Ủy viên Ban chấp hành đảng bộ là gì

Chúng ta hay được nghe nói đến Ban thường vụ và Ban chấp hành trên báo chí, các phương tiện thông tin truyền thông. Đây đều là hai cơ quan chức năng của nhà nước Việt Nam. Vậy ban chấp hành thường vụ được hiểu như thế nào? Chắc chắn rằng phần lớn chúng ta đều không hiểu rõ khái niệm, nhiệm vụ và chức năng của các cơ quan này. Để bạn đọc hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ hướng dẫn qua bài viết dưới đây: Ban thường vụ và ban chấp hành là gì?

Ban thường vụ có cách gọi đầy đủ là ban thường vụ Đảng bộ, được ban chấp hành đại diện cho cả đảng bộ bầu ra. Dịch theo ý nghĩa Hán Việt thì “thường vụ” là nhiệm vụ hàng ngày/ thường ngày. Ban thường vụ ý nói đến một “bộ phận có nhiệm vụ giải quyết công việc hàng ngày của một tổ chức, một đoàn thể” [theo Từ điển mở Wiktionary].

Như vậy, Ban thường vụ được hiểu là cơ quan giúp việc cho Đảng, có vai trò quan trọng và được giao những nhiệm, quyền hạn khác nhau, phù hợp với vai trò.

Ban thường vụ và ban chấp hành là gì?

Ban thường vụ có chức năng, nhiệm vụ như sau:

– Ban thường vụ tham mưu cho Ban chấp hành Đảng bộ, phải chịu trách nhiệm trước Ban chấp hành Đảng bộ và trước cấp ủy trên về mọi hoạt động của Đảng bộ và các vấn đề liên quan

– Có trách nhiệm giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên trong Ban chấp hành và các thành viên Ủy ban kiểm tra Đảng ủy quản lý, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ quyền hạn được quy định trong Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam

– Ban thường vụ Đảng ủy có trách nhiệm chuẩn bị nội dung họp Ban chấp hành diễn ra hàng tháng, một năm. Xây dựng các dự thảo kế hoạch trình Ban chấp hành xem xét quyết định

– Ban thường vụ cũng có trách nhiệm tiếp nhận, quán triệt các Chỉ thị, quyết định, công văn đến cơ quan và cán bộ Đảng viên trong Đảng bộ. Giúp cho Ban chấp hành kiểm tra, đôn đốc các cơ sở trong việc thực hiện Nghị quyết của cấp mình và cấp trên

– Có trách nhiệm xây dựng dự thảo quy hoạch cán bộ cấp mình và cấp cơ sở, sắp xếp đội ngũ cán bộ trình cấp ủy phê duyệt theo quy định

– Thường xuyên xuống cơ sở nắm bắt tình hình, thay mặt Ban chấp hành quyết định các vấn đề mang tính cấp bách, duyệt các báo cáo tổng kết của Đảng, đại hội các tổ chức chính trị xã hội thuộc thẩm quyền quản lý

– Thay mặt cho Ban chấp hành có trách nhiệm ghi chép Nghị quyết họp Ban thường vụ, họp Ban chấp hành đồng thời có trách nhiệm đối nội, đối ngoại với cấp trên, cấp dưới.

– Ban thường vụ đưa ra các định hướng cho các bộ phận viện kiểm sát, nội chính, tòa án, tư pháp; tham gia hoạt động phòng và chống lãng phí, tham nhũng; được phép xử lý những sự vụ phức tạp đối với vấn đề trên đúng theo quy định của pháp luật.

– Bộ phận ban thường vụ còn có trách nhiệm chỉ đạo các vấn đề liên quan tới tài sản, tài chính của đảng bộ dựa trên căn cứ là đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách Nhà nước.

Ban chấp hành thường được gọi đầy đủ là , nói tới cơ quan thuộc trung ương của một Đảng cộng sản. Cơ quan đó sẽ hoàn toàn đảm đương trách nhiệm lãnh đạo Đảng trong thời gian ở giữa của hai kỳ Đại hội đại biểu Toàn quốc và bầu Bộ Chính trị. Trong ban chấp hành Trung Ương chủ yếu là các Uỷ biên Trung ương Đảng.

