họ không có bằng đại học. Các giảng viên của họ đều là sinh viên giỏi của các trường đại học mà ra.

Dưới đây là câu chuyện của mình với một bạn học viên rất giỏi [về kỹ năng] mình từng dạy ở trung tâm [nếu bạn có đọc được, hy vọng bạn cho phép]. Và đây ko phải là bạn duy nhất nói điều này với mình trong nhiều năm qua.

Hãy nhìn thẳng vào con đường mà bạn chọn, đừng cố tô hồng cho nó.

Kì 2: bản chất của Đại học về thiết kế

một cách cửa tương lai mở ra…nhiều cánh cửa khác, có cánh cửa tới thẳng đích, có cách cửa tới một nơi vô cùng mông lung và mộng mị, có cánh cửa đi vòng tròn rồi lại về điểm xuất phát.

Không nói nhiều đến bạn làm gì và học gì ở đại học, mà nói bạn sẽ như thế nào nếu học đại học và không học đại học.

Mình dạy mỗi năm 100 học viên, vậy trong 7 năm chừng 700hv qua đò. Nhưng tỉ lệ mình đoán chính xác ai học đại học và không học gần như tuyệt đối. Bạn học viên nào đã từng bị test có thể vào cmt để xác nhận. Và có 2 đồng nghiệp cũng gật đầu xác nhận là đúng khi đồng ý tham gia test. Vậy cái gì khác nhau giữa người học hết trung học và người học đại học: tư duy.

Khi bạn học đại học [đúng nghĩa], bạn sẽ phải học quan sát, tổng hợp, phân tích, đánh giá, tổng kết để rút ra một khái niệm hoặc một qui luật. Nó giống như họ phải tìm nguyên liệu, sơ chế nó rồi nấu thành món.

Nhưng những bạn học hết phổ thông rồi thì chỉ dừng lại ở nhận diện, mô tả một hiện tượng [phần nguyên liệu], rất ít khi phân tích, đánh giá được, đừng nói đến đưa ra khái niệm và qui luật [món ăn], họ không thể nấu ăn, chỉ dùng “đồ fast food” [là mẫu thiết kế, temple, qui trình do người khác viết ra. Một số bạn có kĩ năng tìm và khai thác tài liệu tốt thường nghĩ mình thế là…chuyên nghiệp. Họ không thể sáng tạo, tức là làm ra cái mới, cái riêng]. Mình có kinh nghiệm thực tế kì cục khi dạy một học viên chưa qua đại học về tư duy sáng tạo, nhưng mình đến h này vẫn ngơ ngác, vì mình miễn phí và rất nhiệt huyết, nhưng học viên cao chạy xa bay. Sau này bạn đó tâm sự với bạn khác, là thấy nó quá khó, và hơi dư thừa để đi làm [một công việc có mức lương cao]. Và từ đó,mình không nhận dạy ai thiết kế nữa.

Tại sao phải nói dài dòng thế, là vì mình muốn giải thích tại sao những ai học đại học nghiêm túc lại có khả năng “gia hạn” cho kiến thức của mình lâu hơn so với số đông những bạn không học. Và đó cũng là lí do họ trụ với nghề hoặc tiến xa hơn nếu như cố gắng hoàn thiện nốt khâu kĩ năng rất yếu ở đại học Việt Nam [và họ tới TRUNG TÂM chỉ vì thế thôi].

Quay về câu chuyện Đi hc vi chuyên ngành thiết kế.

Đãng nhẽ đại học cần phải dạy để có tư duy như trên, thì nó lại ngược lại. Bạn nào đã qua đại học về ngành thiết kế đều có thể trả lời cho mình: Đại học có giáo trình chuyên ngành không? Mình mới bước ra khỏi cổng trường năm 2012, nên trả lời cho bạn luôn và ngay: không có. Thầy cầm tay chỉ việc, nghĩa là, bản chất của phần lớn Đại Học Chuyên Ngành Thiết Kế là dạy nghề, chẳng khác gì trung tâm, riêng về mặt cập nhật thì thua xa các trung tâm. Đại Học công không cần lợi nhuận để tồn tại, vì thế, không cần đáp ứng nhu cầu của khách hàng, thầy dạy gì bạn đều phải học.

Bạn có ăn món ăn nào đã quá date 20 năm?

Kiến thức của các giảng viên đại học thậm chí còn bị đông lạnh lâu hơn thế. Cái bẫy nguy hiểm nhất của Đại Học nằm ở đây. Đó là dù bạn có chạy với tốc độ nào thì cũng chỉ để giảm bớt khoảng cách với thiết kế hiện đại, chứ không thể bắt kịp được, đừng nói vượt qua. Mà thiết kế là sáng tạo, tạo ra cái mới, vượt qua cái cũ.

Còn đường ngắn nhất họ chọn sau này là copy và paste. Một thế hệ designer copy + paste + google ra đời với niềm tự tin công nghệ bất tận. Trong 7 năm mình dạy, chưa thấy một học viên nào chạm nổi vào từ sáng tạo. Trong cả khóa học thạc sĩ, không có một bạn học nào viết được một giải pháp cho một vấn đề khúc mắc trong thiết kế, toàn bộ là thạc sĩ google. Còn đề tài chuyên ngành của mình thì được cắt cử một thầy giáo Triết Học hướng dẫn vì nghe nó Âm Âm – Dương Dương gì đấy [mình viết về không gian âm bản trong thiết kế. Nhân đây cũng cảm ơn người thầy không có chuyên môn thiết kế, nhưng có tấm lòng chân thành của một nhà giáo, biết cơ chế tồi tệ làm khổ sinh viên, đã vẽ đường cho mình chạy ra khỏi cổng trường an toàn].

Nhưng tại sao mình vẫn khuyên nhiều bạn học đại học, vì vẫn tốt hơn ở TRUNG TÂM về sự toàn diện. Bạn được biết toàn bộ những kiến thức thiết yếu và cơ bản nhất của một người làm nghề chuyên nghiệp phải biết, cái TRUNG TÂM phải lược bỏ đi vì họ không có đủ qui mô và các nguồn lực như Đại Học công lập. Còn học những kiến thức này thì bạn phải chắt lọc, kiểm tra, đối chiếu để tránh gặp phải kho “kiến thức đông lạnh” hơn 40 năm. Nếu bạn tiêu hóa và để nó thẩm thấu vào các cơ quan nội tạng, vào máu, vào não, bạn sẽ không bao giờ quay trở lại hiện tại được nữa. Lúc đó, bạn sẽ nhìn thấy cách cửa tới một nơi vô cùng mông lung, mộng mị. Còn nếu bạn vứt đống kiến thức đó đi, bạn lại quay về điểm xuất phát. Phần lớn bạn bè mình và học viên từ Đại Học Mỹ Thuật Công Nghiệp đều sẵn sàng tới một nơi mông lung và mộng mị, họ ko đủ dũng cảm đập đi xây lại từ đầu, hoặc đã quá già [người Mỹ có câu: “không thể dạy con chó già những trò mới được”]. Đã có 6 bạn theo lời khuyên của mình quay lại đại học, và thừa nhận, nó giúp họ tốt hơn rất nhiều.

