Tùy biến giao diện linux

Nghe nói Ubuntu là một môi trường làm việc tốt cho lập trình viên, mình nhanh tay cài ngay Ubuntu để thể hiện mình là một lập trình viên đẳng cấp hơn người. Nhưng ôi thật thất vọng, cái giao diện xấu đến nỗi không thể yêu thương nổi. Ngay lập tức mình tìm cách thay đổi giao diện để có một trải nghiệm mới đẹp mắt hơn. Đập vào mắt mình một giao diện MacOS High Sierra mới nhất, quá tuyệt luôn, cài ngay kẻo muộn.

Mình khuyên bạn nên cài bản Ubuntu 16.04 LTS vì bản này có hỗ trợ gesture touchpad khá OK, trước kia mình có cài thử bản 17.10 LTS nhưng không tài nào cài được gesture touchpad mà nếu dùng chuột thì tốc độ làm việc khá chậm nên mình cũng đánh đổi dùng bản cũ. Mặc dù vậy Ubuntu vẫn khuyên bạn dùng bản 16.04 LTS nên các bạn cứ yên tâm 🙂

Bước 1: Cài môi trường Desktop mới

Trước hết để kiểm tra bạn đã cài Gnome chưa thì bạn bấm tổ hợp phím Ctrl + Alt + T để mở Terminal. Đây là câu lệnh quan trọng bạn nên nhớ nếu sử dụng lâu dài Linux

gnome-shell --version

Nếu trả về GNOME Shell 3.18.5 hoặc bất kỳ phiên bản nào thì bạn đã được cài Gnome rồi. Nếu không trả về như trên thì bạn nhập lại câu lệnh này để cài đạt Gnome Shell. Khi bạn thực hiện lệnh sudo sẽ chạy dưới quyền của super user [admin] nên sẽ phải nhập mật khẩu vào để thực hiện.

sudo apt-get install gnome-shell

Nếu bạn chưa dùng Gnome hoặc vừa cài đặt xong thì bạn phải chuyển sang dùng Gnome bằng cách Logout và chọn Gnome.

 

Kết quả như hình dưới đây hoặc tương tự nhé tùy vào từng phiên bản Ubuntu

Bước 2: Tải theme MacOS:

Nếu phiên bản 3.18 trở lên thì bạn có thể download bản light ở link này còn bản dark thì ở link này.

Bước 3: Cài đặt theme MacOS cho Ubuntu

Bạn phải tạo thư mục ~/.themes bạn có thể tạo bằng tay hoặc câu lệnh như bên dưới, nếu báo lỗi thì bạn thêm sudo đằng trước để chạy dưới quyền admin nhé.

mkdir ~/.themes

Giải nén file theme bạn vừa tải về vào thư mục vừa tạo. Kết quả như hình dưới [mình đã cài theme rồi mình mới chụp lại nên lung linh thế đấy]

Bạn chạy tiếp câu lệnh này để tải Tweak Tool về

sudo apt-get install gnome-tweak-tool

Bạn mở Tweak Tool ra và vào  Appearance và lựa chọn theme bạn vừa tải về trong mục GTK+. Hô biến, giao diện đã được thay đổi kha khá nhưng mấy cái icon và font vẫn chưa chính xác nên bạn cần phải cài thêm icon mới

Bước 4: Cài Icon và Font MacOS cho Ubuntu

Mình thấy bộ icon này là đẹp nhất nên bạn tải tại link này nhé.

Sau khi tải về thì bạn cũng tạo thêm thư mục ~/.icons và giải nén file vừa tải vào đấy

mkdir ~/.icons

Vào lại Tweak Tool trong phần Icons [dưới mục lựa chọn GTK+] thì bạn chọn icon vừa tải về.

Trong phầm Fonts bạn chọn như hình dưới là OK nhất, vì mình thấy na ná giống MacOS

 

Bước 5: Thay đổi Desktop Dock

Bạn cài Dash to Dock. Nếu bạn chưa từng cài Gnome extension thì sẽ có yêu cầu bạn cài vào trình duyệt, bạn cứ đồng ý nhé vì đây là extension giúp bạn quản lí tốt hơn thôi. Khi cài thanh công Dash to Dock thì bạn vào cài đặt cho phù hợp với giao diện của mình nhé.

 

Bước 6: Thay đổi Icon Apple trên góc trái và Background

Để có một giao diện hoàn chỉnh thì logo Apple là phần không thể thiếu.

