Ưu điểm của tạo giống bằng phương pháp đột biến

Một nội dung quan trọng nữa trong chuyên đề Di truyền học ứng dụng được đề cập đến trong nội dung video bài giảng hôm nay là Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến, mời các em cùng tìm hiểu.  

1. Khái niệm tạo giống bằng phương pháp gây đột biến

* Mỗi một kiểu gen sẽ có một năng suất nhất định, mỗi giống có một năng suất tối đa trong điều kiện nuôi trồng tối ưu.

 Như vậy, mỗi giống sẽ có một mức trần về năng suất ⇒ sử dụng phương pháp gây đột biến để nâng cao mức trần về năng suất của giống.

  • Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến là phương pháp sử dụng tác nhân vật lý hoặc hóa học gây biến đổi vật liệu di truyền của các giống vật nuôi cây trồng nhằm tạo ra các tổ hợp gen mới để đáp ứng nhu cầu thịu hiếu của con người.

2. Quy trình tạo giống bằng phương pháp gây đột biến

2.1. Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến

Chú ý:

  • Loại tác nhân, liều lượng, cường độ, thời gian xử lí mẫu vật để mang lại hiệu quả như mong muốn.
  • Cách chọn mẫu vật gây đột biến.

2.2. Lựa chọn các thể đột biến có kiểu hình mong muốn

Dựa trên các đặc điểm có thể nhận biết được

Đối với vi khuẩn: thường phân lập dựa trên môi trường khuyết dưỡng.

Ví dụ: Dòng vi khuẩn khuyết dưỡng với chất A tức là dòng vi khuẩn này không thể sinh trưởng, phát triển trên môi trường nuôi cấy có chất A.

Sau khi gây đột biến, nuôi cấy trên môi trường thiếu chất A, nếu dòng vi khuẩn nào sinh trưởng, phát triển được chính là dòng vi khuẩn cần tìm.

2.3. Tạo dòng thuần chủng

Cho tự thụ hoặc giao phối gần để tạo tổ hợp, đối với vi khuẩn thì hco nhân lên và tạo dòng đột biến.

Lưu ý: phương pháp tạo giống bằng cách gây đột biến có hiệu quả cao đối với vi sinh vật vì:

  • Chúng có tốc độ sinh sản nhanh
  • Dễ dàng phân lập các dòng đột biến [có hệ gen đơn].

3. Một số thành tựu ở Việt Nam

3.1. Thành tựu trong công tác tạo giống bằng sử dụng tác nhân vật lý

Tác nhân vật lý: Tia gama, tia UV, sôc nhiệt...

Ví dụ: Từ giống lúa Mộc tuyền được xử lý bằng tia gama tạo ra giống lúa MT1, có nhiều đặc tính tốt: chịu phèn, chua, chín sớm, thấp cây, năng suất tăng 15-20%.

Ngô M1 được xử lý tạo ra 12 dòng đột biến, chọn ra giống ngô DT1: chín sớm, năng suất tăng, hàm lượng protein tăng khoảng 1,5%.

3.2. Thành tựu trong công tác tạo giống bằng sử dụng tác nhân hóa học

  • Tác nhân hóa học: conxisin, 5BU, EMS, NMU...
  • Ví dụ:
    • Táo Gia Lộc được xử lý bằng NMU để tạo ra giống táo má hồng, quả to, ngọt hơn,...
    • Sử dụng conxisin tạo ra giống nho, dưa hấu không hạt, giống dâu tằm VH13 3n.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Nêu ưu nhược điểm của phương pháp gây đột biến

Các câu hỏi tương tự

  • Toán lớp 7
  • Ngữ văn lớp 7
  • Tiếng Anh lớp 7

45 điểm

Trần Tiến

Ưu điểm của phương pháp tạo giống bằng đột biến là: A. Dễ thực hiện, có thể dự đoán kết quả khi tiến hành. B. Có thể tạo ra được giống mới mang đặc điểm của 2 loài. C. Có thể tạo ra giống mới có những đăc tính mới khác với tổ tiên.

D. Có thể tạo ra giống mới đồng hợp tất cả các gen.

Tổng hợp câu trả lời [1]

