Vacxin covid mũi 1 cách mũi 2 bao lâu

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, một người được coi là đã tiêm vaccine phòng COVID-19 đầy đủ khi đã tiêm liều thứ 2 Pfizer hoặc Moderna hoặc 2 tuần sau khi tiêm vaccine Johnson & Johnson một liều. Nhưng để củng cố sự bảo vệ có thể đã suy yếu kể từ đợt tiêm chủng đầu tiên, CDC khuyên nên tiêm nhắc lại với tất cả những ai đủ điều kiện. 

Nghiên cứu cho thấy, việc tiêm tăng cường giúp giảm khả năng nhiễm COVID-19 hoặc bị bệnh nặng nếu bạn mắc phải bệnh này.

Hiện tại, bất kỳ người nào trên 16 tuổi đã được tiêm chủng đầy đủ đều có thể tiêm mũi tăng cường mRNA. Những người đã tiêm vaccine Pfizer hoặc Moderna có thể tiêm nhắc lại sau 5 tháng khi đã hoàn thành liều thứ hai. Những người tiêm vaccine Johnson & Johnson có thể tiêm nhắc lại sau hai tháng khi đã tiêm vaccine một liều.

2. Mũi vaccine tăng cường COVID-19 hoạt động như thế nào?

Khi tiêm bất kỳ loại vaccine nào, hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra phản ứng kháng thể để chống lại sự lây nhiễm trong tương lai.

Giả sử bạn đã tiêm vaccine phòng COVID-19 cuối cùng vài tháng trước. Theo thời gian, phản ứng miễn dịch của cơ thể sẽ yếu đi, và lúc này một mũi tiêm tăng cường sẽ nhắc lại hệ thống miễn dịch với mầm bệnh để tạo ra nhiều tế bào sản xuất kháng thể hơn.

Yếu tố quan trọng trong quá trình này là một loại tế bào bạch cầu được gọi là tế bào B trí nhớ, vẫn ở trong cơ thể bạn chờ để nhận ra và chống lại cùng một mầm bệnh.

Vacxin covid mũi 1 cách mũi 2 bao lâu

Nên tiêm nhắc lại với tất cả những ai đủ điều kiện.

GS.TS. Pablo Penaloza-MacMaster, Đại học Tây Bắc Chicago cho biết, vào thời điểm tiêm tăng cường vaccine phòng COVID-19, các tế bào B trí nhớ này đã gặp các protein virus - một hoặc hai lần tùy thuộc vào loại vaccine ban đầu đã tiêm. Do đó, các tế bào có thể tạo ra các kháng thể chống lại COVID-19 nhiều hơn và tốt hơn. Có nghĩa là bạn sẽ được bảo vệ nhiều hơn nếu tiếp xúc với COVID-19. Ngoài ra, mũi tăng cường có thể cung cấp khả năng bảo vệ nhiều hơn trước các biến thể khác nhau.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, với liều tăng cường của Johnson & Johnson hai tháng sau mũi tiêm đầu tiên, mức độ kháng thể tăng gấp 4 đến 6 lần. 

Với mũi tiêm tăng cường vaccine phòng COVID-19 Moderna mức độ kháng thể tăng gấp 37 lần và 25 lần với mũi tiêm tăng cường Pfizer. 

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng việc pha trộn và kết hợp các loại vaccine cung cấp nhiều khả năng sự bảo vệ giống như được tăng cường với cùng một loại vaccine đã tiêm ban đầu.

3. Mũi tiêm tăng cường trong bao lâu mới có hiệu quả?

Cho đến nay, không thể biết chính xác thời điểm tiêm tăng cường vaccine phòng COVID-19 có hiệu lực hoàn toàn. Các chuyên gia cho hay, không chắc bạn sẽ được bảo vệ thêm ngay sau khi tiêm liều tăng cường. Bởi thông thường cần mất vài ngày hoặc vài tuần để các tế bào nhớ tạo ra nhiều kháng thể hơn. Tuy nhiên, có thể giữa tuần đầu tiên và tuần thứ hai, cơ thể bắt đầu có sự gia tăng đáng kể khả năng bảo vệ của mũi tiêm tăng cường.

TS. Amesh A. Adalja, Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins, đồng ý rằng hầu hết mọi người sẽ có một số tác động tích cực từ mũi tiêm tăng cường trong vòng một tuần, nhưng hiệu quả đầy đủ sẽ xuất hiện sau 2 tuần.

Theo dõi những người tham gia thử nghiệm vaccine Pfizer trong 100 ngày sau khi tiêm vaccine cho thấy, tác dụng tích cực của tiêm tăng cường có thể bắt đầu ngay sau 7 ngày. Trong thử nghiệm, tỷ lệ những người được tiêm mũi Pfizer tăng cường mắc COVID-19 có triệu chứng thấp hơn nhiều trong thời gian từ 1 tuần đến 2 tháng sau khi tiêm mũi tăng cường so với những người chỉ tiêm mũi tăng cường giả dược. Kết quả có thể tương tự như với mũi tiêm Moderna tăng cường.

Đối với vaccine Johnson & Johnson, các nhà nghiên cứu cho hay, khi tiêm nhắc lại vào thời điểm 6 tháng sau mũi tiêm duy nhất, mức độ kháng thể tăng gấp 9 lần một tuần sau đó. Các mức kháng thể đó tiếp tục tăng lên cao gấp 12 lần sau một tháng tiêm nhắc lại.

Hầu hết mọi người sẽ có một số tác động tích cực từ mũi tiêm tăng cường trong vòng một tuần, nhưng hiệu quả đầy đủ sẽ xuất hiện sau 2 tuần.