Tải icon ở đây nè

Sau đó bạn cài đặt extension này nữa để thay đổi icon :Activities Configurator này

Trong phần cài đặt thì mục Select Icon bạn chọn icon vừa tải về  và cài đặt như hình dưới:

Cuối cùng đó là Background, bạn thử tìm trong theme tải về có không , nếu không có bạn có thể lên Google tìm background nào ổn ổn tí nhé, đến phần này chắc mình cũng không cần hướng dẫn nữa. Nếu có vấn đề gì thì bạn có thể comment xuống dưới mình sẽ cố gắng trả lời nhé.

Giao diện Linux mặc định trông thật nhàm chán và bạn muốn nhiều thứ hơn GNOME, KDE hoặc MATE trên desktop Linux của mình ư? May mắn thay, Linux là hệ điều hành có thể dễ dàng cấu hình nhất hiện nay, vì vậy việc cá nhân hoá giao diện của desktop là một nhiệm vụ vô cùng đơn giản.

Nhiều công cụ, thủ thuật và tinh chỉnh khác nhau có thể được sử dụng để cá nhân hóa desktop Linux. Bạn có thể chỉ muốn đổi vị trí một số tiện ích desktop quen thuộc hoặc thay đổi theme của mình. Nhưng bạn thậm chí có thể cài đặt một môi trường hoàn toàn mới.

Hãy sử dụng 5 phương thức dưới đây để cá nhân hóa môi trường desktop Linux của bạn.

5 cách để làm desktop Linux trông tuyệt vời hơn

Hãy cùng xem xét từng tùy chọn này ngay sau đây!

1. Tinh chỉnh các tiện ích desktop Linux

Bắt đầu tinh chỉnh giao diện desktop Linux bằng cách thay đổi các tiện ích desktop chính. Có rất nhiều ứng dụng như vậy, nhưng bài viết chỉ xem xét 3 ứng dụng phổ biến nhất: File manager, Window manager và Sidebar hoặc Panel.

File Manager

Cho dù bạn đang tìm kiếm thứ gì đó có giao diện khác, hoặc đơn giản là một cái gì đó giàu chức năng hơn các file GNOME [trước đây gọi là Nautilus], bạn có một vài tùy chọn.

Konqueror, Midnight Commander, hoặc công cụ Dolphin KDE là tất cả các lựa chọn thay thế mạnh mẽ. Tuy nhiên, nếu bạn đang tìm kiếm thứ gì đó đơn giản như file GNOME, hãy thử Thunar hoặc PCManFM.

Window Manager

Thay đổi các cửa sổ thực tế trong bản phân phối Linux của bạn cũng là một tùy chọn. Vị trí và giao diện có thể được điều chỉnh với một Window Manager [trình quản lý cửa sổ] mới. Hãy chọn từ Compiz, Metacity, Kwin, Mutter, và nhiều thứ khác.

Dock

Trong khi một Window Manager mới sẽ cho phép bạn điều chỉnh panel [bảng điều khiển] của mình, bạn cũng có thể thử một thanh dock kiểu macOS. Điều này có thể được thực hiện bằng cách sử dụng Plank [điều này đi kèm với một số theme dock], hoặc Cairo-Dock [còn được gọi là Glx-Dock].

2. Thay đổi theme desktop

Các thay đổi khác có thể được thực hiện cho desktop Linux của bạn. Một trong các tùy chọn được tích hợp sẵn là tính năng thay đổi theme cho desktop.

Ví dụ, bạn có thể dễ dàng thay đổi hình nền cho màn hình desktop. Trong Ubuntu, hãy sử dụng cài đặt Appearance để thực hiện việc này. Bạn có thể thay đổi các biểu tượng và phông chữ [xem bên dưới] sau khi thay đổi hình nền.

Tuy nhiên, lưu ý rằng cách bạn thay đổi desktop có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn và thậm chí là cả năng suất lao động. Trong khi một theme desktop màu sáng có thể làm tâm trạng bạn vui vẻ hơn, còn theme tối màu hơn sẽ phù hợp cho các máy tính chơi game.

3. Cài đặt các biểu tượng và phông chữ mới

Nhiều gói biểu tượng thay thế có sẵn cho Linux, thường theo theme để mang lại một cảm giác cụ thể nào đó. Ví dụ, nếu bạn muốn tái tạo cảm giác về Material Design của Android, bạn có thể nhập các biểu tượng “phẳng” tương tự như theme Luv icons.

Việc tìm gói biểu tượng phù hợp có thể mất một chút thời gian. Thông thường, gói biểu tượng đầu tiên bạn tìm thấy sẽ không phù hợp với theme desktop được lên kế hoạch của bạn, mặc dù nó trông rất tuyệt vời khi đứng một mình. Tuy nhiên, hãy lựa chọn đúng gói và bạn sẽ có giao diện mới tuyệt vời cho desktop Linux của mình.

