Vai trò công nghệ thông tin trong kinh doanh


Công nghệ thông tin [CNTT] là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương

tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông- nhằm

tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong

phú và tiềm tàng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội.

Khái niệm về CNTT ở trên khá bao quát. Phương tiện và công cụ kỹ thuật

hiện đại ở đây chính là máy tính, phần mềm máy tính và mạng truyền thôngTừ

khái niệm trên có thể hiểu CNTT là bao gồm tất cả các ngành khoa học, công nghệ

liên quan đến thông tin và các quá trình xử lý thông tin.

Ngày 29 tháng 6 năm 2006, Quốc hội đã thông qua Luật Công nghệ thông

tin nhằm tạo hành lang pháp lý cơ bản để điều chỉnh các hoạt động ứng dụng và

phát triển CNTT. Theo qui định tại điều 4 của Luật Công nghệ thông tin năm

2006: Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và

công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý lưu trữ và trao

đổi thông tin số. Trong đó, thông tin số là thông tin được tạo lập bằng phương

pháp dùng tín hiệu số.

Từ hai khái niệm trên về CNTT, CNTT được hiểu là một hệ thống các

phương pháp khoa học, công nghệ, phương tiện, công cụ chủ yếu là máy tính, mạng

truyền thông và các kho dữ liệu nhằm tổ chức, lưu trữ, truyền dẫn và khai thác, sử

dụng có hiệu quả các nguồn thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, văn

hóa, xã hội, v.v... của con người.

Trong thời đại bùng nổ thông tin, thông tin nhiều tới mức vượt ra ngoài khả

năng xử lý của con người nếu chỉ dùng phương pháp thủ công và các công cụ tính

toán thô sơ. Sự ra đời của máy tính điện tử đã giúp việc xử lý thông tin một cách

đầy đủ, chính xác, nhanh chóng, kịp thời và mở ra kỷ nguyên mới: kỷ nguyên con

người sáng tạo ra các công cụ tự động thay thế cho hoạt động trí óc của bản thân

mình. Là một tiến bộ khoa học công nghệ mũi nhọn của thời đại, CNTT được ứng

dụng rộng rãi trên hầu hết các lĩnh vực của xã hội như: nghiên cứu khoa học kỹ



27



thuật, văn hóa thông tin, điều khiển tự động, điều tra cơ bản, dự báo thời tiết và nhất

là trong công tác quản lý: quản lý sản xuất, quản lý kinh tế và xã hội.

1.2. Vai trò của công nghệ thông tin với doanh nghiệp

Ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp là việc sử dụng CNTT vào các hoạt

động sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các

hoạt động này. Nói đến vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh

nghiệp chính là đề cập đến những khả năng tạo ra sự thay đổi trong quá trình sản

xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng mục tiêu, chiến lược kinh doanh thông qua ứng

dụng công nghệ thông tin. Khoa học - công nghệ, đặc biệt là CNTT đã làm thay đổi

cơ bản phương thức sản xuất và phương thức quản lý, điều hành doanh nghiệp bao

gồm từ việc tổ chức sản xuất đến huy động mọi nguồn lực của doanh nghiệp. Vai

trò của CNTT với doanh nghiệp thể hiện ở những điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, việc tổ chức sản xuất đã được hỗ trợ một cách đắc lực bởi công

nghệ thông tin và truyền thông như hệ thống quản lý dữ liệu trên mạng nội bộ, thư

điện tử,v.v... Với các công cụ này, các nhà quản lý doanh nghiệp có thể giám sát

được hoạt động sản xuất và kinh doanh không chỉ của một văn phòng, xưởng máy,

nhà máy mà còn của cả các chi nhánh của công ty trên quy mô một quốc gia hoặc

toàn cầu, gần như tức thì, để có những quyết sách kịp thời. Nhà quản lý có thể bỏ

được nhiều khâu trung gian trong điều hành sản xuất, mà vẫn mở rộng được quy mô

sản xuất.

Thứ hai, CNTT là công cụ đắc lực để huy động mọi nguồn lực sản xuất một

cách hiệu quả nhất. CNTT, với hệ thống Internet, thư điện tử, fax, v.v... là những

công cụ lý tưởng để truyền đạt ý tưởng, tri thức và kinh nghiệm v.v... nhanh và rộng

khắp. Cách mạng công nghệ trong lĩnh vực truyền thông đã xóa đi những rào cản về

không gian và thời gian. Với CNTT, việc quản lý các luồng vốn cũng trở nên hiệu

quả hơn. Các khoản vốn lớn được lưu động và chu chuyển từ quốc gia này sang

quốc gia khác với sự trợ giúp của thị trường chứng khoán toàn cầu và các ngân hàng

điện tử là yếu tố mạnh mẽ thúc đẩy đầu tư. Thêm vào đó, việc ứng dụng các phần

mềm chuyên dụng giúp cho doanh nghiệp quản lý những thông tin về nhân lực, tài

chính, máy móc, thiết bị và đầu tư cơ bản, v.v... hiệu quả hơn. CNTT giúp doanh



28



nghiệp theo dõi thường xuyên sự thay đổi của các nguồn lực sản xuất, đưa ra những

phân tích chính xác và nhanh chóng giúp cho các nhà quản lý có kế hoạch kinh

doanh kịp thời và hạn chế rủi ro.

