Tử thảo là gì

Bắc tử thảo từ lâu đã được mệnh danh là “thần dược” trong Đông Y. Vậy bắc tử thảo là gì? Nguồn gốc ở đâu? Có tác dùng như thế nào và cách sử dụng bắc tử thảo? Để trả lời cho các câu hỏi ở trên chúng ta hãy đọc bài viết dưới đây nhé.

Tử thảo là gì

Bắc tử thảo

Bắc tử thảo là gì?

Bắc tử thảo hay còn được gọi là cỏ ngọc hay từ thảo, có tên khoa học là Radix Lithospermi Lithospermumerythrorhizon Sieb. et Zucc. Thuộc họ nhà Boraginaceae.

Cây Bắc Tử Thảo là cây sống lâu năm, cao từ 600 cm đến 1200 cm. Thân của cây mọc thẳng đứng và có nhiều ngọn được uốn cong, toàn thân của cây được bao phủ bởi rất nhiều lông.

Lá cây mọc so le nhau,có hình mác thuôn và rất cứng, cả hai mặt của lá đều nháp. Hoa của cây ban đầu có màu trắng sau chuyển sang màu vàng nhạt. Quả của cây có màu trắng, nhẵn bóng giống như một quả trứng luộc.

Phân bố và cách thu hái của cây bắc tử thảo

Hiện nay cây bắc tử thảo thường được trồng tại một số tỉnh nhỏ tại Việt Nam nhưng chưa phổ biến vì vậy các loại cây bắc tử thảo bạn đang dùng da phần được nhật từ Trung Quốc. Người ta thường thu hái vào mùa thu hoặc mùa xuân. Cây sau khi được thu hái về sẽ không được rửa sạch mà sẽ được cắt nhỏ ra và mang đi phơi khô.

Thành phần hóa học của bắc tử thảo

Bắc tử thảo thường chứa rất nhiều các hoạt chất như: shikonin, isobutyrylshikonin, acetylshikonin,B-dimethylacryloylshikonin và Bhydroxyisovalerylshikonin. Ngoài các hoạt chất trên, rễ của cây còn chứa các hoạt chất sau: β’ - dimethylacryl - shikonin,isobutylshikonin, β - hydroxyisovaleryl – shikonin, các lithospemiidin A và B, các shinokofuran A, B, C, D, E và một chất tương tự 1,4 - benzoquinon củashikoiiofuran E và một số các hoạt chất intemiedin, myoscopin,hydroxymyoscopin.

Tử thảo là gì

Thành phần hóa học của bắc tử thảo

Hoạt chất acetylshikonin và hoạt chất shikonin có trong cây bắc tử thảo có tác dụng giảm đau và hạ sốt trên những con chuột thí nghiệm, đồng thời hai hoạt chất này còn có tác dụng chống viêm và ức chế phù bàn chân khi cát bỏ tuyến thượng thận ở các đối tượng thí nghiệm.

Có thể bạn đang tìm: Râu ngô có tác dụng gì?

Tác dụng của bắc tử thảo là gì?

Bắc tử thảo đã được các nhà nghiên cứu và chỉ ra cây có tác dụng sau:

Cây có thể làm ức chế nội tiết tố ở tuyến yên gây ảnh hưởng đến động dục. Khi sử dụng nước sắc của cây và tim vào chuột thí nghiệm các nhà khoa học nhận thấy tình trạng sẩy thai cao ở các đối tượng thí nghiệm.

Ngoài ra khi thực hiện thí nghiệm ở trên các nhà khoa học đã nhận ra các hoạt chất lithospemian A, B và C đã phản ứng rất mạnh mẽ với lượng đường có trong máu của các đối tượng thí nghiệm làm giảm và ổn định lượng đường một cách độc lập ở những con chuột bình thường và cả những con bị đái tháo đường.

Ngoài thí nghiệm ở chuột,các nhà khoa học còn thực hiện một cuộc thí nghiệm mang tính đột phá đó là lấy nước sắc của cây ủ với virus HIV được lấy ra từ tế bào H9 đã bị nhiễm mãn tính trong 4 ngày.

Sau 9 ngày các nhà khoa học đã soi các tế bào bằng phương pháp huỳnh quang gián tiếp cho thấy số lượng các tế bào bị nhiễm một cách rõ rệt. Kết quả này đã giúp chúng ta tiến thêm một bước trong việc tìm ra thuốc đặc trị dành cho căn bệnh thế kỷ.

