Tự tin có phải tự lập ko vì sao

Hướng dẫn trả lời câu hỏi GDCD 7, bài số 11: Tự tin

Thứ năm - 30/03/2017 16:07

  • In ra

Hướng dẫn trả lời câu hỏi GDCD 7, bài số 11: Tự tin, Trịnh Hải Hà và chuyến du học Sin-ga-po

Câu hỏi: Bạn Hà đã học tiếng Anh trong điều kiện và hoàn cảnh như thế nào?

- Góc học tập của Hà chỉ là căn gác xép ở ban công, 1 giá sách rất khiêm tốn, 1 máy cát-sét đã cũ.

- Gia đình còn khó khăn: Bố đi bộ đội, mẹ là công nhân đã nghỉ hưu.

- Bạn Hà không đi học thêm, chủ yếu là tự học trong sách giáo khoa, sách nâng cao và tất cả chương trình tiếng Anh trên TV.

- Hà cùng anh trai luyện nói với người nước ngoài.

Câu hỏi: Do đâu bạn Hà được tuyển đi du học ở nước ngoài?

- Hà là người chủ động, tự tin trong học tập, là học sinh giỏi toàn diện.
- Hà nói tiếng Anh thành thạo.
- Bạn Hà vượt qua 2 kì thi cực kì gắt gao do chính người Sin-ga- po tuyển chọn.

Câu hỏi: Điều gì bạn Hà quan tâm nhất khi sẽ đến học tập tại Sin-ga-po?

Hai điều mà Hà quan tâm nhất, khi đến học tập tại Sin-ga-po là: Giáo dục và môi trường.

Câu hỏi: Sự tự tin của bạn Hà được biểu hiện như thế nào?

- Hà tin tưởng vào khả năng của bản thân mình.
- Hà chủ động và tự tin trong học tập: tự học, tự rèn luyện.
- Hà là người ham học: chăm đọc sách, học theo chương trình dạy tiếng Anh trên truyền hình.

Câu hỏi: Thế nào là lòng tự tin?

Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi công việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động.

Người tự tin cũng là người hành động cương quyết, dám nghĩ, dám làm. Trước một công việc, một dự định nào đó, người đó tin rằng mình có thế vượt qua khó khăn, trở lực để đạt được mục đích.

Câu hỏi: Nêu ý nghĩa, tác dụng và sự cần thiết của lòng tự tin?

Tự tin giúp con người có thêm sức mạnh, nghị lực và sức sáng tạo, làm nên sự nghiệp lớn. Nếu không tự tin, con người sẽ trở nên yếu đuối, bé nhỏ.

Câu hỏi: Tự tin khác với tự cao và tự đại và khác với tự ti như thế nào?

Tự tin khác với tự cao, tự đại, và tự ti ở chỗ:

Tự tin là tin tưởng vào khả năng của mình, chủ động trong công việc, dám tự quyết định và hành động công việc một cách chắc chắn. Người tự tin cần sự hợp tác giúp đỡ. Điều đó càng giúp con người có thêm sức mạnh và kinh nghiệm, còn tự cao tự đại thì tự mình cho rằng không cần sự hợp tác, giúp đỡ của người khác và lúc nào cũng thấy mình hơn người khác. Tự ti thì khi nào cũng thấy mình bé nhỏ, yếu đuối, thua thiệt người khác.

Câu hỏi: Tự tin khác với rụt rè hoặc a dua, ba phải như thế nào?

Tự tin là tin tưởng vào khả năng của mình, là người hành động cương quyết, dám nghĩ dám làm, chứ không như những người lúc nào cũng rụt rè, sợ sệt, không dám quyết hoặc a dua, ba phải không có lập trường, mạnh bên nào theo bên đó.

Tự cao, tự đại, tự ti, rụt rè, ba phải là những biểu hiện lệch lạc, tiêu cực cần phê phán khắc phục.

Câu hỏi: Thế nào là tự lực?

