Tự tình cùng cái đẹp chu văn sơn năm 2024

Những địa danh như Ăng-ko [Campuchia], Sơn Đòng [Việt Nam] hay những di tích văn hóa của Italia trong “Tự tình cùng cái Đẹp” vừa kỳ vĩ vừa bí ẩn, thôi thúc cả người đã trực tiếp chiêm ngưỡng lẫn người chưa từng được đặt chân.

Tập tùy bút "Tự tình cùng cái Đẹp" mang một góc nhìn sâu sắc và bay bổng của tác giả đối với các trải nghiệm lãng du. Ảnh: PN.

Chính vì vậy mà thoạt tiên, cuốn sách là ký ức đẹp đẽ và hấp dẫn về những trải nghiệm của tác giả. Và càng đi sâu vào từng trang viết, người đọc càng cảm thấy một tình yêu đặc biệt của tác giả dành cho vạn vật, dành cho cuộc đời.

Qua bề sâu tri thức và cái nhìn nhân bản của tác giả, từ những cành lá, nhành hoa mỏng manh tới viên đá ngàn năm tuổi đều mang vẻ đẹp vừa hiện hữu lẫn sức sống trường tồn. Dưới ngòi bút của người lãng du với cái nhìn sâu sắc, mỗi cảnh sắc, sự vật như có mối liên hệ tri âm với người viết. Và từ đó, mỗi một khám phá là một cuộc yêu, một cuộc tự tình cùng cái đẹp, tự tình cùng cuộc sống.

Tác giả của “Tự tình cùng cái Đẹp” là Tiến sĩ văn học Chu Văn Sơn, một nhà giáo, nhà phê bình tài hoa, tinh tế và sắc sảo. Chính vì vậy khi sáng tác, mỗi câu chữ của ông đều là sự bay bổng trong nâng niu và cẩn trọng. Đúng như nhà thơ Nguyễn Thúy Quỳnh chiêm nghiệm: “Tôi thường nghĩ mãi về cách Chu Văn Sơn nâng niu, chăm chút từng con chữ. Rồi một ngày lần theo những câu văn duy mỹ của anh, tôi chợt nhận ra, chúng không chỉ là chữ. Chúng là các tế - bào - sống của anh, dâng tặng cuộc đời này”.

Với cuốn sách in, bạn cũng sẽ được nghe bản audio được đọc bởi những người bạn, nhà văn, nhà thơ thân thiết với tác giả, những người đã dành nhiều tình yêu cho Chu Văn Sơn và tác phẩm của ông [Nguyễn Quang Thiều, Giang Trang, Văn Giá, Phạm Xuân Nguyên, Giáng Vân, Trần Thị Lam, Nguyễn Thúy Quỳnh].

Để nghe được phần Audio này, độc giả hãy dùng biểu tượng QR code được đính kèm ở đầu mỗi mục nhỏ trong từng bài tùy bút.

Dùng công cụ QR code scanner trên điện thoại để quét code >> Đường link nghe file audio sẽ tự động hiện ra.

Dù chỉ sống 58 mùa xuân trên trần thế, nhưng nhà giáo - nhà phê bình văn học Chu Văn Sơn được nhiều thế hệ sinh viên và bạn đọc yêu mến. Với các công trình nghiên cứu như Ba đỉnh cao Thơ mới, Thơ - Điệu hồn và cấu trúc… đủ làm nên một Chu Văn Sơn phê bình có một phong cách riêng không trộn lẫn. Bây giờ đọc Tự tình cùng cái đẹp - tập tùy bút xuất bản sau khi tác giả qua đời, bạn đọc mới giật mình nhận ra một Chu Văn Sơn nhà văn: mê đắm và tài hoa trong ngôn ngữ và có cái nhìn độc đáo trước cuộc đời đa thanh, đa diện.