Việc ứng dụng CNTT như một đầu vào của sản xuất và công cụ huy động

nguồn lực đã làm tăng vượt bậc năng suất lao động. Hàm lượng tri thức trong sản

phẩm ngày càng tăng so với hàm lượng vốn, lao động, nguyên vật liệu.

Thứ ba, cùng với sự phát triển nhanh chóng của CNTT và truyền thông làm

xuất hiện phương thức kinh doanh mới là TMĐT. TMĐT bùng nổ đã mở ra một

phương thức giao dịch và thanh toán chưa từng có và trở thành công cụ đắc lực đẩy

mạnh thương mại quốc tế. Phát triển TMĐT tạo ra những lợi thế rõ rệt về giá do

giảm được chi phí lưu kho, cửa hàng hoặc trung gian với những dịch vụ hướng tới

khách hàng tốt hơn. Phát triển TMĐT giúp các doanh nghiệp thực hiện kinh doanh

24/24 giờ và tìm kiếm được khách hàng trên khắp thế giới.

Như vậy, CNTT có vai trò đặc biệt quan trọng với doanh nghiệp. Ứng dụng

CNTT giúp doanh nghiệp hiện đại hóa sản xuất kinh doanh, tiết kiệm chi phí và

nâng cao năng suất lao động. Điều này tất nhiên sẽ tác động mạnh, hiệu quả đến

năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

2. Mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh và ứng dụng công nghệ thông tin ở

các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trong suốt hơn 40 năm qua, mục đích sử dụng công nghệ thông tin trong hệ

thống sản xuất các sản phẩm và dịch vụ tại các DNVVN đã có nhiều sự thay đổi lớn

lao. Với công nghệ thông tin, các tính toán truyền thống được thực hiện nhanh, tin

cậy và chính xác hơn nhiều. Các máy móc tương đối rẻ hơn sẽ thay thế cho lao

động của con người. Đến nay, CNTT đã xâm nhập hết sức sâu rộng vào hoạt động

kinh doanh, không chỉ là việc tự động hóa sản xuất và sản xuất linh hoạt, sự phát

triển của hệ thống thông tin quản trị trở thành hệ thống hỗ trợ quyết định đem đến

ngày càng nhiều lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Một cách khái quát, lợi thế

cạnh tranh này có thể có được theo ba cách:



29



Phát triển sản phẩm: đưa ra các sản phẩm hay dịch vụ mới trên thị trường.

Các công nghệ chẳng hạn tự động hóa sản xuất dẫn đến cải tiến về gói sản phẩm

hay dịch vụ.

Phát triển thị trường: nghĩa là vươn tới thị trường mới với các sản phẩm hay

dịch vụ hiện tại. Với việc sử dụng các ứng dụng như marketing điện tử, TMĐT có

thể vươn tới các thị trường mới thông qua các kênh phân phối mới. Với TMĐT,

doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể giới thiệu sản phẩm của mình tới khách hàng trên

khắp thế giới với chi phi thấp nhất.

Đa dạng hóa: đưa ra các sản phẩm hay dịch vụ mới trên các thị trường mới.

Thông qua việc ứng dụng CNTT và thêm vào cho các sản phẩm hay dịch vụ hiện có

một dịch vụ mới có thể tạo ra cho các khách hàng hiện tại. Dịch vụ này cũng có thể

tạo ra hấp dẫn để doanh nghiệp có thể thâm nhập vào thị trường hoàn toàn mới.

Để hiểu được sự tác động của CNTT đến năng lực cạnh tranh của DNVVN

cần hiểu được nội hàm của khái niệm kinh doanh. Hoạt động kinh doanh được nói

đến ở trên bao gồm một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản

xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích

sinh lời. Nó bao gồm các hoạt động từ mua bán, tổ chức sản xuất đến tổ chức lưu

thông, phân phối, từ đó hình thành nên một mạng lưới trong hệ thống phân phối với

các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, các ngành công nghiệp phụ

trợ,v.v trong nền kinh tế. Ứng dụng CNTT vào hoạt động kinh doanh tức là sử

dụng CNTT vào các hoạt động ở trên, từ sản xuất đến lưu thông, phân phối sản

phẩm nhằm mục đích cuối cùng là thu được lợi nhuận. Ứng dụng CNTT nhằm giảm

chi phí, nâng cao năng suất, tăng cường khả năng quản lý rủi ro trong kinh doanh và

nâng cao tính kịp thời, chính xác đối với công tác điều hành quản lý doanh nghiệp.

Ứng dụng CNTT giúp DNVVN tiến hành kinh doanh hiệu quả, đồng thời nó cũng

được coi như một công nghệ - một yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Nắm bắt

được công nghệ này, DNVVN sẽ có được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ.

Trong hoạt động kinh doanh, muốn thu được lợi nhuận, DNVVN phải có vốn

đầu tư và phải tính toán xem việc đầu tư như thế nào cho hiệu quả. Tuy nhiên, một

khó khăn không nhỏ mà DNVVN gặp phải là vấn đề tài chính, đây cũng chính là



30



Chủ Đề