Tỷ giá hối đoái của Việt Nam năm 2022

VŨ HOÀNG GIANG

Nhiều yếu tố thuận chiều

Theo các chuyên gia kinh tế, công tác điều hành tỷ giá của NHNN trong năm 2021 có rất nhiều yếu tố thuận chiều dù bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp. Thứ nhất, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã tuyên bố bắt đầu cắt giảm quy mô chương trình mua tài sản từ đầu tháng 11. Đây là động thái đầu tiên của FED trong việc “hãm dòng chảy” sự hỗ trợ khổng lồ mà cơ quan này đã dành cho thị trường và nền kinh tế trong đại dịch Covid-19. Theo đó, FED sẽ giảm mỗi tháng 15 tỷ USD trong quy mô của chương trình. Trước khi cắt giảm, chương trình có quy mô 120 tỷ USD mỗi tháng. Nhiều ngân hàng trung ương khác tại Liên minh châu Âu, hay Vương quốc Anh cũng khẳng định chưa vội tăng các mức lãi suất điều hành.

Thứ hai, cán cân thương mại hàng hóa Việt Nam xuất siêu trở lại trong tháng 9 với giá trị 360 triệu USD và tiếp tục đạt 1,1 tỷ USD trong tháng 10, đã kéo mức nhập siêu 10 tháng đầu năm 2021 xuống còn 1,45 tỷ USD. 

Thứ ba, trong tuần đầu tháng 11, NHNN đã mua vào khoảng gần 1,3 tỷ USD tăng cường dự trữ ngoại hối ở mức giá 22.750 VND/USD trước khi giảm giá mua vào xuống 22.650 VND/USD. Điều này cũng cho thấy nguồn cung USD trên thị trường Việt Nam hiện khá dồi dào. 

Trước đó, ngày 11/8/2021, NHNN đã điều chỉnh giá niêm yết mua vào USD với bước giảm mạnh chưa từng có trong nhiều năm gần đây, trong chuỗi mua ròng ngoại tệ đặc biệt mạnh kể từ năm 2016 cũng như trong các phương thức giao dịch mà cơ quan này áp dụng. Cụ thể, mức giá mua vào USD của Sở Giao dịch NHNN đã lùi về mức 22.750 VND/USD, tức giảm tới 225 VND so mức áp dụng liền trước đó, ngày 8/6/2021 đã giảm giá mua ngoại tệ xuống 22.975 VND/USD.

Góp phần ổn định nền kinh tế

Giới phân tích nhận định, một phần sự chủ động, linh hoạt trong công tác điều hành tỷ giá có được là kết quả khá khả quan trong các hoạt động tương tác của mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ. Cụ thể, Việt Nam đã khá mạnh mẽ, chủ động trong việc gỡ bỏ mối hoài nghi “thao túng tiền tệ” cách đây ít lâu từ phía đối tác.

Minh chứng rõ nét nhất là việc ngày 19/7/2021, Mỹ đã chính thức đưa ra kết luận về mối hoài nghi trên và khẳng định sẽ không có các biện pháp hạn chế thương mại đối với Việt Nam, liên quan quan ngại vấn đề “thao túng tiền tệ” kéo dài hơn hai năm trước đây.

Bên cạnh đó, NHNN dù vẫn có nhu cầu tăng dự trữ ngoại hối nhưng chỉ mua với mức giá ngày càng thấp hơn so trước kia và là mua có điều kiện. Dự trữ ngoại hối cập nhật gần nhất đã vượt mốc hơn 100 tỷ USD, chưa tính đến 7 - 8 tỷ USD đã mua được từ đầu năm đến nay ở các hợp đồng kỳ hạn đã thực hiện vào đầu quý III/2021, theo đó nâng mức dự trữ ngoại hối của Việt Nam bảo đảm an toàn cao hơn chuẩn của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). 

Chuyên gia kinh tế cao cấp của Văn phòng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Dorsati Madani đánh giá, năm 2020, Việt Nam nhận 17 tỷ USD kiều hối, tiếp tục nằm trong nhóm 10 nước nhận kiều hối lớn nhất thế giới. Việt Nam duy trì được vị thế tích cực với dự trữ ngoại hối tăng lên trong nửa đầu năm 2021, riêng giai đoạn tháng 12/2020 đến tháng 4/2021, Việt Nam tích lũy được thêm sáu tỷ USD dự trữ ngoại hối. Lượng kiều hối năm 2021 có thể sẽ không suy giảm so năm 2020. 