C. Có thể tạo ra giống mới có những đăc tính mới khác với tổ tiên.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Ở loài động vật nào sau đây, máu rời khỏi tâm thất luôn là máu đỏ thẩm? A. Hổ B. Rắn C. Cá chép D. Ếch Câu 3. Khi nói về di truyền ở sinh vật nhân thực, phát biểu nào sau đây đúng? A. Nếu ADN trong nhân bị đột biến sẽ luôn di truyền cho đời con. B. Tất cả các tế bào đều có ADN ti thể và lục lạp. C. ADN luôn có các prôtêin histon liên kết để bảo vệ. D. Quá trình tái bản ADN chủ yếu xảy ra trong nhân.
  • Khi nói về quần thể tự thụ phấn, phát biểu nào sau đây đúng? A. Tự thụ phấn qua nhiều thế hệ luôn dẫn đến hiện tượng thoái hoá giống. B. Tự thụ phấn qua các thế hệ làm tăng tần số của các alen lặn, giảm tần số của các alen trội. C. Quần thể tự thụ phấn thường bao gồm các dòng thuần chủng về các kiểu gen khác nhau. D. Quần thể tự thụ phấn thường đa dạng di truyền hơn quần thể giao phấn ngẫu nhiên.
  • Mức cấu trúc xoắn của nhiễm sắc thể có đường kính 30 nm là A. Sợi ADN. B. sợi cơ bản. C. sợi nhiễm sắc. D. cấu trúc siêu xoắn.
  • Trong tự nhiên bên cạnh những loài có tổ chức phức tạp vẫn còn tồn tại những loài có cấu trúc đơn giản là do: A. Quá trình tiến hóa duy trì những quần thể thích nghi nhất. B. Quá trình tiến hóa tạo nên sự đa dạng loài trong quần thể. C. Quá trình tiến hóa củng cố những đột biến trung tính trong quần thể. D. Quá trình tiến hóa chọn lọc tự nhiên đào thải biến dị có hại.
  • Thuyết tiến hóa tổng hợp được chia thành: A. Tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn. B. Tiến hóa bằng đột biến trung tính, tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn. C. Tiến hóa bằng đột biến trung tính, tiến hóa lớn. D. Tiến hóa bằng đột biến trung tính và tiến hóa nhỏ.
  • . Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau: Thế hệ Kiểu gen AA Kiểu gen Aa Kiểu gen aa F1 0,04 0,32 0,64 F2 0,04 0,32 0,64 F3 0,5 0,4 0,1 F4 0,6 0,2 0,2 F5 0,65 0,1 0,25 Một số nhận xét được rút ra như sau: [1] Tần số alen trội tăng dần qua các thế hệ. [2] Chọn lọc tự nhiên tác động từ F3 đến F4 theo hướng loại bỏ kiểu hình trội. [3] Ở thế hệ F3 có thể đã có hiện tượng kích thước quần thể giảm mạnh. [4] Ở thế hệ F1 và F2 quần thể không chịu sự tác động của các nhân tố tiến hóa. [5] Hiện tượng tự phối đã xảy ra từ thế hệ F3. Số phát biểu đúng là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
  • Đặc trưng di truyền của một quần thể giao phối được thể hiện ở: A. Số lượng cá thể và mật độ quần thể. B. Số loại kiểu hình khác nhau trong quần thể. C. Nhóm tuổi và tỉ lệ giới tính của quần thể. D. Tần số alen và tần số kiểu gen.
  • khuẩn phản nitrat hóa tham gia vào quá trình chuyển hóa A. thành . B. thành . C. thành . D. thành .
  • Xét trình tự nucleotit trên mạch mang mã gốc của 1 gen mã hóa cấu trúc nhóm enzim Đehidrogenaza: Người: ... XGA TGT TGG GTT TGT TGG ... Tinh tinh: ... XGT TGT TGG GTT TGT TGG ... Grorila: ... XGT TGT TGG GTT TGT TAT ... Đười ươi: ... TGT TGG TGG GTX TGT GAT ... Có bao nhiêu nhận xét đúng trong các nhận xét sau? 1. Người và tinh tinh khác nhau 1 nuclêôtit trong đoạn pôli nuclêôtit. 2. Người và tinh tinh khác nhau tối đa 1 axit amin trong chuỗi pôlipeptit được tạo ra từ gen trên. 3. Người và Grôrila khác nhau 3 nuclêôtit trong đoạn poli nuclêôtit. 4. Người và Grôrila khác nhau tối đa là 2 axit amin trong chuỗi pôlipeptit được tạo ra từ gen trên. 5. Người và đười ươi khác nhau tối đa 5 axit amin trong chuỗi pôlipeptit được tạo ra từ gen trên. 6. Trong 3 loài trên, tinh tinh có họ hàng gần với người nhất. 7. Đây là bằng chứng sinh học phân tử chứng minh nguồn gốc chung của sinh giới. A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
  • . Hiện tượng bất thụ đực xảy ra ở một số loài thực vật, nghĩa là cây không có khả năng tạo được phấn hoa hoặc phấn hoa không có khả năng thụ tinh. Gen quy định sự bất thụ đực nằm trong tế bào chất. Nhận xét nào sau đây về dòng ngô bất thụ đực là đúng? A. Cây ngô bất thụ đực nếu được thụ tinh bởi phấn hoa bình thường thì toàn bộ thế hệ con sẽ không có khả năng tạo ra hạt phấn hữu thụ. B. Cây ngô bất thụ đực được sử dụng trong chọn giống cây trồng nhằm tạo hạt lai mà không tốn công hủy bỏ nhụy của cây làm bố. C. Cây ngô bất thụ đực có khả năng sinh sản vô tính mà không thể sinh sản hữu tính do không tạo được hạt phấn hữu thụ. D. Cây ngô bất thụ đực không tạo được hạt phấn hữu thụ nên không có ý nghĩa trong công tác chọn giống.

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 12 hay nhất

xem thêm

Video liên quan

Chủ Đề