Tự lực là tự làm lấy, tự giải quyết lấy những công việc của bản thân.

Câu hỏi: Thế nào là tự lập?

Tự lập là tự xây dựng cuộc sống cho mình, không sống dựa, sống bám vào người khác.

Câu hỏi: Giữa tự tin, tự lực và tự lập có mối quan hệ với nhau không? Quan hệ như thế nào?

Giữa tự tin, tự lực và tự lập có quan hệ chặt chẽ với nhau. Người có tính tự tin mới có thể tự lực, tự lập trong cuộc sống. Vì vậy, tính tự tin đối với con người là rất quan trọng, nhất là trong điều kiện đổi mới hiện nay. Tự tin là khởi nguồn của mọi sự thành công trong cuộc đời, giúp con người thực hiện được những ước mơ cao đẹp.

Câu hỏi: Trong hoàn cảnh nào con người cần có tính tự tin?

Trong hoàn cảnh khó khán, trở ngại, con người cần vững tin ở bản thân mình, dám nghĩ, dám làm.

Câu hỏi: Để có thể suy nghĩ và hành động một cách tự tin, con người cần có những phẩm chất và điều kiện gì nữa?

Để tự tin, con người cần kiên trì, tích cực, chủ động học tập, không ngừng vươn lên, nâng cao nhận thức và năng lực đề có khả năng hành động một cách chắc chắn, qua đó lòng tự tin được củng cố và nâng cao.

Câu hỏi: Em sẽ rèn luyện tính tự tin như thế nào?

Rèn luyện tính tự tin bằng cách:

- Chủ động, tự giác trong học tập và tham gia các hoạt động của tập thể, qua đó tính tự tin của chúng ta sẽ được củng cố và nâng cao.

- Khắc phục tính rụt rè, tự ti, dựa dẫm, ba phải.

Câu hỏi: Em hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”?

Câu tục ngữ khuyên người ta phải có lòng tự tin, nghị lực trước khó khăn thử thách “sóng cả” (sóng lớn) không nản lòng, không chùn bước.

Câu hỏi: Em hiểu gì về ý nghĩa của câu tục ngữ “Có cứng mới đứng đầu gió”

Câu tục ngữ muốn nói: nhờ có lòng tin, có nghị lực và quyết tâm “cứng” thì con người mới có khả năng và dám đương đầu với khó khăn thử thách “đứng đầu gió”

Câu hỏi: Người tự tin chỉ một mình quyết định công việc, không cần nghe ai và hợp tác với ai. Em có đồng ý với ý kiến như vậy không? Vì sao?

Người tự tin chỉ một mình quyết định công việc, không cần nghe ai và hợp tác với ai là không đúng vì: có ý kiến đóng góp, xây dựng của người khác sẽ có tác dụng lớn đến công việc. Sự hợp tác đúng sẽ giúp chúng ta thành công trong công việc, giúp chúng ta có thêm sức mạnh và kinh nghiệm.

©Bản quyền thuộc vềBài kiểm tra.Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

Bài 5. Tự lập - trang 17 SBT Giáo dục công dân 6 - Kết nối tri thức

Quảng cáo

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • Câu 1
  • Câu 2
  • Câu 3
  • Câu 4
  • Câu 5
  • Câu 6
  • Câu 7
  • Câu 8
  • Câu 9

  • Câu 1
  • Câu 2
  • Câu 3
  • Câu 4
  • Câu 5
  • Câu 6
  • Câu 7
  • Câu 8
  • Câu 9
Tự tin có phải tự lập ko vì sao
Bài khác

Câu 1

Biểu hiện của tự lập là gì?

(Khoanh tròn vào những chữ cái trước phương án em chọn)

A. Luôn làm theo ý mình, không cần nghe ý kiến của người khác.

B. Sự tự tin, bản lĩnh cá nhân, dám đương đầu với những khó khăn, thử thách; có ý trí nỗ lực phấn đấu, vươn lên trong học tập, công việc và cuộc sống.

