Uống nước lá mơ hàng ngày có tốt không

Lá mơ là một gia vị, một loại rau ăn kèm quen thuộc với mọi gia đình. Lá mơ được biết đến với rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ khiến bạn phải bất ngờ về nhiều lợi ích của lá mơ.

Mục lục

Uống nước lá mơ hàng ngày có tốt không

1. Một số thông tin khoa học về lá mơ

1.1. Thông tin khoa học

  • Tên khoa học: Paederia tomentosa L.
  • Họ: Cà phê Rubiaceae
  • Tên khác: Mơ tam thể, lá thúi địch, mơ tròn, ngưu bì đống, mơ leo, dây mơ lông

Uống nước lá mơ hàng ngày có tốt không

1.2. Đặc điểm thực vật học và bộ phận dùng

Cây lá mơ được nhận biết với những đặc điểm:

  • Thuộc dạng thân leo. Toàn thân cây khi vò nát sẽ bốc mùi thối khó chịu.
  • Cây có hình trứng hay mác dài, gốc lá tròn hay hình tim, cuống dài, mặt lá hay bị nấm Aeciidim paederiae ăn hại. 
  • Hoa màu tím nhạt, tràng hình ống mọc thành xim kép ở kẽ lá hoặc đầu cành.
  • Quả hình cầu có đài màu vàng nâu. 

Hiện tại Việt Nam có khoảng 5 loại cây lá mơ khác nhau. Trong đó, lá mơ lông được sử dụng phổ biến nhất.

Ngoài lá được sử dụng nhiều nhất thì thân và rễ cũng là vị thuốc.

Lá mơ được thu hái bất kỳ thời điểm nào trong năm. Lá đem về sẽ được đem sử dụng ngay ở dạng tươi hoặc phơi khô với số lượng lớn dùng dần.

Phần thân, rễ cũng được đem cắt ngắn. Dùng tươi hoặc phơi khô.

1.3. Thành phần hóa học

Uống nước lá mơ hàng ngày có tốt không

  • Chứa nhiều tinh dầu, trong đó bao gồm các chất như: Bisulfur carbon, alcaloid, paederin, scanderoside, sulfur dimethyl disulfit
  • Giàu vitamin C và beta-carotene
  • Chứa Alkaloid có khả năng chống oxy hóa cao cho cơ thể. 
  • Methyl mercaptan tạo nên mùi đặc trưng của lá mơ. 
  • ‘Thành phần paederin (alkaloid) cũng thể hiện hoạt tính an thần nhẹ đối với hệ thần kinh của người.

1.4. Công dụng

Theo y học cổ truyền, lá mơ có tác dụng: thanh nhiệt, giải độc, khu phong, lợi thấp, kích thích tiêu hóa, kháng viêm, giảm đau, hoạt huyết, tiêu sưng, giảm ho. Lá mơ thực sự có những công dụng tuyệt vời mà ông cha đi trước đã ứng dụng và được y học hiện đại chứng minh.

2. 7 Lợi ích bất ngờ của lá mơ với sức khỏe tiêu hóa

2.1. Lá mơ chữa chướng bụng khó tiêu

Lá mơ vẫn được sử dụng làm rau ăn kèm với những thực phẩm nhiều đạm, giàu protein như thịt chó, thịt bò, thịt dê,… nhằm mục đích giảm tình trạng khó tiêu của các loại thực phẩm này. 

Uống nước lá mơ hàng ngày có tốt không

Sở dĩ có được tác dụng này là vì lá mơ có tính mát giúp thanh nhiệt, kích thích tiêu hóa. Không chỉ dùng để ăn kèm, lá mơ còn được dùng để trị chướng bụng khó tiêu rất hữu hiệu.

  • Cách 1: Rửa sạch lá mơ và ăn kèm với cơm như rau thông thường
  • Cách 2: Giã nát lấy nước. Có thể uống kèm với nước lọc hoặc nước hoa quả để át mùi vị. Cách này sẽ có hiệu quả ngay tức thì. Không chỉ có tác dụng giảm tình trạng khó chịu mà nó còn giúp nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, lợi tiểu, làm tăng vị giác.

2.2. Lá mơ có khả năng trị tiêu chảy

Các nhà nghiên cứu cho biết hoạt chất sulfur, dimethyl disulphid trong lá mơ có tác dụng tương tự như kháng sinh. Nó giúp kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh ở đường ruột. Hoạt chất này kìm hãm sự phát triển của các vi khuẩn có hại, góp phần cân bằng được hệ vi sinh đường ruột. 