Không tin TRUNG TÂM, không vào ĐẠI HỌC, còn 2 cách: du học và tự học. Mình chưa đi du học vì nhà mình nghèo, nên không viết, còn tự học nghề đã 18 năm, sẽ viết về CÁI GIÁ CỦA TỰ HỌC để bạn tham khảo.

Nhân đây cũng giải thích vì sao mình viết những trái nghiệm cá nhân này. Trước đó, khi còn là giảng viên cho trung tâm, mình chỉ dám thẳng thắn nói với học viên mình dạy, cho đúng với lương tâm của người thầy, nhưng không public vì nhiều điều phải tránh.

Sau rồi, vì có khóa dạy riêng, ko muốn mang tiếng PR trá hình, nên cũng ko viết. H mọi thứ đã kết thúc, mình được tự do với quan điểm của bản thân, nên chia sẻ với bạn. Bạn có thể đồng ý, có thể không đồng ý, điều này không quan trọng, miễn là bạn nhìn thấy một góc của con voi là được.

Kì 3: con đường và cái giá của Tự học [new]

Nói đến tự học, mình không biết có bạn nào hứng thú với nó không, chứ mình quay đầu nhìn lại, thấy ngậm ngùi. Vậy để mình nói đến cái giá trước nhé, sau đó sẽ nói đến “vinh quang”, và cuối cùng sẽ bàn đến việc làm thế nào để tìm được đường tới được “đỉnh vinh quang”.

Mình thì không phải trả phần lớn những cái giá này, nhưng không phải không mất gì cả.

Cái giá đắt nhất

CÁI GIÁ ĐẮT NHẤT CỦA TỰ HỌC là bạn đi lạc đường. Nếu bạn phải tự mình băng qua một khu rừng, hay đi du lịch một thành phố mới, bạn sẽ phải có bản đồ hoặc một hướng dẫn viên giầu kinh nghiệm đúng không? Nếu không có thì sao? Mình chắc chắn bạn sẽ bị lạc, thậm chí không phải một lần, mà là nhiều lần, thậm chí lạc không về nổi nữa. Mình hay lên phố cổ chơi với bạn mỗi chủ nhật, và gặp Tây trên tay cầm tấm bản đồ, vẫn hỏi đường bét tè le, vì phố cổ rắc rối lắm.

Lạc trong rừng bạn sẽ đói, có thể bị hổ ăn thịt [

], hoặc bị khỉ quấy khi ngủ, bạn gái có thể sợ thêm ma nữa…Và vì thế, bạn sẽ có quyết tâm ra khỏi rừng hoặc chờ người cứu để quay trở về cuộc sống bình thường. Nhưng lạc đường trong học lấy một cái nghề là lạc sang nghề khác. Những trường hợp lạc sang nghề không phải là thế mạnh, mình thấy phần lớn những người này như con lười, cả ngày chỉ leo cây được 3 mét. Khi mệt, nó sẽ ôm chặt cây và ngủ. Nếu nó bị rơi xuống đất hoặc muốn chuyển sang cây khác, mọi thứ sẽ rất tệ, vì khi bò dưới đất, bò được 1 mét với nó đã là kì tích rồi. Và chẳng ai cứu bạn ra khỏi một công việc trừ chính bạn. Không ai muốn quay lại để bắt đầu một con đường mới, và mình nhắc lại câu “con chó già không thể học các trò mới được”, đặc biệt là các ngành nghệ thuật thường đòi hỏi phải xuất phát càng sớm càng tốt.

Cái giá thứ hai

CÁI GIÁ THỨ HAI CỦA TỰ HỌC LÀ học đủ thứ. Trong hành trình của mình, bạn thấy thác nước đẹp: Ồ, tôi muốn trở thành nhiếp ảnh gia, quên đi mất mục tiêu thành designer chuyên nghiệp ban đầu. Bạn loay hoay mua máy ảnh, rồi lang thang đi chụp ảnh. Khi lang thang, bạn thấy con khỉ đít đỏ rất yêu [Ở rừng lâu sẽ thấy khỉ đẹp], bạn muốn làm họa sĩ. Rồi bạn mua wacom, down tut trên mang về, hì hụi học vẽ và tả lông sao cho giống. Đến lúc bạn sực tỉnh, nhớ rằng mình muốn làm desinger, quay lại hành trình, mọi người đã đi mất đâu hết rồi. Mình đã học chụp ảnh, học vẽ, học làm film, học 3D và đang học web, nhưng luôn tự kỉ ám thị để học đúng và đủ, ko đang ham hố [dù mình toàn học với chuyên gia hoặc những địa chỉ hàn lâm nhé].

Hôm qua có bạn học viên đang học Visual Communication hỏi mình: “Chị ơi, em muốn làm họa sĩ concept thì có cần học cái này sâu ko?”. Ố, đến hôm nay mình mới biết bạn ấy muốn làm họa sĩ concept. Và tình huống này thì đông vô số kể trong các trung tâm dạy thiết kế. Đây là điều mà kể cả nhận được tiền, mình vẫn thấy buồn phiền vô cùng, cũng là lí do lớn nhất mình bỏ dạy cả khóa học riêng lẫn từ chối lời mời của các trung tâm và 1 trường đại học.

Cái giá thứ ba

CÁI GIÁ THỨ BA CỦA TỰ HỌC là lặp đi lặp lại các kĩ năng sai quá nhiều lần, đến mức trở thành bản năng. Trường hợp này khó chữa nhất. Các bạn gái ít chơi game hay sao ấy, nên mỗi lần mình dạy phần mềm đều hiếm khi để các ngón tay đúng một tổ hợp phím. Mình kêu lên “đừng làm thế, về sau không sửa nổi đâu”, nhưng rồi vẫn phải chấp nhận những câu trả lời bẽn lẽn, dễ thương “em quen rồi”. 80% học viên của mình không sử dụng được đánh 10 ngón. Phần lớn khi bắt đầu học phần mềm, đều không biết tay đặt lên phím thế nào cho đúng [thế mà chat nhoay nhoáy].