C. Sẵn sàng làm mọi cách để đạt mục đích của mình.

D. Tự mình làm, không hợp tác với người khác trong công việc

Phương pháp giải:

Học sinh dựa vào kiến thức đã học lựa chọn phương án đúng nhất về biểu hiện của tự lập

Lời giải chi tiết:

Biểu hiện của tự lập là: B. Sự tự tin, bản lĩnh cá nhân, dám đương đầu với những khó khăn, thử thách; có ý trí nỗ lực phấn đấu, vươn lên trong học tập, công việc và cuộc sống.

Câu 2

Em tán thành hay không tán thành với ý kiến nào dưới đây?

(Đánh dấu X vào ô em chọn)

Ý kiến

Tán thành

Không tán thành

A. Không thể thành công nếu chỉ dựa trên sự giúp đỡ của người khác

B. Tính tự lập chỉ cần thiết đối với những người có hoàn cảnh khó khăn

C. Người tự lập là người biết suy nghĩ và hành động độc lập

D. Người có tính tự lập thường thành công trong cuộc sống dù phải trải qua nhiều khó khăn, gian khổ

E. Tính tự lập sẽ giúp cho mỗi người có thêm sức mạnh, sự tự tin và khả năng sáng tạo

Phương pháp giải:

Học sinh đọc các ý kiến, bày tỏ quan điểm tán thành hay không tán thành với các ý kiến về tự lập

Lời giải chi tiết:

Ý kiến

Tán thành

Không tán thành

A. Không thể thành công nếu chỉ dựa trên sự giúp đỡ của người khác

X

B. Tính tự lập chỉ cần thiết đối với những người có hoàn cảnh khó khăn

X

C. Người tự lập là người biết suy nghĩ và hành động độc lập

X

D. Người có tính tự lập thường thành công trong cuộc sống dù phải trải qua nhiều khó khăn, gian khổ

X

E. Tính tự lập sẽ giúp cho mỗi người có thêm sức mạnh, sự tự tin và khả năng sáng tạo

X

Câu 3

Nêu ý nghĩa của tự lập đối với mỗi người, gia đình và xã hội

Ý nghĩa của tự lập

Đối với mỗi người

Đối với gia đình

Đối với xã hội

Phương pháp giải:

Học sinh liên hệ thực tế, nêu ra ý nghĩa của tự lập đối với mỗi người, gia đình và xã hội.

Lời giải chi tiết:

Ý nghĩa của tự lập

Đối với mỗi người

Đối với gia đình

Đối với xã hội

+ Giúp thành công trong cuộc sống và xứng đáng nhận được sự tôn trọng của mọi người.

+ Có thêm kinh nghiệm sống, kinh nghiệm trong công việc.

+ Rèn đức tính kiên trì, nhẫn nại để vượt lên hoàn cảnh.

+ Khi con cái biết tự lập, cha mẹ vui và hạnh phúc.

+ Bố mẹ không phải lo lắng vì con mình đã trưởng thành, tự lo cho mình, không dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.

+ Góp phần phát triển xã hội.

Câu 4

Có ý kiến cho rằng: “Những thành công chỉ nhờ sự nâng đỡ, che chở của người khác thì không thể bền vững”.

Câu hỏi: Em có đồng tình với ý kiến trên không? Vì sao? Hãy lấy ví dụ từ thực tế để chứng minh?

Phương pháp giải:

Học sinh bày tỏ quan điểm về ý kiến “Những thành công chỉ nhờ sự nâng đỡ, che chở của người khác thì không thể bền vững”.

Lời giải chi tiết:

- Em có đồng tình với ý kiến:“Những thành công chỉ nhờ sự nâng đỡ, che chở của người khác thì không thể bền vững”.

=> Vì:

+ Những thành công phải do chính mình tạo ra mới bền vững được, bởi không ai có thể lúc nào cúng them sau để giúp chúng ta được mãi…

+ Chỉ khi tự lập chúng ta mới tự tin, dám đương đầu với những khó khăn thử thách, có ý chí vượt lên trong cuộc sống và thành công.