4. Yếu tố nào ảnh hưởng đến mũi tiêm tăng cường?

Các chuyên gia lưu ý, hiệu quả của việc tiêm nhắc lại và mức độ bảo vệ của vaccine có thể bị ảnh hưởng bởi một vài yếu tố:

- Người cao tuổi

Người cao tuổi thường phản ứng kém hiệu quả hơn với vaccine. Ngoài ra, những người đang sử dụng một số loại thuốc ức chế miễn dịch có thể không nhận được đầy đủ hiệu quả của mũi tiêm tăng cường.

- Thời gian giữa các mũi tiêm

Các nghiên cứu cho thấy, khoảng thời gian giữa mũi vaccine phòng COVID-19 đầu tiên và mũi tiêm tăng cường càng dài càng tạo ra các kháng thể tốt hơn.

Vacxin covid mũi 1 cách mũi 2 bao lâu

Nên tiêm nhắc lại nếu bạn có đủ điều kiện.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là nên kéo dài thời gian để tiêm mũi tăng cường với hy vọng được bảo vệ tốt hơn. Hiện tại chính thời điểm tốt nhất để tiêm nhắc lại nếu bạn đủ điều kiện. Bởi giữa đại dịch nguy hiểm, chúng ta cần có được mức độ bảo vệ cao hơn ngay tại thời điểm này thay vì chờ đợi.

Nguồn: SKĐS

Vaccine phòng Covid-19 là một trong những biện pháp hữu hiệu giảm thiểu bệnh tật do Covid-19 gây ra, đặc biệt là các trường hợp bệnh nặng và tử vong.Khoảng cách giữa 2 mũi tiêm của các loạivaccinephòng Covid-19hiện nay là khác nhau.

Theo Bộ Y tế, khoảng cách 2 liều của từng loại vaccine đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng tại Việt Nam cụ thể như sau:

Vaccine AstraZeneca: Lịch tiêm gồm 2 mũi, khoảng cách giữa hai mũi là từ 8 đến 12 tuần. Nên tiêm vaccine phòng Covid-19 tối thiểu cách 14 ngày với các vaccine phòng bệnh khác.

Vaccine Sputnik V: Lịch tiêm gồm 2 mũi, mũi 1 cách mũi 2 là 3 tuần.

Vaccine Comirnaty của hãng Pfizer: Lịch tiêm gồm 2 mũi, khoảng cách giữa 2 mũi là 3 tuần (21 ngày).

Vaccine Vero Cell: Mũi 1 cách mũi 2 là 3 - 4 tuần.

Vaccine Moderna: Lịch tiêm gồm 2 mũi, khoảng cách giữa 2 mũi là 28 ngày, hiện tại nhà sản xuất khuyến cáo mỗi người tiêm tối đa 2 mũi.

Vacxin covid mũi 1 cách mũi 2 bao lâu
Vacxin covid mũi 1 cách mũi 2 bao lâu
Vacxin covid mũi 1 cách mũi 2 bao lâu
Vacxin covid mũi 1 cách mũi 2 bao lâu
Vacxin covid mũi 1 cách mũi 2 bao lâu
Tiêm vaccine phòng Covid-19. Ảnh: Bộ Y tế.

Theo PGS, TS Dương Thị Hồng, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng quốc gia, theohướng dẫn của nhà sản xuất,cầntiêmvaccineliều 2theo lịch khuyến cáo.Việc tiêm chủng đầy đủvà đúng lịch giúp cơ thể sinh ra kháng thể để phòng bệnh Covid-19.

Tuy nhiên, trong trường hợp thời gian tiêm chậm hơn thì người tiêm cũng không phải tiêm lại từ đầu, vì sẽ không ảnh hưởng hiệu lực của vaccine. Đến nay, chưa có thời gian tối đa của việc chậm tiêm mũi 2 là bao nhiêu. Những người đã tiêm 1 mũivaccinesaukhi tiêm khoảng 14 ngày cơ thể đã có kháng thể giúpphòng bệnh Covid-19ở mức độ nhất định trước nguy cơ lây nhiễm, đặc biệt là giảm thiểu nguy cơ bị bệnh nặng.Vì vậy, người dân không nên quá lo lắng vì trong trường hợp tiêm chậm mũi 2 hơnso với lịch dự kiếnthì không phải tiêm lại từ đầu.

Hiện nay, Thủ tướngChính phủđã chỉ đạo quyết liệt, Bộ Y tế đã rấtnỗ lựcđể huy động nguồn cungvaccinecho người dântrêncả nước.Tuy nhiên, cũng nhưnhiềuquốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam,gặp phải thách thức lớn donguồn cungvaccinecòn hạn chế, ưu tiên sử dụngvaccinecho một số địa phương có diễn biến dịch Covid-19 phức tạp,nên việc thời gian tiêm mũi tiêm thứ 2 ở một sốnơi có thể chậm hơn.

Theo thống kê của Bộ Y tế, tính đến 13 giờ chiều 8-10, cả nước đã tiêm được hơn 51 triệu liều vaccine. 10 địa phương có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất là: Hà Nam, Lào Cai, Bình Phước, Điện Biên, Sóc Trăng, Đắk Nông, Hà Tĩnh, Vĩnh Long, Cao Bằng, Thái Bình; 10 địa phương có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất là: Quảng Trị, Hải Phòng, Tây Ninh, Yên Bái, Kiên Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Lạng Sơn, Bến Tre, Quảng Ninh, Đồng Nai.

THÁI SƠN

Không xét tình trạng di trú hay bảo hiểm y tế.

Những ai từ 12 tuổi trở lên đều có thể tiêm liều hỗ trợ.

Lấy hẹn:

Tiệm thuốc/Bác sĩ gia đình Hệ thống y tế Quận Hạt Tìm địa điểm không cần hẹn trước Tiêm ngừa tại nhà

Chính sách sau đây được áp dụng tại các địa điểm tiêm ngừa của Quận hạt. Những địa điểm tiêm ngừa khác có thể có các chính sách và yêu cầu khác nhau, vì vậy nên tìm hiểu với bác sĩ của quý vị trước khi lấy hẹn.