Ban thường vụ và ban chấp hành là gì?

Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

  • Thứ nhất, tiến hành chỉ đạo đối với việc thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng và những nghị quyết được đưa ra trong các kỳ Đại hội Đại biểu toàn quốc. BCH cũng quyết định đưa ra các chính sách, chủ trương trong công tác xây dựng đảng và quần chúng, chuẩn bị cho kỳ Đại hội Đại biểu toàn quốc các kỳ kế tiếp
  • Thứ hai, BCH tham gia nhiệm vụ bầu cử, bao gồm bầu ra Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Lập Ban Bí thư, bầu Uỷ ban và Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra TW, quyết định về số lượng các uỷ viên đó.
  • Thứ ba, BCH còn tham gia bỏ lá phiếu tín nhiệm cho Bộ Chính trị và Ban bí thư, toàn quyền quyết định các vấn đề nhân sự trong bộ máy hoạt động.

Ban chấp hành TW sẽ hợp Hội nghị TW theo định kỳ 06 tháng/lần gọi là Phiên họp thường kỳ. Phiên họp này sẽ được điều chỉnh nếu có cần thiết hoặc trong trường hợp có đến hơn nửa Uỷ viên trong BCH đề nghị họp thì một Hội nghị TW Bất thường sẽ được triệu tập bởi Bộ Chính trị.

Các uỷ viên trong BCH TW có các nhiệm vụ, trách nhiệm quan trọng, cụ thể như sau:

Tham gia vào các Hội đồng tư vấn TW, các tiểu ban, Bộ Chính trị và trong Ban bí thư. Người uỷ viên Ban chấp hành trong các tổ chức này có nhiệm vụ quan trọng để xây dựng Đảng trên các phương diện chính trị và tư tưởng.

Không chỉ vậy, người uỷ viên còn có trách nhiệm đưa ra những đề xuất để cụ thể hoá các đường lối. Đối với những uỷ viên đang hoạt động tại cơ quan Nhà nước thì luôn phải nêu cao tinh thần lãnh đạo và tổ chức việc thực hiện tốt mọi chính sách, mọi chủ trương mà Đảng đã đề ra. Trong quá trình làm nhiệm vụ, giải quyết mọi công việc thì người Uỷ viên BCH TW tuyệt đối không được làm việc và giải quyết với tư cách thay mặt cho TW, chỉ trừ khi chính hức được Ban chấp hành TW uỷ nhiệm.

Việc chấp hành nghiêm chỉnh gương mẫu các Nghị quyết mà Đảng ban hành cũng như pháp luật Nhà nước cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người uỷ viên. Ngoài ra, Uỷ viên còn thực hiện các nhiệm vụ trong vai trò là Đảng viên.

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Ban thường vụ và ban chấp hành là gì? Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Đảng ủy là gì? Đảng bộ là gì? Đảng bộ và Đảng ủy khác nhau như thế nào?

Theo Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam năm 2011 thì hệ thống tổ chức của Đảng được tổ chức theo đơn vị hành chính từ cấp xã, phường, thị trấn; cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Cụ thể đảng ủy là gì? Đảng bộ và Đảng ủy khác nhau như thế nào?

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Đảng ủy là gì?

1.1. Khái niệm đảng ủy là gì?

Đảng ủy là một trong những cơ quan lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, được phân bổ ở cấp xã, phường, thị trấn.

Văn phòng Đảng ủy là cơ quan thuộc hệ thống các ban đảng, có chức năng tham mưu, giúp việc cho Đảng ủy, trực tiếp là giúp Ban Thường vụ, Bí thư và Phó Bí thư Đảng ủy cơ quan Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức điều hành công việc lãnh đạo của Đảng; đồng thời là trung tâm thông tin tổng hợp, báo cáo phục vụ sự lãnh đạo của Đảng ủy cơ quan Bộ.