Sai thao tác còn dễ, sai tư duy mới sợ. Có một vài trường hợp học các trường mỹ thuật đã quen làm đẹp, khi mình yêu cầu làm một cảm giác tiêu cực [quảng cáo không phải lúc nào cũng đẹp] thì không…chịu đựng được. Các trường mỹ thuật chỉ dạy bạn công thức…làm đẹp thôi, không dạy bạn sáng tạo. Các sinh viên này giống thợ trang điểm, chỉ biết làm đẹp, trong khi designer là họa sĩ hóa trang, và trong trường hợp này, mình cần một nhân vật “giầu-xấu-nhầu” cơ. Với cách học kiểu thợ trang điểm, họ biến các market đầu vào giống như các cô gái có mặt mộc khác nhau, và đầu ra là 100 cô dâu giống nhau. Bi hài nhất là chị gái mình. Chị đã phải chụp 2 bộ ảnh cưới, vì bộ đầu, toàn cảnh trông giống hệt một cô chụp cùng buổi, khác mỗi chú rể.

Mình bảo họ, không phải lúc nào cái đẹp cũng cần cho truyền thông và đưa ví dụ, các bạn đó lí luận : em biết, nhưng đa phần người ta vẫn thích cái đẹp hơn.

Ừ, đa phần nhân vật chính đều “trẻ-khỏe và đẹp trai” mà. Và họ rời khóa học mình dạy.

Cái giá cuối cùng

Cái giá cuối cùng là tuổi thanh xuân. Nếu bạn được đứng trên vai của một người khổng lồ, nhờ kinh nghiệm và tri thức của họ, bạn sẽ đi qua khu rừng một cách dễ dàng. Họ cũng giúp bạn tạt ngang tạt dọc chút ít để ngắm cảnh đẹp nữa. Nhưng nếu chỉ có một mình, bạn phải trả giá cho những lần đi lạc. Cho dù không lạc, bạn cũng phải bỏ thời gian ra để trải nghiệm kiến thức, xem nó đúng sai, tốt xấu, hữu ích hay vô dụng ở chỗ nào. Rồi phải đợi cho nó ngấm vào máu thịt, tim óc của bạn nữa. Và đó là cái giá được trả bằng tuổi thanh xuân. Để trải nghiệm lí thuyết về Art Director và có thời gian học thêm ngoại ngữ, mình đã bỏ công việc ở một ngôi trường có tiếng và mức lương khá, để đến một doanh nghiệp rất khắc nghiệt. Nhiều bạn bảo mình hâm, hoặc ngông, nhưng với mình, hành trình đi về phía trước và việc phải “gia hạn” cho kiến thức bản thân không thể ko hy sinh lợi ích trước mắt.

Mình đã đi một hành trình [ko hề biết trước là bao lâu] để chạm được đến từ “chuyên nghiệp”. Khi quay đầu lại, nó đã là mười lăm năm. Ba năm lại đây mình lại tiếp tục đi nốt hành trình của “art director”, và mình biết, nhanh thì 5 năm nữa, muộn thì 7 năm nữa mới chạm được vào nó.

Bạn không muốn trả giá kiểu này, còn một cách khác, trả tiền, chính là con đường du học tại các trường uy tín trên thế giới. Các gia đình giầu có đều biết, và muốn con họ rút ngắn con đường gian khổ này bằng tiền. Gia đình mình không có tiền, đến con mình chắc cũng không mong gì đi nổi con đường này, vậy con đường tự học là bắt buộc. Nhưng để rút ngắn con đường của con, mình dạy cháu từ nhỏ, đây là con đường đặc biệt của cái gọi là  “con nhà nòi”.
[Mình không đề cập đến những tài năng lấy được học bổng du học, vì họ là người đặc biệt, nằm ngoài các hệ thống thông thường].

[Kì này quan trọng, mình viết chi tiết, nên khá dài].

Phần 2: tn hưởng vinh quang

Tận hưởng vinh quang sau chặng đường gian khổ. Tự học gian khổ và “nguy hiểm” thế sao thế kỉ 21 lại tôn vinh tự học, và coi đó là chìa khóa của thành công suốt đời [câu ghi ở cổng trường cấp 2 cạnh nhà mình, và mình vẫn chỉ cho con hằng ngày]. Vì nếu chỉ cần thành công một giai đoạn, bạn đến trung tâm, vào trường đại học, thậm chí du học. Nhưng thành công suốt đời chỉ thuộc về những ai có kĩ năng tự học suốt đời. Và đây chính là vinh quang lớn nhất của việc tự học.

Tự quuyết định con đường đi cho riêng mình

Bạn nên hiểu thế này, các trường đại học không lập ra để đáp ứng nhu cầu của một cá nhân, mà họ gom nhu cầu chung của một nhóm ngành nghề, xây dựng lên các môn học chung để đào tạo. Còn bạn muốn học theo nhu cầu hoặc thế mạnh của riêng mình thì không được [thế mà nhiều bạn vẫn hỏi: em muốn làm họa sĩ concept game thì nên học trường nào?]. Giống như mình muốn làm về ngạch thương hiệu, mình phải học đồ họa chuyên sâu [mà cũng không phải là đồ họa – mình sẽ giải thích sau] + marketing cơ bản và khá am hiểu quảng cáo. Vậy chỉ có cách học một trường kinh tế, hoặc một trường mỹ thuật. Nhưng mình muốn làm thiết kế, nên chắc phải chọn MTCN rồi, và tự học về quảng cáo. Bạn có nhớ quảng cáo mỳ gói ăn liền không? Có biết gì về USP [unique selling point – lợi điểm bán hàng độc nhất]? Để cạnh tranh trong một thị trường tiêu thụ mì thứ 4 trên thế giới, các hãng Acecook Việt Nam, Masan Consumer, Asia Food và Vifon phải đưa ra các đặc tính nổi trội mì mình có hãng khác không có: nào thì làm bằng khoai tây, ăn không nổi mụn? Nào thì không dùng phẩm mầu độc hại? nào thì tăng cường canxi giúp chắc khỏe xương? Nào thì không dùng dầu chiên đi chiên lại? Rồi cải chua do trai xinh gái đẹp của làng muối…Một ma trận. Nhưng nếu họ không có “trò mới”, họ biết nói gì, nói “mì tôm của chúng tôi ăn được” à? Và sản phẩm đó coi như bị loại khỏi cuộc chiến. Bạn trôi nổi trong một thị trường nhân lực bị các trung tâm, các khoa của đại học công- tư làm cho bão hòa [nhưng đó là cơ chế thị trường], muốn lọt vào mắt của nhà tuyển dụng, bạn phải có USP. Không trường đại học nào kể cả trên thế giới, không trung tâm dù là tốt nhất, đào tạo được cho riêng bạn lợi điểm này. Bạn phải tự mình tìm được thế mạnh của mình, rồi bắt đầu vận hành qui trình tự học cho việc phát triển nó.