Những người đã được chẩn đoán nhiễm COVID-19 có thể được tiêm ngừa tại một địa điểm của Quận hạt khi có điều nào sau đây xảy ra gần đây nhất:

  • Sau đủ 10 ngày kể từ ngày đầu tiên có triệu chứng
  • Sau đủ 10 ngày kể từ ngày lấy mẫu xét nghiệm dương tính đầu tiên (nếu không có triệu chứng)
  • Sau 24 giờ không còn sốt mà không phải dùng thuốc hạ sốt và các triệu chứng khác chỉ còn rất nhẹ và đang hồi phục.

Những người có tiếp xúc gần và đang cách ly vì COVID-19 có thể được tiêm ngừa tại một địa điểm của Quận hạt khi điều nào sau đây xảy ra gần đây nhất:

  • Không còn phải cách ly nữa
  • Sau đủ 10 ngày kể từ ngày đầu tiên bắt đầu cách ly

Điều này áp dụng cho tất cả các liều tiêm ngừa COVID-19, kể cả liều hỗ trợ.  Những người hiện đang có các chứng bệnh cấp tính khác ở mức độ nhẹ hoặc nặng, có sốt cao hay không, cũng nên đợi đến khi hoàn toàn hồi phục không còn các triệu chứng cấp tính nữa.

Thuốc tiêm ngừa COVID-19 dành cho Trẻ Em

Sau khi nhận được sự chấp thuận của Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh, ngày 2 tháng 11, Hạt Santa Clara đã bắt đầu tiêm ngừa COVID-19 cho trẻ em từ 5-11 tuổi.

Quý phụ huynh và người giám hộ hợp pháp có thể lấy hẹn tiêm ngừa cho trẻ em qua các địa điểm tiêm ngừa thuận tiện không cần hẹn trước. Thuốc tiêm ngừa cho trẻ em từ 5-11 tuổi có liều lượng nhỏ hơn và được bào chế đặc biệt dành cho trẻ em. Theo hướng dẫn liên bang, số lượng thuốc cung cấp dành cho các bệnh nhân lớn tuổi hơn không được dùng cho người ở lứa tuổi nhỏ này. Các gia đình có con trẻ cũng nên tìm hiểu với bác sĩ gia đình hoặc hiệu thuốc tây gần nhà để được biết họ có tiêm ngừa cho trẻ em hay không.

Mặc dù trẻ em thường nhiễm COVID-19 nhẹ hơn so với người lớn, một số trẻ em vẫn có thể bị bệnh rất nặng và phải nhập viện. Trong một số trường hợp, trẻ em có thể gặp các biến chứng nghiêm trọng, kể cả tử vong.

Để biết thêm về các loại thuốc tiêm ngừa COVID-19 dành cho trẻ em...

Liều Hỗ Trợ Ngừa COVID-19

Sở Y Tế Công Cộng Hạt Santa Clara khuyến khích tất cả cư dân đã hội đủ điều kiện hiện đang sống và làm việc trong Hạt Santa Clara nên đi tiêm liều hỗ trợ ngừa COVID-19. Liều hỗ trợ này thích hợp cho mọi người từ 12 tuổi trở lên đã tiêm liều cuối cùng là Pfizer hay Moderna 5 tháng trước đây, hoặc 2 tháng sau khi tiêm liều tiêm ngừa của Johnson & Johnson.

Trung Tâm CDC đã cập nhật khuyến nghị cho phép một số người có hệ miễn dịch suy yếu và những người trên 50 tuổi, đã được tiêm liều hỗ trợ đầu tiên ít nhất 4 tháng trước đây, nay sẽ hội đủ điều kiện tiêm thêm một liều hỗ trợ mRNA nữa để tăng sức đề kháng ngăn ngừa bị bệnh nghiêm trọng vì COVID-19.  Ngoài ra để nói riêng, những người trưởng thành đã nhận liều tiêm ngừa đầu tiên và liều hỗ trợ trong loạt thuốc tiêm ngừa COVID-19 hiệu Janssen của hãng Johnson & Johnson ít nhất 4 tháng trước đây, nay có thể nhận liều hỗ trợ thứ hai là thuốc tiêm ngừa COVID-19 loại mRNA.

Các địa điểm tiêm ngừa của Quận Hạt hiện đang cho lấy hẹn và cũng có nhiều địa điểm sẵn sàng nhận người đến tiêm liều hỗ trợ mà không cần hẹn trước. Quận Hạt hiện có sẵn các loại thuốc tiêm ngừa hiệu Pfizer, Moderna, and Johnson & Johnson. Ngoài ra, nhiều văn phòng bác sĩ và hiệu thuốc tây cũng có cho tiêm liều hỗ trợ ngừa COVID-19.

Tiêm ngừa trên toàn Quận Hạt hoàn toàn miễn, không đòi hỏi phài có bảo hiểm sức khỏe, và không xét tình trạng di trú.

Lấy Hẹn   Tìm Địa Điểm Tiêm Ngừa Không Cần Hẹn Trước

Liều Thuốc Tiêm Ngừa Thứ 3

Liều thuốc bổ sung dành cho những bệnh nhân có hệ miễn dịch suy yếu sau khi họ đã được tiêm hai liều thuốc Pfizer hoặc Moderna: Liều thuốc thứ 3 trong loạt thuốc tiêm ngừa COVID-19 hiệu Pfizer hoặc Moderna đã được chấp thuận cho các bệnh nhân có hệ miễn dịch suy yếu từ mức độ trung bình đến nghiêm trọng và đã được tiêm liều thứ 2 vào ít nhất 28 ngày trước đó. Tại thời điểm này, liều thuốc bổ sung cho thuốc Johnson and Johnson chưa được phép sử dụng. Nếu quý vị không biết chắc mình có thể tiêm liều thuốc thứ 3 của Moderna hay Pfizer hay không, hãy tham khảo với bác sĩ của quý vị.