Khi kết hợp với nụ sim với hoạt chất tanin lại càng nhanh chóng kìm được tiêu chảy. Cách sử dụng

Cách làm:

  1. Lá mơ và nụ sim đem rửa sạch rồi xay nhuyễn.
  2. Sau đó đun sôi cùng với 500ml nước, đến khi còn 150-200ml.
  3. Lọc bã chắt lấy nước uống.

Lưu ý: Uống khi hãy còn ấm nóng để đạt hiệu quả tốt hơn.

» Xem thêm: 10 điều mẹ cần biết khi trẻ bị tiêu chảy

2.3. Điều trị đau nhức xương khớp, phong thấp ở người già

Theo y học cổ truyền, lá mơ có tác dụng kháng viêm, giảm đau, hoạt huyết, tiêu sưng vì vậy mà được sử dụng để điều trị đau nhức xương khớp và phong thấp.

Uống nước lá mơ hàng ngày có tốt không

Người cao tuổi thường mắc các bệnh đau mỏi xương khớp do thoái hóa đốt sống, gai cột sống, đau các khớp gối. Có thể dùng lá mơ theo các cách sau kết hợp với việc ăn uống điều độ và thường xuyên tập thể dục có thể sẽ giúp cải thiện tốt tình trạng này.

  • Cách 1: Nấu thân và lá mơ lấy nước uống vài lần trong ngày
  • Cách 2: Giã nát lá mơ, thêm một ít rượu và nước sôi vào, trộn đều. Chắt nước uống
  • Cách 3: Dùng 1kg thân và lá mơ khô đem ngâm với 2 lít rượu. Để khoảng 10 ngày có thể uống được. Mỗi ngày dùng 1 – 2 ly hoặc lấy rượu lá mơ thoa bóp bên ngoài khớp bị đau.

2.4. Chữa lỵ trực trùng Shiga:

Lá mơ được dùng để chữa lỵ trực trùng Shiga. Hiệu quả đạt được ở giai đoạn đầu khi bệnh nhân đi đại tiện nhiều lần và phân có nhầy hoặc lẫn máu.

Cách dùng:

  1. Cho 30-50g lá mơ rửa sạch trộn với trứng gà. Bọc vào lá chuối đem nướng hoặc áp chảo cho thơm. 
  2. Ngày ăn 2-3 lần, trong 5-8 ngày 

Uống nước lá mơ hàng ngày có tốt không

Ngoài ra còn có có thể áp dụng các cách khác như:

  • Cách 1: Xay 60g lá mơ lông với 1 bát nước ấm và vài hạt muối ăn. Lọc nước uống trước bữa ăn
  • Cách 2: Dùng lá mơ lông và lá phèn đen mỗi thứ 1 nắm. Giã lấy nước cốt uống ngày 2 – 3 lần.
  • Cách 3: Dùng lá mơ và lá cổ trâu mỗi loại 20g, lá lốt và nụ sim mỗi loại 10g. Đem hỗn hợp trên sắc cùng 700ml nước lấy 200ml. Chia uống 2 lần.
  • Cách 4: Chuẩn bị 30g lá mơ, 20g mã xì hiện, 25g cỏ sữa, 5g sơn kỳ lương, 5g bạch thược, vỏ măng cụt và hạt cau khô mỗi loại 10g rồi đem sắc uống 

» Xem thêm: Bật mí cách vượt qua tình trạng rối loạn tiêu hóa, phân sống ở trẻ sơ sinh

2.5. Chữa tiêu chảy do nhiệt nhờ lá mơ

Tiêu chảy do nhiệt với các biểu hiện: Tiêu chảy dữ dội, đau thắt bụng, chướng bụng, buồn nôn, phân có mùi hôi tanh khó chịu,… nguyên nhân do sự xâm nhập của vi khuẩn có hại.

Lá mơ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc kìm tiêu chảy rất tốt, hỗ trợ điều trị trong trường hợp này vô cùng hiệu quả.

Cách làm: Dùng 16g lá mơ, 8g nụ sim đem sắc với 50ml nước, lấy 200ml. Uống trong ngày, mỗi lần 100ml.

2.6. Trị giun sán

Lá mơ còn được dùng để tẩy giun sán. 

Cách dùng: 

  • Cách 1: Giã nát 50g lá mơ lông tươi, vắt lấy nước. Thêm một chút muối, uống vào buổi sáng lúc đói. 
  • Cách 2: Lấy cả lá và ngọn mơ cho vào nước sôi để nguội, trước khi đi ngủ dùng nước này thụt hậu môn sẽ trị được giun kim.

Lá mơ còn được dùng như một cách tẩy giun bằng dược liệu trong dân gian được dụng rất hay và dễ. 