1.2. Chức năng, nhiệm vụ của đảng ủy: 

Nhiệm vụ của văn phòng đảng ủy được thể hiện qua các công tác trong lĩnh vực văn phòng, công tác tổ chức,… Cụ thể:

– Công tác văn phòng:

+ Văn phòng đảng ủy có nhiệm vụ xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình công tác theo sự chỉ đạo của Ban thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư

+ Tham gia chuẩn bị các văn bản để trình Ban thường vụ phê chuẩn, ký duyệt trước khi ban hành

+ Thực hiện rà soát hồ sơ phát triển đảng, chuyển đảng chính thức; công tác khen thưởng, kỷ luật đảng viên và các công tác đảng vụ khác để trình Ban thường vụ xem xét quyết định

– Công tác tổ chức:

Xem thêm: Ủy viên ban chấp hành Đảng bộ xã khi nghỉ thai sản có được hưởng phụ cấp không?

+ Đảng ủy thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện nghiệp vụ công tác đảng của các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc đảng bộ cơ quan Bộ Thông tin và Truyền thông

+ Tham gia ý kiến trong việc thẩm định nhân sự cán bộ trước khi trình cấp có thẩm quyền quyết định theo Quy chế phân cấp quản lý cán bộ

+ Tham mưu đề xuất Đảng ủy cơ quan Bộ, Ban thường vụ về các vấn đề liên quan đến công tác xây dựng Đảng, tổ chức bộ máy, phân loại chất lượng tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên hàng năm, công tác bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng bộ.

– Một số công tác khác như:

+ Cập nhật tổng hợp thông tin về các mặt hoạt động của các tổ chức cơ sở đảng và Đảng ủy cơ quan Bộ Thông tin và Truyền thông

+ Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất của Đảng ủy Khối các Cơ quan Trung ương

+ Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương Đảng, Đảng ủy Khối các Cơ quan Trung ương và các quyết định của Đảng ủy cơ quan Bộ.

2. Đảng bộ là gì?

2.1. Khái niệm đảng bộ là gì?

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 21 Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam quy định tổ chức cơ sở Đảng [chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở] là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở. Như vậy, đảng bộ có thể được coi là một trong những bộ phận cấu thành nên tổ chức cơ sở Đảng

2.2. Thành lập đảng bộ cơ sở: 

– Những trường hợp sau đây, cấp ủy cấp dưới phải báo cáo và được cấp ủy cấp trên trực tiếp đồng ý mới được thực hiện:

+ Lập đảng bộ cơ sở trong đơn vị cơ sở chưa đủ ba mươi đảng viên

+ Lập chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở có hơn ba mươi đảng viên

+  Lập đảng bộ bộ phận trực thuộc đảng uỷ cơ sở

– Ở những đơn vị cơ sở chưa đủ 30 đảng viên [gồm đảng viên chính thức và đảng viên dự bị] nhưng có yêu cầu tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phù hợp với tình hình, đặc điểm của các đơn vị đó [là đơn vị có vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội ở các cơ quan Trung ương, trường đại học, doanh nghiệp lớn, xã, phường có số dân đông…] thì cấp uỷ từ cấp huyện và tương đương trở lên có thể xem xét, quyết định cho lập đảng bộ cơ sở

– Ở một số khoa của trường đại học. một số phân xưởng, xí nghiệp trực thuộc của doanh nghiệp. một số thôn, xóm, ấp, bản, cụm dân cư ở xã, phường… có hơn 30 đảng viên, do tình hình thực tế và yêu cầu chỉ đạo không thể tách ra nhiều chi bộ, nếu được cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đồng ý, thì đảng uỷ cơ sở ra quyết định thành lập chi bộ trực thuộc. Chi bộ có từ 30 đảng viên trở lên chia thành nhiều tổ đảng.

Tổ đảng có nhiệm vụ quản lý, giáo dục, hướng dẫn và giúp đỡ đảng viên sản xuất, công tác và học tập, lãnh đạo quần chúng thực hiện nghị quyết của Đảng và pháp luật Nhà nước, hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị. tuyên truyền vận động quần chúng vào Đảng. Tổ đảng sinh hoạt ít nhất mỗi tháng một lần.