Để đủ điều kiện tiêm thêm liều thuốc bổ sung, bệnh nhân phải có hệ miễn dịch suy yếu từ mức độ trung bình đến nghiêm trọng, theo định nghĩa của CDC:

  • Đang nhận điều trị khối u đặc và khối u máu ác tính
  • Đang nhận cấy ghép nội tạng ở dạng rắn và đang nhận phương pháp trị liệu với hệ miễn dịch bị ức chế
  • Đang nhận cấy ghép tế bào CAR-T hoặc tế bào gốc tạo máu (trong vòng 2 năm từ ngày thực hiện phẫu thuật cấy ghép hoặc nhận phương pháp trị liệu với hệ miễn dịch bị ức chế) 
  • Có hệ miễn dịch suy yếu với mức độ trung bình đến nghiêm trọng (chẳng hạn, các hội chứng DiGeorge, Wiskott-Aldrich) 
  • Bị nhiễm HIV thời kỳ cuối hoặc không thể điều trị 
  • Đang nhận điều trị với các loại thuốc kích thích tố steroid liều cao (thí dụ, mỗi ngày phải dùng hơn 20mg thuốc prednisone hoặc các thuốc tương tự), các thuốc alkyl hóa, các thuốc chống chất chuyển hóa, các thuốc liên quan đến cấy ghép có tính ức chế hệ miễn dịch, thuốc hóa trị ung thư có tính ức chế hệ miễn dịch trầm trọng, thuốc chặn chất TNF, và các loại thuốc sinh học khác có tính ức chế hệ miễn dịch hoặc tính điều hòa hệ miễn dịch. 

Liều thuốc bổ sung phải hợp với loạt thuốc tiêm ngừa ban đầu (thí dụ, nếu đã được tiêm đầy đủ với loạt thuốc Pfizer trước đây, quý vị sẽ được tiêm liều bổ sung của Pfizer nếu quý vị có hệ miễn dịch suy yếu từ mức độ trung bình đến nghiêm trọng).  Để được tiêm đúng loại thuốc cho liều thứ 3, vui lòng mang theo bản sao hồ sơ tiêm ngừa COVID-19 của quý vị. 

Lấy Hẹn   Tìm Địa Điểm Tiêm Ngừa Không Cần Hẹn Trước

Lấy Hẹn Tiêm Ngừa COVID-19

Những người đã hội đủ điều kiện để được tiêm ngừa được khuyến khích, nhưng không bắt buộc, liên lạc với cơ sở chăm sóc y tế của họ để lấy hẹn. Các cơ sở chăm sóc y tế dưới đây có thể cho bệnh nhân tiêm ngừa mà không cần biết đến tình trạng bảo hiểm y tế của họ. Hãy thường xuyên kiểm tra lại, nhiều cuộc hẹn sẽ được đưa lên mỗi ngày.

Các địa điểm này đều có dịch vụ giúp đỡ người khuyết tật và người có các nhu cầu về phương tiện hoặc chức năng khác. Khi đến nơi, nếu cần giúp đỡ, hãy cho nhân viên tại địa điểm tiêm ngừa biết. Hướng Dẫn Để Giúp Đỡ Người Khuyết Tật và Người Có Nhu Cầu về Chức Năng tại các Địa Điểm Tiêm Ngừa COVID-19 lớn của Hạt Santa Clara có các thông tin làm sao đến các địa điểm này, cũng như các loại dịch vụ hiện có.

Hãy lấy hẹn với bảo hiểm sức khỏe của quý vị hoặc với các hiệu thuốc tây địa phương tại đây.

1 Các địa điểm tiêm ngừa do Quận hạt điều hành hiện có tại Mountain View, San Jose, Morgan Hill, San Martin và tất cả các phòng khám của Trung Tâm Valley Health.

Các Địa Điểm Tiêm Ngừa Không Cần Hẹn Trước

Các cơ sở bảo hiểm y tế trên toàn Quận Hạt đều có các địa điểm tiêm ngừa không cần hẹn trước. Các địa điểm này đều có dịch vụ giúp đỡ người khuyết tật và người có các nhu cầu về phương tiện hoặc chức năng khác. Khi đến nơi, nếu cần giúp đỡ, hãy cho nhân viên tại địa điểm tiêm ngừa đó biết.

Sở Y Tế Công Cộng Hạt Santa Clara khuyến khích mọi người hội đủ điều kiện, đang sinh sống hoặc làm việc trong Quận Hạt hãy tiêm liều hỗ trợ COVID-19. Liều hỗ trợ phù hợp cho mọi người từ 16 tuổi trở lên sau khi đã tiêm ngừa thuốc Pfizer hoặc Moderna được 6 tháng, hoăc thuốc Johnson & Johnson được 2 tháng.

Tìm Địa Điểm Tiêm Ngừa Không Cần Hẹn Trước

Dịch Vụ Chuyên Chở Miễn Phí Đến Các Địa Điểm Tiêm Ngừa


Quận Hạt và Sở Giao Thông VTA có dịch vụ miễn phí, đến tận nhà để đưa đón người cần đi tiêm ngừa. Các chuyến xe của VTA, dễ dàng cho người khuyết tật cũng có thể dùng, sẽ đến nhà đón người, đưa họ đến điểm đã hẹn tiêm ngừa, đợi họ tiêm xong, và đưa họ về lại nhà. Tất cả những ai có khó khăn đi tiêm ngừa vì không có phương tiện giao thông có thể dùng dịch vụ này, 7 ngày một tuần. Hãy gọi số 408-970-2999 ít nhất 72 tiếng trước giờ hẹn tiêm ngừa để yêu cầu dịch vụ miễn phí này. VTA có thể cung cấp tối đa 50 chuyến mỗi ngày.

