Tuổi trẻ online quạt trần rơi cắt bay đầu 4 học sinh

Tuổi trẻ online quạt trần rơi cắt bay đầu 4 học sinh
Cánh quạt bị bung và rơi do mất ốc vít nối cánh và trục quay mà nhà trường không biết - Ảnh: Quốc Nam

Ông Lương Đức Long, hiệu trưởng Trường phổ thông trung học Tân Lâm (gồm cả hai cấp học gồm cấp THCS và THPT, tại xã Cam Thành, huyện Cam Lộ, Quảng Trị), xác nhận đã xảy ra vụ quạt trần rơi ngay tại lớp học khiến hai học sinh lớp 7 bị thương vào sáng 5-10.

Theo đó, vào tiết học mỹ thuật của lớp 7A, một chiếc quạt trần đang chạy thì bất ngờ rơi xuống bàn học đầu tiên trong lớp.

Hai học sinh ngồi bàn này là Lê Quang Đoàn và Nguyễn Văn Anh (cùng trú thôn Thượng Lâm, xã Cam Thành, huyện Cam Lộ) đang ngồi học thì bị cánh quạt rơi xuống va vào đầu.

Em Đoàn bị cánh quạt cắt một vết dài khoảng 8 centimet kéo dài từ tai phải ra trước thái dương và vỡ một bên mắt kính cận. Em Anh cùng bị cánh quạt cắt một đường dài tương tự phía sau gáy.

Nhà trường đã đưa cả hai em học sinh bị thương về bệnh viện đa khoa huyện Cam Lộ cấp cứu. Sau khi bác sĩ khám và băng bó, cả hai em đã được cho về nhà điều trị vào chiều ngày 5-10.

Theo các học sinh cùng lớp, chiếc quạt trần này đã có dấu hiệu bất thường từ tiết học môn công nghệ trước đó. Các học sinh trong lớp đã báo với thầy chủ nhiệm nhưng thầy chưa kịp xử lý thì xảy ra sự cố.

Ông Long cho biết hệ thống quạt của trường có 40 cái và đã lắp từ 10 năm nay. Vào đầu năm học này trường đã cho kiểm tra lại toàn bộ hệ thống quạt và đã thay mới 6 cái xuống cấp nhất.

Riêng chiếc quạt bị rơi thì ông Long nói do trong quá trình quay bị rơi mất con ốc vít gắn cánh quạt và trục quay của quạt mà nhà trường không biết.

Theo ông Long, nhà trường sẽ cho kiểm tra thêm một lần nữa hệ thống quạt toàn trường để không xảy ra thêm sự cố tương tự.

Tuổi trẻ online quạt trần rơi cắt bay đầu 4 học sinh
Em Lê Quang Đoàn, học sinh lớp 7A bị cánh quạt cắt một vết dài từ tai ra trước thái dương - Ảnh: Quốc Nam

Tuổi trẻ online quạt trần rơi cắt bay đầu 4 học sinh

Nội dung thiếu lành mạnh, lệch chuẩn trên TikTok - Ảnh: NGUYỄN MINH

Bốn học sinh 14 - 15 tuổi bị xử phạt do hành vi sử dụng địa chỉ ID và mật khẩu của một số lớp học trực tuyến để xâm nhập, gây nhiễu, quấy rối, xúc phạm lớp học và giáo viên. Câu chuyện một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về nguy cơ trẻ sai lệch, thiếu hụt kỹ năng khi sử dụng không gian mạng. Nhưng hành vi đó có lẽ "nhẹ tênh" với những gì mà con trẻ đang làm trên mạng xã hội.

Đại dịch đã đưa con người sống nhiều hơn trên mạng. Sự phát triển của mạng xã hội đã biến nó trở thành một phần tất yếu của cuộc sống người trẻ để kết nối, tương tác, chia sẻ... Nền tảng công nghệ với những tiện ích không giới hạn kéo bao người chìm sâu vào thế giới ảo, đánh rơi những khoảnh khắc bình dị của đời thực và vô tình làm đứt gãy các mối quan hệ thiết thực. Nguy cơ từ đây.

Tôi cảm thấy bất an trước cách những cô cậu học trò đang tuổi lớn sử dụng mạng xã hội hiện nay. Sự tò mò, hiếu kỳ cùng hiểu biết còn non nớt, kinh nghiệm hạn hẹp khiến các em bị cuốn vào thế giới ảo một cách vô thức và mất cảnh giác trước cạm bẫy.

Hôm trước tìm ảnh đại diện của trò để cập nhật làm mã quét QR chống dịch, tôi lân la vào trang cá nhân của bọn trẻ và "tá hỏa" trước cách bọn trẻ chia sẻ thông tin và bình luận, kết nối.

Có cô bé mặt mày xinh xắn, ham học bỗng tuột dốc không phanh khi vừa lên lớp 8. Thì ra con bận chải chuốt mái tóc, chưng diện áo quần và loanh quanh chụp ảnh sống ảo ở khắp các địa điểm "hót hòn họt". Có cậu bé lớp phó hiền ngoan, ít nói lại mạnh miệng phát ngôn bằng ngôn từ đậm mùi bạo lực trong những bình luận đầy căng thẳng của bọn trẻ xung quanh một khung hình, một clip, một câu chuyện từ người dưng.