Ngoài các tác dụng ở trên cây bắc tử thảo  còn có thể trị một số bệnh sau:

·       Chữa mẫn ngứa,mụn nhọt và các tổn thương do hàn gây nên.

·       Trị bí tiểu do nhiệt gây nên.

·       Trị ban sởi và nốt ban.

·       Giải độc và làm tăng sự hoạt động của cơ ruột.

Bắc tử thảo chữa bệnh gì?

Dưới đây là một số bài thuốc đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ và được giới chuyên môn, các nhà khoa học đánh giá cao về độ hiệu quả của các bài thuốc.

Bắc tử thảo trị huyết nguyệt và phát sốt

Để trị các triệu chứng trên ta cần: 5g cam thảo, chỉ xác 10g và 5g từ thảo. Mang tất cả các vị thuốc trên sắc chung với một lượng nước vừa đủ dùng.Ngày dùng 1 thang, nên dùng khi nước sắc còn nóng.

Bắc tử thảo chữa bệnh vảy nến

Để trị vảy nến ta dùng 15g tử thảo, thổ phục linh, thạch cao, hòe hoa và sinh địa mỗi vị 15g, ké đầu ngựa 10g, thăng ma 10g và cuối cùng là chích cam thảo 5g. Mang tất cả các vị thuốc trên sắc chung với nước. Mỗi ngày dùng 1 thang thuốc.

Bài thuốc chữa mụn nhọt do nhiệt

Để làm bài thuốc này ta cần các vị thuốc sau: bắc tử thảo 10g, đương quy 10g, huyết kiệt 30g và cuối cùng là bạch chỉ 10g. Mang tất cả các vị thuốc trên tán thành bột mịn và xoa lên những chỗ mụn nhọt.

Bắc tử thảo chữa bệnh sởi

Dùng 10g cam thảo đất và 10g bắc tử thảo, mang đi sắc với nước và uống. Mỗi ngày dùng 1 thang.

Các lưu ý khi sử dụng bắc tử thảo

·       Không nên lạm dụng và sử dụng quá liều lượng bắc tử thảo.

·       Người bị tỳ hư kèm tiêu chảy không nên sử dụng.

·       Phụ nữ có thai hoặc cho con bú không nên sử dụng bắc tử thảo.

·       Nếu sử dụng cùng lúc với thuốc Tây nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

·       Tùy thuốc vào cơ địa mỗi người thuốc sẽ có thời gian phát huy tác dụng khác nhau.

Tử thảo là gì

Lưu ý khi sử dụng bắc tử thảo

Giá bán bắc tử thảo

Hiện nay trên thị trường thường bán bắc tử thảo với nhiều giá khác nhau. Nhưng thường giá của cây bắc tử thảo giao động từ 250.000 VNĐ/KG đến 300.000 VNĐ/KG.

Để mua bắc tử thảo chất lượng với giá cả hợp lý chúng tôi khuyên bạn nên đến Thảo dược An Quốc Thái để mua.

Tại An Quốc Thái, Giá bán bắc tử thảo là: 250.000 VNĐ/KG.

Bắc tử thảo mua ở đâu TP HCM?

Thảo dược An Quốc Thái là địa chỉ cung cấp vị thuốc bắc tử thảo chất lượng và uy tín trên cả nước. Với châm ngôn “Người bán thuốc cũng như một thầy thuốc”, sản phẩm bắc thảo do An Quốc Thái cung cấp là sản phẩm có nguồn gốc 100% từ tự nhiên và được phơi khô bằng phương pháp truyền thống nên rất an toàn và mang lại hiệu quả hiệu quả chữa bệnh cao.

Để mua bắc tử thảo bạn có thể liên hệ hoặc đến trực tiếp của hàng qua thông tin:

Thảo dược An Quốc Thái

Địa chỉ: 62/1/28 Trương Công Định, phường 14, quận Tân Bình, TPHCM.

Liên hệ: 0902743250 (Mobi) - 0961744414 (Viettel).

Cảm ơn bạn đọc đã xem bài viết: “Bắc tử thảo: Tác dụng, cách sử dụng chữa bệnh, mua ở đâu TP HCM?”. Hy vọng nó đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích về vị thuốc bắc tử thảo,cũng như giá bán, nơi bán,...