Hãy tìm hiểu thêm về các tuyến xe buýt và dịch vụ chuyên chở người khuyết tật của VTA.

Tìm hiểu thêm về các thuốc tiêm ngừa

1. Thuốc tiêm ngừa COVID-19 cho trẻ em từ 5-11 tuổi

Vì sao cần tiêm ngừa cho trẻ?

Trẻ em vẫn có thể bị nhiễm COVID-19. Một số trẻ có thể bị các biến chứng, tuy hiếm nhưng rất nghiêm trọng từ siêu vi khuẩn COVID-19. Tiêm ngừa là cách bảo vệ hiệu quả nhất.

Trẻ em cũng có thể lây COVID-19 cho người khác ngay cả khi các em không có triệu chứng nào cả. Tiêm ngừa là cách ngăn ngừa hiệu quả nhất.

Trẻ em đã tiêm ngừa sẽ có thể tham gia nhiều sinh hoạt và chương trình hơn.

Con tôi có đủ điều kiện để được tiêm ngừa không?

Có! Trẻ em từ 5 đến 11 tuổi đã hội đủ điều kiện để được tiêm ngừa thuốc Pfizer. Trẻ em bị dị ứng với thực phẩm hoặc thú vật cần phải được tiêm ngừa COVID-19. Quý vị có thể hỏi y tá tại địa điểm tiêm ngừa nếu có thắc mắc. Nếu con em quý vị đang bị nhiễm COVID-19, các em phải chờ đến lúc khoẻ hẳn để được tiêm ngừa.

Cần. Bị nhiễm COVID trước đây sẽ không ngăn ngừa trẻ em bị nhiễm lại. Tiêm ngừa vẫn là cách bảo vệ hiệu quả nhất cho trẻ em khỏi bị lây nhiễm lại.

Liều tiêm ngừa cho trẻ em có giống liều cho người lớn không ?

Liều lượng thuốc Pfizer tiêm ngừa cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi sẽ ít hơn liều lượng tiêm cho người lớn. Chỉ bằng một phần ba liều lượng của người lớn. Cũng như người lớn, trẻ cần tiêm hai liều, thời gian tiêm cách nhau ba tuần lễ.

Làm sao biết được là tiêm ngừa hiệu quả và an toàn cho trẻ em?

Các nghiên cứu cho thấy thuốc tiêm ngừa dành cho trẻ em rất an toàn và hiệu quả để ngăn ngừa COVID-19. Hàng trăm triệu người lớn đã được tiêm loại thuốc Pfizer an toàn và hiệu quả này.

Được. Nếu mẫu đơn chấp thuận đã được điền và ký tên đầy đủ, con em quý vị có thể được tiêm ngừa mà không cần sự có mặt của phụ huynh hay người giám hộ. Phụ huynh hoặc người giám hộ có thể cần phải trả lời điện thoại lúc các em đến hẹn tiêm ngừa.

Tiêm ngừa có gây phản ứng phụ không?

Một số người có phản ứng phụ nhẹ sau khi tiêm ngừa. Những phản ứng phụ thường gặp là da đỏ nơi tiêm, đau nhức và sốt nhẹ.

Tiêm ngừa có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?

Không. Tiêm ngừa không ảnh huởng gì tới khả năng sinh sản của cả nam và nữ giới.

Tiêm ngừa COVID-19 có liên quan đến vấn đề sức khỏe tim mạch không?

Vấn đề sức khỏe tim mạch rất hiếm khi xảy ra. Các triệu chứng thường là nhẹ và có thể chữa trị được. Dịch bệnh COVID-19 gây ra nhiều vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng hơn so với tiêm ngừa.

Tiêm ngừa là cách bảo vệ hiệu quả nhất để không bị các vấn đề sức khỏe tim mạch do COVID-19 gây ra.

Nếu trẻ em sợ kim tiêm hoặc đã từng bị xỉu khi tiêm thì sao?

Nhân viên chúng tôi sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu và an toàn khi đi tiêm ngừa. Quý vị có thể đặt trẻ ngồi trên đùi khi tiêm ngừa cho trẻ.

Con tôi có thể đi học nếu cháu không được khỏe sau khi tiêm ngừa không?

Nếu con em quý vị bị sốt cao, nhức đầu, ớn lạnh hoặc rêm mình sau khi tiêm ngừa, nên cho cháu nghỉ ở nhà.

  • Nếu cháu khỏe lại trong vòng 48 giờ, cháu có thể đi học trở lại.
  • Nếu cháu vẫn còn bệnh sau 48 giờ, hãy cho cháu nghỉ học và gọi bác sĩ của cháu để biết chắc là cháu không bị nhiễm COVID-19 hoặc một chứng bệnh nào khác.
  • Hãy nhớ rằng, thuốc tiêm ngừa không thể truyền COVID cho cháu, nhưng cháu có thể đã bị nhiễm bệnh ngay trước khi đi tiêm ngừa.

2. Tiêu chuẩn để được Tiêm ngừa và Thông tin Chung

Những ai hiện hội đủ điều kiện được tiêm ngừa?

Tất cả những người từ 5 tuổi trở lên đều đủ điều kiện để được tiêm ngừa.​

Có một số lựa chọn để giúp quý vị có được hồ sơ tiêm ngừa COVID:

HOẶC

  1. Xem hồ sơ tiêm ngừa của quý vị qua hệ thống y tế trong quận hạt:
    1. Nếu đã được tiêm ngừa tại một địa điểm tiêm hàng loạt hoặc lưu động do Hạt Santa Clara điều hành, vui lòng đến tòa nhà Exposition Hall tại khu hội chợ County Fairgrounds tại 2542 Monterey Rd, San Jose, CA 95111, Lối vào Gate D để xin thay thẻ mới.
    2. Nếu quý vị đã được tiêm ngừa tại một cơ sở y tế nào khác, vui lòng liên lạc với cơ sở y tế đã tiêm ngừa cho quý vị.
    3. Quý vị cũng có thể liên lạc với bác sĩ gia đình để xin hồ sơ tiêm ngừa.