Việc điều chỉnh hình thức can thiệp mua ngoại tệ giao ngay (giảm VND) khiến tỷ giá VND/USD trên các thị trường LNH, thị trường 1, thị trường phi chính thức cũng theo xu thế giảm. Hành động điều chỉnh giá mua của NHNN tác động tích cực đến tình hình nhập khẩu, bảo đảm sản xuất của nền kinh tế được ổn định, không bị đứt gãy trong bối cảnh đại dịch.

Việc NHNN trở lại mua ngoại tệ giao ngay như trên có chủ ý tạo nguồn tiền cung ứng mới và tức thời cho thị trường, thêm điều kiện tạo nguồn vốn dồi dào và bình ổn lãi suất, hoặc tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại hạ được tiếp lãi suất, nới lỏng tiền tệ hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Mặt khác, với lượng kiều hối và số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào Việt Nam lớn, nên lượng USD ngoài ngân hàng và nhu cầu găm giữ ngoại tệ, đặc biệt là USD tăng cao. Hiện tại, NHNN duy trì mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng USD là 0%. Mức lãi suất này rất kém hấp dẫn nếu so mức lãi suất tiền gửi bằng VND tại các ngân hàng thương mại (đơn cử, kỳ hạn một năm dao động từ khoảng 5% đến 7%). Việc điều chỉnh giảm giá mua USD của NHNN khiến cho USD kém hấp dẫn trong mắt người dân, doanh nghiệp đang nắm giữ USD, cũng là cơ hội để Việt Nam loại trừ tình trạng “đô-la hóa” nền tài chính và kinh tế.

Về vấn đề này, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú nêu rõ, thực tế, niềm tin vào giá trị của đồng nội tệ được cải thiện, tình trạng găm giữ ngoại tệ đang trên đà giảm. Việc NHNN chủ động điều hành chính sách tiền tệ cũng như dự trữ ngoại hối là một trong những điều kiện quan trọng góp phần ổn định vĩ mô và nền kinh tế.

Năm 2021, dù dịch bệnh khó khăn, hầu hết các đồng tiền trên thế giới và khu vực bị mất giá, thì VNĐ vẫn là một trong số ít đồng tiền lên giá so với đồng tiền có giá trị tham chiếu là USD. Điều này cho thấy niềm tin vào VNĐ đang ngày được củng cố nhờ sự điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

  • Đồng Việt Nam ổn định trước “sóng gió” đại dịch

Ngày 12/11/2021, VNĐ đã chính thức chạm điểm mạnh mất, khi tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng giảm về mức 22.655 đồng/USD so với mức 23.085 đồng/USD ghi nhận vào đầu năm. Đồng nghĩa, đến giữa tháng 11, VND đã tăng giá gần 1,9% so với USD. Như vậy, trong suốt 11 tháng đầu năm, VNĐ đã ghi nhận xu hướng tăng giá so với USD, nói cách khác, tỷ giá USD/VND đã suy yếu bất chấp chỉ số US Dollar Index – thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh - liên tục leo dốc trên thị trường quốc tế (tăng 6,7%). Với mức tăng này, cho dù trong tháng cuối cùng của năm 2021, VNĐ đã đảo chiều giảm giá so với USD sau một loạt đợt điều chỉnh tỷ giá trung tâm của NHNN cùng với nhu cầu mua ngoại tệ từ nhóm khách hàng doanh nghiệp và hoạt động giao dịch ngân hàng tăng cao, thì vị thế của VNĐ vẫn được khẳng định trên bản đồ tài chính khu vực.

Trong báo cáo tổng kết năm, NHNN đã khẳng định thị trường ngoại tệ, tỷ giá tiếp tục giữ vững sự ổn định. “NHNN sẵn sàng bán can thiệp ngoại tệ khi tâm lý thị trường diễn biến bất lợi; mua ngoại tệ khi nguồn cung ngoại tệ dồi dào, đảm bảo thanh khoản thị trường thông suốt ngay cả khi thị trường quốc tế biến động mạnh, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của nền kinh tế được đáp ứng đầy đủ; dự trữ ngoại hối nhà nước được củng cố. Thị trường vàng trong nước tiếp tục tự điều tiết tốt, biến động của giá vàng không ảnh hưởng tới biến động của tỷ giá, thị trường ngoại hối cũng như nền kinh tế vĩ mô”, NHNN cho biết.