Có bạn học viên từng hỏi mình: chị giáo viên A thì vẽ đẹp, anh giáo viên B thì đàn hay, anh C nữa thì chụp ảnh đẹp, vậy thế mạnh của chị là gì? – Là dạy e các công cụ trong phần mềm để kiếm sống, như mục tiêu của trung tâm. Nói vậy thôi, ra khỏi phòng mình cười như ma làm, vì mình hay tưởng tượng: liệu mình vẽ chân dung vị giám đốc tuyển dụng thật sống động, hay đàn hát bài “Cơn mưa ngang qua” thì liệu họ có nhận mình vào làm thiết kế không nhỉ? Hay mình hát cộng nhảy như Taylor Swift thì bạn ấy sẽ thạo các kĩ năng đồ họa hơn chăng? Bạn ấy không nhìn nhận thế mạnh nghề nghiệp là một năng lực? Và mình là một giáo viên bình thường, thậm chí có vẻ tầm thường [mình trông ko nghệ sĩ tẹo nào].

Tự quyết định các nguồn lực của bản thân

Có 3 dạng nguồn lực khi nói về lao động sản xuất: nguồn lực vật chất, nguồn lực thời gian, và nguồn lực quan trọng nhất: con người. Tại sao nói con người là nguồn lực quạn trọng nhất? Vì thời gian ai cũng giống nhau. Tiền và của cải người nhiều người ít. Nhưng nếu vốn có là 1 triệu, số người làm nó sinh lãi không nhiều, số người biến nó thành 100 triệu/năm càng hiếm, số người ăn cụt nó để tồn tại chiếm tuyệt đối. Thế nên, cùng một nguồn lực vật chất, cùng một khoảng thời gian, con người ưu tú sẽ làm sinh lãi, người xuất chúng sẽ biến nó thành món của cải khổng lồ. Khi bạn tự học, bạn tự quyết định các nguồn lực sẽ đi về đâu: Học cái gì? Chỗ nào? Với ai? Lúc nào? Dùng nó để làm gì? Mỗi giai đoạn của đường nghề, bạn lại phải suy nghĩ để vận hành các nguồn lực vào đúng chỗ phù hợp cho riêng mình bạn.

Đảm bảo khả năng tự gia hạn kiến thức

Khi bạn có 1 triệu, bạn mua sách tự học. Bạn có 10 triệu, bạn tham gia một khóa học uy tín. Bạn có 100 triệu, bạn đi học một trường công-tư đúng chuyên ngành. Có 1 tỷ, bạn kinh doanh hoặc đi du học. Sự lựa chọn phụ thuộc vào việc bạn muốn hạn kiến thức của mình dài hay ngắn, nhanh hay chậm. Nhiều bạn nói, tự học lâu thì đi du học cho nhanh. Tự học thường rẻ hơn du học [nên nhiều bạn chọn]. Du học thì trả bằng tiền, bạn chi nó trước hay sau thì cái giá cũng bằng người tự học. Sở dĩ nó dễ dàng hơn là vì đó là tiền của…phụ huynh. Vậy bạn nên cân nhắc những điều kiện bạn có để gia hạn kiến thức của mình kịp thời trước khi nó hết hạn. Việc này bắt buộc phải làm kể cả bạn có ở Việt Nam hay nước ngoài. Nên dù có tiền đề là du học, thì phần sau của cuộc đời, bạn vẫn phải quay về việc tự học mà thôi.
Mình thường học trước sóng nghề hoặc vị trí mong muốn từ 3-5 năm. Mình bắt đầu học về thương hiệu, viết qui trình thiết kế logo và hiểu chức năng của các phương tiện truyền thông tĩnh từ năm 2 đại học [2000], nghĩa là bắt đầu nó từ rất sớm, vì nghề này khó và khá phức tạp. Mình quen một người bạn làm và dạy 3D, bạn đó cũng đang miệt mài với môn này, bỏ rất nhiều tiền để học đại học online nước ngoài, vì biết, phải “lấy đà” từ 5 năm trước, để giờ này, bạn có một mức lương rất tốt. Cuộc sống không chờ ai cả, bạn phải nhanh lên, nếu không muốn bị bỏ lại…

Không liên quan: Nhiều bạn nghi ngờ, inbox hỏi mình xem mình đang làm gì, thất nghiệp lên Face giết thời gian [

] hay quảng cáo cho cái gì [oan phết]. Trả lời bạn là mình làm quản trị hình ảnh cho một thương hiệu tầm trung của Đài Loan trong ngành đồ uống và bánh kẹo.
Còn tính mình hơi…trẻ con. Hứng cái gì là nói hoặc làm luôn. Bài viết này là do cảm hứng từ việc thi đại học, bạn thích và tin cũng được, không tin cũng không sao, đừng vặn vẹo mình.

Phần 3: phát hiện thế mạnh

Nghề không phải một thú chơi

Khi bạn là một đứa trẻ, bạn say mê khám phá thế giới này trên tất cả các phương diện, và bạn muốn thử mọi thứ. Cả bé gái lẫn bé trai đều thích múa, hát, vẽ và giờ là…game nữa. Nhưng lớn lên, bạn chỉ làm điều mình thích, những điều mới khác làm bạn phiền hà, bạn sợ học thứ mới.
Bạn muốn làm nhiếp ảnh, muốn làm hoạ sĩ minh hoạ, muốn làm đạo diễn, muốn làm thiết kế…Mình dám chắc là vì bạn thấy trông những người làm nghề này rất cuốn hút, làm như chơi, và lương rất cao [bạn mình ngưỡng mộ mình lắm, mình toàn cười trừ]. Nhưng bạn đừng nghĩ thế, đứa trẻ khi bắt làm thứ mình thích như một công việc, phần lớn sẽ bỏ cuộc. Con mình yêu thích vận hành những thiết bị gia dụng trong nhà [máy giặt, máy hút bụi, lò nướng, làm hỏng 3 cái bàn phím laptop…], nhưng khi được yêu cầu phải hút bụi nhà mỗi chủ nhật, bé làm nó với khuôn mặt chả có tí đam mê nào. Một công việc khác hẳn một chuyến dạo chơi với nghề. Các trung tâm hay có chiến dịch thử nghề. Ở đó, căn phòng được sơn mầu hồng, tranh trên tường toàn thần tiên tỉ tỉ hoặc các siêu anh hùng. Đại học thì đầy giai thoại, mà giai thoại đẹp được lưu truyền lâu và sâu hơn những thứ u ám. Nếu tồi tệ, nó sẽ được chuyển thành chuyện hài.

Mình hỏi cô giáo tiếng Anh – 2 người bạn lớn trong đời của mình – là các chuyên gia cấp cao trong ngành Giáo Dục và Ngân Hàng ở Singapore [mình đã rất ngỡ ngàng khi cô tiết lộ]: – Học viên hỏi em, làm thế nào để chọn đúng nghề?

– Hãy chọn cái mình mạnh, đừng chọn cái mình thích.