HOẶC

  1. Những người đã được tiêm ngừa tại tiểu bang California có thể xin hồ sơ tiêm ngừa COVID-19 trực tiếp tại Phòng khám dành cho Tiêm ngừa và Du lịch (Travel & Immunization Clinic) của Sở Y tế Công cộng tại 976 Lenzen Ave. Suite #1100 San Jose, CA 95126, số điện thoại: 408-792-5200..

Theo chính sách 'no wrong door' của Quận Hạt, tất cả các cơ sở y tế (ngoại trừ VA) sẽ tiêm ngừa cho những bệnh nhân đủ điều kiện, cho dù quý vị có cơ sở y tế hoặc bảo hiểm nào đi nữa.  Hãy xem phần trên để cập nhật các cách mới nhất để lấy hẹn tiêm ngừa hoặc để tìm một địa điểm tiêm ngừa không cần hẹn trước.

Tôi có thể chọn loại thuốc tiêm ngừa tôi muốn nhận không?

Tùy thuộc vào nơi quý vị được tiêm ngừa, quý vị có thể được hoặc không được lựa chọn loại thuốc tiêm. Tất cả các Địa điểm tiêm ngừa của Hệ thống Y tế Quận Hạt sẽ dùng thuốc của Pfizer hoặc Moderna. Một số địa điểm cũng có thể dùng thuốc của Johnson & Johnson.

Có, tất cả các địa điểm tiêm ngừa thuộc Hệ Thống Y Tế của Quận Hạt đều tuân thủ các quy định của ADA. 

Làm thế nào để giúp những người không thể đứng xếp hàng lâu được?

Mỗi địa điểm tiêm ngừa đều có quy trình làm việc riêng để bảo đảm người khuyết tật có thể đến tiêm ngừa một cách an toàn và thoải mái. Mỗi địa điểm đều có các chỗ đậu xe cho những người có khó khăn di chuyển. Các địa điểm cũng có xe lăn nếu cần, để giúp lúc ghi danh, tiêm ngừa, và trong khu vực quan sát để làm giảm bớt khoảng cách phải đi bộ giữa các trạm.

Chi phí như thế nào khi tiêm ngừa COVID-19?

Tiêm ngừa COVID-19 thì không phải trả chi phí, nhưng chỉ dành cho những người hội đủ điều kiện.

Nếu còn chỗ để lấy hẹn, người hội đủ điều kiện đã tiêm ngừa liều thứ nhất tại một Quận Hạt khác, có thể ghi danh để tiêm liều thứ hai tại Hạt Santa Clara. Vui lòng lấy hẹn qua trang mạng tại vax.sccgov.org hoặc gọi số (408) 970-2000.  Ngoài ra, các địa điểm tiêm ngừa không cần hẹn trước cũng có nhận người đến tiêm liều thứ hai mà không cần hẹn trước.

Làm thế nào tôi có thể hủy bỏ một cuộc hẹn với Hệ Thống Y Tế của quận hạt?

Hiện tại, quý vị có thể gọi cho Valley Connections số 408-970-2000 để hủy hẹn.  Chúng tôi đang làm việc để tìm thêm các phương pháp hủy hẹn khác và sớm sẽ có nhiều lựa chọn hơn trong thời gian tới.

3. Tính an toàn của thuốc tiêm ngừa

Làm sao xác định được sự an toàn của thuốc tiêm ngừa COVID-19?

Tất cả các loại thuốc tiêm ngừa COVID-19 được phê chuẩn đã được thử nghiệm lâm sàng trong quy mô lớn với hàng chục nghìn tình nguyện viên ở mọi lứa tuổi, chủng tộc và sắc tộc khác nhau để bảo đảm tính an toàn và hiệu quả của chúng. FDA, CDC và ACIP đã đánh giá thông tin thử nghiệm và xác định rằng các loại thuốc tiêm ngừa này rất an toàn, hiệu quả và có chất lượng tốt. Các tổ chức này đang tiếp tục theo dõi tính an toàn của thuốc tiêm ngừa COVID-19 để bảo đảm có thể biết được tất cả các tác dụng phụ dù rất hiếm, cũng như có được các biện pháp phòng ngừa thích hợp.

Làm thế nào mà thuốc tiêm ngừa được bào chế nhanh như vậy?

Các liều thuốc được bào chế nhanh là vì:

  1. việc sản xuất đã được bắt đầu từ khi các thí nghiệm lâm sàng đang được tiến hành (bình thường thì việc sản xuất chỉ bắt đầu sau khi đã hoàn tất giai đoạn thử nghiệm);
  2. loại thuốc ngừa mRNA có thể được sản xuất nhanh hơn các loại thuốc ngừa khác,
  3. FDA và CDC đã và đang dành ưu tiên trong việc phê duyệt các loại thuốc tiêm ngừa COVID-19; và
  4. những nhà nghiên cứu đã dùng các mạng lưới thử nghiệm lâm sàng có sẵn để nhanh chóng bắt đầu tiến hành việc thử nghiệm thuốc ngừa COVID.

Bệnh nhân với tình trạng bệnh lý vẫn có thể được tiêm ngừa. Thật ra, những người này càng cần phải được tiêm ngừa vì họ có nhiều rủi ro nhiễm COVID-19 nặng. Người bị suy giảm miễn dịch (ví dụ: bị nhiễm HIV, được ghép tạng, và người đang dùng thuốc ức chế miễn dịch) có thể được tiêm ngừa thuốc COVID-19. Tuy nhiên, vì chưa có đủ dữ liệu để xác định tính an toàn và hiệu quả trong nhóm này, người có hệ miễn dịch suy giảm nên tham khảo với bác sĩ về các rủi ro và lợi ích của việc tiêm ngừa và những biện pháp an toàn sau khi được tiêm ngừa.​

Có.  Thuốc tiêm ngừa COVID-19 an toàn cho quý vị và thai nhi.