Cách thêm phông chữ mới vào Linux

Nếu bạn đang thay đổi giao diện của PC, việc chuyển sang phông chữ mới là một ý tưởng hay. Nhưng nó không phải lúc nào cũng hiệu quả. Phông chữ desktop mới phải rõ ràng và tinh tế. Một số phông chữ thường làm cho desktop quá chật chội và xấu xí.

Bạn có thể tìm thấy phông chữ mới trực tuyến tại các trang web như fontsquirrel.com, một thư viện các phông chữ miễn phí, mã nguồn mở. Dù bạn tải xuống phông chữ từ đâu, hãy đảm bảo nó được lưu trong thư mục /.fonts/, mà bạn đã tạo trong thư mục Home của mình.

Để biết cách làm chi tiết, vui lòng tham khảo bài viết: Cách cài đặt và xóa bỏ font chữ trên Linux.

Nếu bạn muốn sử dụng phông chữ từ máy tính Windows, hãy xem hướng dẫn: Hướng dẫn cài đặt các Font Windows trên Ubuntu.

4. Thay đổi diện mạo desktop với Conky

Cài đặt Conky và thay đổi màn hình mặc định của nó cho kết quả tuyệt vời. Mặc dù bề ngoài là một công cụ giám sát hệ thống, nhưng Conky cũng hỗ trợ một số theme và tiện ích tuyệt đẹp. Điều này cho phép bạn thay đổi diện mạo cho máy tính của mình, thêm các yếu tố mới tuyệt đẹp cho một môi trường Linux thực sự cá nhân.

Cài đặt rất đơn giản. Đơn giản chỉ cần mở một terminal và nhập:

sudo apt update
sudo apt install conky-all

Để chạy Conky, hãy nhập lệnh:

conky

Điều này sẽ tiết lộ phiên bản Conky, sau đó bạn có thể chỉnh sửa lại để làm desktop của mình đẹp hơn. Bằng cách chỉnh sửa file ~/.conkyrc, bạn sẽ nhận được kết quả là các yếu tố desktop tuyệt đẹp, chẳng hạn như đồng hồ này:

5. Thay thế môi trường desktop hiện có

Nếu Conky không mang lại cho bạn giao diện mới bạn cần, có lẽ là lúc để cài đặt môi trường desktop mới. Rất nhiều môi trường có sẵn, nhưng bạn có thể gặp rắc rối với một số cái vì không phải tất cả đều tương thích với mọi phiên bản Linux.

Giải pháp không đáng sợ như bạn nghĩ. Mặc dù đã có thời gian việc chuyển đổi sang một môi trường desktop mới là một nhiệm vụ đầy khó khăn, nhưng ngày nay điều đó đã đơn giản hơn rất nhiều. Miễn là có một phiên bản desktop cho distro của bạn, thì mọi việc sẽ ổn thôi. Lưu ý rằng bạn sẽ cần phải chạy một tìm kiếm trên web để biết thông tin cụ thể chi tiết cho mỗi môi trường desktop.

Linux cực kỳ linh hoạt theo nhiều cách. Hãy làm cho môi trường desktop của bạn trông giống như cách bạn muốn, hoặc biến đổi nó sao cho phù hợp với mục đích thẩm mỹ hoặc năng suất [hay kết hợp cả hai] mà bạn đề ra. Đây là một nhiệm vụ đơn giản và nhanh chóng.

Các bước trên sẽ cho phép bạn cấu hình lại desktop của mình để tìm kiếm theo cách bạn muốn. Nếu không, bạn vẫn có các lựa chọn thay thế mà bạn có thể cài đặt chỉ trong vài phút.

Nếu bạn vẫn không thể khiến máy tính của mình trông giống như cách bạn muốn, có lẽ đã đến lúc thử phiên bản Linux hoàn toàn mới. Hãy xem danh sách: Top distro Linux cho người mới

Chúc bạn thành công!

Xem thêm:

  • 10 desktop Linux đáng chú ý nhất
  • 10 trình quản lý file đáng chú ý của Linux
  • Thiết lập desktop đồ họa từ xa trên Linux

  • Cách chạy desktop Linux bằng Windows Subsystem for Linux
  • Tìm hiểu về môi trường desktop Linux MATE
  • 5 sự phát triển chính trong Linux desktop vào năm 2022
  • Cách thay đổi hostname trong Linux

Thứ Ba, 25/09/2018 19:38

52 👨 6.897

0 Bình luận

Sắp xếp theo

Xóa Đăng nhập để Gửi

Bạn nên đọc

  • Macbook Air 11,6 inch có giá từ 1.499 USD
  • 26 bức ảnh "không tưởng" về những căn hộ siêu nhỏ trên thế giới​
  • Cách xóa chương trình độc hại bằng Kaspersky Virus Removal Tool
  • Con đường dẫn đến thất bại
  • Cách dùng ScreenTemperature chỉnh sáng màn hình để giảm mỏi mắt
  • Hacker lạm dụng hệ thống chống gian lận của Genshin Impact để vô hiệu hóa phần mềm diệt virus