Cô lấy ví dụ về mình, ban đầu cô học một nghề có liên quan đến con số trong ngành tài chính, nhưng đã bỏ ngay khi thử việc, vì biết không phù hợp. Cô quay lại học marketing, và sau đó làm ở vị trí rất cao cho một ngân hàng nổi tiếng tới khi thôi việc, bắt đầu sự nghiệp riêng của mình. Cô cũng nói, bên đó, mọi người làm sai ngành được đào tạo hiếm lắm, vì việc bạn amateur trong những môi trường chuyên nghiệp là một rào cản rất lớn. Bạn thân nhất của mình học IT, ra trường làm kế toán. 10 năm sau, bạn quay lại đại học để học văn bằng 2 cho vững nghề, dù lúc đó đã là kế toán trưởng một công ty nội thất khá nổi tiếng và có 2 con [con thứ 2 mới một tuổi]. Một học viên của mình ra trường làm Marketing, khởi điểm bằng việc chịu trách nhiệm hình ảnh cho một ngân hàng của Anh. Bạn tích kiệm tiền đi học RMIT, giờ đang ở Úc. Trước khi đi, bạn có gặp mình nói: nếu em không học lên, cơ hội phát triển nghề là rất khó, vì cty không muốn đầu tư vào nhân lực mà họ thấy ít triển vọng hoặc phải đầu tư quá nhiều. Đấy cũng là nguyên nhân hai bạn học viên giỏi trung tâm chỉ được nhận làm partime, không phải vì không giỏi, mà là vì cân nhắc này của các doanh nghiệp.

Giai đoạn học đủ thứ…với chuyên gia

Lúc bạn còn thơ ấu, việc phát hiện thế mạnh và phát triển nó khá dễ. Nếu bạn nào có con nhỏ, khi thấy bé say mê bấm phím đàn piano nhà hàng xóm, hãy cho cháu thử nó với một người thầy giỏi, họ sẽ nói con bạn có năng khả năng âm nhạc bẩm sinh hay chỉ là bé thích xem cái đàn vận hành thế nào [con mình chỉ quan tâm đến vấn đề số hai dù nhà bà nội có đàn]. Một tháng sau, con bạn lại thích học vẽ, hãy đưa cháu đến một cô giáo dạy vẽ tốt, bạn cũng sẽ biết cháu có là Picasso tương lai hay không. Bạn đừng bao giờ nản, cho dù trẻ muốn bỏ nó chỉ sau vài lần học. Trẻ em cần gõ mọi cách cửa của tiềm năng, và phải được nuôi dưỡng từ nhỏ. Mình “gõ” mọi cách cửa con mình muốn thử, đưa con đi học piano, học múa, học vẽ, học võ, đá bóng, bơi lội…rồi quan sát con tỉ mỉ và tham khảo nhận xét của thầy để tìm ra thế mạnh của con. Giờ mình biết thế mạnh của cháu khá rõ, và luôn hỗ trợ cháu phát triển thế mạnh này mọi lúc mọi nơi, dạy cháu tìm kiếm cả sự hỗ trợ từ những nguồn ngoài mẹ. Bạn nào trẻ cũng nên thử cách này, nhất là bạn học cấp 2-3.

Nếu bạn không có giai đoạn “học đủ thứ” quan trọng này trong đời, hãy rút ngắn nó bằng việc thử ngay điều mình thích với một thầy giỏi, hoặc một chuyên gia có tiếng, vì bạn không có nhiều thời gian, họ sẽ cho bạn biết sở thích của bạn có đồng hành với năng lực của bạn hay không một cách chính xác. Đừng nản, nếu bạn phải làm đi làm lại việc này vài lần. Đam mê là doping của sở thích, nó giúp bạn thấy yêu việc hơn, nhưng không phải là năng lực thực sự của bạn. Đứa trẻ thích nhìn cái máy hút bụi hút các vật xung quanh chứ không hề đam mê trở thành lao công của gia đình.

Trải nghiệm nghề thực tế…thông qua thần tượng

Để chắc chắn hơn, bạn nên tìm kiếm một ai đó làm nghề giỏi, quan sát cách họ làm việc và học tập. Bạn đừng tin mấy chương trình thực tế và báo chí ở Việt Nam, vẫn còn mầu hồng hồng hoặc bị PR trá hình. Mình đã làm theo cách này sau một năm rớt Đại Học. Mình vào trường xem các anh chị học như thế nào, họ làm dự án tự do ra sao. Có lúc mình xin làm cho họ kiểu phụ việc free. Mình cũng đi xem các lễ bảo vệ tốt nghiệp tất cả các khoa, ngành, nghe các thầy nhận xét đồ án. Bạn phải tự nhìn bằng mắt của mình, nếu bạn thấy chấp nhận cả mầu hồng và mầu xám, đôi lúc đen thui của nghề, bắt đầu khởi động qui trình đi đến đỉnh vinh quang. Qua năm sau đó, đỗ Báo Chí bên Tổng Hợp, mình vẫn chọn MTCN dù chỉ là cao đẳng, và chưa bao giờ thấy hối hận.

Chấp nhận sự thật

Không phải ai cũng là designer, hoặc là designer giỏi. Rất nhiều bạn có tố chất kĩ thuật [mình gọi thế] đi học đồ hoạ [nghề cần nhiều cảm xúc], nhận được lời khen giỏi vì học phần mềm rất xuất sắc, thế là nghĩ mình có thế mạnh thiết kế…Khi còn là giáo viên, mình phải đấu tranh lương tâm rất nhiều lần: có lỗi với nơi mình làm, hay có lỗi với học trò? Rút cục, vẫn nói với những bạn đó: “em chuyển ngành học đi”. Vì bạn học viên đó là một con người, sau đó là một gia đình, một cuộc đời…giá trị quá lớn. Còn những bạn có tố chất khá, trung bình, mình thường khuyên đừng bỏ, hãy chăm chỉ hơn người, và học thêm một kĩ năng USP để có thêm lợi điểm tuyển dụng [bạn đừng đi học hát nhé, cẩn thận lạc sang Idol hay The Voice đấy].

Đọc bài này rồi, các bạn đừng bắt mình tư vấn nghề qua Face nhé. Xin chân thành cảm ơn. Đa tạ rất nhiều.

Phần 4: khởi động qui trình tự học

Xác định Nghề chính xác

Việc đầu tiền bạn phải làm trước khi tự học là xác định mình muốn làm trong tương lai và những lĩnh vực nào cần nghề này?
Một trung tâm gạch đầu dòng những việc bạn có thể làm sau khi học đồ họa là:

  1. Giám đốc sáng tạo;
  2. Giám đốc nghệ thuật;
  3. Thiết kế đồ họa;
  4. Nghệ sĩ minh họa số;
  5. Biên tập ảnh số [nghe xa xỉ quá].