- Em có thể lấy ví dụ từ thực tế để chứng minh như:

Bác Hồ kính yêu của chúng ta. Bác ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng, nhưng với lòng yêu nước, ý chí quyết tâm không sợ khó khăn, gian khổ và có tính tự lập cao… cuối cùng Bác đã thành công đã giúp đất nước ta hoàn toàn độc lập, đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân ta.

Câu 5

Bạn nào dưới đây biết tự lập và bạn nào chưa biết tự lập? Vì sao?

1/ Ngày mai, lớp của Hoàng đi dã ngoại nhưng bạn không tự chuẩn bị mà nhờ chị gái chuẩn bị đồ dùng mang đi.

2/ Lan luôn tự dọn dẹp phòng riêng, giặt quần áo của mình mà không cần bố mẹ nhắc nhở.

3/ Gặp bài toán khó, Vân giở ngay phần hướng dẫn giải bài tập ra chép mà không chịu suy nghĩ.

4/ Cô giáo giao nhiệm vụ làm việc nhóm nhưng Hằng không tự giác làm việc của mình được phân công mà luôn trông chờ, ỷ lại vào các bạn.

Phương pháp giải:

Học sinh đọc và xử lí tình huống

Lời giải chi tiết:

1/ Ngày mai, lớp của Hoàng đi dã ngoại nhưng bạn không tự chuẩn bị mà nhờ chị gái chuẩn bị đồ dùng mang đi.

Tự tin có phải tự lập ko vì sao

- Hoàng chưa biết tự lập vì:

+ Hoàng đi dã ngoại nhưng bạn không tự chuẩn bị đồ dùng cá nhân của mình mà ỷ lại vào chị gái

2/ Lan luôn tự dọn dẹp phòng riêng, giặt quần áo của mình mà không cần bố mẹ nhắc nhở.

Tự tin có phải tự lập ko vì sao

- Lan biết tự lập vì:

+ Lan đã biết tự làm công việc cá nhân của mình mà không cần bố mẹ nhắc nhở.

3/ Gặp bài toán khó, Vân giở ngay phần hướng dẫn giải bài tập ra chép mà không chịu suy nghĩ.

Tự tin có phải tự lập ko vì sao

- Vân chưa biết tự lập vì:

+ Vân không chịu suy nghĩ khi gặp bài toán khó, còn phụ thuộc vào sách hướng dẫn giải bài tập.

4/ Cô giáo giao nhiệm vụ làm việc nhóm nhưng Hằng không tự giác làm việc của mình được phân công mà luôn trông chờ, ỷ lại vào các bạn.

Tự tin có phải tự lập ko vì sao

- Hằng chưa biết tự lập vì:

+ Bạn chưa tự giác làm việc của mình được phân công mà luôn trông chờ, ỷ lại vào các bạn trong nhóm.

Câu 6

Hùng suốt ngày chơi điện tử, không học bài và không làm việc nhà giúp đỡ bố mẹ. Ở gia đình mọi việc Hùng thường ỷ lại vào bác giúp việc. Trên lớp, Hùng thường mua đồ ăn mời các bạn để được nhìn bài khi tới giờ kiểm tra. Trong hoạt động tập thể, lớp phân công việc gì Hùng cũng từ chối hoặc nhờ các bạn trong tổ, nhóm làm giúp mình. Nhiều lần như vậy, lớp trưởng góp ý thì Hùng nói: “Gia đình tớ rất giàu, bố mẹ tớ đã chuẩn bị sẵn cả tương lai cho tớ rồi! Tớ không cần phải khổ sở, vất vả học hành nữa!”

Câu hỏi:

1/ Em có nhận xét gì về lời nói và việc làm của Hùng? Theo em Hùng thiếu tính gì?

2/ Nếu là bạn của Hùng thì em sẽ khuyên bạn điều gì?