  • Tiêm ngừa sẽ bảo vệ người mẹ đang mang thai.  Phụ nữ bị nhiễm COVID-19 trong lúc mang thai sẽ tăng rủi ro nhiễm bệnh nặng. Tiêm ngừa sẽ giúp quý vị được an toản. 
  • Nếu quý vị đang tìm cách thụ thai, chúng tôi khuyến khích quý vị nên tiêm ngừa.  Không có bằng chứng cho thấy tiêm ngừa có ảnh hưởng vấn đề thụ thai.
  • Tiêm ngừa an toàn cho sự phát triển của thai nhi.  Nghiên cứu cho thấy tiêm ngừa sẽ giúp bảo vệ người mẹ đồng thời truyền kháng thể cho thai nhi để được an toàn hơn. 
  • Tiêm ngừa giúp ngăn ngừa những biến chứng trong thời gian mang thai.  Những người bị nhiễm COVID-19 sẽ tăng rủi ro sinh non. 

Hãy tham khảo với bác sĩ của quý vị để biết thêm thông tin về tiêm ngừa và việc mang thai.

Người nào KHÔNG nên được tiêm ngừa COVID-19?

Hầu hết mọi người đều nên tiêm ngừa COVID-19.

Những người đã từng bị dị ứng không liên quan đến thuốc tiêm ngừa hoặc các liệu pháp điều trị bằng kim tiêm đều có thề tiêm ngừa COVID-19.  Ví dụ, những người có dị ứng với thực phẩm, thú nuôi, nọc độc, phấn hoa, cao su, hoặc thuốc uống vẫn nên tiêm ngừa COVID-19.

Một số ít người có thể bị dị ứng với một thành phần của một trong các loại thuốc tiêm ngừa.  Những người này thường được khuyến khích nên tiêm một loại thuốc tiêm ngừa khác.  Ví dụ như người không thể tiêm liều thuốc Moderna hoặc Pfizer có thể được khuyến khích tiêm liều thuốc J&J.  Nếu quý vị dị ứng với một nguyên liệu bào chế trong một số thuốc tiêm ngừa, hãy tham khảo với bác sĩ đặc biệt chuyên môn về dị ứng-miễn dịch trước khi tiêm ngừa.

Nếu quý vị trước đây đã có phản ứng nghiêm trọng với một loại thuốc tiêm ngừa khác (không phải COVID-19) hoặc thuốc tiêm, cũng nên tham khảo với bác sĩ của quý vị trước khi đi tiêm ngừa COVID-19.   Những người đã được chẩn đoán nhiễm COVID-19 có thể tiêm ngừa khi họ đã khỏi bệnh ít nhất 10 ngày sau khi được chẩn đoán.  Điều này áp dụng cho tất cả các liều tiêm ngừa COVID-19, kể cả liều hỗ trợ. 

Những người đang được điều trị COVID-19 với thuốc kháng thể thụ động (kháng thể đơn dòng monoclonal antibodies hoặc huyết tương dưỡng bệnh convalescent serum) nên hoãn tiêm ngừa đến ít nhất 90 ngày sau việc trị liệu bằng kháng thể. 

Vào tháng 4, 2022, chính phủ Liên Bang và nhà sản xuất thuốc tiêm ngừa đã điều tra một vài sự cố về y khoa hiếm hoi xảy ra với một số rất nhỏ những người đã nhận liều thuốc tiêm ngừa Johnson & Johnson trong số gần 7 triệu liều đã được tiêm trên toàn quốc. Ủy ban Cố vấn về Thực hành Tiêm ngừa (ACIP) và Đánh giá An toàn Khoa học của các tiểu bang miền Tây (WSSSR) nhận thấy rằng thuốc tiêm ngừa của Johnson & Johnson (Janssen) an toàn và các cơ sở bảo hiểm y tế nên tiếp tục sử dụng thuốc này để ngăn ngừa sự lây lan trong cộng đồng, gây bệnh nặng và tử vong vì COVID-19. Các nhóm này cũng đề nghị thuốc tiêm ngừa phải có nhãn cảnh cáo để công chúng có thể đưa ra quyết định sáng suốt về thuốc tiêm ngừa này. Sở Y tế Công cộng Quận hạt cũng có tờ thông tin về thuốc Johnson & Johnson tại đây.  Điều quan trọng cần nhớ là thuốc tiêm ngừa đã được nghiên cứu với hàng chục ngàn tình nguyện viên ở các độ tuổi, chủng tộc và nguồn gốc khác nhau và đã được sử dụng an toàn cho hàng triệu người trên toàn quốc. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc tiêm ngừa thì rất hiếm và thuốc tiêm ngừa rất là an toàn.

Hệ thống Y tế Quận hạt hiện đang cung cấp liều thuốc Pfizer hoặc Moderna (2 liều tiêm ngừa mRNA) tại tất cả các địa điểm tiêm ngừa.  Ngoài ra, cũng có thuốc Johnson & Johnson với một liều tiêm ngừa duy nhất khi được yêu cầu.

4. Tính khoa học của thuốc tiêm ngừa

Hiệu quả của thuốc tiêm ngừa COVID-19 ra sao?

Các thử nghiệm lâm sàng với hàng chục ngàn người đã chứng minh các loại thuốc tiêm ngừa từ các hãng Pfizer-BioNTech, Moderna, and Janssen (còn được biết là Johnson & Johnson) rất hiệu nghiệm trong việc ngăn chặn bệnh nặng và tử vong do COVID-19.

Khi nào thuốc tiêm ngừa có hiệu quả hoàn toàn?

Bắt đầu từ hai tuần sau khi được tiêm liều thứ hai cho Pfizer-BioNTech và Moderna hoặc một liều duy nhất cho Janssen/Johnson & Johnson.