Xen lẫn trong những bài viết mà bọn trẻ like và share là các thông tin độc hại, phản cảm đến từ những nguồn tin trôi nổi. Các em đã đọc, xem và ít nhiều cái xấu sẽ làm vẩn đục tâm hồn trong trẻo của người trẻ. Trong những giờ dạy ngữ văn cần sự kết nối với đời sống, tôi thường lấy ví dụ minh họa bằng những câu chuyện thực tế sinh động. Và đáng buồn là những điều tốt dường như xa xỉ trong mối bận tâm của bọn trẻ, còn cái chưa hay lại được cập nhật nhanh nhạy vô cùng.

Ngược lại, các em tròn mắt, lạ lẫm với những chuyện về những tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập trở thành thủ khoa đầu vào tại các trường đại học danh giá, chuyện người Việt nhường cơm sẻ áo chìa bàn tay ấm đỡ nâng hành trình hồi hương giữa dòng chảy bão táp của dịch bệnh, chuyện về chàng trai làm đôi chân cho bạn đến trường suốt nhiều năm dài... đang cập nhật đầy đủ trên truyền hình, báo chí và cả mạng xã hội.

Tôi vẫn còn nhớ như in cách đây mấy năm khi hiện tượng hâm mộ "giang hồ mạng" bùng lên dữ dội, bọn trẻ quanh tôi suốt ngày xoay tay "múa quạt" và kể vanh vách về những "chiến tích" của Khá Bảnh, mấy quyển sách tự xuất bản của Huấn "hoa hồng"... Thời điểm ấy và ngay cả bây giờ, hễ thư thả trong giờ dạy là chúng tôi lại tỉ tê tâm sự với bọn trẻ về "con dao hai lưỡi" - mạng xã hội. Chúng tôi hy vọng rằng mưa dầm thấm lâu, dù ít dù nhiều vẫn tác động vào nhận thức để trẻ tự bảo vệ mình trước các mối nguy bị đánh cắp thông tin, bắt nạt trực tuyến, dụ dỗ khiêu dâm...

Nhưng những nỗ lực của một vài cá nhân có lẽ sẽ như "muối bỏ biển". Những ngày giãn cách, học trực tuyến, trẻ lên máy nhiều lại càng cần sự chung sức của phụ huynh trong cuộc đua bảo vệ trẻ trước mặt trái của mạng xã hội.

Những lát cắt đẹp của cuộc sống chưa đủ sức tạo nguồn năng lượng tích cực trong bọn trẻ. Mối bận tâm của các em lại đặt trọn vào những trào lưu, xu hướng rầm rộ trên mạng ảo. Nghệ sĩ nào đang bị "bóc phốt", màn đấu tố nào đang thu hút sự quan tâm của dư luận, bài hát vừa bị phạt đạt bao nhiêu lượt view... đều được cập nhật nhanh chóng và kịp thời.

Thách thức với phụ huynh

Nếu như lâu nay người ta lo lắng vì sự tiêu cực của YouTube thì trên TikTok những nội dung độc hại, vô bổ cũng không ít, nguy cơ cho người dùng, nhất là giới trẻ...

Nhiều người tham gia TikTok là để vui, giải trí là chính. Nhiều người thích diễn hài mộc mạc để chờ mọi người thả tim. Một số người lớn làm TikTok chỉ xoay quanh nội dung hài hước... người lớn, hài nói chuyện giường chiếu, nói chuyện ỡm ờ. Họ lồng vào đó giọng nói của trẻ em hay "bắt" trẻ em xuất hiện diễn trên clip.

Trên đó còn có khá nhiều thử thách khá tiêu cực và nguy hiểm như: nín thở, mặc nội y ra đường, ôm phụ nữ lạ... Và không ít trẻ lang thang qua vùng mạng này, trong điều kiện trẻ con dùng máy của ba mẹ, trẻ nhỏ dùng điện thoại của trẻ lớn. Trên đó có muôn vàn kiểu chửi, câu chửi được chia sẻ dữ dội. Trên mạng cũng đầy các kênh chuyên cắt ghép hình ảnh, tuyên truyền mê tín dị đoan khiến trẻ từ hoang mang đến bị cuốn theo.

Lo cho trẻ thiết bị để học online là chuyện khó với nhiều gia đình. Nhưng làm sao định hướng cho con cách sử dụng mạng, xem gì trên mạng... là chuyện khó khăn hơn rất nhiều. Một học sinh tiểu học chỉ ở trong nhà mùa dịch, chưa từng biết email, Facebook hay chat chit gì nay bỗng thành thạo đủ thứ và quan tâm đến rất nhiều thứ ngoài câu chuyện gia đình hằng ngày thì nên cẩn trọng với miền đất mới mà con đang lui tới trên cõi mạng bao la.

Để mắt tới con ngay cả trong giờ học trên máy đang là nhiệm vụ và thách thức với phụ huynh.

NGUYỄN MINH