Tùy bút Tự tình cùng cái đẹp [Nhà xuất bản Hội Nhà văn] gồm 12 tác phẩm được viết qua nhiều thời điểm khác nhau, mỗi tùy bút là một cảm hứng, một cảm quan nhân sinh của tác giả trước cuộc sống, tình yêu và cái đẹp: Angkor, những đối cực của cái đẹp; Đà Lạt và tôi; Ở Đầm Vạc, viết về cò; Kiếp tượng nhà mồ; Đoản văn từ Italia; Hẹn hò Tây Bắc; Sơn Đoòng; Viết cho rặng bằng lăng trước nhà; Phận hoa bên lề; Chốn thanh an; Chủ nghĩa mặt tiền. Tập tùy bút cuốn hút người đọc trước hết là ở sự phát hiện tinh tế của nhà văn trước cảnh sắc thiên nhiên, các công trình kiến trúc nguy nga hay mỗi “phận hoa bên lề” như một kiếp đời thương cảm. Chu Văn Sơn khiến người đọc ngỡ ngàng, xuýt xoa khi thấy anh nhìn ngắm, soi chiếu, giãi bày cảm xúc qua mỗi cái đẹp đang ngự trị trên mặt đất này. Tôi chưa đọc bài tùy bút, bút ký nào viết về Angkor, Sơn Đoòng hay Tượng nhà mồ… hay đến thế. Angkor còn xa lạ, Sơn Đoòng, Tượng nhà mồ thì quen, nhưng sao đọc những tùy bút của Chu Văn Sơn cứ tưởng lần đầu nhìn thấy, nghe thấy cái đẹp, cái bi, cái hùng kia tình tự cùng mình, bày giãi những nghĩ suy đã cất giấu qua ngàn năm giờ mới gặp người tri kỷ. Hóa ra, nhà văn Chu Văn Sơn chính là tri kỷ của cái đẹp chốn trần gian.

Thăm Angkor, người ta sẽ nghĩ ngay đến một công trình kỳ vĩ của đất nước chùa tháp. Ngoài lẽ đó, Chu Văn Sơn còn phát hiện công trình kiến trúc tuyệt mỹ ấy là những đối cực của cái đẹp: “Trong khi say ngắm, tôi chợt nhận ra: có một cái đẹp được gọi là Angkor. Dường như nó là sự hài hòa kỳ dị của những cặp đối cực riêng chỉ xứ sở này mới có” [trang 18]. Thế rồi nhà văn đã chỉ ra biết bao cái đẹp đối cực, từ hoành tráng đến tinh vi, từ vô hình đến hữu hình tồn tại trong một Angkor tuyệt tác: “Con người và thần linh”, “Kỳ vĩ và kỹ xảo”, “Giáo gươm và điệu múa”, “Đá và cây”, “Khoảnh khắc và vĩnh cửu”. Đến Đà Lạt, thành phố của vẻ đẹp ngàn hoa, ngàn thông, Chu Văn Sơn lại tài hoa qua một phát hiện mới. Đà Lạt trong thẳm sâu của nó, anh cho rằng đây là “Xứ Trịnh ca” mà không phải Huế hay Sài Gòn - những nơi Trịnh Công Sơn gắn bó cuộc đời mình với biết bao ruột rà, thân thuộc: “Nếu đi sâu vào Đà Lạt, bạn sẽ gặp những con phố vắng. Đi sâu vào từng phố vắng, bạn sẽ gặp những quán cà phê. Đi sâu vào những quán cà phê, bạn sẽ gặp Trịnh Công Sơn” [trang 43]. Tùy bút Ở Đầm Vạc, viết về cò là một thiên tùy bút đầy tâm trạng hoài niệm, lấp lánh chất nhân văn, thương người thương đời sâu lắng của tác giả: “Nhưng bao năm qua, đi tới vùng nào, cứ thấy lông cò trắng phau tung tỏa là tôi lại rùng mình. Và tôi nghiệm ra: ở đâu lông cò bay, ở đó cò bị giết; ở đâu cứt cò dày, ở đó cò xúm xít đông vui… Và ngày ấy tôi trở lại, liệu dưới mỗi gốc kia có còn vãi trắng những lớp phân cò, hay chỉ còn thấy những mớ lông lả tả ven đầm, mà khi nhìn kỹ, mỗi chân lông hãy còn nguyên một giọt máu?” [trang 61].