Các cơ sở đào tạo ngành đồ họa từ đại học đến các trung tâm đều ghi triển vọng nghề nghiệp là :

  1. Giám đốc sáng tạo;
  2. Giám đốc nghệ thuật;
  3. Trưởng nhóm thiết kế;
  4. Họa sĩ thiết kế;
  5. Họa viên…

Nhưng thực chất, ngay cả bộ phận tư vấn, mà đôi khi cả trưởng khoa lẫn giám đốc trung tâm đều không giải thích [mà cả là không biết – bạn tin mình đi] những vị trí này làm phải học gì và làm gì.

Học đồ họa là cốt lõi, cần nhưng chưa đủ để bạn tham gia vào thị trường lao động. Bạn phải xác định điểm xuất phát của bạn thật rõ, như định tham gia vào lĩnh vực xuất bản, quảng cáo, web hay bao bì… [đây là 4 nhánh lớn sử dụng nhân lực đồ họa. Minh họa và chụp ảnh… chỉ có một số kĩ năng chung, chứ không phải nghề mà đồ họa đào tạo ra]. Chẳng hạn, bạn làm thiết kế quảng cáo, bạn phải biết ngành này thường sử dụng các phương tiện truyền thông gì, các phương tiện này có chức năng ra sao, và phải được thiết kế như thế nào để vận hành được trong một chiến dịch hay trong một hệ thống thương hiệu [list tham khảo ở bài sau]. Bạn làm thương hiệu thì cần phải hiểu tính cách thương hiệu, định vị thương hiệu là gì, rồi đến khách hàng tiềm năng, phân khúc mục tiêu, các kiểu chiến dịch quảng cáo nữa…và như thế, bạn cần học thêm marketing phải không? Để thiết kế được bao bì, ngoài đồ họa, bạn phải có kiến thức về các chức năng cơ bản của bao bì, đặc tính vật liệu, sinh trắc học, công nghệ in ấn, tác động của sản phẩm đến môi trường…Nếu bạn không biết những kiến thức chuyên ngành này, bạn chỉ có thể vẽ vuông tròn chữ nhật hay tô xanh đỏ tím vàng lên một mặt phẳng mà thôi…Bây h bạn đã hiểu tại sao bạn cứ mông lung và mông mị với nghề chưa ạ?

Xác định Kỹ năng cần học

Nếu đã định được nghề chính xác, bước tiếp theo, bạn tìm kiếm những môn học và kĩ năng cần phải học qua 3 con đường:

  1. Qua các list môn học của các trường uy tín [bạn nên lấy từ những trường có tiếng, đặc biệt là ở các nước phát triển].
  2. Qua thông báo tuyển dụng. Nhưng ở Việt Nam, đôi khi, học thế bạn sẽ thành siêu nhân. Thế nên, bạn cũng phải đối chiếu nó với những thông báo tuyển dụng của các nước có nền design phát triển để loại bỏ đi những đòi hỏi vô lí.
  3. Qua những người giỏi làm trong lĩnh vực đó, đặc biệt là các chuyên gia.

Mình dùng cả 3 cách này, và h vẫn dùng. Cách 1 cho mình biết, muốn trắng như Ngọc Trinh, không thể thiếu môn Photoshop. Cách 2 cho mình biết kiến thức và kĩ năng nào sẽ bán được ở thời điểm hiện tại. Nếu tham khảo điều này ở các nước có nền design phát triển, bạn còn có thể dự đoán những kĩ năng sẽ bị xóa sổ trong tương lai, và nhu cầu của nhà tuyển dụng về những kĩ năng mới Thỉnh thoảng bạn nên đi phỏng vấn để xác thực dự đoán của mình qua kênh này. Cách 3 là cách để xác thực hai điều trên trong thực thế.

Xác định Thời điểm học cho từng kỹ năng

Mình cho rằng có 2 mục tiêu nghề chính yếu nhất:

  1. Cơm áo gạo tiền.
  2. Yêu nghề.

Dù cả hai đều đáng trân trọng, nhưng con đường là khách nhau.

1. Cơm áo gạo tiền

Nếu bạn quan tâm đến việc kiếm sống là lúc dạ dày bạn đang thống thiết mỗi ngày. Đam mê lúc này chả giúp gì được bạn, nó chỉ như miếng thịt quay thơm phức không thôi hành hạ tâm hồn bạn. Nó làm bạn buồn chán với công việc bị ép buộc, thất vọng với bản thân vì những thiết kế thảm họa. Hãy gạt đam mê đi, và thực tế lên, bạn cần cơm no và áo ấm mỗi ngày, thậm chí là một khoản ít ỏi để nuôi dưỡng tâm hồn, bạn vẫn là một nghệ sĩ mà.

Tuy nhiên, con đường này mệt, xa và có một cái bẫy lớn ở phía trước. Bạn xây móng cho nhà 1 tầng, rồi ở luôn. Đợi có đủ tiền, bạn lại xây từng hai. Đào móng cho nhà 2 tầng thì phải phá một vài thứ, có khi phá cả nhà. Kiểu xây nhà này càng cao thì càng khủng khiếp, và đến một lúc nào đó, bạn phải dừng lại vì không thể đập đi những gì mình xây trong quá khứ…bạn đã cạn kiệt các nguồn lực. Con đường này cần chiến lược qui hoạch các kĩ năng học trước và sau thật phù hợp. Chiến lược của mình là học ngay cái làm ra tiền, học từ từ những gì thật cần trong tương lai, và tất cả đều phải tụ lại một cái đích: designer chuyên nghiệp.

2. Yêu nghề

Đối với những bạn yêu nghề thì các Cơ Sở Giáo Dục Tư Nhân hay đưa ra từ “đam mê” như chiếc bùa dẫn dụ bạn. Mình không thích từ này, vì nó ám chỉ việc quan tâm đến cảm xúc và nhu cầu cá nhân, chứ không thật sự muốn hiểu và cống hiến với nghề.

Bạn có tỏ tình với cô gái mình yêu thế này không: Hãy làm anh nổi tiếng bằng cách giới thiệu anh với thật nhiều bạn bè của em? Hãy làm anh giầu có bằng những gì em hiểu biết? Hay hãy ở bên anh thật lâu vì anh rất yêu bản thân mình không?

Nếu bạn không thể làm thế với người mình yêu, thì cũng đừng bắt nghề làm thế với bạn. Nhiều bạn nói đam mê, yêu nghề, nhưng lại chỉ mong nghề làm mình nổi tiếng, kiếm được nhiều tiền hay sống “bất tử” với nghề mà chả cần nghiên cứu hay cống hiến gì. Kiểu mê này nhiều lắm. Qua nghề họ biến mình làm tâm điểm của đám đông. Nếu đám đông có ném đá họ, họ cũng chuẩn bị sẵn cả túi đá to để ném lại.

