Ưu điểm giải bài toán trên máy tính

Bài:6– tiết: 18

Tuần dạy:

Ưu điểm giải bài toán trên máy tính

1.1   Kiến thức:

HS biết:

-   Biết các bước cơ bản khi tiến hành giải bài toán trên máy tính.

2.1   Kỹ năng: Xác định bài toán, biết lựa chọn thuật toán

3.1   Về thái độ:

Biết được khái niệm ngôn ngữ máy, hợp ngữ và ngôn ngữ bậc cao

3.1 Giáo viên: bảng

3.2 Học sinh: Xem trước của bài 7 : “ Phần mềm máy tính

4.1   Ổn định tổ chức và kiểm diện:

4.2         Kiểm tra miệng:

Câu 1: Ưu và nhược điểm của ngôn ngữ máy?

Câu 2: Ngôn ngữ lập trình bậc cao là gì? Nêu ưu điểm?

Trả lời:

Câu 1:

Ngôn ngữ máy: Là ngôn ngữ duy nhất mà  máy tính có thể hiểu và thực hiện được.

Ưu điểm: cho phép khai thác triệt để và tối ưu khả năng của máy.

Nhược điểm: Ngôn ngữ phức tạp, còn phụ thuộc nhiều vào phần cứng, chương trình viết mất nhiều công sức, cồng kềnh và khó hiệu chỉnh

Câu 2:

Ngôn ngữ lập trình bậc cao:

   Là ngôn ngữ ít phụ thuộc vào loại máy, các câu lệnh được viết gần với tự nhiên, tính độc lập cao.

Ưu điểm: ít phụ thuộc vào loại máy, chương trình viết ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nâng cấp.

4.3         Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG BÀI HỌC

HĐ 1:

Bài toán đặt vấn đề: Tìm UCLN của 2 số nguyên dương M,N

Với các giá trị:

M=25 N=10, UCLN(25,10)=5

M=12 N=8, UCLN(12,8)=4

M=8 N=8, UCLN(8,8)=8

GV: Vậy để giải bài toán trên máy tính ta phải làm sao?

GV: Ta tìm hiểu từng bước.

Bước 1: Xác định bài toán:

GV: Xác định bài toán tức là xác định cái gì:

HS: Trả lời: (Xác định Input và Output )

GV: Đúng vậy trước một bài toán ta cần xác định được Input và Output của nó nhằm lựa chọn thuật toán thích hợp.

* Các bước giải quyết bài toán:

Bước1: Xác định bài toán

Xác định Input và Output của bài toán.

VD:

Input: M,N là 2 số nguyên dương

Output: UCLN(M,N)

Giáo viên: Trần Thị Trúc Phương 

 1

GV: Sau khi xác định được Input và Output của bài toán ta sang bước tiếp theo: Lựa chọn và xây dựng thuật toán.

HĐ 2:

GV: Nhắc lại thuật toán là gì?

HS: Là 1 dãy hữu hạn các thao tác được sắp xếp theo 1 trình tự xác định sao cho sau khi thực hiện dãy thao tác đó, từ input của bài toán này ta nhận được output cần tìm

GV: Đối với mỗi bài toán sẽ có nhiều cách giải nên ta có thể lựa chọn thuật toán nào đó phù hợp với bài toán hơn. VD bài toán tìm UCLN có thể dùng hiệu cũa 2 số cũng có thể dùng thường. do đó bài toán không nhất thiết chỉ có một thuật toán

VD: xét vd trên ta chọn cách giải tối ưu để giải

Nếu M=N

-             đúng UCLN=M (hoặc N) kết thúc

-         sai xét: nếu M>N

 đúng M=M-N

 sai N=N-M

quá trình này dược lặp lại cho đến khi M=N

GV: Sau khi chọn được thuật toán thích hợp ta tìm cách biểu diễn thuật toán gọi là diễn tả thuật toán.

GV: Thuật toán này đã học ở bài trước, cho học sinh lên bảng vẽ.

HS: Vẽ vào giấy nháp và 2 em lên bảng vẽ.

GV: Sau khi chọn được thuật toán thích hợp ta tìm cách biểu diễn thuật toán gọi là diễn tả thuật toán.

GV: Thuật toán này đã học ở bài trước, cho học sinh lên bảng vẽ.

HS: Vẽ vào giấy nháp và 2 em lên bảng vẽ.

GV: Có mấy loại ngôn ngữ lập trình.

HS: Trả lời tại chổ.

GV: Nói thêm, trong ngôn ngữ bậc cao cũng có rất nhiều ngôn ngữ như pascal, delph. Basic…

VD:

M=25 N=10, UCLN(25,10)=5

M=12 N=8, UCLN(12,8)=4

M=8 N=8, UCLN(8,8)=8

Bước 2: Lựa chọn và xây dựng thuật toán

a. Lựa chọn thuật toán:

-Mỗi thuật toán chỉ giải 1 bài toán song 1 bài toán thì có nhiều thuật toán để giải. Vậy ta phải chọn thuật toán tối ưu nhất trong các thuật toán đưa ra.

* Thuật toán tối ưu: Là thuật toán có các tiêu chí sau:

-Dể hiểu:

-Trình bài dể nhình.

-Thời gian chạy nhanh.

-Tốn ít bộ nhớ.

b.Biểu diễn thuật toán:

-Đưa ra các bước để giải bài toán.

Theo 2 cách:

Cách 1: Liệt kê các bước

VD: Tìm UCLN(M,N).

-Liệt kê:

B1: Nhập M,N

B2: Nếu M=N thì UCLN = M

B3: Nếu M>N thì M=M-N quay lại B2

B4: Thay N=N-M rồi quay lại B2

B5 Gán UCLN là M. Kết thúc.

Cách 2: Sơ đồ khối

Bước 3:Viết chương trình

Là tổng hợp giữa việc:

+ Lựa chọn cách tổ chức dữ liệu.

+ sử dụng ngôn ngữ lập trình để diễn đạt đúng thuật toán

Bước 4: Hiệu chỉnh

-Sau khi viết xong chương trình cầu phải chạy thử chương trình bằng các dữ liệu đặc trưng. Để phát hiện sai sót để hiệu chỉnh. Gọi là hiệu chỉnh chương trình.

Bước 5: Viết tài liệu

-Viết mô tả chi tiết về bài toán, thuật toán, chương trình và hướng dẫn sử dụng. Từ tài liệu này, người sử dụng đề xuất các khả năng hoàn thiện hơn.

4.2   Câu hỏi bài tập củng cố:

Câu hỏi:

Giáo viên: Trần Thị Trúc Phương 

 1

Nêu các bước giải bài toán?

Trả lời:

Bước1: Xác định bài toán

Bước 2: Lựa chọn và xây dựng thuật toán

Bước 3:Viết chương trình

Bước 4: Hiệu chỉnh

Bước 5: Viết tài liệu

4.2   Hướng dẫn học sinh tự học:

Đối với bài học ở tiết học này: Học bài.

Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: xem bài 7.

Cần rút kinh nghiệm về :

.............................................................

.............................................................

.............................................................

.............................................................

.............................................................

Giáo viên: Trần Thị Trúc Phương 

 1

ưu điểm: giúp ta giải quyết bài toán nhanh hơn giải toán thông thg, cho ta thấy các cách giải khác nhau, tăng độ chính xác cho đáp án của bài toán