Đánh giá về sự ổn định của VNĐ, giới phân tích cho rằng, NHNN đang điều hành tỷ giá một cách linh hoạt theo quy luật cung cầu của thị trường ngoại hối hơn. Trong một báo cáo phân tích của mình, Công ty Chứng khoán SSI đưa ra nhìn nhận, về cơ bản, VNĐ vẫn cho thấy sức mạnh của mình thông qua nguồn cung ngoại tệ vào Việt Nam vẫn duy trì tích cực khi cán cân thương mại thặng dư bên cạnh dòng vốn FDI giải ngân và dòng tiền kiều hối khả quan.

Ngoài ra, dòng vốn gián tiếp thông qua các thương vụ M&A cũng duy trì tốt đã trợ giúp cho nguồn cung này. Về phía cầu, niềm tin của người dân vào VND được củng cố khi lạm phát duy trì ở mức thấp dưới 2% đã giúp hạn chế tình trạng găm giữ ngoại tệ. Cùng chung quan điểm, ông Ngô Đăng Khoa, Giám đốc Khối ngoại hối, thị trường vốn và Dịch vụ chứng khoán của HSBC cho rằng, trong năm 2021, những cam kết của NHNN trong việc đẩy mạnh các thay đổi về chính sách ngoại hối và tỷ giá hối đoái mạnh hơn là một trong những tác nhân chính cho xu hướng tỷ giá thời gian vừa qua.

Ngoài ra, bên cạnh vai trò điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt của NHNN nhằm góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, VND trở thành đồng tiền tăng giá mạnh thứ hai khu vực trong năm nay còn đến từ những yếu tố thị trường và kinh tế vĩ mô như dòng vốn đầu tư nước ngoài chuyển vào Việt Nam ổn định; tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa cả năm về đích với con số kỷ; kiều hối vẫn giữ đà tăng tích cực, đạt 12,5 tỷ USD - đây là mức tăng trưởng khá ấn tượng trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát và diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế thế giới gần hai năm qua và khiến dòng kiều hối toàn cầu suy giảm mạnh.

Với những tiềm lực này, bên cạnh kinh nghiệm điều hành, thị trường ngoại hối trong nước có khả năng đứng vững khi Việt Nam có một “tấm nệm” rất an toàn khi có trong tay khoảng 105 tỷ USD dự trữ ngoại hối - một con số cao kỷ lục từ trước đến nay. Cũng với mức dự trữ ngoại hối này, Việt Nam chứng tỏ được với nhà đầu tư về khả năng giữ ổn định thị trường không chỉ bằng chính sách kiên định, mà chính bằng nguồn lực thực sự. Vì vậy, bất chấp thế giới biến động, vốn đầu tư nước ngoài vẫn đổ vào Việt Nam, người dân vàdoanh nghiệp vẫn tin tưởng gửi tiền vào hệ thống ngân hàng.

  • Tỷ giá hối đoái của Việt Nam năm 2022
    Đồng Việt Nam ổn định trước “sóng gió” đại dịch

Hà An

Cuối năm 2021, tỷ giá USD/VND ghi nhận đợt tăng giảm thất thường với biên độ lớn. Giới chuyên môn cho rằng, đây là dự báo trước cho một năm 2022 đầy vất vả của Ngân hàng Nhà nước trong việc điều hành chính sách tỷ giá.

Thực tế, ngay từ tháng đầu tiên của năm 2022, Ngân hàng Nhà nước đã phải điều chỉnh giảm 100 VND ở chiều mua và cùng đó, ban hành chính sách bán ngoại tệ kỳ hạn 3 tháng có huỷ ngang với giá 23.050 VND/USD (thấp hơn 100 VND so với trước đó).

Trong khi, năm 2021, đến tận tháng 6 nhà điều hành tiền tệ mới phải điều chỉnh giá mua USD, hay chỉ giảm giá bán USD một lần duy nhất tại tháng cuối năm.

NHẬN DIỆN NHỮNG THÁCH THỨC

Động thái điều chỉnh chính sách tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước ngay từ đầu năm có vẻ như làm dịu thị trường trước bối cảnh tỷ giá USD/VND rục rịch tăng mạnh. Cụ thể, sau khi đi ngang ở nửa đầu tháng 1/2022, giá USD liên ngân hàng đột ngột bật mạnh, tăng hơn 0,4% chỉ trong 2 phiên giao dịch tiếp đó. Yếu tố gây tác động mạnh được cho là sự thay đổi bất ngờ trong nhu cầu USD của các khách hàng và Kho bạc Nhà nước đấu thầu mua USD.