Ngoài các tùy bút kể trên, hai tùy bút Sơn Đoòng và Kiếp tượng nhà mồ cũng khiến ta giật mình khi nhận ra một Chu Văn Sơn tài hoa và mê đắm trong phát hiện cái đẹp và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ vào hàng tuyệt bút. Sơn Đoòng sắc sảo qua cái nhìn và phong tình ở cảm nhận. Đây được xem là thiên tùy bút có một không hai viết về Sơn Đoòng. Theo Chu Văn Sơn, Sơn Đoòng là kỳ quan của đá và nước: “Đá nước Sơn Đoòng là một mối kỳ duyên. Không giống một ái tình bay bổng. Mà như một cuộc yêu dữ dằn. Thứ dữ dằn của một ái ân thống khổ mà thống khoái. Ai bảo sơn thủy hữu tình chỉ có mỗi chiều êm ái? Còn cả chiều điên đảo nữa chứ. Ai muốn sơn thủy giao hòa thì đến miền suối dịu nước hiền, nước êm non tĩnh. Còn muốn gặp thủy sơn quần thảo, thì đến cảnh quan hang động, thì đến Sơn Đoòng” [trang 109]. Kiếp tượng nhà mồ là một tùy bút buồn thê thiết, xao lòng của con người trần thế trước cái chết. Đọc thiên tùy bút này, ta thấy Chu Văn Sơn nặng lòng với kiếp người biết bao. Nhìn hình ảnh những kiếp tượng nhà mồ giao hoan, nhà văn nghĩ ngay đến “hành vi an ủi”, thấy được khát vọng sống rất hiện sinh mà đồng bào gửi gắm qua đời tượng: “Phải chăng giao hoan trong giờ phút thê lương ấy trên mặt đất cô liêu này là một hành vi an ủi, hành vi chống lại sự chết? Là lời tuyên chiến tức thì của cái sống với cái chết? Là cách ăn miếng trả miếng với cái chết?” [trang 73].

Ngôn ngữ tùy bút của Chu Văn Sơn là kiểu ngôn ngữ giàu chất thơ, mê đắm nên rất cuốn hút người đọc. Tùy bút là thể văn thiên về tùy hứng trong cảm xúc, cảm nhận cuộc sống, thành ra cách hành văn, giọng văn cũng biến hóa không cùng. Qua tập Tự tình cùng cái đẹp, chúng ta không chỉ gặp một Chu Văn Sơn giỏi phát hiện và biết giới thiệu cái đẹp trước cuộc đời bằng ngôn ngữ nghệ thuật, đó là thứ ngôn ngữ trác tuyệt và mê hoặc kỳ lạ.

Khép lại tập tùy bút với 183 trang in, vẫn nhủ thầm câu văn của Chu Văn Sơn, đại ý: Cái đẹp không thể kháng cự! Vâng, cái đẹp vốn yếu đuối, mong manh, chỉ mong tấm lòng hoài cố tri của người trần thế. May thay, Tự tình cùng cái đẹp ra đời được sự đón nhận nồng nhiệt của bạn đọc gần xa, âu đó cũng là sự “hoài cố tri” cùng tác giả - nhà giáo, nhà phê bình, nhà văn Chu Văn Sơn khả kính, người suốt đời mê đắm với “Cõi đẹp” trần gian.

Từ tình cùng cái đẹp thuộc thể loại gì?

Đây là những lí do đối với nhiều người, thể loại tùy bút tuy dễ viết nhưng lại khó hay, bởi tính tự do phóng túng khiến bài viết dễ trở nên tản mạn. Tác giả Chu Văn Sơn rất thành công đối với thể tuỳ bút qua tập Tự tình cùng Cái Đẹp.

Cái đẹp trong tác phẩm văn học là gì?

đưa ra khái niệm: “Cái đẹp là một phạm trù thẩm. mĩ dùng để chỉ một phẩm chất thẩm mĩ của sự vật khi. nó phù hợp với quan niệm của con người về sự hoàn. thiện và tính lí tưởng, có khả năng gợi lên ở con người.

Chủ Đề