Cách làm: 

  1. Đem hỗn hợp: 50g lá mơ, 50g bột hạt trâm bầu và 100g bột nếp với 1 ít nước, vo viên, hấp cách thủy cho chín. Ăn vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.
  2. Lưu ý: không ăn thêm gì khác mà nhịn đến trưa. Thực hiện liên tục 3 – 5 ngày sẽ giúp làm sạch giun trong đường ruột.

2.7. Hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích (đi ngoài nhiều lần, đi liên tục)

Triệu chứng này tuy không nguy hiểm nhưng gây nhiều khó chịu, phiền toái cho người bệnh. 

Cách làm: 

  1. Lá mơ lông từ 40-100g rửa sạch, băm nhỏ
  2. Gừng tươi 10g giã, lọc lấy nước
  3. Thêm 1 lòng đỏ trứng gà.
  4. Sau đó trộn đều hỗn hợp, đem hấp cách thủy cho chín rồi ăn khi còn nóng.

Uống nước lá mơ hàng ngày có tốt không

2.8. Lá mơ hỗ trợ chống suy dinh dưỡng ở trẻ

Lá mơ kích thích tiêu hóa, lại tăng cảm giác ăn ngon và thèm ăn. Mẹ có thể chế biến với thực phẩm khác để cho bé ăn. Không chỉ trẻ nhỏ mà người lớn ăn cũng có được hiệu quả tương tự. 

Cách làm: 

  1. Lấy 20g rễ cây mơ và 1 cái dạ dày lợn, đem hầm nhừ, thêm gia vị vừa ăn rồi cho trẻ ăn, 2 tháng cho trẻ ăn 1 lần.
  2. Lá mơ chưng cùng với trứng gà. Một quả trứng gà và lá mơ đem cắt mỏng thêm gia vị muối và tiêu bắc vừa ăn, rồi đem chưng, hấp chín. 

3. Lưu ý khi sử dụng lá mơ 

Lá mơ được đánh giá là khá an toàn khi dùng theo đường uống và đường bôi ngoài da. Tuy nhiên không nên vì quá lạm dụng các công dụng của nó là trở nên quá lạm dụng. Bạn cần chú ý:

  • Hỏi ý kiến chuyên gia, bác sĩ trước khi sử dụng
  • Sử dụng lá mơ sạch để làm thuốc. Dù ăn sống, đắp ngoài hay sắc nước uống cũng nên ngâm với nước muối khoảng 20 phút để khử khuẩn.
  • Dùng đúng liều lượng được khuyến cáo hoặc theo hướng dẫn của thầy thuốc
  • Không dùng lá mơ nếu bạn bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của loại lá này.

Tóm lại, lá mơ có nhiều công dụng với sức khỏe, đặc biệt là với sức khỏe tiêu hóa. Việc sử dụng lá mơ đã được nghiên cứu qua nhiều các công trình. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào rối loạn tiêu hóa cũng có thể áp dụng. Vì vậy, trước khi sử dụng, cha mẹ hãy lắng nghe tư vấn của các bác sĩ hoặc chuyên gia để đạt được hiệu quả cao nhất.

Uống nước lá mơ sống có tác dụng gì?

Theo y học cổ truyền, lá mơ có vị đắng, tính mát. Lá mơ thường được sử dụng để chữa các chứng phong thấp, đau nhức, đau bụng, kiết lỵ, phù thũng, đầy bụng, ho đàm, viêm phế quản, chậm tiêu, trẻ nhỏ suy dinh dưỡng (cam tích, gan, lách sưng to, trúng độc, thoát giang (sa trực tràng), mụn nhọt mọc ở lưng,...

Lá mơ lông có tác dụng chữa bệnh gì?

Cây mơ lông cho vị thuốc quý trị nhiều bệnh. Trong cây chứa một tinh dầu rất hăng mùi bisunfua cacbon. Cây mơ lông có tính bình, mát, vị ngọt và đắng nhẹ. Trong Đông y, lá mơ lông có tác dụng khu phong, tiêu thũng, giải độc, lợi thấp, giảm ho, kích thích lưu thông máu, giảm đau và tiêu thực.

Lá mơ lá lá gì?

Lá mơ lông không chỉ loại rau đơn thuần mà còn vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm đau và hiệu quả trong điều trị tiêu chảy, kiết lỵ và đau nhức xương khớp. Tên gọi khác: thúi địch, ngưu bì đống, tam thể, leo, dây lông.

Lá mơ có hại gì?

Bề mặt lá mơ lông chứa nhiều vi khuẩn có hại cho sức khỏe: lá mơ chứa 90% các loại vi khuẩn mà khó rửa sạch chỉ với nước, chính vì vậy khi sử dụng cần rửa kỹ và ngâm với nước rửa rau chuyên dụng.