Gần như ngay lập tức, tỷ giá trong nước nhanh chóng hạ nhiệt sau động thái điều chỉnh trên nhưng không kéo dài được lâu trước khi bước vào một cơn sóng mới. Tính tới cuối tháng 2/2022, tỷ giá trung tâm và tỷ giá USD/VND giao dịch thực tế tại ngân hàng thương mại có chung xu hướng tăng so với tháng trước, lần lượt ở mức 0,18% và 0,69%.

Tỷ giá hối đoái của Việt Nam năm 2022

Trao đổi với VnEconomy, các chuyên gia lưu ý đến 5 nguyên nhân dẫn đến diễn biến nêu trên.

Thứ nhất, số liệu từ Bộ Lao động Mỹ cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở Mỹ tăng 0,6% vào tháng 1/2022, sau khi tăng 0,6% hồi tháng 12/2021. Theo đó chỉ số này đã tăng tới 7,5% trong vòng 12 tháng tính đến hết tháng 1/2022, mức tăng cao nhất trong vòng 40 năm qua kể từ năm 1982. Số liệu này cũng đánh dấu tháng thứ tư liên tiếp tăng chỉ số giá tiêu dùng hàng năm vượt quá 6%.

Với việc chỉ số CPI tăng lên mức cao mới, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chắc chắn sẽ tìm cách thắt chặt chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát vào cuối năm nay. Thậm chí, nhiều nhà phân tích còn cho rằng, trong bối cảnh lạm phát tăng nóng như vậy, khả năng cao Fed sẽ tăng lãi suất với mức độ nhiều hơn và sớm hơn so với dự kiến ban đầu.

Các kỳ vọng về đợt tăng lãi suất dần được phản ánh vào lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ. Trong đó, lợi suất kỳ hạn 2 năm tăng với tốc độ nhanh chóng mặt, sức mạnh đồng USD theo đó cũng được củng cố.

Thứ hai, căng thẳng địa chính trị giữa Nga – Ukraine khiến thị trường tài chính thế giới chao đảo. Trên thị trường ngoại hối, các đồng chủ chốt có tính trú ẩn cao như Yên Nhật, USD, Franc Thụy Sĩ... ngay trong ngày 24/2 tăng 1% - 1,25% so với ngày 23/2. Trong khi đó, từ đầu năm đến 23/2 vừa qua, các đồng tiền trên chỉ biến động nhẹ trong biên độ 0,4-0,5%.

Cập nhật mới nhất của nhóm nghiên cứu một ngân hàng lớn cho thấy, sự trừng phạt của EU và Mỹ đã tạo nên cú sốc đối với thị trường tài chính Nga và thế giới. Đáng chú ý, đồng USD mạnh lên rất nhiều khi mà tính từ 25/2/2022 đến nay, giá trị nhiều đồng tiền đã giảm từ 1,2 đến 1,5% so với đồng USD; trong đó; đồng Ruble so với USD giảm 30%.

Về triển vọng , nhiều chuyên gia nhận định thị trường ngoại hối dự báo vẫn có thể biến động với biên độ lớn trong thời gian tới nếu căng thẳng không dịu bớt. Và như vậy, tương quan tỷ giá cặp VND/USD sẽ dồn áp lực lên chính sách điều hành của Ngân hàng Nhà nước.

Thứ ba, giá vàng trong nước điều chỉnh tăng mạnh và nới rộng chênh lệch giữa vàng trong nước với vàng thế giới lên hơn 17 triệu đồng/lượng. Với mức chênh lệch quá lớn, tình trạng gom USD để buôn lậu vàng là hiện hữu.

Thứ tư, theo Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2022, cán cân thương mại Việt Nam đang nhập siêu 0,9 tỷ USD. Trong khi đó, giai đoạn cao điểm của nguồn kiều hối đã trôi qua.

Thứ năm, nhu cầu mua ngoại tệ kỳ hạn của doanh nghiệp có xu hướng gia tăng cục bộ trước khả năng Fed sẽ tăng mạnh lãi suất.

Theo ông Ngô Đăng Khoa, Giám đốc toàn quốc khối ngoại hối, thị trường vốn và dịch vụ chứng khoán, HSBC Việt Nam đánh giá, năm 2022 có thể là một năm nhiều biến động cho tỷ giá trong khu vực châu Á nói chung và VND nói riêng.

“Trong ngắn hạn, áp lực giảm giá của VND đang rất hiện hữu do những thay đổi về chính sách tiền tệ của Fed, cùng với rủi ro về tăng trưởng toàn cầu chậm lại cũng như căng thẳng địa chính trị Nga – Ukraine đang diễn ra”, ông Khoa nói.