Linux

  • Cách chuyển đổi giữa LightDM và GDM trên Ubuntu
  • Kali Linux 2022.3: Đi kèm với các bản nâng cấp công cụ cho hacker mũ trắng
  • Cách kết nối WiFi thông qua Linux Terminal với nmcli
  • Cách cài Webex cho Linux
  • 5 công cụ dọn dẹp hệ thống Linux tốt nhất
  • OpenBSD là gì? Đây là mọi thứ bạn cần biết về hệ điều hành này!
  • Cách thay đổi kích thước con trỏ trên Ubuntu desktop
  • 11 trình quản lý mật khẩu Linux tốt nhất
  • Cách tải, cài đặt và sử dụng Google Fonts trên Ubuntu
Xem thêm

  • Công nghệ
    • Ứng dụng
    • Hệ thống
    • Game - Trò chơi
    • iPhone
    • Android
    • Linux
    • Nền tảng Web
    • Đồng hồ thông minh
    • Chụp ảnh - Quay phim
    • macOS
    • Phần cứng
    • Thủ thuật SEO
    • Kiến thức cơ bản
    • Raspberry Pi
    • Dịch vụ ngân hàng
    • Lập trình
    • Dịch vụ công trực tuyến
    • Dịch vụ nhà mạng
    • Nhà thông minh
  • Download
    • Ứng dụng văn phòng
    • Tải game
    • Tiện ích hệ thống
    • Ảnh, đồ họa
    • Internet
    • Bảo mật, Antivirus
    • Họp, học trực tuyến
    • Video, phim, nhạc
    • Mail
    • Lưu trữ đám mây
    • Giao tiếp, liên lạc, hẹn hò
    • Hỗ trợ học tập
    • Máy ảo
  • Tiện ích
  • Khoa học
    • Khoa học vui
    • Khám phá khoa học
    • Bí ẩn - Chuyện lạ
    • Chăm sóc Sức khỏe
    • Khoa học Vũ trụ
    • Khám phá thiên nhiên
  • Điện máy
    • Tủ lạnh
    • Tivi
    • Điều hòa
    • Máy giặt
  • Cuộc sống
    • Kỹ năng
    • Món ngon mỗi ngày
    • Làm đẹp
    • Nuôi dạy con
    • Chăm sóc Nhà cửa
    • Kinh nghiệm Du lịch
    • Halloween
    • Mẹo vặt
    • Giáng sinh - Noel
    • Tết 2023
    • Quà tặng
    • Giải trí
    • Là gì?
    • Nhà đẹp
    • TOP
    • Phong thủy
  • Video
    • Công nghệ
    • Cisco Lab
    • Microsoft Lab
    • Video Khoa học
  • Ô tô, Xe máy
    • Giấy phép lái xe
  • Làng Công nghệ
    • Tấn công mạng
    • Chuyện công nghệ
    • Công nghệ mới
    • Trí tuệ nhân tạo [AI]
    • Anh tài công nghệ
    • Bình luận công nghệ
    • Tổng hợp
  • Học CNTT
    • Quiz công nghệ
    • Microsoft Word 2016
    • Microsoft Word 2013
    • Microsoft Word 2007
    • Microsoft Excel 2019
    • Microsoft Excel 2016
    • Hàm Excel
    • Microsoft PowerPoint 2019
    • Microsoft PowerPoint 2016
    • Google Sheets - Trang tính
    • Photoshop CS6
    • Photoshop CS5
    • HTML
    • CSS và CSS3
    • Python
    • Học SQL
    • Lập trình C
    • Lập trình C++
    • Lập trình C#
    • Học HTTP
    • Bootstrap
    • SQL Server
    • JavaScript
    • Học PHP
    • jQuery
    • Học MongoDB
    • Unix/Linux
    • Học Git
    • NodeJS

Giới thiệu | Điều khoản | Bảo mật | Hướng dẫn | Ứng dụng | Liên hệ | Quảng cáo | Facebook | Youtube | DMCA

Giấy phép số 362/GP-BTTTT. Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 30/06/2016. Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN MẠNG TRỰC TUYẾN META. Địa chỉ: 56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: 024 2242 6188. Email: info@meta.vn. Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Ngọc Lam.

Bản quyền © 2003-2022 QuanTriMang.com. Giữ toàn quyền. Không được sao chép hoặc sử dụng hoặc phát hành lại bất kỳ nội dung nào thuộc QuanTriMang.com khi chưa được phép.

Chủ Đề