Phương pháp giải:

Học sinh đọc thông tin về bạn Hùng và trả lời các câu hỏi bên dưới

Lời giải chi tiết:

1/ Em có nhận xét về lời nói và việc làm của bạn Hùng như sau:

- Em sẽ không đồng tình với việc làm của Hùng vìHùng thiếu tính tự lập:

+ Hùng suốt ngày chơi điện tử, không học bài và không làm việc nhà giúp đỡ bố mẹ

+ Trong cuộc sống và học tập bạn đều ỷ lại vào người khác: Hùng thường mua đồ ăn mời các bạn để được nhìn bài khi tới giờ kiểm tra; Hùng thường ỷ lại vào bác giúp việc; Hùng cũng từ chối hoặc nhờ các bạn trong tổ, nhóm làm giúp mình.

+ Không tự lo liệu, xây dựng cho cuộc sống tương lại của mình…

- Theo em, Hùng thiếu sự tự lập.

2/ Nếu là bạn của Hùng thì em sẽ khuyên bạn như sau:

+ Bạn nên lập và thực hiện kế hoạch rèn luyện tính tự lập để khắc phục những biểu hiện chưa tự lập của mình.

+ Nếu Hùng cứ ỷ lại vào bố mẹ, bạn bè như vậy bạn sẽ đánh mất giá trị của bản thân, không được người khác kính trọng, tương lai bạn làm điều gì cũng khó,…

Câu 7

Nhà Hương ở gần trường nhưng bạn rất hay đi học muộn. Khi lớp trưởng hỏi lí do, Hương luôn trả lời: “Tại bố mẹ không gọi mình dậy sớm”.

Câu hỏi:

1/ Em có đồng tình với Hương không? Vì sao?

2/ Nếu là bạn của Hương thì em sẽ khuyên bạn điều gì?

Phương pháp giải:

Học sinh đọc tình huống về bạn Hương và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

1/ Em không đồng tình với Hương

=> Vì bạn Hương chưa biết tự lập, luôn ỷ lại vào bố mẹ. Việc tự dậy sớm, Hương hoàn toàn có thể tự giác làm được mà không cần bố mẹ, nhà Hương ở gần trường bạn nên đến trường sớm hơn có thể bạn sẽ giúp ích được được thầy cô và bạn bè.

2/ Nếu là bạn của Hương thì em sẽ khuyên bạn như sau:

+ Bạn nên chủ động dạy sớm và đi học đúng giờ, bằng cách đặt chuông báo thức

+ Dậy sớm mỗi buổi sáng giúp bạn tự chủ hơn, có lối sống lành mạnh và có sức khỏe tốt hơn

+ Hơn nữa việc Hương đi học sớm là điều rất tốt, vì bạn ở gần trường sẽ giúp ích cho thầy cô và các bạn khác.

Câu 8

Lên lớp 6, Thuận cho rằng mình đã lớn nên có thể tự quyết định mọi việc mà không cần hỏi ý kiến của bố mẹ. Có lần Thuận cùng một số bạn trốn bố mẹ để đi chơi xa ở một khu du lịch sinh thái.

1/ Em có đồng tình với Thuận không? Vì sao?

2/ Nếu là bạn của Thuận thì em sẽ khuyên bạn điều gì?

Phương pháp giải:

Học sinh đọc tình huống của bạn Thuận và trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

1/ Em không đồng tình với Thuận

ð Vì:

+ Việc làm này không phải là tự lập mà thể hiện sự thiếu lễ phép, mình đang còn nhỏ đi đâu cần phải xin phép bố mẹ

+ Bạn làm vậy khiến bố mẹ lo lắng

2/ Nếu là bạn của Thuận thì em sẽ khuyên bạn như sau:

+ Đi đâu phải xin phép, được sự đồng ý của bố mẹ mới được đi

+ Cần nghe theo lời và hướng dẫn, quản lí của bố mẹ để đảm bảo sự an toàn của bản thân và không để bố mẹ lo lắng.