PHẢI THÍCH ỨNG ĐỂ BÌNH ỔN

Tuy nhiên, ông Khoa cũng cho rằng, chính sách tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước tiếp tục được vận động theo hướng linh hoạt, thích ứng với những biến số mới trên thị trường sẽ giúp xu hướng trung và dài hạn của tỷ giá ổn định hơn.

“Ít nhất, những biến động tỷ giá từ năm ngoái đến nay đều được chính sách tỷ giá xoa dịu thông qua việc thay đổi giá mua và giá bán USD tại Sở giao dịch. Vai trò điều hành của Ngân hàng Nhà nước đang được thể hiện nhiều hơn”, ông Khoa nhấn mạnh.

Theo thống kê, những yếu tố về chính trị chỉ khiến tỷ giá biến động trong ngắn hạn, sau đó mức biến động sẽ thu hẹp lại trong trung hạn và quay về trạng thái cân bằng.

Chung quan điểm, về tính ổn định của VND, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích Khối khách hàng cá nhân Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam cho rằng, các tác động ngắn hạn đối với tỷ giá không quá mạnh (biến động dưới 2%) nhờ vào nguồn dự trữ ngoại tệ dồi dào và cán cân thương mại sẽ nhanh chóng được cải thiện khi xuất khẩu hồi phục.

Về xung đột kéo dài tại Ukraine, ông Minh cho biết bản chất các xung đột chính trị sẽ mang tính chất tâm lý nhiều hơn tác động về mặt vĩ mô. Theo đó, việc này sẽ tác động trực tiếp lên các đồng tiền, đặc biệt là đồng Ruble của Nga, đồng thời giúp đồng USD tăng mạnh hơn và có lợi thế hơn các đồng tiền mới nổi.

“Việc này có ảnh hưởng đến tỷ giá trong ngắn hạn. Tuy nhiên, theo thống kê, những yếu tố về chính trị chỉ khiến tỷ giá biến động trong ngắn hạn, sau đó mức biến động sẽ thu hẹp lại trong trung hạn và quay về trạng thái cân bằng”, ông Minh đánh giá.

Ở góc nhìn khác, nhóm nghiên cứu phân tích của Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhìn nhận, trong ngắn hạn dường như lộ trình tăng lãi suất của Fed đã được phản ánh vào thị trường.

Vì vậy, rủi ro từ việc thắt chặt chính sách tiền tệ của Fed được kỳ vọng sẽ giảm bớt khi Fed chính thức đưa ra được lộ trình cụ thể hơn trong cuộc họp vào tháng 3 này.

“Chúng tôi cho rằng chênh lệch dương giữa lạm phát Mỹ và lạm phát của Việt Nam đang là một điểm thuận lợi đối với việc điều hành chính sách tiền tệ trong nước”.

Nhóm nghiên cứu VDSC.

Thêm vào đó, việc điều chỉnh lãi suất của Fed trong giai đoạn sắp tới có nhiều điểm khác biệt so với các lần điều chỉnh nâng lãi suất trong quá khứ. Có vẻ như lần này, Fed đã chậm bước trong việc đối phó với lạm phát tăng cao. Bài toán nâng lãi suất trong năm 2022 là rất thách thức khi kinh tế Mỹ được dự báo tăng trưởng chậm lại và lạm phát thì duy trì ở mức cao trong thời gian dài.

Ngoài ra, Việt Nam đang lệch pha về chính sách và tăng trưởng so với các quốc gia phát triển. Việt Nam cũng khác với Trung Quốc vì ít có dư địa để kích thích tăng trưởng. Việc cố gắng duy trì ổn định các yếu tố như tỷ giá, lãi suất và lạm phát sẽ là ưu tiên của các nhà điều hành để đối phó với rủi ro từ bên ngoài.

“Nhìn chung, với những kỳ vọng mới về triển vọng nâng lãi suất của Fed, chúng tôi cho rằng áp lực đối với tỷ giá USD/VND sẽ có xu hướng tăng nhưng vẫn trong biên độ kiểm soát khoảng +1% trong năm 2022. Áp lực lên tỷ giá tăng vì đồng USD có xu hướng tăng giá trở lại. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là Việt Nam vẫn có những tấm đệm an toàn như dự trữ ngoại hối, cán cân thanh toán được hỗ trợ bởi thặng dư thương mại được duy trì và kiều hối liên tục gia tăng”, nhóm chuyên gia VDSC nhận định.