– Ở một số tổ chức cơ sở đảng có đông đảng viên có thể được lập đảng bộ bộ phận. Đảng uỷ bộ phận trực thuộc đảng uỷ cơ sở và là cấp trên của các chi bộ, sinh hoạt thường kỳ một tháng một lần, có nhiệm vụ đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nghị quyết của đảng uỷ cơ sở ở các chi bộ, thẩm định nghị quyết của chi bộ về kết nạp đảng viên, về thi hành kỷ luật, khen thưởng tổ chức đảng, đảng viên để đề đạt ý kiến với đảng uỷ cơ sở. Đảng uỷ bộ phận không quyết định các vấn đề về tổ chức, cán bộ, không có con dấu. Việc lập chi bộ trực thuộc do đảng uỷ bộ phận đề nghị, đảng uỷ cơ sở quyết định. Nhiệm kỳ của đảng uỷ bộ phận như nhiệm kỳ của đảng uỷ cơ sở [Quy trình tổ chức đại hội, cơ cấu, số lượng cấp uỷ viên thực hiện theo Hướng dẫn của Ban Bí thư].
Đảng bộ bộ phận trong Quân đội và Công an: Bộ Chính trị có quy định riêng.

2.3. Nhiệm vụ của đảng bộ cơ sở:

Căn cứ Điều 23 Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam quy định nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng như sau:

– Chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đề ra chủ trương, nhiệm vụ chính trị của đảng bộ, chi bộ và lãnh đạo thực hiện có hiệu quả

– Xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ; nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình, giữ gìn kỷ luật và tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên giáo dục, rèn luyện và quản lý cán bộ, đảng viên, nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng, tính chiến đấu, trình độ kiến thức, năng lực công tác; làm công tác phát triển đảng viên

– Lãnh đạo xây dựng chính quyền, các tổ chức kinh tế, hành chính, sự nghiệp, quốc phòng, an ninh và các đoàn thể chính trị – xã hội trong sạch, vững mạnh; chấp hành đúng pháp luật và phát huy quyền làm chủ của nhân dân

– Liên hệ mật thiết với nhân dân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân; lãnh đạo nhân dân tham gia xây dựng và thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước

– Kiểm tra, giám sát việc thực hiện, bảo đảm các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước được chấp hành nghiêm chỉnh; kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng.

3. Đảng bộ và Đảng ủy khác nhau như thế nào?

– Khái niệm: 

+ Đảng ủy là một trong những cơ quan lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, được phân bổ ở cấp xã, phường, thị trấn.

+ Đảng bộ là hạt nhân chính trị ở cơ sở. Như vậy, đảng bộ có thể được coi là một trong những bộ phận cấu thành nên tổ chức cơ sở Đảng

– Nhiệm vụ, chức năng:

+ Đảng ủy thực hiện nhiệm vụ của văn phòng đảng ủy được thể hiện qua các công tác trong lĩnh vực văn phòng, công tác tổ chức ở các cấp xã, phường, thị trấn

+ Đảng bộ được хem là cơ quan lãnh đạo tập thể của toàn Đảng bộ, chi bộ giữa các kỳ đại hội, có ᴠai trò quan trọng trong ᴠiệc lãnh đạo, tiến hành công tác để хâу dựng Đảng ᴠề các quan điểm ᴠề tư tưởng, chính trị, tổ chức ᴠà thực hiện theo nghị quуết của đại hội nhiệm kỳ. Bên cạnh đó, còn là cơ ѕở lãnh đạo để хâу dựng các bộ máу, đào tạo đội ngũ cán bộ cũng như các hoạt động khác trong bộ máу chính trị ᴠà có mặt trên mọi mặt trận của đời ѕống хã hội theo đúng những nhiệm ᴠụ, chức năng, quуền hạn.

Trên đây là toàn bộ những giải đáp về quy định cơ cấu chức năng, nhiệm vụ của đảng ủy, đảng bộ cũng như sự khác nhau của đảng ủy và đảng bộ. Quý khách hàng có thể cập nhật thông tin một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

Video liên quan

Chủ Đề