Câu 9

Hãy viết năm việc em sẽ làm để rèn tính tự lập.

Phương pháp giải:

Học sinh liên hệ bản thân để nêu 5 việc em sẽ làm để rèn luyện tính tự lập của bản thân mình.

Lời giải chi tiết:

- Để rèn tính tự lập em sẽ lập thời gian biểu, kế hoạch học tập, sinh hoạt hằng ngày cho mình và thực hiện nghiêm túc kế hoạch đã đề ra, cụ thể như:

+ Buổi sáng tự thức dậy, tập thể dục, ăn sáng và tự đến trường.

+ Trong lớp: Chăm chú nghe thầy cô giảng bài, tích cực phát biểu xây dựng bài…

+ Ở nhà: Tự giác ôn bài không cần ai nhắc nhở, đọc thêm sách tham khảo và làm bài tập sách nâng cao

+Thời gian rảnh rỗi tự giác giúp bố mẹ làm việc nhà như: giặt quần áo, nấu cơm, rửa bát chén, dọn nhà cửa…

+ Tích cực tham gia các hoạt động của trường, của lớp như: tham gia văn nghệ, viết báo tường,.. vào kỉ niệm ngày lễ.

Loigiaihay.com

Bài tiếp theo

Tự tin có phải tự lập ko vì sao

Quảng cáo

Báo lỗi - Góp ý

1. Tính tự lập là gì?

Tự tin có phải tự lập ko vì sao
Tự lập là những suy nghĩ, hoạt động do chính bản thân thực hiện

Hiểu một cách đơn giản tự lập là những suy nghĩ, hoạt động do chính bản thân thực hiện từ kế hoạch đã được vạch ra trước đó để quyết định cuộc đời bước đi trên đôi chân của chính minh, không phụ thuộc, không chờ giúp đỡ. Đó là những cách nghĩ độc lập, tự lo cho bản thân và có thể đưa ra các quyết định trong công việc và cuộc sống của mình.

Tự lập không phân biệt độ tuổi lớn nhỏ, không chờ đến khi trưởng thành mới cần tự lập. Nhận xét về tính tự lập không giống như tính cách, tự lập được hình thành và chịu tác động trực tiếp từ cách nuôi dạy con cái của các bậc phụ huynh. Vì vậy để rèn cho con cái mình đức tính tự lập từ sớm, bố mẹ chính là người phải hiểu rõ nhất về khái niệm, bản chất của đức tính hữu ích cho sự phát triển của con mình.

“Hãy tự giúp mình và thiên đường sẽ giúp bạn” là một câu nói ấn tượng đề cao tính tự lập. Cuộc sống là một chặng đường dài với đầy rẫy những khó khăn, thử thách mà không ai có thể thay chúng ta bước đi bởi họ cũng đang bận vượt qua những chông gai, trắc trở đó. Đôi chân trên cơ thể bạn được định hướng bước đi từ bộ não trong đầu bạn không phải trên người khác. Bởi vậy để hướng đi tốt nhất chỉ được đưa ra từ chính bạn. Không ai hiểu bạn hơn chính mình vì người ta đâu sở hữu bộ não – trung tâm điều khiển mọi hoạt động của bạn.

Bạn nghĩ rằng bố mẹ luôn là người che chở, đùm bọc và cho mình những định hướng phù hợp nhưng họ không thể theo bạn suốt cuộc đời. Con người trải qua 4 giai đoạn của cuộc sống Sinh – lão – bệnh – tử. Ai cũng sẽ già đi và bố mẹ bạn cũng vậy! Dù con cái có muốn bố mẹ sống thọ đến đâu thì cũng chỉ trong giới hạn, đó là quy luật của cuộc sống này. Đến cả cái bóng của chính mình cũng chỉ xuất hiện tùy thời điểm. Chính vì lẽ đó mà tự lập trở thành một đức tính vô cùng quan trọng, đóng vai trò không thể thiếu trên hành trình trưởng thành của con người.