Nếu thấy bài viết bổ ích, hãy chia sẻ rộng rãi đến mọi người bạn nhé!

Xem thêm: Bột nghệ đen [ tác dụng, cách sử dụng ] giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Cây tử thảo được sử dụng cả thân, lá, rễ tại việt nam tử thảo được dùng ở dạng thân lá khô là chủ yếu ít dùng rễ cây tử thảo, lá khô khi phơi có màu bạc.

TỬ THẢO Tên khoa học: Radix Lithospermi Lithospermum erythrorhizon Sieb. et Zucc. – Họ Boraginaceae. Theo Danh mục thuốc thiết yếu thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần VI thuộc nhóm XXIX - Dùng ngoài.

Trong đông y bắc tử thảo là một vị thuốc quý có tù hàng trăm năm,  bắc tử thảo mọc chủ yếu tại

Trung Quốc, Tại Việt Nam cũng có trồng thí điểm nhưng chưa rộng rãi.

Tử thảo dùng rễ, phơi khô, màu xám

Thu hái, sơ chế: Rễ được đào vào mùa xuân hoặc mùa thu, phơi khô

Tính vị: Vị ngọt tính hàn.

Quy kinh: Vào kinh Tâm, Tâm bào, Can. 

Tử thảo là gì

Công  dụng cây tử thảo

Làm mát máu và hoạt huyết, giải độc và giúp ban mọc ra ngoài; tăng nhu động ruột và nhuận trường.

- Trị đại tiện bí kết do huyết nhiệt gây nên ban sởi, nhiệt độc trong huyết bốc lên.

- Ban sởi, Nốt ban xuất huyết, dùng chung với ngưu báng.

- Trị bệnh mẫn ngứa, mụn, nhọt, bỏng và tổn thương do hàn.

- Dát sần ở bệnh do sốt: dùng phối hợp với xích thược, mẫu đơn bì, kim ngân hoa, và liên kiều.

- Phòng sởi: dùng phối hợp với cam thảo phỏng, 

Kết hơp với đương quy, bạch chỉ dùng để chữa bệnh ngoài da.

Đơn thuốc có tử thảo

- Trị lên đậu, bên trong có nhiệt, đậu chỉ mọc lờ mờ, không mọc hẳn lên được: Tử thảo, Cam thảo, Đương quy, Ma hoang, Thược dược, mỗi vị 10-12g. Sắc uống. (Tử Thảo Ẩm II – Chu Thị Tập Nghiệm Phương).

- Trị đậu chẩn không mọc. Tử thảo 80g. Sắc uống ngày 3 lần. (Tử Thảo Ẩm – Chính Hòa Bản Thảo).

- Trị huyết nhiệt, phát sốt (ôn bệnh): Tử thảo 12g, Cam thảo 4g, Chỉ xác 10g. Sắc uống. Tác dụng: Lương huyết, giải nhiệt, lợi khí. (Tử Thảo Cam Thảo Chỉ Xác Tán – Chứng Trị Chuẩn Thằng).

- Chữa nốt ban xuất huyết: Dùng Tử thảo 12g, Xích thược 14g, Mẫu đơn bì 14g, Kim ngân hoa 12g, Liên kiều 12g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang. (Kinh Nghiệm Dân Gian).

- Chữa ban sởi mọc chưa hoàn toàn do nhiệt độc trong máu: Tử thảo 12g, Thuyền thoái 10g, Ngưu bàng tử 12g. Sắc uống ngày một thang. (Kinh Nghiệm Dân Gian).

- Chữa mụn, nhọt, do nhiệt: Tử thảo 12g, Đương qui 12g,  Bạch chỉ 12g, Huyết kiệt 1kg tán nhuyễn, bôi, xoa ngoài da. (Kinh Nghiệm Dân Gian).

- Chữa lên sởi phòng sởi: Tử thảo 12g  Cam thảo đất 14g. Sắc uống ngày một thang. (Kinh Nghiệm Dân Gian).

Lưu ý Không dùng tử thảo trong khi yếu lách kèm ỉa chảy,vì có tính hàn nên những người bị hàn thì không nên sử dụng bạch hoa xa.

Địa chỉ bán tử thảo, nơi bán cây tử thảo

Cây tử thảo được phơi khô để sử dụng, sản phẩm được đóng gói 1kg để bảo quản, quý khách cần sử dụng hãy liên hệ với chúng tôi.