Với con đường này, mình chỉ dám nói quan điểm cá nhân là: hãy học những gì cần cho nghề nhất, tại những nơi chuẩn nhất, chân thành và hy sinh hết mực với nghề, nghề sẽ không phụ bạn.

Phương pháp tự học

Có một người dẫn đường giỏi

Nói là tự học nhưng đúng ra là bạn chỉ “tự” quyết định học cái gì, còn để học một thứ mới, bạn vẫn cần phải có người hỗ trợ, chỉ dẫn cho bạn. Như đã nói ở bài trước, bạn có thể đọc sách, có thể đến trung tâm hoặc lên mạng tìm kiếm các cộng đồng nghề. Cá nhân mình, mình vẫn khuyên bạn nên có một “hướng dẫn viên giỏi” [một người bạn – người thầy giỏi – một chuyên gia], cho dù bạn đã mua “bản đồ” [giáo trình]. Vì đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng và thời gian việc tự học của bạn. “Hướng dẫn viên giỏi” hội tụ được kiến thức, kinh nghiệm và USP mà chỉ họ mới có. Họ sẽ dẫn bạn đi qua khu rừng một cách nhẹ nhành và nhanh chóng. Mình đi qua “khu rừng thiết kế” với môt giám đốc sáng tạo người Mỹ nổi tiếng ở Việt Nam trong 2 năm khi còn là sinh viên, và vượt qua “đại dương ngoại ngữ” với 2 cô giáo người Singapore, 2 dấu mốc lớn trong đời của mình.

Làm thế nào để nhận ra được những người này trong đám đông? Mình sẽ nói với bạn ở bài Chuyên Nghiệp và Chuyên Gia. Bạn cũng nên đọc cuốn “Ai che lưng cho bạn” để có được câu trả lời đầy đủ về giá trị của họ trong con đường nghề nghiệp cả đời của mình.

Thử nghiệm và ứng dụng các kỹ năng vào công việc

Khi học lí thuyết một kĩ năng mới, bạn phải thực hành nó càng nhanh càng tốt [đây là điều các trung tâm làm tốt hơn đại học]. Thực tế và lí thuyết cần phải được quyện chặt vào nhau để trở thành kinh nghiệm. Khi mình học photoshop, mình đã tới làm partime tại một chuỗi cửa hàng ảnh rất nổi tiếng tại Hà Nội thời đó. Để cập nhật công nghệ in, mình xin qua một xưởng in hiện đại bậc nhất Hà Nội vào năm 2010 [lúc đó đã là giáo viên trung tâm]…làm chỉnh sửa ảnh, cọ máng mực, lau xưởng và pha trà. Rất nhiều bạn học viên của mình học lí thuyết rất tốt, nhưng chẳng bao h thực hành, và số phận phần lớn vẫn khá lênh đênh.

Mỗi ngày mình chỉ có ít thời gian để viết, có những lúc biết vẫn còn lỗi, chỉ hy vọng bạn có được thông tin hữu ích cho riêng mình. Chúc bạn cả tuần vui vẻ. Hẹn gặp lại trong KÌ 4 [bài cuối]. Sau đó mình phải dành thời gian cho chuyên ngành chính, có thể, mình sẽ dịch bài về khuynh hướng mầu cuối năm 2015. Cảm ơn đã đọc.

Kì 4: sự khác nhau giữa “Chuyên nghiệp” và “Chuyên gia”

Thiết kế chuyên nghiệp

Từ điển tiếng Việt nêu định nghĩa về chuyên nghiệp là “chuyên làm một nghề, một việc nào đó; phân biệt với nghiệp dư”. Theo đó, người ta có thể chuyên làm một việc nào đó, cho dù không giỏi, vẫn được coi là chuyên nghiệp. Tuy vậy, trong thực tế, tính chuyên nghiệp thường được dành cho những người có phong cách làm việc tốt, đạt hiệu quả cao, tức là professional, là rất chuyên nghiệp. Như vậy, khái niệm tính chuyên nghiệp theo quan niệm số đông là sự chuyên tâm làm một lãnh vực hoạt động nào đó và đạt được hiệu quả cao, nói một cách nôm na là người “có nghề” [Phan Thuận Thảo].

Mình thường hỏi học viên của mình khái niệm chuyên nghiệp theo tự điển, nôm na là họ cần học môn gì và làm cái gì thì mới là một Graphic Designer? Tất cả đều trả lời không đầy đủ.

Mình cũng từng đứng ở vai trò người phỏng vấn tuyển dụng, hỏi các ứng viên quan niệm của họ với từ chuyên nghiệp kiểu 2 bằng các câu hỏi cụ thể [đại loại: “Giả dụ mình là khách hàng cần thiết kế logo, bạn sẽ hỏi mình thông tin để thiết kế?”]. Nếu trong 10 câu hỏi, có câu hỏi: “Anh/Chị thích mầu gì?” là mình loại luôn [

]. Phần lớn đều không thể phân biệt nổi tờ rơi khác gì tờ gấp, kể cả các thiết kế khá già dặn với nghề, đối với họ, nó chỉ là 2 tờ giấy có khổ khác nhau. Đến một giảng viên cứng tuổi của MTCN còn nói với sinh viên: “có tờ rơi rồi thì không cần tờ gấp nữa”, thật dũng cảm [1-xem cuối bài].

Mình ko biết bạn quan niệm thế nào về một Graphic Designer chuyên nghiệp, nhưng ở vị trí một giáo viên, một leader, mình thường yêu cầu các bạn học viên và ứng viên có hiểu biết về:

  1. Đồ họa chuyên ngành [ngành thiết kế truyền thông hay gọi là visual communication để gọi đúng bản chất môn học, hơn là dùng từ Graphic Design].
  2. Phần mềm chuyên dụng [trong trường hợp này là Ps, Ai, Id, biết nhiều hơn càng tốt].
  3. Hình họa cơ bản [chỉ cần biết vẽ, không cần giỏi].
  4. Hiểu biết về marketing [đặc biệt là về quảng cáo].
  5. Hiểu biết xã hội [2 – xem cuối bài].

Mình thường động viên các bạn designer học cho đầy đủ, bởi thiếu một trong số kĩ năng này, bạn sẽ gặp khó khăn với nghề, nhất là khi bạn đi trên một con đường dài. Riêng kĩ năng hình họa cơ bản có vẻ ít được quan tâm nhất, vì nó không ra “cơm gạo”. Nhưng bạn nên nhớ, luyện hình họa không phải chỉ để vẽ, mà môn học này gói trong nó rất nhiều khía cạnh của tư duy thẩm mỹ [cấu trúc, khối, không gian, góc nhìn, ánh sáng…]. Chả thế mà, từ Mỹ thuật đến Kiến trúc, trường nào sinh viên cũng phải học hình họa, tùy theo nghề mà học nhiều học ít [bạn cũng có thể học nó với một thầy giỏi]. Mà dù không ra “cơm gạo”, nó cũng làm đẹp tâm hồn nghệ sĩ của một thiết kế.
Khi bạn là một nhóm trưởng, một Giám đốc nghệ thuật, một Freelancer, cần phải minh họa ý tưởng và concept của mình cho rất nhiều người để phối hợp ăn ý, chính xác, bạn ko thể dùng…mồm hay body language được.