Trẻ em từ 5 tuổi trở lên có tiêm ngừa được không?

Được. Thuốc tiêm ngừa COVID-19 của hãng Pfizer-BioNTech được phép tiêm cho bệnh nhân từ 5 tuổi trở lên. Tất cả các địa điểm tiêm ngừa thuộc Hệ Thống Y Tế Quận Hạt đều cho phép tiêm thuốc Pfizer. Thuốc tiêm ngừa của Moderna và Janssen/J&J chỉ được phép tiêm cho bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên.

Phụ huynh, người giám hộ hợp pháp, hoặc người lớn được quyền giữ trẻ hợp pháp cần ký vào đơn chấp thuận tiêm ngừa cho người dưới 18 tuổi. Mẫu đơn này có thể tìm thấy trên mạng và tại địa điểm tiêm ngừa. Nếu phụ huynh/người giám hộ không thể có mặt, họ cần trả lời điện thoại vào lúc trẻ có hẹn.

Các phản ứng phụ của thuốc tiêm ngừa COVID-19 là gì?

Người được tiêm ngừa thường có những phản ứng phụ từ nhẹ đến trung bình trong vòng 3 ngày đầu tiêm ngừa và sẽ khỏi trong vòng 1-3 ngày từ ngày mới phát bệnh. Đây là những dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể của quý vị đang tạo sức đề kháng. Các phản ứng phụ thông thường gồm có đau nhức nhẹ đến trung bình, sưng, hoặc tấu đỏ ở chỗ tiêm trên cơ thể và/hoặc có triệu chứng giống bệnh cúm nhẹ (ví dụ như sốt, mệt mỏi, nhức đầu, ớn lạnh, đau nhức cơ bắp). Rất hiếm có phản ứng phụ trầm trọng. 

Tôi có thể bị nhiễm COVID-19 sau khi đã được tiêm ngừa không?

Chúng tôi có bằng chứng rõ ràng rằng tiêm ngừa sẽ giúp quý vị tránh bị bệnh nặng hoặc tử vong do COVID-19. Mặc dù quý vị vẫn có thể bị nhiễm hoặc bệnh nhẹ, càng ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy nếu đã được tiêm ngừa, thì quý vị sẽ khó bị như vậy hơn là khi quý vị chưa bao giờ tiêm ngừa.

Cần nhớ rằng cơ thể của chúng ta cần thời gian vài tuần để tạo sức đề kháng sau khi được tiêm ngừa. Do đó, một người vẫn có thể nhiễm COVID-19 ngay sau khi đã được tiêm ngừa và bị bệnh vì thuốc tiêm ngừa chưa có đủ thời gian để tạo sức đề kháng.

Có. Vì có những rủi ro nghiêm trọng liên quan đến COVID-19 và bệnh này có thể tái nhiễm, quý vị nên đi tiêm ngừa cho dù đã từng bị nhiễm COVID-19 trước đây. Nếu đã từng được chữa trị với kháng thể đơn dòng hoặc huyết tương dưỡng bệnh, quý vị nên đợi 90 ngày trước khi tiêm ngừa COVID. Nói một cách khác, quý vị có thể tiêm ngừa sau khi đã hoàn tất thời gian cô lập. Hãy tham khảo với bác sĩ nếu quý vị không chắc là đã được chữa trị bằng cách nào trước đây hoặc nếu có thêm thắc mắc về việc tiêm ngừa. Các chuyên gia vẫn chưa biết được là người đã hồi phục sau khi bị nhiễm COVID-19 sẽ được bảo vệ trong bao lâu để không bị nhiễm trở lại. Lưu ý: Một số cơ quan y tế có thể ưu tiên để tiêm ngừa cho người chưa bị nhiễm COVID-19 trong vòng 90 ngày trước đây.

Có. Cơ quan CDC khuyên tất cả những ai đã từng nhiễm COVID-19 trước đây nên đi tiêm ngừa. Họ cũng nên hoàn tất thời gian cách ly trước khi đến một địa điểm tiêm ngừa.

Có. Hiện nay, ngoại trừ lệnh hoặc chỉ thị y tế có yêu cầu khác hơn, người đã được tiêm ngừa không được miễn việc tuân theo các lệnh y tế của Tiểu Bang và Quận Hạt. Quận Hạt sẽ đánh giá các dữ liệu và bằng chứng mới khi có được, và có thể chỉnh sửa chính sách trong tương lai.

Không, nếu quý vị có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

  • Việc tiếp xúc xảy ra sau khi quý vị đã hoàn tất loạt tiêm ngừa được 14 ngày
  • Quý vị không hề có triệu chứng COVID-19 nào cả
  • Quý vị không phải là bệnh nhân nội trú hoặc đang sống trong cơ sở hoặc nơi chăm sóc y tế

Khi có thêm nhiều người trong cộng đồng được tiêm ngừa đầy đủ, và khi CDC và Bộ Y Tế Công Cộng của Tiểu Bang California cập nhật các hướng dẫn của họ, Quận hạt cũng sẽ sửa đổi các khuyến nghị. Người đã tiêm ngừa đầy đủ không cần phải xét nghiệm trong những trường hợp mà người chưa tiêm ngừa cần phải đi xét nghiệm. Ví dụ, người đã tiêm ngừa đầy đủ không cần xét nghiệm sau khi trở về từ một chuyến đi trong nội địa (nhưng họ vẫn phải xét nghiệm sau khi trở về từ một chuyến đi quốc tế). Tuy nhiên, người đã tiêm ngừa đầy đủ mà có tiếp xúc với người bị nhiễm COVID nên đi xét nghiệm ngay lập tức và xét nghiệm thêm lần nữa vào ngày thứ 5 sau lần tiếp xúc.

Vacxin covid mũi 1 cách mũi 2 bao lâu