Như đã nói ở bài trước, nếu bạn đang trong tình trạng phải tự lực cánh sinh, bạn hãy chọn môn học nào giúp gia nhập thị trường lao động nhanh nhất, nhưng đừng bỏ qua nhữn môn học kiện toàn kĩ năng nghề của mình trong tương lai. Bản thân mình còn có một chiến lược học kiểu cấp 3, đó là học tất cả cùng lúc. Kiểu học vẽ 1h, học phần mềm 1h…, môn nào quan trọng thì học 2-3h, một là cho đỡ chán những môn mình không thích [không thích cũng phải học], hai là kiến thức môn này sẽ giúp bổ trợ cho việc hiểu môn kia. Học hết cơ bản một lượt, môn nào kiếm cơm, hoặc quan trọng, mình quay lại dành thời gian học sâu hơn. Nếu tất cả đều khá vững, lúc đó, mình mới học thêm môn cho một vị trí khác rồi mới di chuyển sau.

Người dẫn đường giỏi

Có thể coi Người Dẫn Đường giỏi là một giáo viên giỏi. Một giáo viên giỏi không nhất thiết phải biết đủ thứ, mà cũng không ai có thể có thể biết hết mọi thứ. Quan niệm của mình về một giáo viên nghề giỏi là:

  • Có kiến thức chuyên môn cơ bản chắc: ở đây là kiến thức cơ bản về ngôn ngữ thị giác.
  • Có kiến thức hoàn chỉnh về nghề: có cái nhìn toàn cảnh về các môn học cần cho nghề.
  • Có kiến thức thực tế: vì đây vẫn là kiến thức nghề, nên không thể thiếu kiến thực thực tế.
  • Có khả năng sư phạm tốt: diễn giải các kiến thức, khái niệm rất đơn giản và dễ hiểu, cho dù nó trừu tượng, mơ hồ và phức tạp [chứ không phải làm cho những thứ đơn giản biến thành phức tạp. Bạn nên cẩn thận, các giáo viên nghệ thuật thích làm điều này lắm].

Nói thì đơn giản, nhưng khi ở vị trí học viên mới, bạn rất khó thẩm định được tất cả những tiêu chí ở một giáo viên. Vậy bạn nên dựa vào các học viên đã học trước, những người có chuyên môn cao chỉ dẫn giúp bạn. Bạn học mình từng đùa: “Làm giáo viên là sướng nhất đấy. Tôi làm sản xuất thì sai phát khách hàng biết ngay, nhưng làm giáo viên, thì phải 5-7 năm sau học viên mới biết sai hay đúng, quay lại, chả thấy các vị đâu. Lúc đó biết bắt đền ai, mà “đời” thì cũng tàn”.

Thế nên, mất tiền vẫn là cái giá chấp nhận được, mất thời gian, mất cơ hội…mới là mất nhiều.

Chuyên gia

Có câu chuyện thế này, một giáo viên mình quen khi nhìn đồ án của một học viên đã nói “Tôi không biết tại sao, nhưng tôi thấy nó rất xấu”. Nếu bạn có một cục tiền, bạn đi gặp bác sĩ phẫu thuật thẩm mĩ. Sau một hồi lâu ngắm bạn, bác sĩ nói “Tôi không biết phải làm gì, nhưng cô rất xấu”. Bạn có tức giận không? Ko cần có anh ta, bạn vẫn biết là bạn xấu. Còn anh ta ngồi đó không phải để chê bạn xấu, mà phải đưa phương án làm đẹp cho bạn chứ.

Chuyên Gia là người giỏi nghề + giáo viên giỏi. Hơn thế, không chỉ dừng lại ở kiến thức cơ bản, họ còn nắm vững nó ở những tầng rất sâu và rộng. Ngoài cho bạn biết bạn xấu, xấu như thế nào, họ sẽ chỉ cho bạn phương pháp làm đẹp, con đường duy trì cái đẹp lâu dài. Chuyên Gia còn làm bạn đẹp lên dựa vào những nét thiên phú của mình, chứ không biến bạn thành một phiên bản trong cỗ máy tạo ra cái đẹp hàng loạt.

Mỗi người đều có một cá tính đơn nhất, đây là điều đẹp nhất trong nghệ thuật, và chuyên gia phải giúp bạn phát triển cá tính sáng tạo dựa trên cá tính sẵn có của bạn, đồng thời chỉ ra những điểm yếu cản trở bạn tiến xa hơn, không phải kiểu người làm nghề “đầu này là một con gà sống”, đầu kia “nó đã được vặt sạch lông và đóng hộp”.

Cuối cùng, Chuyên Gia giỏi còn có thể chỉ cho bạn nhiều lựa chọn khác nhau, và cái giá bạn nhận được sau mỗi lựa chọn đó là gì.

Trên đây là những điều mà một người giỏi nghề không thể làm được. Người giỏi nghề chỉ chỉ cho bạn con đường họ đã đi, cách họ đã làm. Nếu bạn làm như thế, bạn sẽ giống hệt họ, không hề có con đường riêng cho bạn.

Muốn chọn được con đường phù hợp, con đường đi xa…có lẽ bạn cần một “mối quan hệ cứu sinh” như thế này.

Kì này là kì cuối của loạt “Tiểu thuyết chương hồi”. Cảm ơn bạn đã đọc và thấy nó hữu ích.

Chú giải:

[2] Hiểu Biết Xã Hội

  1. Sự tự nhận thức: Kiểm soát những hành động của chúng ta ảnh hưởng đến hành vi của người xung quanh như thế nào.
  2. Độ nhạy cảm đối với người khác: Cho thấy sự quan tâm đối với nhu cầu và cảm giác của người khác.
  3. Hiểu biết xã hội: Hiểu biết các phương pháp tác động đến hành vi và nhận thức của người khác.

[1] Các phương tiện truyền thông cơ bản cho thương hiệu

  1. Bộ nhận diện thương hiệu: logo, nhãn hiệu thương mại, biểu tượng…
  2. Báo cáo thường niên, kỷ yếu…
  3. Thư trực tiếp
  4. Thư mời, thông cáo, thư cảm ơn.
  5. Quảng cáo: poster, tờ rơi, tờ gấp, brochure, billboard, voucher…
  6. Bao bì
  7. Biển hiệu, phương tiện vận tải…
  8. Online Design [Web, Apps, More – truyền thông động]
  9. Film quảng cáo [truyền thông động]

Video liên quan

Chủ Đề